Tướng Nguyễn Việt Thành Lợi Dụng Vụ án Năm Cam Như Thế Nào?

ky cuoi tuong nguyen viet thanh loi dung vu an nam cam nhu the naoTướng Nguyễn Chí Phi thừa nhận những gì?
ky cuoi tuong nguyen viet thanh loi dung vu an nam cam nhu the naoTướng Nguyễn Việt Thành nhận trách nhiệm cho bị cáo?

Từ người chứng kiến trở thành tội phạm

Ngày 9 và 12/9, phiên tòa xét xử Nguyễn Tuyến Dũng, nguyên Điều tra viên Công an tỉnh Tiền Giang về hành vi “Lạm quyền trong khi thi hành công vụ” diễn ra đã xuất hiện một số tình tiết mới. Luật sư của bị cáo Dũng đề cập đến 2 lá đơn của Trung tướng Nguyễn Việt Thành (tức: Tư Bốn) và ông Nguyễn Chí Phi thì ông Bùi Mạnh Lân, bị hại trong vụ án cũng đã có đơn tố cáo gửi đến HĐXX.

Ông Lân đã tố cáo đến HĐXX về hành vi cố ý làm trái pháp luật dẫn đến oan sai đối với ông Tư Bốn và ông Phi. Ông Lân khẳng định không hề là thành viên của công ty Gas Bình Dương. Ngày 18/9/2000, ông Lân được chính quyền mời tới công ty Gas Bình Dương để chứng kiến việc lập biên bản với tư cách là chủ khu công nghiệp Đồng An.

ky cuoi tuong nguyen viet thanh loi dung vu an nam cam nhu the nao
Ông Bùi Mạnh Lân, bị hại trong vụ án và lá đơn tố cáo Trung tướng Nguyễn Việt Thành, thiếu tướng Nguyễn Chí Phi.

Ngay sau đó, ông Nguyễn Việt Thành đã đẩy ông Lân vào vòng tố tụng. Ngày 27/4/2003, ông Thành đã tạo cớ bằng cách chỉ đạo cấp dưới làm báo cáo sai sự thật đối với ông Lân. Báo cáo này viết: “có những diễn biến bất thường như tìm cách bán nhà; bán cổ đông, tài sản… có dấu hiệu bỏ trốn”. Sau đó, ông Nguyễn Việt Thành đã bút phê: “Cho bắt khẩn cấp 2 đối tượng Lân và Hướng trước lễ 30/4 và 1/5”.

Ngày 29/4, Nguyễn Văn Nên (hiện đang bị tâm thần và điều trị tại Bệnh viện tâm thần Trung Ương 2 – PV) đã đưa hàng trăm cảnh sát lên bao vây Công ty Hưng Thịnh để bắt giữ ông Lân và ông Phạm Văn Hướng. Sự kiện diễn ra tại Khu công nghiệp Đồng An khiến hàng loạt nhà đầu tư rút dự án, gây thiệt hại về uy tín và vật chất.

Vị tướng bất chấp chỉ đạo của cấp trên

Sau đó, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã xác định ông Lân không phải “chủ mưu” và ông Hướng không liên quan đến vụ “Gây rối trật tự công cộng” xảy ra tại công ty Gas Bình Dương. Ngày 9/5/2003, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã có công văn từ chối phê chuẩn lệnh tạm giam ông Lân và ông Hướng.

Trung tướng Nguyễn Việt Thành bất chấp công văn của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao và vẫn bút phê để ra lệnh: “Tiếp tục giam Lân và Hướng để điều tra”. Ngày 28/5/2003, Cục Cảnh sát điều tra đã có công văn gửi ông Nguyễn Việt Thành truyền đạt ý kiến chỉ đạo Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Trương Hữu Quốc yêu cầu: “thực hiện đúng quy định của pháp luật, không được vi phạm luật tố tụng”.

Ngày 29/5/2003, ông Nguyễn Việt Thành vẫn phớt lờ để chỉ đạo cấp dưới tạm giam ông Lân và ông Hướng. Cụ thể, ông Hướng bị Công an Tiền Giang giam giữ trái pháp luật 69 ngày. Ông Thành còn phê vào công văn của Cục cảnh sát điều tra như sau: “… Nếu Lân và Hướng bị bắt oan sai thì tôi, Việt Thành hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên”.

