Tương Lai Của Tiền Tệ Trong Thế Giới Số
Có thể bạn quan tâm
04:57 (GMT+7) Thứ Hai, ngày 25/11/2024 Tìm kiếm ISSN 2815 - 6056 Tìm kiếm Trang chủ Nghiên cứu - trao đổi admin Tương lai của tiền tệ trong thế giới số 20/10/2021 10:20 10.787 lượt xem Cỡ chữ Công nghệ đang thay đổi cấu trúc hệ thống tài chính và bản chất của tiền tệ... Công nghệ đang thay đổi cấu trúc hệ thống tài chính và bản chất của tiền tệ. Số hóa và sự phát triển các nền tảng công nghệ có thể dẫn đến việc thay đổi các chức năng của tiền, sự xuất hiện các khu vực tiền tệ vượt ra ngoài phạm vi biên giới quốc gia và gây ra sự xáo trộn trong hệ thống tài chính quốc tế. Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số và sự xuất hiện các nền tảng số, cung cấp dịch vụ cho hàng chục triệu đến hàng trăm triệu người dùng, đang thay đổi căn bản cấu trúc của hệ thống tài chính và thậm chí cả bản chất của tiền tệ. Bản thân việc số hóa tiền không phải là mới, bởi lẽ, các tài khoản ngân hàng và các khoản thanh toán thông qua chúng đã tồn tại ở dạng điện tử. Nhưng các loại tiền kỹ thuật số mới có thể làm trụ cột cho các nền tảng công nghệ lớn vượt ra ngoài phạm vi biên giới quốc gia và sự xuất hiện các loại tiền này có thể thay đổi bản chất cạnh tranh tiền tệ, cấu trúc hệ thống tiền tệ quốc tế và vai trò của tiền tệ do các chính phủ phát hành. Chúng ta đang nói về sự thay đổi trong bản chất của tiền, các hình thái mới của nó và những hậu quả của những thay đổi này có thể là sự phân tích và định hướng lại các chức năng cơ bản của tiền, hệ thống thanh toán “lấy nền tảng làm trung tâm”, đồng đô la “kỹ thuật số”, Markus Brunnermeier, giáo sư tại Đại học Princeton (Mỹ) cho biết. Tiền kỹ thuật số đã tồn tại dưới nhiều hình thái khác nhau: Ví kỹ thuật số WeChat và Alipay đã thống trị trong hệ thống thanh toán của Trung Quốc; ở châu Phi, các nhà khai thác di động đã tung ra các dịch vụ chuyển tiền thành công như M-Pesa; Facebook đang ấp ủ kế hoạch phát hành đồng Libra (stablecoin) của riêng mình. Cuối cùng, hàng nghìn loại tiền điện tử tư nhân đã được tung ra trong những năm gần đây, theo thống kê của Brunnermeier. Ông đã tập trung nghiên cứu những tác động của việc số hóa tiền tệ trong một công trình nghiên cứu thực hiện với Harold James, một đồng nghiệp tại Đại học Princeton và Jean-Pierre Landau thuộc Học viện Chính trị Paris (Sciences Po), cũng như bài thuyết trình của ông tại hội thảo trực tuyến thường niên lần thứ 19 “Tương lai của tiền tệ” (The Future of Money) của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS). “Đóng gói lại” các chức năng của tiền Việc số hóa đã làm giảm đáng kể chi phí trao đổi tiền tệ, có thể dẫn đến sự tách biệt ba chức năng cơ bản của tiền: Đơn vị đo lường; phương tiện thanh toán và phương tiện tích lũy. Bất kỳ đồng tiền quốc gia nào ngày nay đều thực hiện cả ba chức năng này. Theo Brunnermeier, nếu chi phí liên quan đến việc chuyển đổi từ một loại tiền kỹ thuật số này sang một loại tiền kỹ thuật số khác là không lớn thì không cần phải sử dụng cùng một loại tiền tệ làm phương tiện thanh toán, phương tiện tích lũy và đơn vị đo lường. Người dùng hoàn toàn có thể sử dụng một loại tiền kỹ thuật số để tiết kiệm và loại khác để thanh toán. Kết quả là, sự chuyên môn hóa và khác biệt của các đồng tiền kỹ thuật số sẽ được