Tướng Soleimani Bị ám Sát Có đẩy Trung Đông đến Nguy Cơ Chiến ...

Tướng Soleimani bị ám sát có đẩy Trung Đông đến nguy cơ chiến tranh? - Ảnh 1.

Lầu Năm Góc đã xác nhận đứng sau vụ không kích giết chết tướng Qasem Soleimani của Iran - Ảnh: AFP

Thế giới bước vào năm 2020 với nhiều sự kiện đầy bất an. Ngày 3-1, Bộ Quốc phòng Mỹ xác nhận Tổng thống Donald Trump ra lệnh không kích một địa điểm gần sân bay quốc tế Baghdad (Iraq), giết chết tư lệnh lực lượng đặc nhiệm Quds thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC).

Cái chết của tướng Qasem Soleimani được đánh giá mang "sức nặng ngàn cân", có khả năng gây ra những hệ lụy không thể lường trước đối với khu vực Trung Đông và cả thế giới.

Nói một cách tóm gọn, Mỹ cáo buộc Soleimani trực tiếp chỉ đạo toàn bộ chiến dịch quân sự của Iran trên khắp vùng Trung Đông, thực hiện nhiều cuộc tấn công đẫm máu nhắm vào các căn cứ quân sự và binh lính Mỹ.

Hồi năm 2018, tướng Joseph Votel - tư lệnh Bộ chỉ huy trung tâm phụ trách chiến dịch quân sự Mỹ ở Trung Đông - giải thích về vai trò của Soleimani như sau:

"Ở bất cứ đâu có hoạt động của Iran, anh lại thấy Qasem Soleimani. Syria - hắn ở đó, Yemen - hắn cũng ở đó. Lực lượng Quds do hắn chỉ huy chính là mối đe dọa lớn, chúng là những kẻ đứng sau các hoạt động gây bất ổn (trong khu vực)".

Theo Đài CNN, trong suốt thập kỷ vừa qua, Iran đã tiến hành nhiều cuộc chiến tranh ủy nhiệm trên khắp Trung Đông, nào là Iraq, Syria, Yemen... Họ cũng kiểm soát phần lớn Lebanon thông qua lực lượng ủy nhiệm Hezbollah. Và Soleimani là người chỉ đạo tất cả chiến dịch đó.

Tướng Soleimani bị ám sát có đẩy Trung Đông đến nguy cơ chiến tranh? - Ảnh 2.

Hiện trường vụ tấn công gần sân bay Baghdad do Mỹ thực hiện lúc rạng sáng ngày 3-1 - Ảnh: AP

Mặc dù không mặn mà với mấy cuộc chiến ở Trung Đông, nhưng với quyết định cho tấn công viên tướng Iran theo kiểu "Tìm và Diệt", Tổng thống Trump đã cho thấy ông sẵn sàng phản ứng quân sự nếu sinh mạng người Mỹ bị đe dọa.

Nhưng phản ứng cỡ nào thì vụ ám sát Soleimani vẫn quá "giật gân".

Theo nhà quan sát người Mỹ Tom Rogan, ông Trump có thể bào chữa rằng hành động đó là "công lý" cho vụ tấn công đại sứ quán Mỹ ở Bagdad tuần này, hoặc để phá âm mưu chống lại Mỹ của Soleimani, nhưng đây quả thật là cột mốc leo thang chiến lược trong chính sách Iran của Nhà Trắng.

Vị thế của Soleimani ở Iran và trong lực lượng IRGC khiến vụ tấn công giết chết thủ lĩnh Hezbollah Imad Mughniyeh hồi năm 2008 (tổng thống George W. Bush ra lệnh) không có gì to tát. "Đây là một sự kiện ghê gớm" - ông Rogan nhấn mạnh.

Trước thời điểm này, ông Trump vẫn để ngỏ một lối thoát ngoại giao với Iran, ông thậm chí tránh trả đũa trực tiếp sau khi Tehran bắn hạ một máy bay không người lái của Mỹ mùa hè năm ngoái. Nhưng vụ giết Soleimani đóng sầm cánh cửa ngoại giao theo cách phô trương nhất có thể.

Soleimani được xem là người hùng cách mạng ở Iran, Tehran chắc chắn sẽ báo thù. Trong bối cảnh tình hình chính trị - xã hội của nước này cũng đang bất ổn, nhà cầm quyền có thể dùng cái chết của Soleimani để hành động.

Mỹ sẽ không thể đứng ngoài cuộc. Cũng giống chiến dịch tiêu diệt thủ lĩnh IS Abu Bakr al-Baghdadi tháng 10-2019, nếu ông Trump phê chuẩn giết Soleimani, có thể ông đang tự tin vào sức mạnh quân sự Mỹ?

Tiêu diệt thủ lĩnh quân đội Iran, ông Trump đặt lính Mỹ ở Iraq vào nguy hiểm? Tiêu diệt thủ lĩnh quân đội Iran, ông Trump đặt lính Mỹ ở Iraq vào nguy hiểm?

TTO - Tổng thống Mỹ Donald Trump thượng cờ Mỹ trên Twitter sau khi ra lệnh tiêu diệt tướng lĩnh khét tiếng Qassem Soleimani, người đứng đầu lực lượng đặc nhiệm Quds thuộc Vệ binh Cách mạng Iran, tại thủ đô Baghdad của Iraq.

Từ khóa » Toàn Cảnh Vụ ám Sát Tướng Iran