Nguyễn Việt Thành đã tạo cho Nguyễn Văn Nên một chỗ dựa vững chắc để dấn sâu vào các hành vi vi phạm khác. Ngày 27/8/2003, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã giao cho Nguyễn Văn Nên quyết định hủy bỏ biện pháp tạm giam đối với ông Lân và 2 Phó tổng giám đốc công ty Hưng Thịnh. Nguyễn Văn Nên không thi hành mà tiếp tục giam giữ những công dân bị oan sai thêm 5 ngày nữa.

Ngày 25/11/2010, ông Nguyễn Việt Thành tiếp tục nhờ một số tờ báo viết bài để vu khống, bôi nhọ nạn nhân của ông ta là “có liên quan đến vụ án Năm Cam”.

Vì sao ông Lân và người của công ty Hưng Thịnh phải bị bắt giam?

Sau khi bắt giam ông Lân, đầu năm 2003, Nguyễn Việt Thành và Nguyễn Chí Phi tạo điều kiện cho Nguyễn Văn Nên cùng một số cán bộ dùng thủ đoạn để ép buộc ông Lân phải ký trả lô đất 23.383 m2 của công ty Hưng Thịnh đã mua cho bà Huỳnh Thị Thu, Nguyễn Văn Cư vào năm 1999.

Phi vụ này thành công, Nguyễn Văn Nên nhận số tiền của bà Thu, ông Cư tổng cộng 5,25 tỉ đồng. Nguyễn Văn Nên cùng một số cán bộ đã chiếm dụng, giữ riêng từ ngày 7/8/2003 đến ngày 17/10/2007. Sau đó, hành vi bất chính bị phát hiện và đến ngày 26/10/2007, Nguyễn Văn Nên mở tài khoản cá nhân tại kho bạc nhà nước để gửi tiền vào.

Ông Bùi Mạnh Lân khẳng định trong đơn tố cáo gửi cho HĐXX, mặc dù đã có đầy đủ bằng chứng để chứng minh sự lộng hành và tham nhũng, bắt oan người vô tội, coi thường pháp luật của Nguyễn Văn Nên nhưng ông Nguyễn Chí Phi, Giám đốc Công an tỉnh Tiền Giang vẫn có báo cáo sai sự thật, đã thể hiện sự bao che cấp dưới.

Trong phiên tòa xét xử Nguyễn Tuyến Dũng, ông Nguyễn Việt Thành và ông Nguyễn Chí Phi lại tiếp tục bao che cho Nguyễn Tuyến Dũng để được giảm án. Ông Lân làm đơn gửi đến HĐXX để tố cáo 2 lá đơn của ông Thành và ông Phi gửi đến HĐXX là chứng cứ bao che cấp dưới thể hiện rõ nhất.

ky cuoi tuong nguyen viet thanh loi dung vu an nam cam nhu the nao

Vụ Công an Tiền Giang lạm quyền: Gây thiệt hại cho doanh nghiệp 7,5 tỷ đồng

Ngày 16/9, Cơ quan điều tra của Viện Kiểm sát tối cao đã có Bản kết luận điều tra bổ sung số 06/VKSTC-C1(P4) ký ngày 12/8/2015 gửi đến các bị can liên quan trong vụ Công an Tiền Giang lạm quyền.

ky cuoi tuong nguyen viet thanh loi dung vu an nam cam nhu the nao

Nạn nhân trong vụ Công an Tiền Giang kháng cáo

Ngày 2/8, ông Bùi Mạnh Lân, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Hưng Thịnh đã gửi đơn đến Tòa phúc thẩm, TAND Tối cao tại TP HCM kháng cáo Bản án sơ thẩm của TAND tỉnh Tiền Giang.

ky cuoi tuong nguyen viet thanh loi dung vu an nam cam nhu the nao

Một "người hùng” trong vụ án Năm Cam lĩnh 10 năm tù

Ngày 16/7, TAND tỉnh Tiền Giang đã tuyên Nguyễn Tuyến Dũng, nguyên Điều tra viên Công an tỉnh Tiền Giang 10 năm tù về tội “Lạm quyền trong khi thi hành công vụ”.

Từ khóa » Nguyễn Việt Thành Bị Bắt