Tuyển Chọn 20 Bài Thuyết Minh Về Cây Bút Bi đạt điểm Cao
Có thể bạn quan tâm
Thuyết minh về cây bút bi lớp 8
- Dàn ý thuyết minh về cây bút bi
- Dàn ý thuyết minh về cây bút bi mẫu 1
- Dàn ý thuyết minh về cây bút bi mẫu 2
- Bài văn mẫu Thuyết minh về cây bút bi
- Thuyết minh về cây bút mẫu 1
- Thuyết minh về cây bút mẫu 2
- Thuyết minh về cây bút mẫu 3
- Thuyết minh về cây bút mẫu 4
- Thuyết minh về cây bút mẫu 5
- Thuyết minh về cây bút bi mẫu 6
- Bài văn thuyết minh về cây bút bi mẫu 7
- Thuyết minh bút bi mẫu 8
Bài văn mẫu lớp 8: Thuyết minh về cây bút bi là tài liệu văn mẫu lớp 8 hay cho các em tham khảo. Đối với các em đồ dùng không thể thiếu là cây bút, loại bút gần gũi với các em nhất đó là chiếc bút bi vì bút bi đơn giản, tiện lợi, kiểu dáng nhỏ gọn và đẹp. Mời các bạn tham khảo tài liệu Thuyết minh về chiếc bút bi để hiểu rõ hơn về nguồn gốc cũng như cấu tạo của bút bi nhé. Mời các bạn tải về để xem toàn bộ 2 mẫu dàn ý và 20 bài văn mẫu Thuyết minh về chiếc bút bi.
- TOP 10 Bài Thuyết minh về đồ dùng học tập hay nhất
Dàn ý thuyết minh về cây bút bi
Dàn ý thuyết minh về cây bút bi mẫu 1
I. Mở bài: Giới thiệu chung về tầm quan trọng của bút bi.
“Nét chữ là nết người”. Thật vậy, câu thành ngữ ngắn gọn đã đi sâu vào trong tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam, nhắc nhở ta về học tập cũng như tầm quan trọng của nét chữ. Bởi học tập là một quá trình đầy khó khăn vất vả để xây dựng những nhân tài phục vụ cho tổ quốc ngày càng tươi đẹp. Và trong quá trình gian nan đó, đóng góp một công lao không nhỏ chính là cây bút bi.
II. Thân bài:
1. Nguồn gốc, xuất xứ:
Được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những năm 1930 quyết định và nghiên cứu. Ông phát hiện mực in giấy rất nhanh khô cứu tạo ra một loại bút sử dụng mực như thế
2. Cấu tạo: 2 bộ phận chính:
- Vỏ bút: Ống trụ tròn dài từ 14-15 cm được làm bằng nhựa dẻo hoặc nhựa màu, trên thân thường có các thông số ghi ngày, nơi sản xuất.
- Ruột bút: Bên trong, làm từ nhựa dẻo, chứa mực đặc hoặc mực nước.
- Bộ phận đi kèm: Lò xo, nút bấm, nắp đậy, trên ngoài vỏ có đai để gắn vào túi áo, vở.
3. Phân loại:
- Kiểu dáng và màu sắc khác nhau tùy theo lứa tuổi và thị hiếu của người tiêu dùng.
- Màu sắc đẹp, nhiều kiểu dáng (có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa trong bài)
- Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện nhiều thương hiệu bút nổi tiếng.
4. Nguyên lý hoạt động, bảo quản (có sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa trong bài viết)
- Nguyên lý hoạt động: Mũi bút chứa viên bi nhỏ, khi viết lăn ra mực để tạo chữ.
- Bảo quản: Cẩn thận.
5. Ưu điểm, khuyết điểm:
- Ưu điểm:
+ Bền, đẹp, nhỏ gọn, dễ vận chuyển.
+ Giá thành rẻ, phù hợp với học sinh.
- Khuyết điểm:
+ Vì viết được nhanh nên dễ giây mực và chữ không được đẹp. Nhưng nếu cẩn thận thì sẽ tạo nên những nét chữ đẹp mê hồn.
- Phong trào: “Góp bút Thiên Long, cùng bạn đến trường” khơi nguồn sáng tạo.
6. Ý nghĩa:
- Càng ngày càng khẳng định rõ vị trí của mình.
- Những chiếc bút xinh xinh nằm trong hộp bút thể hiện được nét thẩm mỹ của mỗi con người
- Dùng để viết, để vẽ.
- Những anh chị bút thể hiện tâm trạng.
Như người bạn đồng hành thể hiện ước mơ, hoài bão...của con người.
“Hãy cho tôi biết nét chữ của bạn, tôi sẽ biết bạn là ai.”
III. Kết bài:
Kết luận và nhấn mạnh tầm quan trọng của cây bút bi trong cuộc sống.
Dàn ý thuyết minh về cây bút bi mẫu 2
1. Mở bài
Giới thiệu, dẫn dắt vào đề bài: cây bút bi (trực tiếp hoặc gián tiếp).
2. Thân bài
a. Lịch sử hình thành và khái quát chung về cây bút
Bút bi được phát minh do một nhà báo người Hungary có tên Lazso Biro.
Khái quát chung: cây bút có nhiều giá thành khác nhau phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng, rất phổ biến trong xã hội, được con người sử dụng hằng ngày để học tập và làm việc…
b. Thuyết minh chi tiết
Bút bi dài khoảng 20cm, hình trụ thon dài.
Chia thành 2 bộ phận chính: vỏ bút và ruột bút.
- Vỏ bút: làm bằng nhựa hoặc kim loại, đơn giản hoặc có nhưng họa tiết bắt mắt.
- Ruột bút: bao gồm phần ống mực và đầu bút. Ống mực thuôn dài, làm bằng nhựa dẻo, rỗng bên trong, là nơi để chứa mực. Đầu bút làm bằng kim loại và có gắn một viên bi tròn rất nhỏ (khoảng 0,5 - 1mm) là nơi để mực chảy ra khi ta viết.
Dựa vào cấu tạo, có hai loại bút chính: bút bấm vào bút nắp:
- Bút bấm: trong phần ruột bút thường có gắn 1 chiếc lò xo có đàn hồi tốt, phần đầu bút có chức năng bấm để mở hoặc tắt bút khi kết hợp cùng chiếc lò xo.
- Bút nắp: thường không có lò xo, phần đầu bút cấu tạo đơn giản hơn bút bấm và có một chiếc nắp để mở ra đóng vào khi cần hoặc không cần sử dụng.
Dựa vào thời hạn sử dụng, người ta chia bút bi thành bút bi sử dụng một lần và nhiều lần:
- Bút bi sử dụng một lần: thường làm bằng nhựa, sử dụng một lần rồi bỏ. Tuy nhiên, hiện nay người ta cải tiến hơn nên đã sản xuất ruột bút để có thể thay khi hết mực, nhưng do có giá thành rẻ nên người sử dụng thường bỏ khi hết mực.
- Bút bi sử dụng nhiều lần: sau khi bút hết mực, chúng ta có thể bơm loại mực chuyên dụng của nó hoặc thay ruột cho bút để sử dụng nhiều lần.
Giá thành: bút bi đa dạng về chủng loại nên có giá thành khác nhau. Loại phổ thông có giá tiền dao động từ 3000 - 15.000 đồng. Loại cao cấp hơn có giá tiền lên đến hàng trăm nghìn, thậm chí là hàng triệu đồng.
c. Công dụng
Bút bi vô cùng phổ biến trong cuộc sống mà ai ai cũng cần dùng đến và hầu như đều sở hữu. Nó giúp chúng ta ghi chép lại kiến thức, những điều cần thiết… mỗi người học sinh chúng ta trưởng thành đều từ những con chữ được viết bằng bút bi.
3. Kết bài
Khẳng định lại vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của bút bi.
