Tuyến Cáp Treo Yên Tử - Trọn Bộ Thông Tin Bạn Cần
Có thể bạn quan tâm
Chùa Yên Tử tại Quảng Ninh từ trước đến nay vẫn nổi tiếng là ngôi chùa linh thiêng nhất Việt Nam. Hàng năm, cứ mỗi độ xuân về, hàng ngàn du khách thập phương cùng hướng về Quảng Ninh và lên chùa Yên Tử để cầu mong bình an suốt một năm. Với tổng chiều dài đường bộ để lên đỉnh Yên Tử (chùa Đồng) là khoảng 6000m, trước đây các du khách phải đi bộ liên tục 6 giờ qua hàng ngàn bậc đá, đường rừng núi...Kể từ khi hệ thống cáp treo Yên Tử được xây dựng vào năm 2001, du khách đã có thể tìm về chốn linh thiêng một cách dễ dàng hơn. Bài viết này hãy cùng Cuồng du lịch tìm hiểu trọn bộ thông tin mới nhất về tuyến cáp treo Yên Tử.
Du khách hành hương đến chùa Yên Tử
Cáp treo Yên Tử dài bao nhiêu?
Hành hương Yên Tử là một cuộc leo núi đầy thú vị. Tuy nhiên du khách sẽ có cảm giác khác hơn nữa khi thực hiện cuộc hành trình ấy bằng phương tiện cáp treo để chiêm ngưỡng rừng nguyên sinh Yên Tử từ trên cao. Cáp treo Yên Tử sẽ đưa du khách từ độ cao khoảng 50m lên độ cao 450m so với mực nước biển.
Tổng tuyến cáp treo Yên Tử có độ dài 2.104m bao gồm 2 tuyến tương ứng với 2 chặng từ thung lũng Giải Oan lên chùa Hoa Yên, và từ chùa Một Mái lên khu tượng An Kỳ Sinh.
Sơ đồ toàn tuyến cáp treo Yên Tử
Hệ thống cáp treo Yên Tử được đầu tư bởi Công ty cổ phần phát triển Tùng Lâm, do hãng POMA (Pháp) sản xuất, đạt tiêu chuẩn An toàn hàng không châu Âu với nét độc đáo hài hòa kiến trúc truyền thống và kỹ thuật hiện đại giữa thiên nhiên hùng vĩ, trong không gian thiêng liêng, giúp du khách tiết kiệm thời gian, tận hưởng cảm giác phiêu bồng trên không trung, thưởng ngoạn cảnh thiên nhiên kỳ vĩ và biến ảo.
Hệ thống cáp treo Yên Tử có 2 chặng:
- Chặng 1: tuyến cáp treo Hoàng Long có độ dài 1,2km, với 35 ca-bin, tốc độ tối đa 6m/s, công suất vận chuyển 2.400 khách/giờ. Đây là hệ thống cáp treo đầu tiên được xây dựng ở miền Bắc năm 2001 và được nâng cấp năm 2008. Tuyến đường cáp treo bắt đầu từ chân núi lên đến tháp tổ Huệ Quang. Ngồi trong cáp treo, quí khách có thể ngắm nhìn vẻ đẹp nguyên sinh của rừng quốc gia Yên Tử.
- Chặng 2: Tuyến cáp treo Bạch Long với độ dài 900m sẽ đưa du khách đi từ điểm phía đông chùa Một Mái đến gần khu tượng An Kỳ Sinh, đến gần hơn với đỉnh thiêng Yên Tử. Du khách sẽ được trải nghiệm cảm giác bồng bềnh phiêu du trong mây ngàn hay ngắm nhìn bầu trời xanh ngát. Có tổng 38 ca-bin, tốc độ tối đa 5m/s, công suất vận chuyển 1.800 khách/giờ. Tuyến cáp được xây dựng năm 2007.
Bảng giá vé cáp treo Yên Tử
- Tuyến 1 (Chùa Giải Oan – Chùa Hoa Yên): Một chiều 200.000 đồng/người – Khứ hồi 280.000 đồng/ người
- Tuyến 2 (Chùa Một Mái – Chùa An Kỳ Sinh): Một chiều 200.000 đồng/người – Khứ hồi 280.000 đồng/người
- Chiều xuống 2 tuyến: 280.000đồng/người
- Khứ hồi 2 tuyến: 350.000đ/người
- Lên 1 chặng + xuống 2 chặng (trường hợp khách đi bộ nửa đường sau đó mua vé cáp treo nửa còn lại + xuống một mạch) giá vé là: 350.000đ/ người
Lưu ý: Đối tượng được miễn vé cáp treo Yên Tử:
- Tăng ni
- Người già trên 70 tuổi (có giấy CMND / thẻ người cao tuổi)
- Thương binh (có thẻ thương binh)
- Trẻ em cao dưới 1,2m
Thời gian hoạt động của cáp treo Yên Tử
- Mùa lễ hội: tháng 1 – tháng 3 âm lịch phục vụ từ 05:00 đến 20:00 hàng ngày.
- Thời gian còn lại: tháng 4 – tháng 12 âm lịch phục vụ từ 07:00 đến 18:00 hàng ngày.