tăng cường. Mỗi loại tiền kỹ thuật số có thể thực hiện một chức năng nhất định và cạnh tranh độc quyền với những đồng tiền khác, chẳng hạn như một phương tiện tính toán hoặc chỉ như một phương tiện tích lũy. Sự phát triển các nền tảng kỹ thuật số sẽ góp phần “chuyên môn hóa” các loại tiền kỹ thuật số: Các công cụ thanh toán kỹ thuật số liên kết với các nền tảng sẽ kết hợp hiệu quả các chức năng của tiền tệ truyền thống với các chức năng của chính các nền tảng. Do đó, một loại tiền tệ cụ thể sẽ khó tách biệt khỏi nền tảng, nơi nó được sử dụng và sức hấp dẫn của tiền tệ rất có thể sẽ được xác định bởi các chức năng của nền tảng, ví dụ, chính sách bảo mật hoặc sự lựa chọn đối tác của các nền tảng. Sự cạnh tranh của các loại tiền kỹ thuật số trên thực tế sẽ chuyển thành cạnh tranh giữa các gói dịch vụ thông tin và mạng. Sự dịch chuyển khỏi mô hình lấy ngân hàng làm trung tâm và "bức tường Berlin" Theo Brunnermeier, công nghệ số đang thay đổi cấu trúc của hoạt động tài chính: Số hóa đang dẫn đến sự dịch chuyển từ mô hình truyền thống mà trung tâm là ngân hàng, tức là, từ mô hình lấy ngân hàng làm trung tâm, nơi tất cả các khoản thanh toán được thực hiện thông qua ngân hàng, sang mô hình lấy thanh toán làm trung tâm, tập trung vào thanh toán thông qua các nền tảng kỹ thuật số. Người ta cho rằng, lợi thế thông tin về người tiêu dùng thuộc về chính người tiêu dùng. Tuy nhiên, việc các nền tảng tích lũy một lượng lớn dữ liệu về khách hàng (không chỉ về việc mua hàng của họ, mà còn về nội dung tài khoản của họ trên mạng xã hội) dẫn đến sự "chuyển giao quyền lực" - lợi thế thông tin lại thuộc về các nền tảng phục vụ người tiêu dùng. Ví dụ, công ty bảo hiểm có thể hiểu biết về khách hàng nhiều hơn chính bản thân khách hàng: nếu khách hàng thích xe màu đỏ, anh ta sẽ phải trả phí bảo hiểm cao hơn khi mua một hợp đồng bảo hiểm, vì các công ty bảo hiểm có dữ liệu lớn rằng những người lái xe ô tô màu đỏ chạy hung hãn hơn và dễ xảy ra tai nạn hơn... Brunnermeier chỉ ra rằng, các nền tảng có nhiều quyền kiểm soát hơn đối với các khoản thanh toán kỹ thuật số so với các ngân hàng trung ương, vì các nền tảng hiểu biết nhiều hơn về người dùng của họ và được trang bị tốt hơn để theo dõi, kích thích hoặc hạn chế hoạt động của người dùng. Theo quy định, chi phí gia nhập các nền tảng cực kỳ thấp, giúp thu hút người dùng, trong khi việc rời khỏi nền tảng có thể quá đắt và có thể được coi là “bức tường Berlin” đối với người dùng. Theo một nghĩa nào đó, một số nền tảng gợi nhớ đến “Hotel California”, dễ đến nhưng rất khó ra, Brunnermeier so sánh. “Đô-la hóa” kỹ thuật số Thông thường, khi nói đến các khu vực tiền tệ, người ta nói đến các khu vực địa lý nhất định. Trong thế giới số, mọi thứ sẽ khác, Brunnermeier nói: Các khu vực tiền tệ kỹ thuật số đang nổi lên, trong đó, tiền tệ được sử dụng không gắn với một quốc gia hoặc khu vực địa lý cụ thể, mà với một nền tảng kỹ thuật số cụ thể. Vì tiền tệ kỹ thuật số vốn có tính quốc tế, điều này kéo theo nguy cơ “đô-la hóa” kỹ thuật số (tương tự như đô-la hóa truyền thống), nhưng trong trường hợp này, tiền tệ quốc gia có thể được thay thế không phải bằng đô-la, mà bằng một loại tiền kỹ thuật số “nước ngoài”. “Ví dụ, tôi có một số người bạn từ Trung Quốc sống ở Mỹ, khi họ đặt đồ ăn tại một nhà