Bài văn mẫu Thuyết minh về cây bút bi
Thuyết minh về cây bút mẫu 1
Một trong những đồ vật bất ly thân vô cùng quan trọng đó chính là cây bút bi. Đã từ rất lâu cây bút trở thành một vật dụng gắn bó mật thiết với chúng ta mọi lúc mọi nơi, giúp chúng ta ghi chép lại mọi thứ quan trọng.
Đầu tiên chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu sơ qua về chiếc bút. Bút bi là một đồ vật mà ai cũng biết đến bởi vì nó vô cùng thông dụng trong cuộc sống hàng ngày. Bút bi có chứa một ống mực đặc biệt, khi viết, mực được in trên giấy là nhờ sự chuyển động lăn của viên bi nhỏ bên trong, với đường kính khoảng từ 0,5 đến 1,2 mm, gắn nơi đầu ống mực. Điều đặc biệt là loại mực của bút bi khô rất nhanh, ngay khi chúng ta vừa viết lên giấy nó đã khô mà không bị lem ra. Những chiếc bi vừa thuận tiện, rẻ tiền mà dùng đi dùng lại được nhiều lần, đã tạo ra một cuộc cách mạng trong chữ viết của con người. Chiếc bút bi được ra đời bắt nguồn từ một người tên là John Loud có quốc tịch Mỹ đã xin cấp bằng sáng chế bút bi vào năm 1888 nhưng không được bán ra. Cho đến năm 1938, một nhà báo người Hungary mới giới thiệu loại bút bi hiện đại. Vào những năm 1930, Laszlo Biro làm cộng tác viên biên tập cho một tờ báo chí nhỏ. Điều làm ông thất vọng là việc những cây bút máy luôn làm bẩn giấy tờ và thường xuyên bị hỏng. Với sự thông minh của mình cộng với được sự giúp đỡ của anh trai tên George, là một kĩ sư hóa học, Biro bắt đầu công việc thiết kế ra một loại bút mới. Biro lắp vào đầu bút một viên bi nhỏ, nó có thể xoay tự do trong một cái hốc. Khi di chuyển đầu bút trên mặt giấy, viên bi đó xoay trong và mực được kéo xuống in trên giấy. Biro nhận bằng sáng chế Anh Quốc vào năm 1938. Thông thường có hai loại bút đó là bút dùng một lần và búng dùng nhiều lần. Đối với cây bút dùng một lần thì cấu tạo đơn giản, vỏ bút được làm bằng nhựa bao quanh ruột bút khi viết hết mực thì chúng ta bỏ nó đi. Đối với cây bút sử dụng làm nhiều lần thì vỏ bút được làm bằng hợp kim vô cùng chắc chắn bao quanh ruột cây bít, khi mực bên trong hết thì chúng ta chỉ cần thay ruột bút là có thể viết tiếp được bình thường mà không tốn tiền mua một cây bút mới. Ngoài ra bút bi cũng có thể có nặp đậy khi không dùng hoặc nó có thể được thiết kế bằng cách kéo đầu bi vào trong. Để đưa đầu bi vào trong thì cần phải có lò xo để kéo vào. Việc điều khiển đầu bi có thể dùng nhiều rất nhiều cách khác nhau như dùng nút bấm ở đầu, xoay thân bút hoặc là trượt.
Hiện nay người ta đã sáng chế ra rất nhiều loại bút với sự đa dạng của kiểu dáng để phù hợp hơn với những người sử dụng. Cả những loại bút trong điều kiện bình thường và trong những điều kiện khí áp khí quyển thay đổi. Thậm chí còn có những loại bút trong những điều kiện bát thường không trọng lực hoặc ở dưới nước. Có loại bút chỉ có một ngòi nhưng cũng có loại bút có đến hai ba bốn ngòi vớt rất nhiều ngòi mực khác nhau giúp chúng ta dễ dàng hơn trong việc học tập.
Nhưng có một lưu ý rằng những em bé mới luyện chữ không nên dùng bút bi, vì nét chữ của nó rất cứng cáp không phù hợp với việc luyện chữ mềm mại. Nếu cứ kiên quyết sử dụng thì sẽ phá hỏng nét chữ, khiến việc luyện chữ trở nên vô nghĩa. Bút bi có rất nhiều công dụng và nó đi cùng ta theo năm tháng. Bút bi luôn gắn với lứa tuổi học trò nên những trang nhật ký đầy nét bút yêu thương.
Thuyết minh về cây bút bi mẫu 2
Đã bao giờ bạn tự hỏi những đồ vật nhỏ bé, đơn sơ quanh mình có cấu tạo như thế nào? Hay thực sư bản thân mình đã trân trọng những thứ nhỏ bé ấy chưa? Ngày hôm nay, tôi sẽ minh chứng cho các bạn thấy một đồ vật luôn hiện hữu trong cuộc sống, mang đến cho con người nhiều công dụng nhưng lại chẳng được mấy ai đoái hoài đến, đó chính là cây bút bi.
Trên thị trường hiện nay, bút bi có nhiều giá thành khác nhau phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng. Do tính phổ biến trong xã hội, bút bi được con người sử dụng hằng ngày với nhiều mục đích khác nhau như học tập, làm việc… Dù có chức năng hay giá thành thế nào cũng không thể phủ nhận tầm quan trọng của chúng.
Bút bi có cấu tạo vô cùng đơn giản: cao khoảng 20cm, dáng người hình trụ thon dài nhọn dần về phía chân nơi gắn viên bi. Người ta chia bút bi thành hai bộ phận chính: vỏ bút và ruột bút. Vỏ bút được làm bằng nhựa hoặc kim loại có in tên nhà sản xuất hoặc những chiếc áo cầu kì hơn là in những họa tiết bắt mắt từ dễ thương đến sang trọng để phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng khác nhau. Ruột bút bao gồm phần ống mực và đầu bi. Phần ống mực thuôn dài, nhỏ hơn vỏ bút và nằm trọn trong vỏ bút; được làm bằng nhựa dẻo, rỗng bên trong, là nơi để chứa mực. Đầu bi làm bằng kim loại và có gắn một viên bi tròn rất nhỏ (khoảng 0,5 - 1mm); viên bi này có vai trò vô cùng quan trọng là nơi để mực chảy ra khi viết.
Dựa vào cấu tạo, con người phân chia bút bi ra hai loại bút chính là bút bấm vào bút nắp. Trong phần ruột của bút bấm thường có gắn một chiếc lò xo dài khoảng 3cm có đàn hồi tốt ôm lấy ruột bút từ đầu kim loại gắn vên bi lên trên, phần đầu bút được thiết kế chức năng bấm để mở hoặc tắt bút khi kết hợp cùng chiếc lò xo. Còn bút nắp thường không có lò xo, phần đầu bút cấu tạo đơn giản hơn bút bấm và có một chiếc nắp để mở ra đóng vào khi cần hoặc không cần sử dụng.
Bút bi vô cùng phổ biến trong cuộc sống mà ai ai cũng cần dùng đến và hầu như đều sở hữu. Chúng giúp con người ghi chép lại kiến thức, những điều cần thiết… mỗi người học sinh trưởng thành đều từ những con chữ được viết bằng bút bi. Xã hội ngày càng phát triển, giờ đây con người có thể ghi chép thông tin hoặc kiến thức bằng máy tính, laptop… nhưng bút bi vẫn mãi giữ vai trò, vị trí quan trọng trong lòng mỗi người.
Thuyết minh về cây bút mẫu 3
Trong cuộc đời học sinh, có lẽ bút bi đã trở thành một đồ dùng học tập vô cùng quen thuộc đối với mọi người . Cây bút bi đã gắn bó đồng hành với mỗi chúng ta trên những trang giấy hay những bài kiểm tra. Có lẽ vì vậy mà không sai khi nói rằng, bút bi chính là một người bạn đồng hành với mỗi người trong cuộc sống đặc biệt là đối với những bạn học sinh.