Cáp treo Yên Tử phục vụ tất cả các ngày trong tuần
Các câu hỏi liên quan đến cáp treo Yên Tử
Mua vé cáp treo Yên Tử ở đâu?
- Cách 1: Bạn mua vé cáp treo tại phòng vé ngay chân núi Yên Tử
- Cách 2: Mua vé qua các đại lý vé của Tùng Lâm để được hưởng giá ưu đãi hơn
Vé cáp treo Yên tử bao nhiêu tiền?
Giá vé cáp treo Yên Tử khứ hồi toàn tuyến là 350.000đ/ 1 người. Mua riêng vé một chiều là 200.000đ/ 1 người/ 1 tuyến. Với người già trên 70 tuổi, thương binh và trẻ em dưới 1m2 sẽ được miễn phí vé cáp treo Yên Tử.
Lịch trình tham khảo Cáp treo Yến tử:
- Quý khách đi cáp treo lên chùa Hoa Yên, dâng hương lễ phật, chiêm bái Chùa Một Mái,..
- Tiếp tục đi cáp treo tuyến hai để lên đỉnh Vân Tượng ở độ cao 1.068m so với mực nước biển, chiêm bái tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông, Tượng An Kỳ Sinh và dâng hương lễ phật tại Chùa Đồng.
- Cáp treo đưa Quý khách xuống dưới chân núi, lên xe điện di chuyển ra bãi đỗ xe trung tâm
Những địa điểm nên thăm quan khi đến Yên Tử
Nói đến Yên Tử, chắc hẳn khách du lịch sẽ nghĩ ngay đến các địa điểm như chùa Đồng, suối Giải Oan, chùa Giải Oan, chùa một mái,… Vậy đến khu du lịch Chùa Yên Tử có những gì? Hãy cùng Cuồng du lịch tìm hiểu tiếp nào.
Chùa Trình/đền Trình: Để lên được đỉnh núi chùa Yên Tử, hành khách có thể ghé thăm chùa Trình vừa để hành hương, làm lễ vừa để nghỉ chân sau những giờ di chuyển mệt nhọc trên ô tô.
Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử: Cũng giống như trường đại học, đây là nơi để tu học của các nhà sư và cư sĩ. Du khách cũng có thể ghé thăm nơi nây một chút rồi tiếp tục cuộc hành trình lên suối Giải Oan.
Suối Giải Oan, chùa Giải Oan: Nơi đây tương truyền rằng những cung nữ, phi tần của vua Trần Nhân Tông vì quá yêu vua, muốn lên núi cầu xin vua trở lại triều đình nhưng không được, các bà đằm mình xuống suối tự vẫn. Tại đây, có cây cầu dài khoảng 10m, tuy không được trang trí cầu kỳ nhưng vẫn toát lên nét cổ kính. Chùa Giải Oan còn có tên gọi khác nữa là chùa Hạ, đây là một trong 3 ngôi chùa chính trên núi Yên Tử. Chùa có cấu trúc hình chữ “đinh”, bao gồm 5 gian và hậu cung. Trước sân chùa Giải Oan sum suê từng khóm loa kèn màu hoàng yến chen lẫn màu trắng mịn, xung quanh chùa có 6 ngọn tháp, lớn nhất là tháp mộ vua Trần Nhân Tông, hai bên là tháp mộ sư Pháp Loa và sư Huyền Quang.
Tháp Huệ Quang: Nơi đây cất giữ một phần xá lị của vua Trần Nhân Tông, phần còn lại được thờ ở khu đền Trần ở Nam Định.
Chùa Hoa Yên: Chùa Hoa Yên còn có tên gọi khác là chùa Cả, chùa Phù Vân hay chùa Trung (vì nó nằm ở vị trí trung tâm của núi Yên Tử). Nó nằm ở độ cao 543m, với nhiều hàng cây tùng cổ xưa, được trồng từ lúc vua Nhân Tông lên tu hành Yên Tử. Đây là ngôi chùa lớn nhất khu di tích Yên Tử và là ngôi chùa trung tâm trong khu di tích Yên Tử. Khi xưa chùa Hoa Yên là nơi Phật Hoàng giảng đạo.
An Kỳ Sinh và tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông: Nơi đây có bức tượng của một vị tu sĩ hóa đá và bức tượng Phật Hoàng bằng đồng rất lớn.
Chùa Đồng: Nằm ở độ cao 1.068m, chùa Đồng được coi là ngôi chùa cao nhất Việt Nam. Ngôi chùa này được khởi dựng vào thời nhà Hậu Lê với tên gọi Thiên Trúc Tự. Ngày nay chùa đã được trùng tu và tôn tạo nhiều. Chùa đã được đúc bằng đồng nguyên chất với chiều dài 4,6m, chiều rộng 3,6m, cao 3,35m và nặng hơn 70 tấn. Ngôi chùa này như một đài sen thờ đức phật Thích Ca Mâu Ni và ba vị tổ thiền phái Trúc Lâm.ngôi chùa cao nhất đỉnh núi. Khi đứng trên đỉnh núi, du khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh vùng Đông Bắc rộng lớn với những đảo nhỏ thấp thoáng trong Vịnh Hạ Long như một bức tranh, xa hơn là sông Bạch Đằng.