hàng Trung Quốc, họ thanh toán qua Alipay. Có nghĩa là, mặc dù thực tế là cả khách hàng và chủ nhà hàng đều ở Mỹ và giao dịch được thực hiện ở Mỹ, nhưng tiền đi qua hệ thống thanh toán của Trung Quốc”, nhà kinh tế này đưa ra một ví dụ. Trong một môi trường mà thanh toán bằng tiền mặt ngày càng bị thay thế bởi các phương thức kỹ thuật số và những gã khổng lồ công nghệ có nhiều ảnh hưởng và quyền lực hơn, hệ thống tài chính có thể chuyển hướng sang các nền tảng kỹ thuật số. Hậu quả nghiêm trọng nhất của điều này có thể là các đại lý bắt đầu ký hợp đồng theo đơn vị kế toán dành riêng cho nền tảng, thay vì đơn vị kế toán của ngân hàng trung ương. "Đô-la hóa" kỹ thuật số có thể dẫn đến thực tế là đồng tiền quốc gia sẽ không còn thực hiện các chức năng của tiền, cơ quan quản lý sẽ mất khả năng điều hành chính sách tiền tệ và chủ quyền tiền tệ của quốc gia sẽ bị suy yếu hoặc mất đi. Các nền kinh tế nhỏ, các nền kinh tế có khu vực phi chính thức lớn, các quốc gia có hệ thống quản lý kém hiệu quả và các quốc gia không có hệ thống thanh toán điện tử quốc gia hiệu quả dễ bị tổn thương nhất bởi “đô-la hóa” kỹ thuật số. Các tuyến phòng thủ Trong tương lai, hệ thống tiền tệ sẽ không chỉ tính đến vai trò của chính phủ và các ngân hàng, mà còn phải tính đến vai trò của các công ty công nghệ lớn. Dữ liệu lớn của các nền tảng kỹ thuật số là một lợi thế lớn, nhưng nó cũng có thể được sử dụng bởi các ngân hàng và ngân hàng cũng có thể trở thành các công ty công nghệ. Nhà nước cần duy trì chủ quyền tiền tệ, điều tối quan trọng để quản lý nền kinh tế. Nó đòi hỏi sự quản lý hiệu quả các công ty công nghệ, nhưng đồng thời, giải pháp có thể là các ngân hàng trung ương phát hành tiền tệ kỹ thuật số quốc gia hay còn gọi là tiền tệ kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (Central Bank Digital Currency - CBDC). Trong nền kinh tế hiện đại, hầu như không có sự tương tác tiền tệ trực tiếp giữa các cơ quan quản lý tiền tệ và các cá nhân: tiền mặt chỉ đại diện cho một phần nhỏ của cung tiền và hầu hết người tiêu dùng giữ phần lớn tiền của họ dưới dạng tiền gửi ngân hàng. Các ngân hàng trung ương có thể tác động nhất định đến dân cư bằng cách điều tiết lãi suất mà các ngân hàng có thể vay và cho vay. Tuy nhiên, nếu sự xuất hiện các loại tiền kỹ thuật số dựa trên nền tảng làm thay đổi hệ thống phân cấp tài chính từ tập trung vào ngân hàng sang tập trung vào nền tảng thì vai trò của các ngân hàng có thể giảm đi. CBDC có thể trở thành một phương thức tự nhiên để chống lại những tác động tiêu cực của số hóa và là kênh trực tiếp để truyền tải chính sách tiền tệ trong thế giới số mới, cũng như duy trì sự cần thiết về đơn vị thanh toán của ngân hàng trung ương trong một nền kinh tế số đang thay đổi nhanh chóng. Tương tác giữa CBDC và các nền tảng kỹ thuật số lớn sẽ có ý nghĩa quan trọng: CBDC có thể không đủ hấp dẫn đối với công chúng nếu nó không thể được sử dụng trên các nền tảng phổ biến và đồng thời, mọi người sẽ có xu hướng sử dụng một nền tảng, nơi mà CBDC có thể được sử dụng để thanh toán. Tài liệu tham khảo: Markus K. Brunnermeier, Harold James, Jean-PierreLandau (2019), "The Digitalization of Money", 19th BIS Annual Conference. TS. Nguyễn Đình Trung (Hà Nội) Chia sẻ In trang Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu