Tưởng Con Liên Tục đưa Tay Gãi đầu Là Cử Chỉ Bình Thường, 2 Tuần ...
Có thể nói, những em bé sơ sinh với đôi mắt tròn long lanh, đôi má phồng chúm chím cùng những cử chỉ đáng yêu luôn khiến trái tim người lớn “tan chảy”. Mặc dù những cử chỉ như gãi tai, mút tay… trẻ sơ sinh rất đáng yêu, nhưng khả năng giao tiếp của bé vẫn chưa phát triển và những hoạt động đó có thể là dấu hiệu cho thấy con đang bất ổn và do đó cha mẹ cần chú ý đến những biểu hiện của trẻ để biết con đang cố gắng nói gì với mình.
Mới đây, một cặp vợ chồng người Trung Quốc nhận thấy cậu con trai 1 tuổi tên An An của mình luôn để tay lên đầu, chỗ gần tai. Ban đầu, bố mẹ của An An nghĩ rằng đó là một cử chỉ rất bình thường vì nhiều đứa trẻ có thói quen như vậy. Thậm chí, họ còn cho rằng cậu con trai của mình đang tò mò với mọi thứ và muốn nắm lấy nên mới có hành động gãi đầu như vậy.
Thấy con trai liên tục đưa tay lên gãi đầu, cứ nghĩ là điều bình thường nhưng không ngờ lại là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm
Tuy nhiên, hai tuần sau đó, cậu bé An An vẫn giữ “thói quen” đưa tay lên đầu gãi. Người mẹ liên tục quan sát và nhận thấy mỗi lần đưa tay lên như vậy con lại cau mày như thể rất khó chịu. Linh cảm có điều gì đó không ổn với con, bà mẹ đưa con đến bệnh viện nhi khám. Lúc này cả hai vợ chồng mới ngã ngửa người khi bác sĩ thông báo bé An An bị viêm tai giữa nặng, thậm chí còn bị nhiễm trùng.
Không ngờ bé đã bị viêm tai giữa nặng
Bác sĩ cho biết tình trạng của An An khá nghiêm trọng vì cậu bé bị viêm tai trong thời gian lâu rồi mà bố mẹ An An không phát hiện ra. Đôi vợ chồng cảm thấy ân hận vì An An “kêu cứu” nhưng họ lại nghĩ đó là một cử chỉ bình thường. May mắn là bác sĩ nói rằng vẫn chưa quá muộn để điều trị và cơ hội hồi phục hoàn toàn là có thể.
Câu chuyện của An An khi được chia sẻ ngay lập tức nhận được sự quan tâm của đông đảo cộng đồng mạng, đặc biệt là những ông bố bà mẹ trẻ. Viêm tai giữa là bệnh rất thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi đi kèm với nhiều hậu quả xấu. Đối với bệnh viêm tai giữa ở trẻ em, nếu không được phát hiện sớm sẽ rất dễ dẫn đến nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm và khó khắc phục cho trẻ. Theo các bác sĩ nhi khoa, biến chứng của viêm tai giữa có thể gây thủng màng nhĩ. Nước nhầy tụ sau màng nhĩ sẽ dần hết đi. Tuy nhiên, một số trường hợp nước vẫn đọng lại và có thể dẫn đến hỏng màng nhĩ. Nếu như dịch này tích tụ quá nặng sẽ làm cho màng nhĩ bị thủng. Ngoài ra, nếu viêm tai giữa không được chữa lâu ngày sẽ lan đến xương gây viêm xương chẩm, tức phần xương sọ nằm ngay sau tai.
Nguyên nhân viêm tai giữa:
– Đối với trẻ nhỏ có độ tuổi từ 6 tháng tuổi đến 18 tháng tuổi, đây chính là đối tượng dễ mắc tình trạng viêm tai giữa nhất vì sức đề kháng của trẻ còn rất yếu.