Tham quan khu du lịch Yên Tử ăn ở đâu?
Điểm đến Yên Tử mang đến nhiều trải nghiệm ẩm thực đặc sắc trong không gian văn hóa, lịch sử, thiên nhiên thơ mộng gồm ẩm thực phong phú các món Á - Âu khác tại nhà hàng trong Làng Hành hương Yên Tử hay Legacy Yên Tử - MGallery. Yên Tử là nơi khai sinh Phật giáo Trúc Lâm nên mỗi nhà hàng đều có các lựa chọn ăn chay phong phú và việc thực hành "Bữa cơm chính niệm" - một trải nghiệm ẩm thực trong tinh thần Phật giáo được khích lệ tới mỗi thực khách.
Làng Hành hương Yên Tử có ba địa điểm phục vụ ăn uống cả ngày với sức chứa lên tới 1.600 người và quán Thiền Trà phục vụ đồ ăn nhẹ và đồ uống địa phương.
- Nhà hàng cơm quê trong làng: Lấy cảm hứng từ chợ làng quê xưa của Việt Nam, phục vụ các món ăn thuần Việt theo phong cách truyền thống với giá cả phải chăng.
- Nhà hàng Tùng Lâm: Nhà hàng với phong cách nhà sàn của người dân tộc ở vùng núi phía Bắc Việt Nam phục vụ cả ngày các đồ ăn tự chọn, gọi món, ăn uống theo nhóm gia đình và thực đơn chọn sẵn.
- Nhà hàng Cơm chay Làng Nương: Phục vụ các món ăn chay, bổ dưỡng với nguyên liệu tươi ngon.
- Thiền Trà: Nơi thưởng thức cà phê, trà, thức ăn nhanh, đồ ăn nhẹ và kem với phong cách địa phương.
Ghé thăm Legacy Yên Tử - MGallery, thực khách không thể quên nhà hàng Thọ Quang, nơi tổ chức yến tiệc cung đình thời Trần, để khám phá hương vị và phong cách ẩm thực truyền thống Việt trong không gian tinh tế của thương hiệu MGallery. Công thức chế biến truyền thống và các nông sản sạch được nuôi trồng tại địa phương chắc chắn sẽ mang đến một trải nghiệm khó quên tới mỗi thực khách.
Đến Yên Tử ở đâu?
Nằm trong khu Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm Yên Tử, dãy phòng nghỉ Làng Nương Yên Tử có tổng cộng 9 khu nhà với 90 phòng, với các tên gọi: Hương Sen - Hương Trầm - Hương Hoa Hồng - Hương Nhài - Hương Chanh - Hương Cau - Hương Bài - Hương Sả - Hương Bưởi
Vị trí các khu nhà được bố trí dọc con đường Làng Hành Hương, từ đầu cổng làng, đến đình làng phù hợp cho việc nghỉ ngơi, tham quan và tham gia các hoạt động truyền thống tại Yên Tử.
Yên Tử là điểm du lịch tâm linh mà bất kì người dân miền Bắc nào cũng đều viếng thăm một lần. Hy vọng với toàn bộ thông tin về tuyến cáp treo Yên Tử trên đây, du khách có thể yên tâm dành thời gian khám phá Yên Tử.
Tags: vé cáp treoTừ khóa » Giá Vé Cáp Treo Yên Tử 2020
-
Cập Nhật Giá Vé Cáp Treo Yên Tử Năm 2022 Kèm Kinh Nghiệm
-
Kinh Nghiệm Đi Tour Du Lịch Yên Tử Cập Nhật 2022
-
Cập Nhật Giá Vé Cáp Treo Yên Tử Mới Nhất 2020 - Smile Travel
-
Hệ Thống Cáp Treo - Yên Tử | Hành Trình Trở Về Chính Mình
-
Giá Vé Cáp Treo Khu Du Lịch Tây Yên Tử Bắc Giang
-
Giá Vé Cáp Treo Yên Tử, Tham Quan Thắng Cảnh Cập Nhật 2022
-
Xu Hướng 7/2022 # Cập Nhật Giá Vé Cáp Treo Yên Tử Mới Nhất ...
-
Tuyến Cáp Treo Tây Yên Tử Bắc Giang - PYS Travel
-
Vé Cáp Treo Yên Tử Giảm Mạnh để Kích Cầu Du Lịch - Báo Thanh Niên
-
Tour Yên Tử Giá Rẻ Kinh Nghiệm Du Lịch Cập Nhật 2022
-
Giảm Giá Vé Cáp Treo Yên Tử - Báo Quảng Ninh điện Tử
-
Giá Vé Cáp Treo Yên Tử - Cập Nhật Mới Nhất - LinkedIn
-
Vé Cáp Treo Núi Yên Tử [Quảng Ninh] - Saigontourist
-
Đề Xuất 7/2022 # Giá Vé Cáp Treo Yên Tử Năm 2022 # Top Like