Có rất nhiều ý kiến khác nhau về lịch sử ra đời của cây bút bi tuy nhiên có một câu chuyện rất phổ biến và khá đáng tin cậy về xuất xứ của cây bút bi như sau: Một người Mỹ tên John Loud đã xin cấp bằng sáng chế bút bi vào năm 1888. Cho đến năm 1938, một nhà báo người Hungary mới giới thiệu loại bút bi hiện đại. Vào những năm 1930, László Bíró làm cộng tác viên biên tập cho một tờ báo nhỏ. Điều làm ông thất vọng là việc những cây bút máy luôn làm bẩn giấy tờ và thường xuyên bị hỏng. Một hôm, Bíró ra công viên, thấy một bọn trẻ chơi bi. Một viên bi vô tình chạy qua vũng nước, để lại sau một vệt dài. Viên bi đó khiến ông nảy ra một ý tưởng đặt viên bi ở đầu bút để nó truyền mực trong ống ra giấy. Rồi ông lại được mời đi thăm một xưởng in báo. Bíró để ý rằng, loại mực dùng để in báo rất nhanh khô, nhờ đó giấy không bị mực làm bẩn và ông quyết định tạo ra một loại bút sử dụng loại mực giống như vậy. Từ khi đó, được sự giúp đỡ của anh trai tên George, là một kĩ sư hóa học, Bíró bắt đầu công việc thiết kế ra một loại bút mới. Bíró lắp vào đầu bút một viên bi nhỏ, có thể xoay tự do trong một cái hốc. Khi di chuyển đầu bút trên giấy, viên bi đó xoay tròn, và kéo mực xuống in trên giấy. Bíró nhận bằng sáng chế Anh Quốc vào năm 1938. Và sau đó nhiều chiếc bút bi hiện đại khác cũng được sáng chế và ra đời.
Cấu tạo của bút bi gồm có hai phần chính đó là ruột bút và vỏ bút. Vỏ bút bi hầu hết đều được làm bằng nhựa có màu sắc khác nhau tùy theo từng loại bút hoặc cũng có một số loại bút có vỏ được làm bằng kim loại nhẹ để bảo vệ lớp ruột ở bên trong . Vỏ bút không dài lắm, chỉ từ 12-15cm, rất phù hợp để chúng ta cầm tay viết một cách dễ dàng. Bên trên vỏ có thể in các hình ảnh hoạt hình hoặc các chữ để trang trí cho chiếc bút thêm xinh xắn. Và hầu hết ở phía dưới của vỏ sẽ có ghi tên hãng bút,tên nhà sản xuất và kích cỡ của đầu bút bi. Bên trong chiếc vỏ xinh xắn đó chính là phần ruột của bút. Bộ phận này khá đơn giản chỉ gồm một chiếc ruột bút rỗng bên trong chứa mực để viết và một chiếc lò xo cố định phía đầu bút để thuận tiện cho việc viết lách. Điều đặc biệt là ở đầu ruột bút sẽ có một viên bi nhỏ, kích cỡ chỉ tầm khoảng 5-12mm. Đây chính là bộ phận giúp cho bút có thể viết được và mực có thể ra đều đều. Còn mực bút cũng có rất nhiều loại mực phong phú như đen, xanh, đỏ… rất tiện lợi cho chúng ta lựa chọn thỏa thích. Ngoài ra chiếc bút bi còn có các bộ phận khác như phần nắp bút, nắp bấm… góp phần tạo nên được một chiếc bút bi hoàn hảo.
Chiếc bút bi có vai trò vô cùng quan trọng đối với mọi người trong cuộc sống. Nhờ có nó mà mọi người có thể lưu giữ thông tin trên giấy, sử dụng để ghi chép những tài liệu quan trọng. Đây cũng là phương tiện để chúng ta bày tỏ cảm xúc trên trang giấy thay vì nói ra bằng lời. Đặc biệt đối với học sinh, chiếc bút bi là một đồ dùng không thể thiếu và luôn đồng hành với họ trong mọi lúc mọi nơi. Một chiếc bút bi tốt sẽ giúp học sinh viết nên được một bài văn hay, giải được bài toán khó. Một chiếc bút bi tốt có thể giúp người học sinh viết nên ước mơ tươi đẹp của mình. Một chiếc bút bi tốt sẽ giúp gắn kết những người học sinh lại với nhau qua những dòng lưu bút chia tay… Có thể nói bút bi đã trở thành một người bạn đồng hành của mỗi người học sinh trên con đường bước tới tương lai. Chính vì vậy mà chúng ta càng cần phải biết trân trọng và gìn giữ chiếc bút bi của mình, không để nó bị xây xước hay hỏng hóc.
Mặc dù ngày nay đã có rất nhiều các loại thiết bị điện tử có thể thay thế cho bút bi như máy tính, điện thoại…. nhưng có lẽ chiếc bút bi sẽ mãi là đồ dùng tiện ích nhất đối với tất cả mọi người trong mọi hoàn cảnh. Cây bút bi đã, đang và sẽ mãi là đồ dùng đóng vai trò vô cùng quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống của mọi người.
Thuyết minh về cây bút mẫu 4
Bút bi là một đồ dùng quen thuộc và rất phổ biến trong đời sống con người. Đặc biệt là đối với lứa tuổi học sinh, sinh viên và những người làm việc văn phòng, công sở, bút bi là một dụng cụ không thể thiếu.
Chiếc bút bi đầu tiên, được một nhà báo Hungary làm việc tại Anh tên Laszlo Biro giới thiệu vào năm 1938. Điều khiến ông nghĩ ra việc sáng chế ra loại bút này là vì những cây bút máy luôn làm ông thất vọng, chúng thường xuyên làm rách, bẩn giấy tờ, phải bơm mực và hay hư hỏng… Vào ngày 15 tháng 6 năm 1938, ông Biro được nhận bằng sáng chế Anh quốc. Từ khi ra đời, bút bi đã được cải tiến nhiều để phù hợp với người dùng và trở nên thông dụng khắp thế giới.
Có hai loại bút bi chính: loại dùng một lần và loại có thể nạp lại mực. Loại dùng một lần chủ yếu được làm từ nhựa và bỏ đi khi dùng hết mực. Loại có thể nạp lại mực thường được làm bằng kim loại hoặc nhựa có chất lượng và giá cao hơn.
Bút bi có cấu tạo 3 phần cơ bản là vỏ, ruột và bộ phận điều chỉnh bút. Vỏ thường được làm bằng chất liệu nhựa tổng hợp nhẹ mà cứng để bảo vệ phần ruột bút bên trong.
Ruột bằng nhựa dẻo hình trụ bên trong rỗng để chứa mực gọi là ống mực. Ống mực đặc, đầu ống được gắn với một viên bi nhỏ có đường kính khoảng từ 0,7 đến 1 milimet, được coi như là ngòi bút. Khi ta viết, mực được in lên giấy là nhờ chuyển động lăn của viên bi này. Loại mực dùng cho bút bi khô rất nhanh, ngay sau khi được viết lên giấy. Độ thanh hay đậm của nét bút là do kích thước của viên bi này. Ống mực của loại nạp lại được gồm ống mực và đầu bi gắn liền với nhau. Khi dùng hết mực thì cần phải thay đổi cả ống mực và đầu bi này. Loại ống mực không nạp được thì chỉ sử dụng một lần và không thể bơm thêm mực.
Bộ phận điều chỉnh gồm phần bấm và lò xo, ngoài ra còn có thể có nắp. Bộ phận điều chỉnh bút chính là phần ngòi bút. Ngòi bút được làm bằng kim loại không gỉ để tránh bị gỉ sét theo thời gian. Bên trong nó là một viên bi cũng làm bằng kim loại. Viên bi này khi viết sẽ giúp cho mực được ra đều hơn.
Bút bi có thế có nắp để dậy lại khi không dùng đến, hoặc nó dùng cách kéo đầu bi vào trong khi không dùng. Để đưa đầu bi vào trong cần phải có lò xo để kéo. Việc điều khiển đầu bi có thể dùng nhiều cách khác nhau như dùng nút bấm ở đầu, xoay thân bút, hoặc trượt.
