Tuyến điểm Du Lịch Vùng Tây Nguyên - Tài Liệu Text - 123doc

Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Luận Văn - Báo Cáo
  4. >>
  5. Khoa học xã hội
Tuyến điểm du lịch vùng tây nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.13 KB, 45 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA DU LỊCHTUYẾN ĐIỂM DU LỊCHVÙNG TÂY NGUYÊNSinh viên thực hiện: Nhóm 5- ĐHDL12HD1GVGD: Ths Đặng Thị Thúy AnTp.HCM, ngày 16/6/2020Nhóm 51.2.3.4.5.6.7.Lê Xuân KhánhNguyễn Thị Diễm NgọcNguyễn Chí KhangLê Thị Kim Ngân ( nhóm trưởng)Lê Thị Ngọc ThươngDương Lê Khả NhiNgô Ngọc Bình1. Vị trí địa lí- Tây Nguyên gồm 5 tỉnh: Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Đà Lạt- Phía Bắc giáp với Quảng Nam, phía Đông giáp với duyên hải Nam Trung Bộ,phía Nam giáp với Đông Nam Bộ, phía Tây giáp với Lào và Campuchia.- Tây Nguyên nằm ở vị trí ngã 3 biên giới Việt Nam, Lào,,, Campuchia có khảnăng mở rộng giao lưu kinh tế,văn hóa với các nước trong tiểu vùng sôngMêKông- Tiếp giáp với vùng Đông Nam Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ có kinh tế pháttriển và là thị trường tiêu thụ của Tây Nguyên•Diện tích: 54,7 nghìn km vuông (chiếm 16,5% diện tích cả nước)- Tây Nguyên là khu vực ở Việt Nam có nhiều diện tích rừng với thảm sinh vậtđa dạng, trữ lượng khoáng sản phong phú hầu như chưa khai thác và tiềm năngdu lịch lớn.- Là vùng kinh tế duy nhất của nước ta không giáp biển2. Điều kiện tự nhiênKhông gian sinh thái thiên nhiên hùng vĩ và huyền bí với rừng, núi,sông, suối, thác, hồ và hệ thảm thực vật, động vật phong phú là những từ dungđể miêu tả về điều kiện tự nhiên được mọi người dành cho vùng đất TâyNguyên này2.1 Địa hình• Địa hình cao và có tính phân bậc rõ ràng độ cao trung bình 600-800 so với mặtnước biển. Các bậc cao nằm ở phía Đông, bậc thấp nhất nằm ở phía Tây. Có thểchia thành ba địa hình chính: vùng núi, thung lũng, cao nguyên+ Địa hình vùng núi : là bộ phận của dãy Trường Sơn chiếm ½ diện tích củaTây Nguyên trong đó đồ sộ nhất là dãy Ngọc Linh kéo dài từ Bắc Tây Bắcxuống Nam Đông Nam dài gần 200km với đỉnh cao nhất ở phía Bắc là 2598mđịa hình thấp nhất tại đèo Mang Yang 830m. Về phía Tây Bắc cao nguyên ĐàLạt của tây nguyên còn có một số đỉnh núi cao như Lang Biang 2169m, ChưYang Sin 2405mĐịa hình này tạo ra nguồn tài nguyên tự nhiên đặc trưng ẩn mình trongnúi rừng là các thắng cảnh có sức hấp dẫn du khách+ Địa hình thung lũng chiếm diện tích nhỏ nhất Tây Nguyên chỉ 13% diện tíchtoàn vùng, địa hình mở rộng và bằng phẳng với nhiều đầm, hồ góp phần điềuhòa khí hậu và tô điểm cho phong cảnh núi rừng ví dụ thung lũng Kon Tum,vùng trũng Krong PachCó ý nghĩa lớn để giúp phát triển các dịch vụ du lịch như xây dựng cở sởhạ tầng, vật chất kĩ thuật….+ Địa hình cao nguyên là địa hình đặc trưng nhất của vùng, tạo lên bề mặt củavùng độ cao trung bình là 300-800m chiếm 37% diện tích toàn vùng phân bậccao nguyên thành 3 nhóm:• Có độ cao từ 100-300m chủ yếu gồm các khu vực Cheo Reo-Phú Túc, Ea Súpvà dọc biên giới việt nam campuchia• Địa hình 300-500 khu vực sông Đăk PôKô, xung quanh thành phố Kon Tumvà thung lũng Lăk• Địa hình 500-800 cao nguyên Plây Ku, Buôn Mê Thuộc, Lang Biang, Di LinhVới nét đặc trưng là rộng và khá bằng phẳng nên các cao nguyên cũng rất thuậnlợi phát triển các vùng chuyên canh thực phẩm, hoa trái… là nguồn cung cấptrực tiếp cho du lịch cũng như lamg cở sở để phát triên các loại hình du lịchđồng quê ví dụ như cao nguyên Di Linh với khí hậu ôn hòa cảnh sắc đẹp manglại sức hút cho du khách2.2 Khí hậu:Khí hậu Tây Nguyên có thể coi là một nét đặc sắc của khí hậu nhiệt đới giómùa của nước ta, khí hậu nhiệt đới gió mùa Cao Nguyên. Điều kiện hình thànhkhí hậu đặc trưng này bởi Tây Nguyên nằm trong vĩ tuyến 16 độ Bắc với vị tríđịa lí này cộng với độ cao địa hình đã có vai trò quan trọng trong sự tác độngqua lại với điều kiện bức xạ hoàn lưu khí quyển nên nó đã tạo nên vùng có khíhậu rất đặc trưng.Chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam kết hợp với địa hình nên khí hậu nơiđây có sự phân vùng rõ rệt hình đem lại cho khí hậu tây nguyên có