Bình luận Đóng lại Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập Các tin tức khác Xem tất cả Sự hài lòng trực tuyến trong ý định tiếp tục sử dụng ngân hàng điện tử tại Việt Nam 19/11/2024 09:44 323 lượt xem Sự phát triển nhanh chóng của các hệ thống điện tử và Internet đã tạo nên những thay đổi đáng kể trong việc cung ứng hàng hóa, dịch vụ nói chung, dịch vụ tài chính, ngân hàng nói riêng... Đánh giá sức khỏe tài chính các ngân hàng Việt Nam theo phương pháp phân tích cụm 18/11/2024 11:30 643 lượt xem Sức khỏe tài chính của các ngân hàng rất quan trọng đối với nền kinh tế. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 xảy ra do sự phá sản hàng loạt của các ngân hàng. Tăng trưởng tín dụng đối với ngành nông nghiệp và những vấn đề đặt ra 11/11/2024 08:25 750 lượt xem Thông qua phân tích quy mô và biến động dư nợ tín dụng nông nghiệp giai đoạn 2014 - 2023, bài viết chỉ ra những kết quả tích cực và một số hạn chế trong tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng đối với ngành sản xuất quan trọng này. Bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực tại ngân hàng thương mại: Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả 05/11/2024 08:10 887 lượt xem Hiện nay, công tác bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực được các NHTM chú trọng đầu tư phát triển, tuy nhiên, nguồn nhân lực của nhiều ngân hàng vẫn chưa thực sự đáp ứng yêu cầu về chất lượng, ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của các ngân hàng. Đánh giá khả năng huy động tiền gửi từ khách hàng của NHTM Việt Nam bằng mô hình định lượng 04/11/2024 08:23 1.248 lượt xem Nghiên cứu này nhằm chỉ ra mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng huy động tiền gửi từ khách hàng thông qua phương pháp khảo sát và phân tích hồi quy dữ liệu của 37 NHTM Việt Nam. Thúc đẩy chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn: Rào cản và gợi ý cho Việt Nam 31/10/2024 08:07 975 lượt xem Biến đổi khí hậu trở thành rủi ro lớn nhất mà loài người đang phải gánh chịu (WEF, 2024). Trong bối cảnh đó, phát triển bền vững không còn là sự lựa chọn, mà gần như bắt buộc ở hầu hết các quốc gia trên toàn cầu. Để đạt được mục tiêu này, mô hình kinh tế tuần hoàn nổi lên như một công cụ quan trọng. Việt Nam sau gần 30 năm hội nhập kinh tế quốc tế 29/10/2024 15:02 4.249 lượt xem Trong những năm qua, hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế đất nước. Vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam không ngừng được nâng lên, khẳng định vai trò tích cực và trách nhiệm trong việc duy trì hòa bình, hợp tác phát triển và thúc đẩy tiến bộ toàn cầu. Kinh tế Việt Nam 9 tháng năm 2024 và một số đề xuất, khuyến nghị 22/10/2024 14:35 7.103 lượt xem Tình hình kinh tế Việt Nam trong tháng 9, quý III và 9 tháng năm 2024 tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực, tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước; tính chung 9 tháng năm 2024 đạt nhiều kết quả quan trọng, cao hơn cùng kỳ trên hầu hết các lĩnh vực. Phát triển thị trường tài chính trong nền kinh tế số tại Việt Nam 21/10/2024 08:35 2.612 lượt xem Kinh tế số là hoạt động kinh tế sử dụng công nghệ số và dữ liệu số làm yếu tố đầu vào chính, sử dụng môi trường số làm không gian hoạt động chính, sử dụng