So với các loại bút khác thì bút bi phổ biến hơn cả. Bút bi có nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn mà giá lại rẻ, thuận tiện và dễ dàng khi sử dụng, không xảy ra nhiều vấn đề lỗi, cũng không cần phải bảo dưỡng nghiêm ngặt. Nếu như bút máy chỉ được dùng trong những trường hợp yêu cầu nét chữ đẹp trong các trường hợp đặc biệt, bút ký dùng để ký tên hay bút chì dùng để vẽ, viết nháp thì bút bi có thể được sử dụng trong nhiều trường hợp, nhất là khi vừa lắng nghe, vừa ghi chép lại một cách nhanh chóng và dễ dàng. Bên cạnh đó, bút bi không khiến nét chữ bị nhòe lem nhem như bút máy, cũng không dễ bị tẩy xóa mất chữ như bút chì. Do đó, có thể nói bút bi có tác dụng rất rõ ràng, là người bạn đồng hành với mỗi chúng ta qua những năm tháng, giai đoạn khác nhau của mỗi người.
Bước vào năm học mới, các nhà sản xuất bút bi như Bến Nghé, Đông Á, Thiên Long, Hán Sơn,… đã lần lượt cho ra đời hàng loạt mẫu mã từ đơn giản cho đến cầu kì như bút bấm, bút xoay, bút hai màu, ba màu,… đủ chủng loại khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu người sử dụng. Các cậu nam sinh thì chỉ cần giắt bút lên túi áo đến trường nhưng nhiều bạn gái lại thích “trang điểm” cho bút các hình vẽ, hình dáng xinh xắn lên thân hay đầu bút còn được đính thêm con thú nhỏ ngộ nghĩnh…
Có cây bút vẻ ngoài mộc mạc, đơn giản song cũng có cây được mạ vàng sáng loáng. Nhìn bút, người ta biết được “đẳng cấp” của nhau, nhưng nhìn vào nét chữ người ta mới đoán được tính cách hay đánh giá được trình độ của nhau. Một cây bút tốt, đắt tiền đến cỡ nào cũng chỉ là vật để trang trí nếu vào tay kẻ đầu rỗng. Bút là vật vô tri, nên nó không tự làm nên những câu chữ có ý nghĩa nhưng nếu nằm trong tay người chủ chuyên cần, hiếu học, nó sẽ cho ra đời những bài văn hay, những trang viết đẹp. Để trở thành người chủ “tài hoa” của những cây bút, người học sinh cần rèn luyện cho mình thói quen vở sạch, chữ đẹp và luôn trau dồi kiến thức học tập,…
Khoa học tiến bộ, nhiều công cụ ghi chép tinh vi hơn, chính xác hơn lần lượt xuất hiện nhưng bút bi vẫn được nhiều người sử dụng bởi nó rẻ và tiện lợi. Cầm cây bút bi trên tay, nắn nót từng chữ viết cho người thân yêu, chúng ta mới gửi gắm được trong đó bao nhiêu tình cảm, hơn hẳn những dòng email vô hồn. Bây giờ lật lại từng tờ lưu bút, từng trang vở cũ, ta mới cảm nhận được những gì quý giá của thời học sinh đã qua cũng như thấy được giá trị của cây bút bi, phải không bạn!
Cùng với sách, vở,… bút bi là dụng cụ học tập quan trọng của người học sinh, vì vậy chúng ta cần phải bảo quản bút cho tốt: dùng xong phải đậy nắp ngay để tránh làm rơi bút, hư đầu bi, bộ phận quan trọng nhất của bút. Đặc biệt là luôn để bút ở tư thế nằm ngang giúp mực luôn lưu thông đều, không bị tắc. Một số loại bút bi có thể thay ruột khi hết mực và mình xin mách các bạn một mẹo nhỏ là nếu để bút bi lâu ngày không dùng bị khô mực thì đừng vội vứt bỏ mà chỉ cần lấy ruột bút ngâm trong nước nóng độ 15 phút… cây bút của bạn có thể được phục hồi.
Bất cứ ai có thể viết đều ít nhất một lần trong đời sử dụng bút bi. Rẻ tiền, thuận tiện và không cần bảo dưỡng, bút bi đã cách mạng hóa cách viết của con người. Mặc dù ngày nay, sự phát triển của công nghệ đã giúp chúng ta dễ dàng hơn trong việc ghi chép hay gửi một bức thư, văn bản nào đó bằng công nghệ điện tử, nhưng bút bi vẫn là sự lựa chọn trong những trường hợp đặc biệt, thể hiện được tâm tư, tình cảm và ý nguyện của người viết gửi gắm vào những dòng chữ đó. Chiếc bút bi giá rẻ nhưng sẽ mãi không thể bị thay thế bởi bất kỳ sản phẩm nào được. Như vậy, nhìn lại quá khứ về lịch sử cây bút bi cho ta thấy bút bi có nguồn gốc ra đời từ khá lâu rồi, nó đã tạo cho xã hội ngày nay một sự tiện dụng mà hoàn toàn kinh tế trên mọi hoạt động văn bản
Thuyết minh về cây bút mẫu 5
Bút bi là vật dụng quen thuộc và được sử dụng rất rộng rãi trong đời sống con người. Cây bút bi gắn bó với chúng ta từ lúc đi học cho đến lúc ta đi làm việc. Có thể nói, nó là một người bạn thân nó gắn bó mật thiết với ta trong suốt cuộc đời. Ngày nay, tuy văn bản điện tử đã được sử dụng phổ biến nhưng bút bi vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc ghi chép.
Bút bi tiếng Pháp là bille hay còn gọi là bút Bic (theo tên một công ty của Pháp, chuyên sản xuất bút là Société Bic), hoặc bút nguyên tử, là một công cụ dùng để viết rất phổ biến ngày nay. Có lẽ tên gọi bút bi là gọi theo tên của người sáng tạo ra nó: Biro.
Lịch sử ra đời và phát triển của cây bút bi trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm. Có lúc tưởng như nó đã bị lãng quên. Năm 1888, John Loud người Mỹ xin cấp bằng sáng chế một loại bút tương tự bút bi nhưng đã không được khai thác thương mại. Đến năm 1930, Laszlo Biro, một biên tập viên cộng tác với anh trai mình bắt đầu chế tạo cây bút bi mới. Sáng tạo của Laszlo Biro là tạo ra viên bi lăn trong ổ bán cầu điều tiết mực chứ không thẩm thấu như bút mực.
Tuy nhiên, với loại mực thời ấy, bút thường xuyên bị tắt nghẽn rất bất tiện. Đến năm 1938, Laszlo Biro mới xin được cấp bằng sáng chế. tại Anh Quốc. Ý tưởng phát triển cây bút bi bị bỏ ngỏ từ đó. Năm 1945, một doanh nhân người Mỹ dựa trên nguyên lý cây bút của Biro đã sản xuất ra loại bút mới và bán trên toàn nước Mỹ với giá bán 12.5 đô-la một chiếc. Theo chân các thương nhân Mỹ, cây bút từng bước được phổ biến ra khắp thế giới và chinh phục được người sử dụng với tính năng tiện lợi vô cùng của nó. Loại mực dùng cho bút bi lúc này cũng được cải tiến tốt hơn. Các nhà kĩ thuật đã pha trộn vào mực các phụ gia bôi trơn vừa làm cho mực mềm, nét mực ra đều, không bị tắt nghẽn lại giữ cho mực không bị chảy ra ngài.
Bút bi phát triển trong thế chiến thứ hai khi mà học thuyết nguyên tử đang phát triển mạnh và cùng với sự kiện Mỹ ném bom nguyên tử ở Nhật Bản nên ở Việt Nam nó còn có tên là bút nguyên tử.
Dựa vào số lần sử dụng có hai loại bút bi chính: loại dùng một lần và loại có thể nạp lại mực. Loại dùng một lần chủ yếu được làm từ nhựa dẻo hay nhựa cứng và bỏ đi khi dùng hết mực. Loại có thể nạp lại mực thường được làm bằng kim loại hoặc nhựa có chất lượng cao và dĩ nhiên giá thành cao hơn.