tính chấtphân mùa và phân vùng. Ở Tây Nguyên có thể chia thành 3 tiểu vùng địa hìnhđồng thời cũng là cũng là 3 tiểu vùng khí hậu :Bắc Tây Nguyên (Kon Tum, GiaLai), Trung Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đắk Nông), Nam Tây Nguyên (LâmĐồng).Trung Tây Nguyên có độ cao thấp hơn và nền nhiệt cao hơn hai tiểuvùng Bắc và Nam• Nhiệt độ trung bình năm ở độ cao 800-900m vào 19-21 độ C, tổng nhiệt độnăm là 7000-8000 độ C có thời kì nhiệt độ trung bình 20 độ C kéo dài 8-9 tháng• Nhiệt dộ thấp nhất dưới 15 độ C ở những vùng trên 800m, dưới 5 độ C ởnhững vùng trên 1500mĐặc biệt đo ảnh hưởng của độ cao nên trong khi ở các cao nguyên cao 400–500m khí hậu tương đối mát và mưa nhiều, riêng cao nguyên cao trên 1000 m (nhưĐà Lạt) thì khí hậu lại mát mẻ quanh năm, đặc điểm của khí hậu núi cao.( cònđược mệnh danh là Vùng ôn đới trong lòng nhiệt đới)Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt:+ Mùa khô (mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, trong đó tháng 3 và tháng 4 làhai tháng nóng và khô nhất) mùa khô kéo dài, lượng mưa rất ít có những thánghầu như không có mưa độ ẩm không khí thấp và khô hạn kéo dài thiếu nướctrầm trọng+ Mùa mưa (mùa mưa từ tháng 5 đến hết tháng 10) lượng mưa hàng nằm đạt2000m, tập trung 85-90% lượng mưa của cả năm, nơi mưa nhiều nhất là BảoLộc, Play Ku, Đà Lạt mưa ít nhất là Cheo Reo, Đức Trọng…Vì thế tháng 12 và cuối tháng 2 đầu tháng 3 là thời điểm Tây Nguyên đẹpnhất.Sự phân hóa khí hậu theo không gian giữa các vùng góp phần làm đa dạng cảnhquan sinh thái Tây Nguyên2.3. Đất:Vùng đất Tây Nguyên có thể chia thành 13 nhóm chính với 18 đơn vị đất phânbổ xen kẻ và rải rác khắp địa phương tuy nhiên chỉ có 3 nhóm có diện tích đángkể để phát triển sản xuất nông nghiệp đó là:Đất badan diện tích rộng, màu mỡ, thích hợp với cây công nghiệp lâu năm.– Có những mặt bằng rộng lớn, thuận lợi cho thành lập các vùng chuyên canhquy mô lớn…2.4 Thủy Văn:Tây Nguyên là đầu nguồn của nhiều dòng sông dài, lưu vực lớn và mạng lướinhánh dày đặc chảy qua những địa hình phức tạp, tạo nên nhiều thác gềnh cungcấp nước cho Tây Nguyên, đắp đập để làm đập thủy điện (21% trữ năng thủyđiện cả nước).Nguồn tài nguyên rất phong phú, kể cả tài nguyên nước mặt vànước ngầmHệ thống sông có 4 hệ thống lớn: Xê Xan, Xrê-Pok, sông Ba, sông Đồng Nai,Sông Sê San•Sông Sê SanMột trong các phụ lưu lớn của sông Mekong bắt nguồn từ Bắc và Trung TâyNguyên của Việt Nam rồi chảy sang lãnh thổ Campuchia và nhập vào sôngSerepok gần Stung Treng.- Sông Sê San có lưu vực rộng 17.000 km² trên lãnh thổ Việt Nam, thuộc haitỉnh Gia Lai và Kon Tum với tổng chiều dài sông chính là 237 km,- Diện tích lưu vực là 11.450 km. Sông Sê San lưu là krong Pô Kô ở phía hữungạn và Đăk Bla phía tả ngạn. Trên lãnh thổ Campuchia, sông chảy qua tỉnhRatanakiri và Stung Treng.+ Phía thượng lưu của sông nằm trong vùng đồi núi thấp, độ dốc địa hình trungbình. Trên phía Đông-Bắc của phần thượng lưu, sông tiếp giáp với vùng phânthủy giữa Đông và Tây của dãy Trường sơn.+ Phần phía hạ lưu, thung lũng sông nằm trong các hẻm sâu của các dãy núicao, độ dốc địa hình khá lớn.Đặc điểm địa hình tự nhiên tại các vùng thượng và hạ lưu khác nhau chính làđiểm thuận lợi để tạo nên các hình thái khác nhau cho việc xây dựng các nhàmáy thuỷ điện. Chính điều đó đã tạo nên mối liên hệ chặt chẽ giữa các nhà máythủy điện trên bậc thang này. Những hồ chứa lớn của các nhà máy thủy điệnphía thượng lưu sẽ đóng vai trò quyết định cho việc điều tiết dòng chảy cho cácnhà máy thủy điện phía hạ•Sông Xrê-Pok (dòng sông chảy ngược)Sêrêpôk dài 315 km, diện tích lưu vực 30.100km2, là dòng sông lớn thứ haitrên Tây Nguyên, sau Sê San ở Gia Lai- Kon Tum.Hợp thành bởi 2 nhánh Krông Ana (sông Cái), Krông Knô (sông Đực) bắtnguồn từ nhiều lũng núi Nam Trường Sơn, Sêrêpôk không đổ thẳng ra biểnĐông như các con sông khác mà ngược sang Campuchia, chảy vòng vèo hết caonguyên tới đồng bằng rồi mới hòa vào Mê Kông chảy ra biển.