công nghệ thông tin - viễn thông để tăng năng suất lao động, đổi mới mô hình kinh doanh và tối ưu hóa cấu trúc nền kinh tế. Tác động của tiền gửi đến hiệu quả tài chính các ngân hàng thương mại Việt Nam 18/10/2024 08:05 2.173 lượt xem Nghiên cứu này xem xét tác động của tiền gửi đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam giai đoạn 2014 - 2023. Thách thức và giải pháp tài chính trong phát triển nông nghiệp bền vững tại Việt Nam 17/10/2024 08:45 1.849 lượt xem Biến đổi khí hậu đang gây ra những tác động lớn đến đời sống và kinh tế toàn cầu, nông nghiệp tác động đến phát triển kinh tế - xã hội trên hai khía cạnh thích ứng với môi trường và tác động tiêu cực đến môi trường. Tiếp cận phương pháp xác định hành vi quản trị lợi nhuận theo hướng truyền thống và hiện đại 16/10/2024 08:00 973 lượt xem Quản trị lợi nhuận là một chiến lược có thể được ban quản lí cố ý sử dụng để điều chỉnh chỉ tiêu thu nhập của công ty với các mục tiêu đã xác định trước. Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa - công cụ hỗ trợ phát triển “tam nông”: Kinh nghiệm từ Nhật Bản và bài học cho Việt Nam 15/10/2024 08:02 574 lượt xem Bảo lãnh tín dụng được coi là một công cụ hữu hiệu giúp khắc phục được “điểm nghẽn” về vốn cho phát triển “tam nông”. Bài viết đề cập đến kinh nghiệm của Nhật Bản về bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Thực hiện đồng bộ các giải pháp tiền tệ, tín dụng, góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn nhanh và bền vững 14/10/2024 08:00 817 lượt xem Quán triệt sâu sắc những quan điểm chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã triển khai nhiều chính sách, biện pháp về tiền tệ, tín dụng để khơi thông dòng vốn tín dụng vào khu vực nông nghiệp, nông thôn. Xây dựng mô hình dự báo hiện tại tổng sản phẩm nội địa của Việt Nam 11/10/2024 09:58 516 lượt xem Dự báo hiện tại (Nowcasting) rất quan trọng trong kinh tế học vì dữ liệu cho các chỉ số chính như GDP thường có độ trễ và sai số đo lường đáng kể (Giannone và cộng sự, 2008)... Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam là bước phát triển tất yếu, bứt phá và tăng tốc 15/11/2024 21:13 Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa Chile và nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 12/11/2024 14:09 Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Văn kiện và Tiểu ban Điều lệ Đảng 12/11/2024 14:15 Bài học Cách mạng Tháng Mười Nga trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc 11/11/2024 15:54 Nội dung chuyên đề của Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc 05/11/2024 16:17 Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả' 06/11/2024 16:31 Xem tất cả Giá vàngXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày) Lãi SuấtXem chi tiết (Cập nhật trong ngày) Ngân hàng KKH 1 tuần 2 tuần 3 tuần 1 tháng 2 tháng 3 tháng 6 tháng 9 tháng 12 tháng 24 tháng Vietcombank 0,10 0,20 0,20 - 1,60 1,60 1,90 2,90 2,90 4,60 4,70 BIDV 0,10 - - - 1,70 1,70 2,00 3,00 3,00 4,70 4,70 VietinBank 0,10 0,20 0,20 0,20 1,70 1,70 2,00 3,00 3,00 4,70 4,80 ACB 0,01 0,50 0,50 0,50 2,30 2,50 2,70 3,50 3,70 4,40 4,50 Sacombank - 0,50 0,50 0,50 2,80 2,90 3,20 4,20 4,30 4,90 5,00 Techcombank 0,05 - - - 3,10 3,10 3,30 4,40 4,40 4,80 4,80 LPBank 0.20 0,20 0,20 0,20 3,00 3,00 