Dựa vào chất liệu cấu tạo có: bút bi vỏ nhựa, bút bi vỏ kim loại, bút bi vỏ gỗ,… Dựa vào giá trị có: bút bi phổ thông (bút bi thường), bút bi dành cho doanh nhân (bút bi cao cấp).
Ngày nay người ta sản xuất bút bi từ nhiều nguồn nguyên liệu, với mẫu mã, kiểu dáng và màu sắc hết sức phong phú, đáp ứng thị hiếu của người sử dụng. Một vài thương thương hiệu bút bi nổi tiếng trên thế giới đang được ưa chuộng như: Mont Blanc, Cross, Waterman, Bic, Lamy, Online…Ở Việt Nam có Thiên Long, Bến nghé….
Bút bi hiện đại có cấu tạo gồm: thân vỏ ngoài, ruột bút, ngòi bút, bộ điều chỉnh, quai móc, nắp đậy. Thân vỏ bút hình trụ tròn, nhỏ dần về phía đầu bút. Vỏ thường được làm bằng chất liệu nhựa tổng hợp nhẹ mà cứng để bảo vệ phần ruột bút bên trong. Thân thon dài, thường có các đường rãnh chéo hoặc ghề nhằm làm tăng ma sát giúp tay có thể cầm chặt bút mà không bị mỏi.
Trên thân bút người ta thường dán nhãn mã thông tin sản phẩm, nhà sản xuất hoặc các quảng cáo khác. Ở đầu lớn của thân, người ta thường làm bộ phận móc để móc bút vào túi. Một vài bút cao cấp người ta làm thân bút bằng nhôm, bạch kim rất chắc chắn và sang trọng.
Ruột bút hay còn gọi là ống mực cũng làm bằng nhựa dẻo hoặc kim loại có hình trụ tròn dài gần bằng thân đựng mực. Có hai loại ống mực: ống mực dùng một lần và ống mực sử dụng lại. Ống mực của loại nạp lại được gồm ống mực và đầu bi gắn liền với nhau. Khi dùng hết mực thì bơm mực mới tiếp tục sử dụng.
Ngòi bút là bộ phận được gắn liền với ruột bút. Ngòi bút được làm từ kim loại chống rỉ gồm một đoạn thẳng, ổ bán cầu và viên bi nhỏ với đường kính khoảng từ 0,5 đến 1.2 mm, gắn nơi đầu ống chứa mực. Khi viết, viên bi lăn trong ổ bán cầu điều tiết mực in lên trang giấy.
Mực: là loại mực đặc, dẻo. Nhờ công nghệ na-no, người ta đã sản xuất ra các loại mực có độ bám dính cao, giúp cho nét mực đều, rõ, không bị phai mờ. Loại mực này khô rất nhanh, ngay sau khi được viết lên giấy. Sáng tạo và phát triển mực bút bi là một trong những phát minh quan trọng của con người.
Bộ phận điều chỉnh gồm phần bấm (hoặc xoay) và lò xo có vai trò điều chỉnh ngòi bút khi sử dụng. Một vài loại bút không có bộ điều chỉnh. Thay vào đó là nắp đậy để bảo vệ ngòi bút không bị hư hỏng.
Bút dành cho học sinh, công việc văn phòng thường nhẹ, giá thành rẻ. Người ta còn sản xuất một vài loại bút bằng kim loại quý dành cho người giàu có hoặc các doanh nhân như một cách để khẳng định đẳng cấp của họ.
Với loại bút đầu bấm, dùng ngón tay bấm đẩy ngòi bút ra ngoài. Ngòi bút được giữ ổn định bởi hệ thống khóa. Khi không viết nữa ta bật tắt ngòi bút chuyển động vào bên trong. Khi viết, mực được in lên giấy là nhờ chuyển động lăn của một viên bi. Mực bút bám rất chặt trên giấy, ít phai mờ và không bị lem khi thấm nước.
Bút Space Pens, loại có thể viết được trong trạng thái không trọng lực, được phát minh bởi Fisher, có thiết kế phức tạp hơn. Nó dùng khí nén để dồn mực đổ về phía ngòi bút. Do đó bút này có thể viết khi bút lật ngược lại hoặc trong trạng thái không trọng lượng.
Với giá thành sản xuất rẻ từ vài nghìn (bút thông thường) đến vài trăm nghìn (bút bi cao cấp), bút bi nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường thế giới. Bút bi là một phương tiện rất tiện dụng và hữu ích cho đời sống con người. Nó giúp cho công việc học tập, làm việc, viết lách trở nên hiệu quả hơn, tiện lợi hơn.
Bút bi còn là một món quà ý nghĩa cho người thân, bạn bè, khách hàng của bạn. Bút giúp ta tạo nên những mối quan hệ khăng khít bền lâu. Nó giúp bạn quảng bá thương hiệu một cách hiệu quả với chi phí thấp. Còn rất nhiều công dụng mà chúng ta chưa kể hết.
Loại bút tiện nghi này hiện diện khắp nơi trong đời sống hiện nay. Mặc dù có nhiều dạng bút khác nhau, nhưng bút bi là dạng phổ biến nhất. Do giá rẻ và tiện dụng nên nó có thể được tìm thấy trên bàn, trong túi, giỏ xách,… và bất kỳ nơi nào có thể cần đến bút.
Những năm gần đây, bút bi cũng trở thành phương tiện sáng tác nghệ thuật. Nhiều người cũng dùng bút bi để vẽ hình lên người họ, còn được gọi là hình xăm bằng bút bi. Vì lý do này, cùng với sự phổ biến đối với trẻ nhỏ, mực bút bi phải không độc. việc sản xuất bút và thành phần mực đã được quy định ở nhiều quốc gia trên thế giới. Bút bi còn được dùng để ghi các tư liệu cho học sinh, người công chức nhà nước và nhân viên làm công việc giấy tờ.
Chỉ viết trên giấy, không được viết trên các chất liệu cứng hoặc gồ ghề sẽ làm hư ngòi bút. Khi không sử dụng nữa phải tắt hoặc đóng nắp bút lại. Không để rơi bút, lẫn bút vào các vật dụng cứng. Không để bút gần nguồn nhiệt cao, dưới ánh nắng mặt trời hoặc nơi ẩm ướt sẽ làm bút chảy mực mau hỏng.sau sử dụng phải bảo quản bút cẩn thận trong hộp hoặc để nơi an toàn. Thường xuyên lau chùi để bút sạch sẽ không bị nhiễm bẩn. Nếu không sử dụng nữa nên thâu gom vỏ bút để tái chế.
Cây bút đã viết nên lịch sử nhân loại. Nhờ có nó mà sự ghi chép trở nên nhanh chóng, tiện lợi, làm cho nền tri thức tăng lên nhiều lần và quá trình lưu trữ tài liệu trở nên chắc chắn, bền vững hơn. Thế nhưng, trong tương lai cách ghi chép truyền thống có thể sẽ được thay thế bằng công nghệ cảm ứng nhận diện, vì thế bút bi sẽ chấm dứt vai trò lịch sử của nó. Dù thế nào thì cũng phải xác nhận việc sáng tạo ra cây bút bi là một trong những phát minh vĩ đại của loài người.
Thuyết minh về cây bút mẫu 6
Xung quanh con người luôn tồn tại những vật nhỏ bé, đơn sơ nhưng lại giữ vai trò quan trọng giúp con người trưởng thành hơn trong cuộc sống. Đã bao giờ bạn tự hỏi những đồ vật nhỏ bé, đơn sơ ấy có cấu tạo như thế nào? Hay thực sư bản thân mình đã trân trọng những thứ nhỏ bé ấy chưa? Ngày hôm nay, tôi sẽ minh chứng cho các bạn thấy một đồ vật luôn hiện hữu trong cuộc sống, mang đến cho con người nhiều công dụng nhưng lại chẳng được mấy ai đoái hoài đến, đó chính là chúng tôi - cây bút bi.