– Có thể trong quá trình mẹ cho trẻ bú sữa bình, do bất cẩn nên làm sữa tràn vào tai trẻ gây viêm.
– Do trẻ bị cảm lạnh.
– Môi trường sống của trẻ bị ô nhiễm không khí, đặc biệt là khói và thuốc lá.
– Do cha mẹ chọc ngoáy bông tăm vào tai trẻ không cẩn thận.
– Các chất xuất tiết ở mũi và họng trẻ lan lên tai giữa, đây chính là điều kiện làm viêm tai giữa.
Sốt cao là một trong những triệu chứng của bệnh viêm tai giữa
Triệu chứng khi viêm tai giữa:
– Trẻ hay bị nhức đầu và sốt cao từ 39 độ C đến 40 độ C.
– Do trẻ khóc nhiều.
– Do trẻ lười bú, biếng ăn và hay gặp tình trạng nôn trớ.
– Trẻ bị rối loạn tiêu hoá, ăn uống không tiêu, khi trẻ đi ngoài thì ra phân lỏng liên tiếp nhiều ngày.
– Khi có tiếng động lớn, trẻ cũng không có phản ứng giật mình, trẻ thường xuyên bị đau tai và khó chịu trong tai.
– Khi tình trạng viêm tai giữa ở ở trẻ trở nặng, trong tai trẻ sẽ chảy ra mủ.
Những căn bệnh âm thầm phát triển trong cơ thể nhưng không ai biết:
Tình trạng viêm tai giữa ở trẻ em được xếp vào nhóm bệnh viêm đường hô hấp trên. Cha mẹ cần phải có kiến thức về bệnh để sớm phát hiện và tiến hành đưa trẻ đi điều trị sớm nhất nhằm tránh các biến chứng và hậu quả không đáng có. Khi có những dấu hiệu khả nghi, cha mẹ cần lập tức đưa trẻ đến gặp bác sĩ sớm nhất để xác định trẻ có đúng là bị viêm tai giữa hay không. Nếu đúng là trẻ bị viêm tai giữa, bác sĩ sẽ dễ dàng xác định được giai đoạn viêm tai giữa mà trẻ đang mắc phải.
Theo Thethaovanhoa.vn
Từ khóa » Trẻ Gãi Tai Liên Tục
-
Vì Sao Bé Hay Gãi Tai? - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Trẻ 6 Tháng Tuổi Có Biểu Hiện Gãi Tai Nhiều Và Ngủ Không Ngon Giấc ...
-
Vì Sao Bé Hay Gãi Tai | Nguyên Nhân Cách Giúp Bé | Mebe1080
-
Bé 18 Tháng Tuổi Hay Gãi Tai Phải Làm Sao?
-
Thấy Con Hay Sờ đầu, Gãi Tai, Mẹ Ngỡ Ngàng Khi Biết Con Mắc Bệnh ...
-
Viêm Tai Giữa Trẻ Sơ Sinh Và Những điều Cần Biết | TCI Hospital
-
Bé Hay Gãi Tai Là Biểu Hiện Của Bệnh Gì? - Bột Tắm Trẻ Em Nhân Hưng
-
Trẻ Hay Gãi Và Ngoáy Tai - Mẹ Có Nên Lo Lắng
-
Help!Help! Con Hay Gãi Tai/ Bứt Tai - Webtretho
-
Thấy Con Trai Thường Xuyên Gãi Tai, Sau 2 Tuần Mẹ Mới đưa đi Khám ...
-
Những Bất Thường ở Trẻ Khi Ngủ - Tuổi Trẻ Online
-
Trẻ Hay Gãi Tai Có Thể Là Do Mọc Răng, Cha Mẹ Có Biết?
-
"Vạch Trần" 8 Nguyên Nhân Gây Ngứa Lỗ Tai Và Cách Phòng Tránh
-
Trẻ Tai Chảy Mủ Do Viêm Tai Giữa Phải Làm Sao để Nhanh Khỏi?