3,20 4,20 4,20 5,30 5,60 DongA Bank 0,50 0,50 0,50 0,50 3,90 3,90 4,10 5,55 5,70 5,80 6,10 Agribank 0,20 - - - 1,70 1,70 2,00 3,00 3,00 4,70 4,80 Eximbank 0,10 0,50 0,50 0,50 3,10 3,30 3,40 4,70 4,30 5,00 5,80 Liên kết website -- Chọn liên kết -- Ngân hàng Nhà nước Việt NamGiáo dục Tài chínhThời báo Ngân hàngChính phủThị trường tài chính tiền tệ Bình chọn trực tuyến Nội dung website có hữu ích với bạn không? Rất hay và hữu ích Khá hữu ích Bình thường Bình chọn Xem kết quả Kết quả Nội dung website có hữu ích với bạn không? Tổng cộng: phiếu Địa chỉ: Số 64 Nguyễn Chí Thanh, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội Điện thoại: 024.38354807 - 024.39392184 - 024.39392187 Email: tapchidientu_tcnh@sbv.gov.vn Website: www.tapchinganhang.gov.vn - www.tapchinganhang.com.vn Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Tạp chí Ngân hàng TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ NGÂN HÀNG Giấy phép hoạt động Tạp chí in và Tạp chí điện tử số 484/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 28/07/2021 Phó Tổng Biên tập phụ trách: Nguyễn Thị Thanh Bình Phó Tổng Biên tập: Nguyễn Thanh Nghị Liên hệ Phát hành - Quảng cáo Copyright © 2022 Tapchinganhang.gov.vn. Bảo lưu mọi quyền Giới thiệu tòa soạn Tổng truy cập: 35.003.410 Mạng xã hội
Giá vàng - Xem theo ngày
Khu vực
Mua vào
Bán ra
HÀ NỘI
Vàng SJC 1L
83,700
86,200
TP.HỒ CHÍ MINH
Vàng SJC 1L
83,700
86,200
Vàng SJC 5c
83,700
86,220
Vàng nhẫn 9999
83,700
85,600
Vàng nữ trang 9999
83,600
85,200
Ngoại tệXem chi tiết Tỷ giá - Xem theo ngàyNgân Hàng | USD | EUR | GBP | JPY | ||||
Mua vào | Bán ra | Mua vào | Bán ra | Mua vào | Bán ra | Mua vào | Bán ra | |
Vietcombank | 25,150 | 25,502 | 26,092 | 27,523 | 31,263 | 32,592 | 158.81 | 168.04 |
BIDV | 25,190 | 25,502 | 26,295 | 27,448 | 31,648 | 32,522 | 160.63 | 167.55 |
VietinBank | 25,198 | 25,502 | 26,307 | 27,507 | 31,676 | 32,686 | 160.27 | 168.02 |
Agribank | 25,200 | 25,502 | 26,225 | 27,408 | 31,448 | 32,511 | 160.54 | 168.04 |
Eximbank | 25,160 | 25,502 | 26,287 | 27,168 | 31,543 | 32,559 | 161.12 | 166.54 |
ACB | 25,170 | 25,502 | 26,309 | 27,212 | 31,642 | 32,598 | 160.68 | 167.03 |
Sacombank | 25,180 | 25,502 | 26,294 | 27,267 | 31,555 | 32,708 | 160.81 | 167.32 |
Techcombank | 25,184 | 25,502 | 26,134 | 27,486 | 31,274 | 32,605 | 157.32 | 169.76 |
LPBank | 25,190 | 25,502 | 26,591 | 27,484 | 31,928 | 32,590 | 162.28 | 169.38 |
DongA Bank | 25,230 | 25,500 | 26,300 | 27,150 | 31,600 | 32,550 | 159.20 | 166.40 |
Từ khóa » Ví Dụ Về Tài Chính Tiền Tệ
-
Rủi Ro Tiền Tệ Là Gì? Các Ví Dụ Và Lưu ý Về Rủi Ro Tiền Tệ?
-
Chia Sẻ Rủi Ro Tiền Tệ Là Gì? Ví Dụ Và Những đặc điểm Cần Lưu ý
-
Tài Chính – Wikipedia Tiếng Việt
-
Ổn định Tài Chính Và Vai Trò Của ổn định Tài Chính
-
Bài 6: Chính Sách Tiền Tệ Và Ảnh Hưởng đến Thị Trường Chứng ...
-
Tài Sản Tài Chính Là Gì ? Cách Phân Loại Tài Sản Tài Chính ?
-
[PDF] TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH
-
Chính Sách Tiền Tệ Và Tài Khóa Tại Một Số Quốc Gia Trong Thời Kỳ Dịch ...
-
Đầu Tư Gì Với Nguồn Tiền Nhàn Rỗi?
-
Chính Sách Tiền Tệ Của Hoa Kỳ ảnh Hưởng Ra Sao Tới Việt Nam?
-
Lý Thuyết Tài Chính Tiền Tệ - Tổng Hợp Kiến Thức - StuDocu
-
[PDF] Bảng Chú Giải Thuật Ngữ Các định Nghĩa - IFAC
-
Các Loại Quỹ Ngoài Ngân Sách - Sở Tài Chính