[Tutorial] Cách đọc Tab Kalimba | Facebook

FacebookTham gia hoặc đăng nhập Facebook   Email hoặc điện thoạiMật khẩuBạn quên tài khoản ư?Đăng nhậpBạn có muốn tham gia Facebook không?Đăng kýĐăng ký[Tutorial] Cách đọc tab KalimbaKent Nguyen·Thứ Tư, 27 tháng 6, 2018·Nhóm công khaiNếu mỗi lần bạn thấy mình khoe bài cover mới trên group, bạn hào hứng tải tab kèm theo, mở file tab ra và mặt bạn lúc đó như thế này:
vẻ mặt của người chưa biết đọc kalimba tab
... thì bài viết này là dành cho bạn

Vì sao nên học đọc tab Kalimba?

ví dụ một bản cảm âm có số
Những bạn mới tập vì chưa quen nhìn tab có thể tập theo những bản cảm âm (có tên nốt CDEFG... hoặc số 12345.. như ảnh bên), nhưng sẽ gặp một số nhược điểm sau:
  • Hầu như không có thông tin về trường độ và nhịp điệu của nốt.
  • Không thể hiện được hợp âm, nên đánh sẽ đơn điệu, không hay.
  • Đàn phải có dán/khắc tên nốt/số mới chơi được, và vì thế khó chơi nhanh.
  • Sẽ không chơi được đa số các bài khác vì đều viết theo tab tiêu chuẩn.
  • Ngoài ra những bài tune theo giọng khác cũng sẽ không chơi được vì nốt sẽ không giống như bản cảm âm.
Cho nên, nếu bạn thực sự yêu thích Kalimba và muốn gắn bó lâu dài với nhạc cụ đơn giản nhưng kỳ diệu này, hãy dành chút thời gian làm quen với tab Kalimba tiêu chuẩn, để mở rộng khả năng đánh đàn của mình nhé!

Các thành phần của tab

  1. Số chỉ nhịp:Đa số các bài sẽ có nhịp là 3/4 (một khung có 3 nhịp 1-2-3) hoặc 4/4 (một khung có 4 nhịp 1-2-3-4)
  2. Tốc độ:T=90 tức là một phút sẽ có 90 nhịp. Các bạn có thể tải những app đánh nhịp trên điện thoại (Metronome) để thử nghiệm và tập theo, rất có ích.

Các loại nốt trong tab

Kalimba tab dùng y hệt những kỹ hiệu nốt cơ bản trong sheet các nhạc cụ khác.
  • Nốt đen: Là đơn vị nhịp của đa số bài. Với nhịp 4/4, một khung có 4 nốt đen (với nhịp 3/4 thì là 3 nốt đen). Video dưới đây minh hoạ 4 nốt đen ở vị trí G:
  • Nốt trắng: Dài gấp đôi nốt đen, tức là một khung nhịp 4/4 sẽ có 2 nốt trắng:
  • Nốt tròn: Dài gấp đôi nốt trắng, một khung nhịp 4/4 chỉ đủ chỗ cho 1 nốt tròn:
Các nốt sau thì ngắn hơn nốt đen:
  • Nốt móc đơn: Dài bằng một nửa nốt đen, tức là một khung 4/4 có thể chứa tối đa 8 nốt móc đơn.
Nhiều lúc bản nhạc sẽ nối các nốt móc đơn lại với nhau cho dễ nhìn, nhưng nhịp/trường độ vẫn giữ nguyên:
  • Nốt móc kép: bằng một nửa nốt móc đơn. Trong video dưới đây, mỗi nhịp gồm 1 nốt móc đơn và 2 nốt móc kép, hai nhịp cuối thể hiện cách nối nốt móc thường thấy trong nhiều tab nhạc:
Để tổng hợp lại, có thể tham khảo chart sau đây (bao gồm cả nốt lặng - ký hiệu để nghỉ, ko đánh nốt gì):
nguồn: http://hocdanghita.net/tim-hieu-not-nhac-va-dau-lang/
Đến đây, các bạn có thể đánh được phần lớn các bài rồi Một số bài nâng cao hơn sẽ sử dụng các ký hiệu sau:
  • Ngoặc nối để ngân nốt: trong tab kalimba, ngoặc chỉ được dùng để nối các nốt giống hệt nhau, để kéo dài trường độ của các nốt đó. Ở ví dụ sau đây, ngoặc được dùng để nối 3 nốt đen ở D, và sau đó là 3 nốt móc đơn ở B.
  • Nốt chấm dôi: Thay vì dùng ngoặc nối 3 nốt như trên, ta có thể thêm dấu chấm vào một nốt để độ dài của nốt đó tăng lên gấp rưỡi:
Chart dưới đây giải thích rõ hơn dấu chấm dôi cho các nốt khác:
Để kết thúc bài tutorial, các bạn thử tập một đoạn nhỏ sau nhé:Chúc các bạn từ giờ đọc & chơi được những bài kalimba thật hay! Mãi yêu thương ❤️-- Kent Nguyen
  • Tiếng Việt
  • English (UK)
  • 中文(台灣)
  • 한국어
  • 日本語
  • Français (France)
  • ภาษาไทย
  • Español
  • Português (Brasil)
  • Deutsch
  • Italiano
  • Đăng ký
  • Đăng nhập
  • Messenger
  • Facebook Lite
  • Video
  • Địa điểm
  • Trò chơi
  • Marketplace
  • Meta Pay
  • Cửa hàng trên Meta
  • Meta Quest
  • Ray-Ban Meta
  • Meta AI
  • Instagram
  • Threads
  • Chiến dịch gây quỹ
  • Dịch vụ
  • Trung tâm thông tin bỏ phiếu
  • Chính sách quyền riêng tư
  • Trung tâm quyền riêng tư
  • Nhóm
  • Giới thiệu
  • Tạo quảng cáo
  • Tạo Trang
  • Nhà phát triển
  • Tuyển dụng
  • Cookie
  • Lựa chọn quảng cáo
  • Điều khoản
  • Trợ giúp
  • Tải thông tin liên hệ lên & đối tượng không phải người dùng
  • Cài đặt
  • Nhật ký hoạt động
Meta © 2025

Từ khóa » Nốt Trên Kalimba