Tụt Núm Vú Và Cách Khắc Phục đơn Giản Hiệu Quả
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch khám chữa bệnh
Quý khách sử dụng dịch vụ Đặt hẹn trực tuyến, xin vui lòng đặt trước ít nhất là 24 giờ trước khi đến khám.
Gửi yêu cầu- Trang chủ
- Tin tức
- Sức khỏe tổng quát
Trần Hồng Nụ
03-07-2021
16Tụt núm vú không phải là hiện tượng hiếm gặp nhưng cũng khiến nhiều chị em lo lắng. Theo các bác sĩ chuyên khoa, đây có thể là hiện tượng sinh lý bình thường hoặc là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý tại vú. Bởi vậy việc xác định chính xác triệu chứng, nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng tụt núm vú là điều cần thiết để chị em bảo vệ sức khỏe bản thân.
-
Những dấu hiệu ung thư vú báo động sớm cho chị em phụ nữ
Tụt núm vú là gì?
Tụt núm vú là hiện tượng núm vú bị kéo tụt vào trong thay vì hướng ra phía ngoài. Bởi vậy mà tình trạng này cũng có thể được gọi là đảo ngược núm vú, co rút núm vú hoặc lộn núm vú.
Tụt núm vú có thể do bẩm sinh hoặc phát sinh do chấn thương hoặc yếu tố bệnh tật. Ngoài ra, tình trạng viêm, có sẹo ở các mô phía sau núm vú cũng có thể là nguyên nhân khởi phát hiện tượng này.
Nhiễm trùng tuyến vú có thể khiến núm vú bị tụt
Các mức độ tụt núm vú
Biểu hiện của tụt núm vú có sự khác nhau ở từng mức độ, cụ thể:
- Mức độ I: Núm vú bị tụt nhưng có thể kéo ra dễ dàng và duy trì được được khả năng nhô ra rất lâu mà không cần kéo liên tục. Bạn cũng có thể chỉ cần kích thích nhẹ nhàng vùng quầng vú hay véo nhẹ vùng niêm mạc quầng vú này cũng có thể làm núm vú nhô ra. Trong trường hợp này thường không có sự thiếu hụt mô tuyến, không có viêm, hay u xơ tuyến vú… Để khắc phục tình trạng tụt núm vú mức độ này có thể bạn chỉ cần dùng tay kéo núm vú ra thường xuyên, liên tục, cho con bú,...
- Mức độ II: Biểu hiện của tụt núm vú lúc này chỉ mới ở mức độ bình thường, bạn vẫn có thể kéo được ra tuy nhiên không quá dễ dàng. Bên cạnh đó, ngay sau khi kéo ra, núm vú lại tiếp tục có xu hướng tụt trở lại như cũ. Trong trường hợp này nếu như việc áp dụng các biện pháp thông thường không hiệu quả thì chị em cần thực hiện phẫu thuật.
- Mức độ III: Núm vú tụt cấp độ 3 sẽ bị lõm hẳn vào trong, rất khó kéo ra ngoài và thậm chí là thể không thể. Tình trạng này thường khởi phát do nguyên nhân ngắn tuyến sữa, thiếu hụt tổ chức mô liên kết tuyến vú, viêm nhiễm, u xơ tuyến vú. Trong trường hợp này, chị em bắt buộc phải sử dụng phương pháp phẫu thuật để kéo núm vú ra ngoài. Tùy mức độ, cũng như tính chất mô tuyến vú bên dưới mà bác sĩ sẽ có mức độ can thiệp khác nhau. Việc can thiệp phẫu thuật trong trường hợp sẽ ảnh hưởng ít nhiều, thậm chí làm mất hoàn toàn khả năng tiết sữa sau này.
Khi nào núm vú bị tụt gây nguy hiểm?
Hầu hết tình trạng núm vú bị tụt bẩm sinh đều không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên nếu quan tâm đến vấn đề thẩm mỹ, chị em vẫn có thể can thiệp điều trị.