(Sêrêpốk - Dòngsông chảy ngược)Trên đất Việt, chiều dài 125 km của Sêrêpôk chảy qua 2 tỉnh Đăk Lăk, ĐăkNông và một phần tỉnh Lâm Đồng. Nhiều thác ghềnh hùng vĩ còn tương đốihoang sơ như: thác Trinh Nữ, thác Đray Sáp, thác Đray Nu, thác Đray H'linh,thác Gia Long, thác Bảy Nhánh..Dòng chính sông Srepok có dòng chảy năm đạt286 m3/s với tổng lượng dòng chảy năm đạt 9,0 tỷ m3 nước.•Sông BaBắt nguồn từ núi Ngok Rô ở độ cao 1.549 m, trên dãy Ngok Linh (thuộc tỉnhKon Tum), sông Ba chảy theo sườn phía Đông của dãy Trường SơnSông có lưu vực rộng hơn 13.900 km2 và là lưu vực sông rộng lớn nhất TâyNguyên.Ở phần thượng lưu của sông Ba, núi vây sát các thung lũng, chỗ rộng,chỗ hẹp. Xuống đến Nam huyện Kbang, núi đồi lùi xa về 2 bên nhường chỗ chonhững đồng bằng khá rộng kéo dài dọc song,từ nguồn về xuôi, sông chảy theohướng Bắc-Nam, chuyển dần theo hướng Tây Bắc-Đông Nam.Các nhánh chínhcủa sông Ba là: Ayun, Ia Krông, Krông Năng và sông Hinh đều nằm ở phía hữungạn.•Sông Đồng NaiHệ thống sông Đồng Nai nằm ở phía Nam và chỉ có phần thượng và phần trunglưu vực thuộc Tây Nguyên, với diện tích lưu vực khoảng 9276 km vuông. Phầnlớn nằm trên lãnh thổ sông Đồng NaiCác hệ thống sông này không chỉ có giá chỉ cung cấp nguồn nước ngọt phục vụcho sản xuất mà còn phục vụ cho các hoạt động du lịch, góp phần vào việc điềuhòa khí hậu tạo môi trường cảnh quan sinh động- Hệ thống hồ: có nhiều hồ nước tự nhiên và nhân tạo như là : Biển Hồ, hồ thủyđiên YaLy (Gia Lai), hồ Xuân Hương,hồ Tuyền Lâm … các hồ trên núi hay giữavùng đã góp phần đem lại nhiều cảnh sắc non nước hữu tĩnh nơi đây.- Hệ thống thác: một số dòng chảy trên các địa hình trên các địa hình núi cao vàcác cao nguyên xếp tầng đã tạo nên nhữn thác nước rất đẹp như Đam Bri, CamLy, Trinh Nữ, Đatanla…- Hệ thống suối khoáng và nóng: Tây Nguyên có hệ thống nước ngầm kháphong phú gồm+ Suối khoán: Guga (huyện Đức Trọng, Lâm Đồng) nhiệt độ 370C lưu lượng93m3/ngày+ Suối khoán: ĐăkMin (ĐăkNông) nhiệt độ 660C nồng độ và hàm lượng CO2cao2.5. Sinh vậtTài nguyên rừng là một trong những tài nguyên lớn của Tây Nguyên năm 2015có 2.6 triệu ha có 87% diện tích rừng tự nhiên. Độ che phủ là 46,1% đứng thứ3/7 vùng- Hệ thực vật toàn vùng có 3600 loài giàu như dương sỉ, thông , lan dẻ cúc ởđây còn có nhiều loài đặc hữu như thông nước thông 5 lá ngoài ra ở đây cònphát hiện 2 loài thực vật mới ở Việt Nam như vườn quốc gia Yok Đônk là câyquao xẻ tua và gạo long đen ngoài ra nơi đây còn có 300-400 loài cây thuốcnhư sâm ngọc linh sơn trà- Hệ động vật tài nguyên phong phú 525 loài đông vật sinh sống trên cạn 102loài thú 302 loài chim 80loai cá nước ngọt ngoài ra noi đây còn có bò xám bòtót hưu vàng=> Với hệ sinh thái nhiều loài đa dạng nhiều loài đặc hữu là điều kiện thuậnlợi để phát triển du lịch sinh thái tại vùng đất nàyDu lịch là một ngành kinh tế có định hướng tài nguyên rõ rệt. Tài nguyên dulịch ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ của ngành du lịch, đến cấu trúc vàchuyên môn hóa của du lịch. Tài nguyên du lịch là nhân tố quan trọng hàng đầutạo nên sản phẩm du lịch; tạo nên sức hấp dẫn đối với khách du lịch; tạo nênnhững sắc thái riêng, đặc trưng riêng cho mỗi điểm đến du lịch. Sự đa dạng vàphong phú của tài nguyên du lịch, chất lượng của chúng và mức độ kết hợp giữacác loại tài nguyên trên một lãnh thổ có ý nghĩa đặc biệt trong việc hình thànhvà phát triển du lịch của một vùng hay một quốc gia.3. Điều kiện nhân vănTây nguyên không chỉ hấp dẫn du khách về các giá trị tự nhiên, vẽ hoang sơ củanói rừng, mà các giá trị nhân văn cũng là một đề tài mới lạ thu hút du kháchkhám phá và tham quan các giá trị nhân văn tại vùng đất Tây Nguyên này.3.1 Các di tích lịch sử - văn hóa• Tây nguyên là trong những khu vực lưu giữ gần như nguyên vẹn những côngtrình kiến trúc, di tích lịch sử văn hóa, nghệ thuật độc đáo mới lạ, tạo nên nhữngnét đặc trưng cho vùng đất nơi đây.• Toàn vùng Tây Nguyên có khoảng 450 di tích các loại, trong đó 59 di tíchđược xếp hạng cấp quốc gia và 2 di tích cấp quốc gia đặc biệt (di tích khảo cổ(“thánh địa Cát Tiên và đường mòn Hồ Chí Minh“)• 1 di sản thế giới phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”được UNESSCO công nhận vào ngày 25/11/2005.