Chúng tôi được sinh ra bởi người cha đẻ là nhà báo Hungary tên là Lazso Biro vào năm 1930. Ban đầu, nét chữ của chúng tôi viết ra rất lâu khô và nếu không cẩn thận sẽ bị lấm lem như viết bằng lông gà, lông ngỗng. Sau thời gian nghiên cứu, tìm hiểu, cha tôi phát hiện ra được một loại mực in giấy rất nhanh khô. Từ đó, ông đầu tư thời gian nghiên cứu và chế tạo ra chúng tôi viết nhanh khô mực như hiện nay.
Trên thị trường, giống loài chúng tôi có nhiều giá thành khác nhau phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng. Do tính phổ biến trong xã hội, tôi được con người sử dụng hằng ngày với nhiều mục đích khác nhau như học tập, làm việc… Dù có chức năng hay giá thành thế nào cũng không thể phủ nhận tầm quan trọng của chúng tôi. Thử tưởng tượng sẽ ra sao nếu đột nhiên chúng tôi biến mất khỏi cuộc sống này? Chẳng phải tất thảy con người chúng ta sẽ trở nên hoang mang và việc ghi chép, tiếp thu, lĩnh hội kiến thức sẽ bị chững lại hay sao?
Chúng tôi có cấu tạo vô cùng đơn giản. Trung bình chúng tôi cao khoảng 20cm, dáng người hình trụ thon dài nhọn dần về phía chân nơi gắn viên bi. Người ta chia chúng tôi thành hai bộ phận chính: vỏ bút và ruột bút. Vỏ bút chính là lớp quần áo chúng tôi mặc được làm bằng nhựa hoặc kim loại có in tên nhà sản xuất hoặc những chiếc áo cầu kì hơn là in những họa tiết bắt mắt từ dễ thương đến sang trọng để phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng khác nhau. Ruột bút là cơ thể tôi bao gồm phần ống mực và đầu bi. Phần ống mực thuôn dài, nhỏ hơn vỏ bút và nằm trọn trong vỏ bút; được làm bằng nhựa dẻo, rỗng bên trong, là nơi để chứa mực. Đầu bi làm bằng kim loại và có gắn một viên bi tròn rất nhỏ (khoảng 0,5 - 1mm); viên bi này có vai trò vô cùng quan trọng là nơi để mực chảy ra khi viết. Nếu viên bi nằm lệch so với phần đầu kim loại hoặc viên bi bị vỡ thì cũng là lúc chúng tôi hỏng vì mực không thể chảy ra hoặc chảy quá nhiều gây lấm lem. Có thể nói viên bi chính là trái tim của chúng tôi. Trái tim này rất dễ vỡ hoặc tổn thương khi va đập với các vật thể cứng nên người sử dụng phải vô cùng cẩn thận khi bảo quản.
Dựa vào cấu tạo, con người phân chia chúng tôi ra hai loại bút chính là bút bấm vào bút nắp. Trong phần ruột của bút bấm thường có gắn một chiếc lò xo dài khoảng 3cm có đàn hồi tốt ôm lấy ruột bút từ đầu kim loại gắn vên bi lên trên, phần đầu bút được thiết kế chức năng bấm để mở hoặc tắt bút khi kết hợp cùng chiếc lò xo. Còn bút nắp thường không có lò xo, phần đầu bút cấu tạo đơn giản hơn bút bấm và có một chiếc nắp để mở ra đóng vào khi cần hoặc không cần sử dụng.
Giống loại chúng tôi rất đa dạng về chủng loại nên chúng tôi có giá thành khác nhau. Loại phổ thông được sử dụng rộng rãi thường có giá thành rất rẻ dao động từ 3000 - 15.000 đồng. Loại cao cấp hơn có giá tiền lên đến hàng trăm nghìn, thậm chí là hàng triệu đồng.
Chúng tôi vô cùng phổ biến trong cuộc sống mà ai ai cũng cần dùng đến và hầu như đều sở hữu. Chúng tôi giúp con người ghi chép lại kiến thức, những điều cần thiết… mỗi người học sinh trưởng thành đều từ những con chữ được viết bằng bút bi. Xã hội ngày càng phát triển, giờ đây con người có thể ghi chép thông tin hoặc kiến thức bằng máy tính, laptop… nhưng chúng tôi vẫn mãi giữ vai trò, vị trí quan trọng trong lòng mỗi người.
Thuyết minh về cây bút bi mẫu 7
Có lẽ với tất cả chúng ta vật dụng không thể thiếu, vô cùng quan trọng đó chính là cây bút bi. Đã từ lâu cây bút đã trở thành một vật dùng gắn bó với chúng ta mọi lúc mọi nơi giúp chúng ta ghi chép lại mọi thứ quan trọng. Chiếc bút đã được phát minh ra với những công dụng như thế.
Đầu tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu sơ qua về chiếc bút nhé. Bút bi là một đồ vật mà khi nhắc đến ai cũng biết, bởi nó vô cùng thông dụng trong cuộc sống ngày nay. Bút bi có chứa một ống mực đặc, khi viết, mực được in lên giấy là nhờ chuyển động lăn của một viên bi nhỏ, với đường kính khoảng từ 0,5 đến 1. 2 mm, gắn nơi đầu ống chứa mực. Điều đặc biệt là loại mực của chiếc bút khô rất nhanh, ngay khi chúng ta viết lên giấy nó đã khô để tránh bị lem ra giấy. Những chiếc bút bi vừa rẻ tiền, vừa thuận tiện và không cần bảo dưỡng, đã cải tiến cách viết của con người. Lịch sử của chiếc bút bi như thế được ra đời bắt nguồn Một người Mỹ tên là John Loud đã xin cấp bằng sáng chế bút bi vào năm 1888 nhưng không được khai thác thương mại. Cho đến năm 1938, một nhà báo người Hungary mới giới thiệu loại bút bi hiện đại. Vào những năm 1930, László Bíró làm cộng tác viên biên tập cho một tờ báo chí nhỏ. Điều làm ông thất vọng là việc những cây bút máy luôn làm bẩn giấy tờ và thường xuyên bị hỏng. Với sự thông minh và được sự giúp đỡ của anh trai tên George, là một kĩ sư hóa học, Bíró bắt đầu công việc thiết kế ra một loại bút mới. Bíró lắp vào đầu bút một viên bi nhỏ, có thể xoay tự do trong một cái hốc. Khi di chuyển đầu bút trên giấy, viên bi đó xoay tròn, và kéo mực xuống in trên giấy. Bíró nhận bằng sáng chế Anh Quốc vào năm 1938. Thông thường có hai loại bút đó là bút dùng một lần còn loại còn lại là bút dùng nhiều lần. Đối với bút dùng một lần thì cấu tạo vô cùng đơn giản, vỏ bút được làm bằng nhựa bao quanh ruột bút khi viết hết mực thì chúng ta bỏ đi. Đối với bút sử dụng nhiều lần thì vỏ bút được làm bằng hợp kim vô cùng chắc chắn bao quanh ruột bút, khi hết mực thì chúng ta chỉ cần thay ruột bút là có thể viết tiếp được bình thường mà không cần mua một cây bút mới. Ngoài ra bút bi cũng có thể có nắp đậy khi không dùng tới, hoặc nó dùng cách kéo đầu bi vào trong khi không dùng. Để đưa đầu bi vào trong cần phải có lò xo để kéo vào. Việc điều khiển đầu bi có thể dùng nhiều cách khác nhau như dùng nút bấm ở đầu, xoay thân bút, hoặc trượt.
Hiện nay sự xuất hiện của bút bi thì vô cùng phổ biến. Tuy nhiên cuộc sống phát triển, có rất nhiều các loại bút khác nhau nhưng bút bi là loại thông dụng và được dùng nhiều nhất. Với thiết kế nhỏ gọn có thể ở bất cứ nơi đâu như túi xách, hộp bút, túi áo. Những năm gần đây bút bi cũng nổi nên với một công dụng khác đó vẽ nghệ thuật. Nhiều người đã sử dụng bút bi để vẽ những hình khác nhau lên trên người họ người ta thường gọi là hình xăm bút bi. Chính bởi vì sự tiếp xúc giữa mực bút và da người nên mực bút bi phải không được độc hại, nhiều quốc gia đã ban hành quy định về thành phần mực để an toàn với tất cả người sử dụng.