Tụt núm vú kèm hiện tượng chảu dịch bất thường là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư vú
Hiện tượng phụ nữ cho con bú bị tụt núm vú
Hiện tượng phụ nữ cho con bú bị tụt núm vú chủ yếu xuất phát do sự ngắn của các ống tuyến sữa, thiểu sản hoặc thiếu hụt các tổ chức liên kết tuyến vú. Một số trường hợp khác gặp phải tình trạng này là do sự teo các tổ chức tuyến vú và tổ chức liên kết tuyến vú sau sinh.
Tuy nhiên, bạn cũng không loại trừ các nguyên nhân bệnh lý như viêm nhiễm, khối u tuyến vú gây co kéo làm ngắn các ống tuyến vú. Do vậy, với các trường hợp phụ nữ cho con bú bị tụt núm vú cần thiết phải được thăm khám kỹ càng để loại trừ các trường hợp bị viêm nhiễm, u tuyến vú,...
Vậy phụ nữ bị tụt núm vú có cho con bú được hay không? Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp, mẹ bỉm sữa hoàn toàn có thể nuôi con bằng sữa mẹ do dù đầu ti có bị tụt hay không. Nguyên nhân là do bộ phận này bị tụt nhưng chức năng của bầu vú vẫn bình thường. Điều này đồng nghĩa với việc tuyến sữa cũng không bị ảnh hưởng và hoạt động sản xuất sữa vẫn tiết ra đều. Tất nhiên, quá trình cho con bú của một bà mẹ bị tụt núm vú cũng trải qua những trở ngại nhất định. Cụ thể:
- Bé khó khăn trong việc bú sữa mẹ: Việc đầu ti quá phẳng, bị tụt vào trong hay quá to đều khiến bé khó ngậm ti hơn và dễ bị tuột ra ngoài. Tình trạng này nếu kéo dài lâu này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ do không thể bú đủ lượng sữa cần thiết.
- Dễ bị tắc sữa: Đầu ti bị thụt sâu vào trong khiến chị em đang cho con bú có nguy cơ cao bị tắc sữa. Lúc này, sữa không thể tiết ra được khi em bé thực hiện động tác bú, thậm chí là dùng máy hút sữa. Hiện tượng tắc tia sữa diễn ra lâu ngày không chỉ làm cho chị em đau nhức, dễ bị viêm ngực mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Hình ảnh minh họa kĩ thuật Hoffman điều trị tụt núm vú
Các bác sĩ khuyên chị em nên thực hiện kỹ thuật Hoffman 5 phút/lần với mỗi bên vú và áp dụng đều đặn 2 lần/ngày. Theo thời gian, núm vú sẽ hướng ra ngoài thường xuyên hơn. Nếu vẫn chưa rõ về kỹ thuật này, bạn nên liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.
Massage đầu vú
Massage đầu vú được xem là biện pháp chữa tụt núm vú cực kỳ đơn giản, hiệu quả. Việc thực hiện động tác này thường xuyên sẽ giúp ngực cũng như đầu ti to lên đáng kể.
Cách thực hiện:
- Sau khi tắm xong, chị em hãy dùng 1 tay nâng bầu vú lên, tay còn lại 1 thì bôi dầu dừa lên và thực hiện động tác massage xoay tròn theo chiều từ ngoài vào trong đến cho đến khi đầu vú hướng ra ngoài.
- Thực hiện động tác trên mỗi lần 5- 7 phút cho đến khi đầu vú giữ nguyên trạng thái cương cứng thì mới ngừng lại.
- Với cách massage này, bác sĩ khuyên chị em nên áp dụng từ 2 – 3 lần/tuần để có hiệu quả tốt nhất.
- Trong trường hợp chỉ bị tụt núm vú ở mức độ nhẹ thì khi mang thai từ tháng thứ 7 trở đi thì mỗi ngày khi đi tắm chị em cần rửa sạch 2 đầu vú bằng nước lạnh và kéo nhẹ chúng. Việc này vẫn có thể làm cải thiện tình trạng trên một cách hiệu quả. Chú ý, tuyệt đối không được vê hay kích thích mạnh núm vú bới nó rất dễ làm tăng nguy cơ đẻ non.