• Di tích lịch sử cách mạng gồm có chiến trượng Đắk Tô – Tân Cảnh(Kon Tum); đèo An khê, nhà tù Plei ku (Gia Lai), nhà tù Buôn Ma Thuột,đường Hồ Chí Minh …• Di tích kiến trúc nghệ thuật có toà giám mục, nhà thờ Gỗ (Kon Tum), thápYang Prong (tháp cổ duy nhất tại Tây Nguyên)Nhà sàn 100 tuổi của tộc trưởng Mnông, Chùa Sắc Tứ Khải Đoan (Đắk Lắk),nhà thờ Đà Lạt, Thiền viện trúc lâm…3.2 Văn họcHùng tráng như những con người Tây Nguyên giữa núi rừng, trong nền văn họcViệt Nam, nơi đây nổi tiếng với những sử thi bất hủ, còn được quý như nhữngbản hùng ca của đồng bào Tây Nguyên, được hình thành qua nhiều năm qua,những tác phẩm sử thi phản ánh cách nhìn nhận của con người về thiên nhiên,về nhân loại, về cuộc sống, gắn liền với những phong tục, tập quán, nghi lễ ….3.3 Đặc sắc về tộc ngườiĐây là vùng đất của nhiều dân tộc anh em sinh sống, với sự đa dạng trong cácnét văn hóa, phong tục, luật tục, các loại hình sinh hoạt văn hóaTạo nên những vẽ đẹp trong giao lưu văn hóa và sự cuốn hút trước những đặcsắc về tộc người tại Tây nguyên.3.4 Lễ hội• Có nhiều lễ hội hấp dẫn, phong phú, là nguồn tài nguyên quan trọng trong hoạtđộng du lịch.• Nhiều lễ hội mang tính chất cộng đồng dân tộc cao, bên cạnh đó nơi đây còncó sự đa dạng với nhiều sắc thái, màu sắc riêng của mỗi dân tộc tại đây.• Mõi lễ hội mang cho mình những ý nghĩa và giá trị khác nhau.Một số lễ hội đặc trưng như: lễ mừng nhà Rông, lễ bỏ mã, lễ hội đua voi, lễ cơmmới ….3.5 Làng nghề thủ công truyền thống• Tây Nguyên có rất nhiều làng nghề truyền thống, độc đáo….Một số làng nghề như: nghề dệt may thổ cẩm (Kon Tum, Gia Lai…), nghề đanglát mây tre, nghề làm rượu cần, nghề thêu (Lâm Đồng)=> Đây cũng là một trong những tài nguyên nhân văn để phát triển du lịch.3.6 Văn hóa ẩm thựcĐến Tây nguyên du khách khó lòng bỏ qua các món ăn đặc trưng của vùng đấtnày như: cơm lam uống với rượu cần, thịt rừng nướng, măng tre, cà phê TâyNguyên…Những nét ẩm thực giản dị nhưng đầy cuốn hút du khách, bởi những hương vịđậm chất núi rừng Tây NguyênGà nướng Bản đôn, cá lăng, gỏi lá, măng nướng xào vếch bò, phở khô gia lai,heo rẫy nướng, bún đỏ Đắk Lăk, cà phê chồn, thịt nai khô, măng le, bơ, raurừng…3.7 Trang phục• Chính vì tập hợp nhiều dân tộc sinh sống và lao động nên trang phục TâyNguyên rất đa dạng nhiều gam màu, đỏ, đen, xanh trắng, vàng…Các tộc ngườinơi đây còn bảo lưu nhiều vốn văn hóa nguyên sơ, đầy chất nhân văn.3.8 Nhà ở• Các loại hình nhà sàn.• Đây cũng là một trong những giá trị truyền thống của người dân tây nguyên,tạo nên những nét độc đáo cho mảnh đất tây nguyên của núi rừng.=> Qua các giá trị, điều kiện nhân văn tại tây nguyên sẽ là tiền đề cho sự pháttriển các hoạt động du lịch, nhầm giữ gìn những nét đẹp độc đáo của Tâynguyên.4.Tài nguyên du lịch tự nhiên4.1 Địa hìnhĐịa hình Tây Nguyên đa dạng có sự kết hợp giữa vùng núi, cao nguyên, thunglũng tạo nên tài nguyên vô cùng hấp dẫn một số đại diện điển hình của địa hìnhnúi có sức hấp dẫn có thể kể đến như núi Ngọc Linh, núi LangBiang, đỉnh núiMường Hoong, đỉnh núi Ngọc Phan…Ngọn núi Mường Hoong có đỉnh cao thứ nhì ở Tây Nguyên... Con đường dẫnvào Mường Hoong với những rặng núi trải dài tưởng như bất tận, ẩn hiện tronglàn sương mờ đục, đủ làm rộn lòng người thích “xê dịch”. Dưới chân các ngôilàng này dẫn về các thung lũng, các con suối, dòng sông lớn là bạt ngàn ruộngbậc thang. Nhiều người ngỡ rằng ruộng bậc thang chỉ xuất hiện nhiều ở các tỉnhTây Bắc, nhưng ở giữa Tây Nguyên, người Xê Ðăng, người Châu cũng đã tạo ranhững cánh đồng ruộng bậc thang tuyệt mĩ. Ruộng được xẻ khắp nơi, từ chânngôi nhà rông của làng về đến sát trung tâm xã. Trên các ruộng bậc thang này,trong cái lạnh thấu xương và mây mù ẩm ướt, những người dân Xê Ðăng vẫnmiệt mài đào cuốc, be bờ, cấy hái và tiếp tục tạo ra những thửa ruộng vàng óng.Mùa vàng lúa chín, ruộng bậc thang Mường Hoong đẹp tựa một bức tranh.Môt số dòng thác trên các địa hình núi cao, vực sâu và cao nguyên xếp tầng đãtạo nên những thác nước đẹp: Dray Sap (Đăk Nông), Datanla (Lâm Đồng), ThácBảy Nhánh, Krong Kmar (Đắk Lắk). Hầu hết các thác vẫn giữ đep nét huyền bívà hùng vĩ nên đc ví như viện bảo tàng thiên nhiên về nước. Đồi chè Cầu Đất làtài nguyên đại diện của địa hình núi. Dạng địa hình nơi đây phục vụ chủ yếu chonhu cầu phát triển kinh tế thì bây giờ không những giúp người dân có thể pháttriển kinh tế mà nó còn được khai thác trong hoạt động du lịch.