Hiện nay người ta đã phát minh ra rất nhiều loại bút với kiểu dáng khác nhau để phù hợp với những người dùng khác nhau. Cả những loại bút trong điều kiện bình thường và trong những điều kiện khí áp khí quyển thay đổi. Thậm chí còn có những loại bút trong những điều kiện bất thường không trọng lượng hoặc ở dưới nước. Có loại bút chỉ có một ngòi nhưng cũng có loại bút có đến hai ba bốn ngòi với rất nhiều những ngòi màu khác nhau như đỏ đen xanh rất hữu ích cho việc ghi chép và học tập của chúng ta. Tuy đủ màu sắc và kiểu dáng phong phú thế nhưng cũng chỉ có hai loại đó là loại dùng một lần rồi bỏ và loại thay ngòi rồi có thể dùng tiếp.
Tuy bút bi rẻ và phổ biến như vậy nhưng đối với những em bé mới luyện chữ chúng ta không nên sử dụng bút bi, vì nét chữ của nó rất cứng cáp không phù hợp với việc luyện chữ mềm mại. Nếu cứ kiên quyết sử dụng thì sẽ phá bỏ nét chữ của chúng ta, khiến việc luyện chữ trở nên uổng phí. Bút bi có rất nhiều công dụng và theo thời gian nó vẫn là một dụng cụ không thể thay thế được trong cuộc sống của chúng ta. Bút bi luôn gắn với lứa tuổi học trò trên những trang nhật ký đầy nét bút yêu thương.
Bài văn thuyết minh về cây bút bi mẫu 8
Từ thưở xưa con người đã cần đến dụng cụ để viết. Cây bút của người cổ đại rất thô sơ bằng tre, đá và cả bằng lông chim, lông ngỗng. Nhưng để thuận tiện hơn trong việc viết lách, người ta đã phát minh ra bút bi. Cây bút bi tưởng chừng như bé nhỏ nhưng lại là phát minh đóng góp to lớn cho sự hình thành và cách mạng hóa việc viết chữ.
Nguồn gốc của cây bút bi là do một người thợ Tây phương sáng chế ra nhưng không được khai thác thương mại. Mãi đến những năm cuối thế kỉ XIX, một nhà báo người Hungary tên là Lazso Biro đã nhận thấy sự bất tiện trong việc viết bằng bút chấm mực. Loại bút mới phát minh này rất lâu khô, dễ lem, rất nặng và đầu bút nhọn. Sau đó, Lazso Biro đã cải tiến cây bút này thành một loại bút có một ống mực và đầu viết có một viên bi lăn. Nhờ sự ma sát giữa viên bi và giấy mà mực được viết ra. Thế nhưng lại một vấn đề mới được đặt ra, loại mực của chiếc bút bi này rất lâu khô và không thích hợp cho nghề báo của ông đặc biệt là phải đi nhiều nơi lấy thông tin và ghi tốc kí. Và Lazso Biro lại cặm cụi tìm cách giải quyết. Ông để ý thấy loại mực dùng để in báo rất mau khô. Ông đã vận dụng sự phát hiện này để hoàn thiện cây bút của mình. Với sự giúp đỡ của anh họ là một nhà nghiên cứu khoa học, ông đã giải quyết được tình trạng của cây bút. Cây bút của ông viết mau khô hơn. Năm 1887, ông nhận bằng sáng chế Anh quốc và từ đó bút bi được sử dụng rộng rãi cho tới ngày nay. Hiện nay chúng ta thường sử dụng hai loại bút bi phổ biến đó là loại bút dùng một lần và loại bút sử dụng được nhiều lần. Đối với loại bút dùng một lần thì cấu tạo của nó hết sức đơn giản bề ngoài chỉ là thiết kế vỏ bằng nhựa bao bọc đến phần ruột bút khi viết hết mực thì có thể vứt đi. Còn loại bút thứ hai sử dụng nhiều lần thì bề ngoài được thiết kế bằng hợp kim vô cùng chắc chắn khi hết mực chỉ cần thay ruột bút là có thể sử dụng bình thường. Ngòi bút bi thường làm bằng kim loại có đầu nhọn hở một lỗ nhỏ có gắn viên bi đường kính từ 0,7 – 1mm. Nhờ sự ma sát của viên bi mực bám trên viên bi mà chúng ta có thể viết được. Phần vỏ bút thường làm bằng nhựa cứng hay kim loại quý (tùy theo mẫu mã và thị hiếu của người tiêu dùng). Có loại vỏ bút thiết kế thêm nắp đậy. Trong nắp có một miếng đệm cao su để mực không bị khô và viên bi không bị trầy khi va chạm nhỏ. Có loại vỏ được thiết kế với phần đầu có cái núm bấm lên xuống (đối với loại này thì bút được gắn thêm lò xo). Khi cần dùng, ta chỉ cần bấm ở đầu ngòi bút, ngòi bút sẽ lộ ra để viết, khi không viết nữa, ta chỉ cần bấm thêm lần nữa, ngòi bút lại thụt vào, tránh hư ngòi viết thật tiện dụng.
Hiện nay để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng có vô số chủng loại bút bi, mẫu mã, màu sắc khá đa dạng. Có loại bút bi đậy nắp, có loại bấm ở đầu bút để ngòi lộ ra, có loại xoay thân bút,có loại trượt, tùy vào sở thích của người sử dụng. Ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều thương hiệu bút bi, trong đó bút của các hãng Thiên Long, Bến Nghé khá uy tín. Giá một cây bút bi khá rẻ, dao động từ 1500 – 4000 đồng một cây. Một số loại bút trang trí hoặc để làm quà tặng thì có giá khá cao, từ mười mấy nghìn đến vài chục nghìn. Riêng bút bi dành cho doanh nhân, vỏ làm bằng kim loại quí thì có giá khá cao từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng một cây. Nói chung, bút bi hợp túi tiền với tất cả mọi người, từ học sinh – sinh viên ít tiền đến các doanh nhân thành đạt. Bút bi là loại bút rất hữu ích cho đời sống con người. Bút bi giúp cho công việc học tập, viết lách trở nên hiệu quả hơn, tiện lợi hơn. Bút bi còn có thể sáng tạo nghệ thuật, Từ chiếc bút bi, người ta có thể vẽ được bức tranh đẹp hay xăm hình nghệ thuật bằng bút bi. Và bút bi còn có thể là một món quà ý nghĩa cho người thân yêu của bạn. hẳn rằng nếu thiếu bút bi thì cuộc sống của con người sẽ khó khăn trong việc viết. Bút bi có rất nhiều công dụng mà chúng ta chưa kể hết. Bút bi đã thay đổi lịch sử về việc viết chữ của loài người.
Tuy rằng giá của một chiếc bi khá ít nhưng chúng ta cũng cần bảo quản thật tốt để có thể sử dụng được một cách lâu dài. Mỗi lần viết xong ta phải đậy nắp lại hay bấm cho ngòi bút thụt vào để tránh làm bút khô mực và nếu chẳng may va chạm hay rơi xuống đất thì không bị bể bi không dùng được. Nếu bút bị tắc mực, ta có thể dốc ngược bút xuống để mực chảy về phía đầu ngòi bút thì bút sẽ viết được trở lại. Thường khi để lâu ngày, bút dễ bị khô mực, ta có thể ngâm ruột bút trong nước ấm độ 15 phút hoặc hơn thì bút sẽ hết khô mực và viết được. Tóm lại, bút có viết được lâu bền hay không là do cách bảo quản của người sử dụng: “Của bền tại người”.