Cách làm nhũ hoa nhô lên bằng miếng bảo vệ núm vú
Miếng bảo vệ nhũ hoa được bày bán rất nhiều ở các cửa hàng dành cho cho mẹ và bé hoặc các trang thương mại điện tử. Nó là một dụng cụ dạng đĩa tròn, mềm và mỏng có một lỗ nhỏ ở giữa để đẩy núm vú ra phía ngoài.
Miếng dán sẽ tạo áp lực nhất định lên núm vú để giữ nó nhô ra. Đáng chú ý, cả hai phái đều có thể sử dụng dụng cụ này. Ngoài ra,nó còn có thể kích thích tiết sữa đối với phụ nữ đang cho con bú.
Cách làm ống tiêm kéo núm vú bị tụt
Với các điều trị tụt núm vú này, bạn cần thực hiện theo bước sau:
- Chuẩn bị xi lanh 10ml sạch, không có kim tiêm. Chú ý kích cỡ của ống tiêm còn phụ thuộc vào độ lớn núm vú của bạn.
- Dùng kéo sạch và sắc để cắt ống tiêm ngay vạch 0ml. Tiếp đó, tháo pít tông ra và gắn lại ở phía đầu vừa cắt rồi nhấn nó vào sâu trong xy lanh.
- Áp đầu ống tiêm không cắt lên núm vú và kéo pít tông ra để cho núm vú nhô lên. Chú ý, không nên dùng lực kéo quá mạnh để tránh khiến đầu ti bị tổn thương.
- Trước khi tháo xilanh ra bạn, chị em hãy nhấn pít tông vào trong một chút để dễ dàng thực hiện thao tác này hơn.
- Khi bạn đã kéo đầu ti bằng ống xi lanh xong, bạn cần tháo rời các phần ra rồi vệ sinh bằng nước nóng và xà phòng.
Ngoài ra, nếu không muốn sử dụng ống tiêm tự chế, chị em cũng có thể tìm mua Evert-It. Đây là một thiết bị y tế cũng có thiết kế và tác dụng tương tự.
Sử dụng máy Niplett
Máy Niplett là một thiết bị có tác dụng làm dài ống dẫn sữa thông qua việc kéo đầu ti trong một khoảng thời gian dài. Loại máy này có cấu tạo nhỏ, trong, làm bằng chất liệu nhựa và có thể đeo trên ngực dưới lớp áo.
Cách làm nhũ hoa nhô lên bằng máy Niplett:
- Rửa sạch đầu vú và lau khô.
- Bôi một ít dầu dưỡng lên đầu vú và máy Niplett.
- Gắn xilanh vào đầu hở ra của van máy và nhấn mạnh.
- Áp máy Niplett vào đầu ngực bằng một tay và dùng tay còn lại để kéo xilanh. Chú ý đừng kéo quá mạnh vì bạn núm vú của bạn có thể bị đau.
- Khi núm vú đã nhô ra ngoài cũng là lúc chị em cần gỡ máy ra. Giữ phần van và gỡ xilanh thật cẩn thận, nhẹ nhàng. Đây là bước rất dễ làm không khí vào ống khiến xilanh bị rớt ra. Bởi vậy, để tháo được dễ dàng bạn phải đẩy xilanh vào van nhằm phá vỡ môi trường chân không.
- Áp dụng cách kéo đầu vú bị tụt bằng máy Niplett trong khoảng 1 giờ và từ từ tăng thêm 1 tiếng mỗi ngày. Tiếp tục tăng tần suất sử dụng kỹ thuật này tới khi bạn đạt 8 tiếng hàng ngày.