Đến đây bạn có thể check in, một trong những xu hướng nổi bật hiện nay. Địahình cao nguyên “Cánh đồng hoa ở Đà Lạt”Phục vụ cho sự phát triển kinh tế và hoạt động du lịch. Du khách đến đây vừacó thể thưởng thức cà-phê trong không gian xanh.Địa hình thung lũng, chiếm diện tích nhỏ. Địa hình mở rộng bằng phẳng vớinhiều hồ góp phần điều hòa khí hậu và tô điểm thêm cho phong cảnh rừngnúi.Một số thung lũng có khả năng tham gia vào hoạt động du lịch như cácthung lũng tình yêu, vùng trũng Krông Pak.4.2 Khí hậuNơi đây có khí hậu thuận lợi để phát triển du lịch trong suốt cả năm. Vùng TâyNguyên có một số địa điểm có khí hậu ôn đới, mát mẻ quanh năm, là điều kiệntự nhiên lý tưởng để xây dựng các khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp như TuyềnLâm, Đan Kia (Đà Lạt – Lâm Đồng), Măng Đen (Kon Tum). Đà Lạt đã đượcxây dựng trở thành thành phố nghỉ dưỡng từ những năm đầu thế kỷ 20. Hiệnnay, thành phố Đà Lạt còn bảo tồn được nhiều biệt thự cổ kiểu Pháp, điển hìnhlà Dinh Bảo Đại, có giá trị cao về kiến trúc và cảnh quan du lịch. Măng Đen –Kon Tum đã và đang được xây dựng thành một khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡngcao cấp mang tầm cỡ khu vực.4.3 Tài nguyên nước* Nước trên mặtCác hồ tự nhiên và nhân tạo cũng đang được khai thác cho hoạt động du lịchnhư: Biển Hồ, Hồ Tuyền Lâm, Hồ Than Thở, Hồ Xuân Hương. Các hệ thốngsông này không chỉ cung cấp nguồn nước ngọt, một số sông có cảnh đẹp vs sứchấp dẫn cao. Các hệ thống sông này góp phần đa dạng sản phẩm du lịch hìnhthành tuyến du lịch trên sông, như sông Đak Poko chảy vùng thung lũng tỉnhKon Tum bên những làng mạc của đồng bào tạo nên khung cảnh rất yên bìnhvà nên thơ. Hay sông Krông Ana và sông Krông NôHồ: Các hồ tự nhiên và nhân tạo cũng đang được khai thác cho hoạt động dulịch như: Biển Hồ, Hồ thủy điện Yaly (Gia Lai), Hồ Lak ( Đắk Lắk), Hồ TuyềnLâm, Hồ Than Thở, Hồ Xuân Hương.Nguồn nước ngầm phog phú: có suối nước nóng đến 55 độ C như suối RamPhia, suối Kon Nit… tập trung ở Kon Đào, Ngọc Tụ (huyện Đắk Tô, Kon Tum),Đắk Ring, Ngọc Tem (huyện Kon Plông, Kon Tum); Đạ Long (huyện ĐamRông, Lâm Đồng)… Đây là những suối có chứa rất nhiềukhoáng chất có tácdụng chữa bệnh hiệu quả.Nước khoáng GuGa Đức Trọng Lâm Đồng, Nước khoáng Đăk Min (Đắk Nông)có nồng độ và hàm lượng CO2 cao công dụng chữa bệnh huyết áp thần kinh.4.4 Sinh vậtHệ thống tài nguyên sinh vật rất phong phú và đa dạng được biểu hiên qua cáckhu bảo tồn và vườn quốc gia. Vùng này có 6 Vườn quốc gia: Yok Đôn, ChưMom Ray, Kon Ka Kinh, Chư Ya Sing, VQG Bi Doup- Núi Bà, Cát Tiên .•VQG Yok ĐônLớn nhất khu vực này phần lớn hệ sinh thái rất đặc biệt như rừng khộp (rừngrụng lá theo mùa), nơi lưu giữ cánh rừng nguyên sinh.Đây là VQG duy nhất ở VN bảo tồn loại rừng khộp này.Nằm trên địa bàn 7 xã thuộc 3 huyện: Xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, xã EaBung, Chư M'Lanh huyện Ea Súp (tỉnh Đắk Lắk) và xã Ea Pô huyện Cư Jút(tỉnh Đăk Nông); được thành lập 1992, cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng40 km về phía tây bắc.Vườn nằm trên một vùng tương đối bằng phẳng, với haingọn núi nhỏ ở phía nam của sông Serepôk. Rừng chủ yếu là rừng tự nhiên.•KDL BUÔN ĐÔNCó vườn quốc gia Yok Đôn, khi đến đây du khách sẽ rất ấn tượng là những máinhà tranh với đàn gia súc. Vì vậy hiện nay nơi đây có tiềm năng khai thác dulịch văn hóa và sinh thái rất lớn.•VQG BIDOUP- Núi BàLà 1 trong 28 VQG nằm trong khu rừng đặc dụng ở VN. Nằm trên địa bàn hànhchính huyện Lạc Dương và một phần huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng, cáchthành phố Đà Lạt khoảng 50km theo tỉnh lộ 723.