Cây bút bi – một phát minh đóng góp to lớn cho nhân loại, một đồ dùng không thể thiếu được trong cuộc sống hằng ngày. Bút bi là người bạn đồng hành của mọi người, đặc biệt là với học sinh. Bút bi vẫn mãi gắn bó với tuổi học trò đầy thơ mộng và đầy ắp trong những trang nhật kí thơm mùi mực viết. Dù thời gian có đổi thay qua những thăng trầm của cuộc sống, cây bút bi tuy được cải tiến về nhiều mặt và có thêm nhiều công dụng khác nhưng bút bi vẫn làm công việc mà nó vẫn thường làm tô điểm cho đời và hữu ích cho con người.
Thuyết minh bút bi mẫu 9
Trong học tập cũng như công việc, chúng ta cần phải ghi chép lại kiến thức, vấn đề quan trọng. Và khi ấy, chiếc bút bi là một đồ dùng vô cùng tiện ích với mỗi người.
Bên trong bút bi có chứa một ống mực đặc. Khi viết, mực được in lên giấy nhờ chuyển động lăn của một viên bi nhỏ, với đường kính khoảng từ 0,5 đến 1.2 mm, gắn nơi đầu ống chứa mực. Mực của bút bi khô rất nhanh, khác với các loại bút mực.
Bằng sáng chế cho chiếc bút bi đầu tiên được công nhận vào ngày 30 tháng 10 năm 1888 với tác giả là John J. Loud (Mỹ) - người đã tạo ra một công cụ viết có thể viết “trên bề mặt thô, chẳng hạn như gỗ, giấy gói thô và các sản phẩm khác” mà những chiếc bút thông thường không thể làm được. Chiếc bút của Loud có một bi thép nhỏ, được giữ chặt bằng khung thép. Mặc dù nó có thể được sử dụng để đánh dấu trên các bề mặt thô như da, nhưng nó quá thô để có thể viết chữ. Do không được thương mại hóa, tiềm năng bút của Loud đã không được khai thác và bằng sáng chế cuối cùng đã hết thời hạn bản quyền. Và việc sản xuất các bút bi một cách đại trà như bây giờ được xuất phát từ các thử nghiệm, phát triển của hóa học hiện đại và khả năng sản xuất thì phải đến đầu thế kỷ XX.
Cấu tạo cơ bản của một chiếc bút bi gồm ba phần: vỏ bút, ruột bút và các bộ phận đi kèm. Phần bên ngoài là vỏ bút có hình ống trụ, dài 14 - 15cm, làm bằng nhựa dẻo hoặc nhựa màu, trên thân thường in các thông số sản xuất. Phần bên trong gọi là ruột bút, làm từ chất liệu nhựa dẻo, chứa mực đặc hoặc mực nước. Cuối cùng là các bộ phận đi kèm bao gồm lò xo, nút bấm, đai ngoài vỏ. Mực bút bi thường là một loại bột nhão chứa khoảng 25 đến 40 phần trăm thuốc nhuộm. Có hai loại bút bi đó là: bút dùng một lần và bút dùng nhiều lần. Đối với bút dùng một lần thì cấu tạo vô cùng đơn giản, vỏ bút được làm bằng nhựa bao quanh ruột bút khi viết hết mực thì chúng ta bỏ đi. Đối với bút sử dụng nhiều lần thì vỏ bút được làm bằng hợp kim vô cùng chắc chắn bao quanh ruột bút, khi hết mực thì chúng ta chỉ cần thay ruột bút là có thể viết tiếp được bình thường mà không cần mua một cây bút mới.
Giá của một chiếc bút khoảng tầm từ 3000 - 5000 đồng/một chiếc. Cũng có nhiều loại đắt hơn rất nhiều do được sản xuất cầu kì hơn về hình dáng bên ngoài hoặc chất lượng ở bên trong. Bút bi có tác dụng rất lớn, nó là vật không thể thiếu đối với học sinh, sinh viên, đặc biệt là những người làm công việc viết lách. Nhờ có chiếc bút bi mà chúng ta có thể ghi chép lại những bài học, những bài văn, bài thơ hay đơn giản là ghi lại những thông tin quan trọng. So với bút mực, bút bi có ngòi bút viết trơn hơn, do đó người viết có thể viết tốc độ nhanh hơn lại không bị dây bẩn mực ra tay, chữ viết không bị nhòe.
Bút bi chỉ được sử dụng cho đối tượng học sinh trung học cơ sở trở lên. Bởi nét chữ viết ra không được mềm mại, không thích hợp cho việc luyện chữ của học sinh tiểu học.
Những chiếc bút bi dường như đã vô cùng gắn bó đối với lứa tuổi học trò. Những trang lưu bút lưu lại nét chữ của những người bạn thân yêu thuở nào.
...................
Ngoài bài văn mẫu Thuyết minh về cây bút bi các em tham khảo thêm các bài cùng chủ đề này nhé: Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam , Thuyết minh về áo dài Việt Nam , Thuyết minh về kính đeo mắt
- Văn mẫu lớp 8: Thuyết minh về danh lam thắng cảnh
- Giáo án Ngữ văn bài Lập dàn ý bài văn thuyết minh
- Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 trường THCS Thị Trấn Trảng Bàng, Tây Ninh
Văn bản cô bé bán diêm thuộc thể loại gì?
Ngày hỏi: 19/11/21 6 câu trả lờiTrong văn bản Cô bé bán diêm, mộng tưởng nào không hiện lên sau những lần quẹt diêm của cô bé? A. Ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân bao quanh. B. Lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng. C. Bàn ăn thịnh soạn với khăn trải bàn trắng tinh; người bà và cảnh hai bà cháu bay lên trời. D. Cây thông Nô-en được trang trí lộng lẫy.
Ngày hỏi: 19/11/21 5 câu trả lờiĐoạn trích Đánh nhau với cối xay gió được kể bằng lời của ai? A. Đôn Ki-hô-tê B. Xéc-van-tét C. Xan-chô Pan-xa D. Các nhân vật khác
Ngày hỏi: 19/11/21 4 câu trả lờiChủ đề của văn bản “Tôi đi học” nằm ở phần nào? A. Nhan đề của văn bản B. Quan hệ giữa các phần của văn bản C. Các từ ngữ, câu then chốt trong văn bản D. Cả ba yếu tố trên
Ngày hỏi: 19/11/21 3 câu trả lời
Từ khóa » Thuyết Minh Về Cây Bút Bi Lớp 9 Kết Bài
-
TOP 4 Bài Thuyết Minh Về Cây Bút Bi Lớp 9
-
Top 12 Bài Thuyết Minh Về Cây Bút Bi Siêu Hay
-
Thuyết Minh Về Cây Bút Bi Lớp 9 Hay Nhất - 4 Bài Văn đầy đủ Ngắn Gọn
-
7 Bài Văn Mẫu Thuyết Minh Về Cây Bút Bi - Chanh Tươi
-
Thuyết Minh Về Cây Bút Bi Lớp 9 : Mẫu Dàn ý Và Các Bài Văn Tham ...
-
Thuyết Minh Về Cây Bút Bi Lớp 9 Hay Nhất – 4 Bài Văn đầy đủ Ngắn Gọn
-
Top 10 Bài Văn Mẫu Thuyết Minh Về Cây Bút Bi Lớp 9 Chọn Lọc
-
Bài Văn Thuyết Minh Về Cây Bút Bi Lớp 9 Hay ... - Trung Tâm Gia Sư
-
Thuyết Minh Về Cây Bút Bi Lớp 9 - Wiki Cách Làm
-
Thuyết Minh Về Cây Bút Bi Lớp 9 ❤️️15 Bài Mẫu Về Bút Bi Hay
-
Top 7 Bài Thuyết Minh Về Cây Bút Bi Lớp 9 Mới Nhất
-
Bài Văn Thuyết Minh Về Cây Bút Bi Lớp 9 Hay Nhất ... - ThiênBảo Edu
-
TOP 17 Bài Dàn ý Thuyết Minh Về Cây Bút Bi Chọn Lọc
-
Thuyết Minh Về Cây Bút - Văn Mẫu Hay Lớp 9 | Bài Giảng Hay