Tương đồng, Tương Phản Và Hòa Sắc Trong Vẽ Trang Trí Màu - Zest Art
Có thể bạn quan tâm
LÝ THUYẾT MÔN VẼ TRANG TRÍ MÀU
Chúng ta đang học vẽ trang trí màu, thì hiển nhiên việc chọn và phối hợp được màu sắc trong bài của mình là điều tối quan trọng. Nhưng, làm sao để có thể chọn được một dãy màu đẹp trong khi có hàng triệu màu khác nhau, thể hiện cho nhiều chủ đề khác nhau ? Phải chăng đó là một việc chỉ những người có năng khiến thiên bẩm hay có một trí sáng tạo vô biên mới làm được? Không hề, màu sắc cũng có quy tắc của chúng, cũng như trong âm nhạc phải có những khuôn khổ nhất định. Và đây cũng là một điểm khó nhằn với các bạn mới đặt chân vào con đường mỹ thuật, khi lần đầu tiếp xúc với các lý thuyết như vòng thuần sắc, màu tương đồng, tương phản, hòa sắc, bổ sung,.. vân vân và vân vân. Chính vì thế, để cùng các bạn giải quyết các vấn đề này, Dét sẽ mang đến nhưng bản tóm tắt hỗ trợ cho việc phối màu trong môn vẽ trang trí.
Màu tương đồng ( gồm tương đồng nóng và tương đồng lạnh )
Vẽ màu tương phản
Trước khi có thể đi đến những bài trang trí hòa sắc đẹp mắt, thì việc trang bị kiến thức về màu tương phản cũng rất quan trọng. Nó giúp ta xác định màu nào là màu nhấn, màu là màu chủ đạo, tạo thành yếu tố chính-phụ rõ ràng trong một bức tranh. Về định nghĩa của màu tương phản, ta có thể hiểu màu tương phản là những cặp màu nằm đối điện nhau trên vòng thuần sắc (ví dụ : xanh lá – đỏ, xanh lam – cam, vàng – tím), ngoài ra, cũng có tương phản về tính chất ( nóng – lạnh) hay tương phản về sắc độ (sáng – tối). Đặc trưng của cách phối màu này là tính đối lập lớn, tạọ ra sự năng động, nổi bật, thích hợp với những chủ đề trẻ trung, Tuy nhiên, các bạn cũng nên nhớ, màu tương phản nếu được sử dụng không khéo léo thì sẽ tạo cảm giác rất là nhức mắt, khó chịu.
Hòa sắc
Hòa sắc, chữ hòa có nghĩa hài hòa, là hòa quyện, chữ sắc có nghĩa là sắc màu, gộp lại ta có thể hòa sắc chính là sự hài hòa về màu sắc trong một bức tranh. Cách phối màu này xuất hiện khắp mọi nơi, không chỉ trong trong tranh trang trí, mà còn trong tranh phong cảnh, nhiếp ảnh. Điểm đặc thù tạo sự khác biệt giữa hòa sắc và tương phản chính là sự êm ái khi chuyển màu (lượng màu chính và màu nền không chênh lệch nhau quá lớn), không gay gắt như tương phản mặc dù chúng cũng dùng những cặp màu đối để tạo sự sự chính phụ cho bức tranh. Ngoài ra, hòa sắc cũng là yêu cầu phổ biến trong các kì thi đầu vào của khối H, nên việc học và hiểu về nó rất là quan trong đối với các bạn thí sinh.
#tối_t5_vẽ_cùng_Dét_Ạt
ps: Tối t5, t6, cn và t2 hàng tuần, Zest Art sẽ có một chuyên mục chia sẻ kiến thức về vẽ vời, mang tên là VẼ CÙNG DÉT ẠT. Mọi người nhớ chú ý đón xem và đặt chế độ #see_first để không bỏ lỡ những bài viết bổ ích này nhé
Nguồn: https://www.facebook.com/ZestArtStudio
Từ khóa » Cách Phối Màu Trong Mỹ Thuật
-
6 Cách Phối Màu Vẽ Cơ Bản Trong Hội Họa - ART TREE
-
Phối Màu Cũng Là Một Nghệ Thuật
-
Lý Thuyết Cơ Bản Về Màu Sắc Trong Hội Họa - DO ART
-
Cách Pha Màu - MyThuatMS
-
CÁCH PHỐI MÀU ĐẸP - YouTube
-
HÒA SẮC VÀ 6 CÁCH PHỐI MÀU CƠ BẢN - Mỹ Thuật Art Land
-
Hướng Dẫn Phối Màu Nước Cho Các Bạn Mới Nhập Môn - Phần 1
-
Sơ đồ Màu Sắc | Màu Sắc, Nhật Ký Nghệ Thuật, Bảng Phối Màu
-
100 Kiểu Phối Màu Dành Cho Dân Thiết Kế (P1)
-
CÁC NGUYÊN TẮC PHỐI MÀU TRONG TRANG PHỤC
-
(GÓC KIẾN THỨC) LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ MÀU SẮC
-
NHỮNG LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ MÀU SẮC GIÚP BÉ TỰ TIN HỌC ...
-
3 Lý Thuyết Màu Cơ Bản Cần Nắm Rõ Khi Thiết Kế - Tạp Chí Công Thương