Đây được gọi là (VƯỜN QUỐC CỦA CÁC LOÀI LAN RỪNG) vì hệ thống sốlượng các loài lan rất đa dạng và phong phú.Khu bảo tồn thiên nhiên:Có 5 khu bảo tồn và điển hình: KON CHA RĂNG (Gia Lai). TÀ ĐÙNG (ĐăkNông), NGỌC LINH (Kon Tum).KBT thiên nhiên Ngọc Linh- Kon Tum có diện tích 41.429 ha, nơi bảo tồnnhiều nguồn gen quý hiếm như thực vật là Sâm Ngọc Linh. Núi rừng Ngọc Linhcòn là nơi đầu nguồn của nhiều con sông lớn Đắk Pô Kô, Đắk Bla (KonTum).Khu bảo tồn này còn giúp cân bằng môi trường sinh thái trong khu vực nó đónggóp một nguồn năng lực thủy như thủy điện Ya Ly. Hiện nay chính quyền đãgiao khoán trên 15 nghìn ha rừng cho các hộ gia đình đồng bào dân tộc ít ngườiđịa phương quản lý, bảo vệ, giao giống - kỹ thuật trồng sâm cho nhân dân.Thủy điện Yaly bên dòng sông Sê San rộng lớn quanh năm nước chảy dạt dào,chính là công trình thủy điện Yaly, thuộc địa bàn xã Yaly, huyện Chư Pah, tỉnhGia Lai.Với phong cảnh nên thơ, trữ tình, Yaly trở thành điểm du lịch Gia Laihấp dẫn du khách đến tham quan, chiêm ngưỡng. Đây là một trong những thácnước lớn nhất ở Việt Nam với độ cao lên tới 42 mét đã khai thác trong hoạtđộng du lịch và du khách có thể đến đây tham quan cung điện ngầm dưới lòngđất, đường ngầm dài tới 600 mét xuyên qua lòng núi của công trình thủy điệnhiện đại này hoặc trải nghiệm đi dưới cung điện ngầm trong âm thanh ồn ào củamáy máy thật sự rất đặc biệt.5. Tài nguyên du lịch văn hóaKhông chỉ nổi tiếng với sự hấp dẫn của các giá trị tự nhiên mà vùng đất này cònchất chứa nhiều giá trị văn hóa dân tộc của đồng bào dân tộc thiểu số. Vùng TâyNguyên còn lưu giữ được nhiều di tích lịch sử văn hóa và cách mạng, trong đócó nhiều di tích được xếp hạng quốc gia. Đây là những tài nguyên du lịch có giátrị để khai thác phục vụ phát triển du lịch.5.1 Di tích lịch sử văn hóa – cách mạng- Có 59 di tích xếp hạng quốc gia- 2 Di tích cấp Quốc gia đặc biệt: Di chỉ khảo cổ Thánh địa Cát Tiên và Đườngmòn HCM.- 1 Di sản Văn hóa phi vật thể: Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyênđược UNESCO công nhận năm 2005.- Di chỉ khảo cổ Thánh địa Cát Tiên Mỹ Sơn thuộc khu vực Tây Nguyên vàĐông Nam Bộ.Trải dài trên 15km từ xã Quảng Ngãi đến xã Đức Phổ và GiaViễn của huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng. Phát hiện 1985, tìm thấy nơi đây cóhơn 1000 hiện vật, gồm nhiều chất liệu như vàng, bạc, đồng, sắt, đá quý, gốm,đá, nhiều ngẫu tượng Linga-Yoni, tượng thần Sanesa, Uma, các lá vàng dập nổihình vị thần, các linh vật thuộc Bà La Môn giáo…- Đường mòn Hồ Chí Minh trong lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đãtừng khai thông nhiều con đường để mở mang bờ cõi, bảo vệ non sông, vượt lênsự bao vây, ngăn chặn… Nhưng có lẽ con đường Trường Sơn - đường mòn HồChí Minh là con đường vĩ đại nhất, cả trong ý tưởng và thực tế. Đó là conđường sáng tạo, đột khởi, làm thay đổi cục diện thế lực cách mạng và đi tớithắng lợi vẻ vang… Đó cũng là con đường của những con đường, con đườngcủa gợi mở, tiếp nối những con đường…. Đây là con đường huyết mạch. Conđường xuyên qua 20 tỉnh từ Bắc vào Nam; chạy qua nước bạn Lào vàCampuchia; vắt từ Đông Trường Sơn sang Tây Trường Sơn, từ Tây Nguyênxuyên xuống miền Đông, miền Tây Nam Bộ, nếu không có sức sáng tạo và lòngquả cảm của những người mở đường, nếu không có lòng dân chở che, bảo vệ vàtiếp thêm nguồn lực, nếu không có sự ủng hộ, sẻ chia của bạn bè quốc tế thì làmsao có thể tồn tại và đến cái đích cần đến! Đường mòn Hồ Chí Minh là một kỳtích vĩ đại thể hiện sâu sắc ý Đảng lòng dân, biểu tượng của khối đoàn kết liênminh 3 nước Đông Dương. Từ con đường trên bộ, đã có trên đường Hồ ChíMinh trên biển, đường Hồ Chí Minh trên không, vượt lên sự phong tỏa, ngănchặn, hướng về miền Nam ruột thịt, vì sự nghiệp thống nhất đất nước. ĐườngTrường Sơn - Hồ Chí Minh chính là con của những con đường, con đường gợimở, tiếp nối con đường. Đường Trường Sơn - Hồ Chí Minh đã hoàn thành sứmệnh lịch sử, góp phần to lớn kết thúc thắng lợi vẻ vang cuộc kháng chiếnchống Mỹ, thu non sông về một mối. Nhưng tính chiến lược, bất ngờ, sức sángtạo, gợi mở của con đường có giá trị lâu bền, vượt thời gian…Dưới góc độ du lịch, di tích lịch sử văn hóa Tây Nguyên thể hiện nét đăc trưngriêng tạo nên sản phẩm du lịch rất hài hòa. Đặc biệt hệ thống di tích lịch sử cáchmạng phát triển du lịch văn hóa về chiến trường xưa như: Nhà Lao Play ku (GiaLai), Nhà đày Buôn Mê Thuột, Bảo tàng Tây Nguyên.