Phẫu thuật xỏ khuyên giúp kéo núm vú bị tụt
Phẫu thuật xỏ khuyên kéo nhũ hoa được xem là loại phẫu thuật ngoại trú ngắn hạn nên chị em sẽ được về nhà trong ngày và sinh hoạt bình thường vào ngày hôm sau. Tuy nhiên, bạn cũng có thể gặp phải một số rủi ro như:
- Thiểu dưỡng núm vú sau khi thực hiện phẫu thuật gây hoại tử núm: Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do sự can thiệp rộng và thô bạo vào các tổ chức mô nuôi dưỡng núm vú. Ngoài ra, việc khâu cố định núm vú quá chặt cũng làm tắc các nguồn nuôi dưỡng tới phần núm vú. Biến chứng này thường chỉ xảy ra khi tay nghề bác sĩ kém và với các trường hợp núm tụt độ III.
- Các rủi ro khác: Gồm núm tụt trở lại; nhiễm trùng; chảy máu núm vú, tổn thương mô tuyến; sẹo, 2 núm vú không cân đối, giảm khả năng tiết sữa, mất cảm giác ở vú.
Bởi vậy để được điều trị tụt núm vú hiệu quả bằng phương pháp phẫu thuật an toàn, hiệu quả, chị em nên liên hệ tới các cơ sở y tế có trình độ chuyên môn về lĩnh vực này. Có như vậy các biến chứng có thể xảy ra mới được hạn chế tối đa.
Ngoài ra, chị em cũng cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ trước và sau phẫu thuật. Nếu như bạn phải đeo băng sau phẫu thuật thì tốt nhất hãy thay băng mỗi ngày và sát trùng vết thương. Nếu thấy các dấu hiệu lạ như đau, bầm, sưng và khó chịu tại vị trí núm vú thì hãy liên hệ bác sĩ ngay.
Như vậy, tụt núm vú có thể do bẩm sinh hoặc khởi phát do nguyên nhân bệnh lý, trong đó có ung thư vú. Bởi vậy khi thấy hiện tượng này, chị em cần tới bệnh viện để thăm khám bác sĩ ngay, nhằm tránh tối đa các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe sau này.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG
Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà NộiTổng đài tư vấn: 19001806Website: https://benhvienphuongdong.vn
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
25,166Bài viết hữu ích?
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Đăng ký ngayBÀI VIẾT MỚI
Từ khóa » Hình ảnh Vú Miệng đĩa
-
Hình ảnh Núm Vú Bị Tụt Vào Trong - NGÔ MỘNG HÙNG
-
Núm Vú Tụt Tổ đĩa - Bs Phạm Quang Nhật - Phó Trưởng Khoa Bv Từ Dũ
-
Cách Chữa Núm Vú Bị Tụt đơn Giản Và Hiệu Quả | Vinmec
-
Núm Vú Tụt Vào Trong: 5 Nguyên Nhân, 5 Cách Khắc Phục
-
Kéo Núm Vú Tụt An Toàn Và Hiệu Quả Lâu Bền
-
Phẫu Thuật Tạo Hình Núm Vú Bị Tụt đẹp Tự Nhiên - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Núm Vú Bị Tụt Vào Trong Có đáng Lo?
-
Núm Vú Bị Thụt - Cách Xử Lý Hiệu Quả Như Thế Nào Bạn đã Biết?
-
Chuyên Gia Chia Sẻ Hình ảnh 8 Loại Núm Vú: Thế Nào Là "bình Thường ...
-
Núm Vú Bị Thụt Và Làm Thế Nào để Nhũ Hoa Nhô Lên? | Medlatec
-
Vợ Sắp Cưới Không Có Núm Vú Nên Không Lấy Nữa | VOV.VN
-
Nỗi Lo Của Bạn Gái Khi đầu Ngực Bị Tụt Vào Trong - Kenh14
-
6 CÁCH ĐỂ CHO CON BÚ KHI NÚM VÚ PHẲNG, DẸT HOẶC THỤT ...
-
Những Căn Bệnh điển Hình Của 'núi đôi'