(Nhà tù Buôn Ma Thuột) được chế độ thực dân đế quốc sử dụng làm nơi giamgiữ, đày ải tù nhân chính trị chủ yếu của các tỉnh Trung Kỳ. Nơi đây đã trởthành chứng tích tội ác của chế độ thực dân đế quốc và ghi nhận các cuộc đấutranh quyết liệt của lớp lớp thế hệ chiến sĩ cách mạng vì nền độc lập của dântộc, vì hạnh phúc và tự do của nhân dân.Mộc bản triều Nguyễn Văn bản Hán- Nôm khắc gỗ 200 năm in sách tại ViệtNam (34618 tấm và 55.318 mặt khắc). Đã phản ánh xã hội Việt Nam dưới triềuNguyễn UNESCO trao bằng di sản tư liệu thế giới5.2 Công trình kiến trúcGa Đà Lạt thiết kế kiểu nhà Rông mang giá trị kiến trúc truyền thống. Hiện nay,là điểm tham quan thú vị. Ga Đà Lạt là nhà ga cổ nhất Đông Dương còn sót lạiở Việt Nam.Thiền viện Trúc Lâm là ngôi chùa to nhất và bề thế ở Đà Lạt. Nơi đây có kiếntrúc đặc sắc về Phật giáo Thiền tông, nằm trên đỉnh núi Phụng Hoàng, có hướngnhìn thẳng ra khu hồ Tuyền Lâm yên bình và thơ mộng. Đây là công trình phậtgiáo lớn nhất cả nước và là cũng là 1 trong 3 thiền viện lớn nhất Việt Nam thuộcphái Thiên Yên Tử.Khi tới thiền viện Trúc Lâm bạn sẽ bị choáng ngợp từ nhữngbức phù điêu xung quanh chánh điện, được chạm khắc cực kỳ tỉ mỉ và côngphu. Với hình ảnh của 8 vị tướng thị hiện của Đức Phật và các bao lam. Hoặcđến Tham Vấn Đường để nghe hòa thượng giảng thiền vào các ngày 14 và 19âm lịchDinh 1 Bảo Đại là nơi sinh sống của vị vua cuối cùng ở triều Nguyễn vua BảoĐại ( Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy).Cuối lầu 1 bên phải còn có một studio (phòngchụp hình) được trang hoàng ngai vàng, võng lọng sơn son thiết vàng để phụcvụ nhu cầu chụp ảnh của du khách.5.3. Tín ngưỡng tôn giáo và lễ hộiĐa dạng và phong phú.tín ngưỡng chủ yếu là “đa thần”. Người M’nông tin rằngthần linh trú ngụ khắp nơi: Thần ông bà tổ tiên phù hộ cho gia đình; thần đá bếpgiữ lửa ấm, nấu ăn; thần lúa và thần hoa màu cho vụ mùa bội thu, cây cối tươitốt; thần sét ở trên trời sẵn sàng trừng phạt nếu người làm điều xấu như loạnluân; thần đất nắm hết mọi vấn đề xảy ra trên mặt đất; thần Nguăch Ngual làthần chăm voi, khi bắt voi rừng về nuôi hoặc bắn voi rừng phải cúng đủ lễ chothần Nguăch Ngual.Hiện nay, tín đồ Tin Lành người dân tộc thiểu số là 324.135, chiếm 89,3% tổngsố người theo Tin Lành của toàn vùng; tín đồ Công giáo người dân tộc thiểu sốlà 248.039, chiếm 30,9% tổng số người theo Công giáo của toàn vùng. Bên cạnhđó, một số hiện tượng tôn giáo mới cũng đang phát triển ở Tây Nguyên thờigian gần đây. Tây Nguyên là địa bàn có số lượng hệ phái Tin Lành nhiều nhấtnước. Nếu trước đây, người dân Tây Nguyên chỉ có tín ngưỡng truyền thống củacác dân tộc thiểu số, thì ngày nay, hầu hết tôn giáo lớn ở Việt Nam đã có mặt tạiTây Nguyên.Sự đa dạng tôn giáo ở Tây Nguyên do 2 nguyên nhân cơ bản sau:- Thứ nhất, việc truyền giáo của các tôn giáo vào vùng đồng bào dân tộc thiểusố ở Tây Nguyên trong những năm gần đây.- Tây Nguyên là một địa bàn đặc thù về điều kiện địa lý, ngôn ngữ, tâm lý,phong tục tập quán, nhất là tín ngưỡng đa thần. Các tôn giáo nhất thần thời kỳđầu không dễ dàng du nhập vào đây, sau khi tìm ra phương pháp truyền đạo cótính đặc thù của mình nên cuối cùng đã thu hút được nhiều cộng đồng các dântộc theo các tôn giáo. Đó là Công giáo Tin Lành và Phật giáo với số tín đồ đôngđảo.- Thứ hai, sự di cư mạnh mẽ trong nhiều thời kỳ lịch sử trước đây và cũng nhưtrong giai đoạn hiện tại. Tây Nguyên hiện là địa bàn có tỷ lệ dân di cư đông đảovà đa dạng.Bức tranh dân số các tỉnh khu vực Tây Nguyên thể hiện rõ tính đa tộc người. Tỷlệ tăng dân số cơ học do di dân ở khu vực Tây Nguyên luôn chiếm tỷ lệ caoNhững người di cư mang theo văn hóa, tín ngưỡng và tôn giáo truyền thống củamình đến vùng đất mới tạo nên tính đa dạng cho văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáonơi này.- Ngoài việc đáp ứng nhu cầu về mặt tín ngưỡng, đạo Công giáo và Tin Lànhcần có một đấng tối cao để tôn thờ thì về mặt giáo lý, những điều răn được gắnvới thực tiễn cuộc sống, như: thực hiện chế độ một vợ một chồng, sống chungthủy, tôn trọng nhau, biết tha thứ cho những lỗi lầm của người khác, không giandối… đã góp phần làm cho đời sống đồng bào hướng đến những giá trị luân lýtốt đẹp.- Khi tôn giáo truyền vào đã góp phần biến đổi tâm lý con người Tây Nguyên(chủ yếu là người dân tộc thiểu số) từ tự ti, khép kín trở nên hòa nhập hơn, cởimở hơn, tự tin hơn. Ngay cả những thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng dần dầnthay đổi theo hướng khoa học hơn, vệ sinh hơn, tiến bộhơn. Một điều khác nữa,những người theo Đạo Công giáo, Tin Lành được giáo dục, dạy bảo về nhữngtri thức khoa học cơ bản, giúp cho người dân tộc thiểu số nâng cao trình độnhận thức.Đặc trưng lớn nhất quy định những sắc thái văn hóa của Tây Nguyên là nếpsống nương rẫy, là nếp sống chủ đạo, bao trùm toàn bộ các tộc người. Toàn bộđời sống vật chất và tinh thần của các dân tộc Tây Nguyên từ tín ngưỡng, phongtục, nghi lễ, đời sống tình cảm của con người cũng gắn bó với rừng núi vànương rẫy. Các dân tộc Tây Nguyên có những nét tương đồng và khá đặc trưngvề quan niệm và ứng xử giữa thế giới người sống và người chết từ đó hìnhthành cả một hệ thống tập tục, nghi lễ, sinh hoạt văn hóa xung quanh thế giớingười chết – tạo nên hiện tượng văn hóa dân gian – sinh hoạt văn hóa nhà mồ.Tây Nguyên là vùng đất thiêng được biểu hiện qua hệ thống tín ngưỡng lễ hộibao gồm hai phần:LỄ HỘI VÒNG ĐỜI NGƯỜI: Trước khi con người được sinh ra sẽ có các lễcúng như: Lễ cúng người mẹ mang thai – Lễ đặt tên – Lễ mừng mùa rẫy – Lễtrưởng thành – Lễ cầu an – Lễ bỏ mã (ví dụ lễ bỏ mã)– Lễ Bỏ Mả: Các dân tộc Tây Nguyên tổ chức Lễ Bỏ Mả cho người chết sau từ1 – 3 năm. Lễ Bỏ Mả diễn ra từ tháng 1 đến tháng 3 hàng năm, sau khi thuhoạch vụ mùa xong, thời tiết mát mẻ, hoa rừng nở rộ. Sau khi lễ bỏ mã xong thìngười chết sẽ được giải thoát và sẽ sinh sống ở thế giới khác.LỄ HỘI CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG NÔNG NGHIỆPLễ hội là sinh hoạt tín ngưỡng đánh dấu cho những hoạt động sản xuất nươngrẫy từ khi gieo trồng cho đến khi mang lúa về kho. Trong các nghi lễ gắn chặtvới sản xuất nông nghiệp, nghi thức hiến sinh là không thể thiếu được.Bao gồmcác lễ hội như: Lễ mừng lúa mới – Lễ cầu mưa – Lễ hiến tế đâm trâu – Lễ đónhồn lúa về kho – Lễ hội cúng bến nước… Các lễ hội này gắn liền với Cồngchiêng và Cồng chiêng là nhạc cụ không thể thiếu trong các lễ hội. Cồng chiênggắn với thế giới siêu hình kết nối đời sống của con người với thần linh.– Lễ hội mừng năm mới tổ chức hàng năm vào tháng 12 sau khi thu hoạch lúanương là dịp đồng bào ăn mừng vụ mùa. Đây là lễ hội mang đậm nét văn hóacộng đồng của các dân tộc Tây Nguyên.– Lễ hội Đua Voi: diễn ra vào mùa xuân, là sinh hoạt văn hóa đặc trưng của TâyNguyên, thường được tổ chức tại Buôn Đôn và bên dòng sông Serepok, nhằmnêu cao tinh thần quật cường của các dân tộc cũng như khả năng thuần phục vànuôi dưỡng loài voi.– Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên: Cồng chiêng Tây Nguyên gắn bó với cuộcsống người dân Tây Nguyên từ ngàn đời nay, là bằng chứng độc đáo, là nét đặctrưng của truyền thống văn hóa các dân tộc Tây Nguyên. Cồng chiêng là nhạccụ nghi lễ, các loại nhạc cồng chiêng trước hết đáp ứng cho yêu cầu của mỗi lễthức. Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên có cách tổ chức cồng chiêng khác nhau, có ítnhất 3 phong cách âm nhạc cồng chiêng Tây Nguyên. Cồng chiêng Êđê nhịpđiệu phức tạp, tốc độ nhanh, cường độ lớn; cồng chiêng M’nông cường độkhông lớn dù tốc độ khá nhanh; cồng chiêng Ba Na – Giarai thiên về tính chấtchủ điệu, bề trầm của cồng vang lên âm sắc vững chãi, hoành tráng.Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận làkiệt tác truyền khẩu và là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.Nét văn hóa riêng văn hóa truyền thống của dân tộc bắt nguồn từ tập quán cư trúvà sinh sống nên cồng chiêng mang giá trị của sự sáng tạo.Khẳng định bản sắcvăn hóa tộc người nơi đâyTôn giáo khác như Tin lành, Công giáo thì các công trình kiến trúc tôn giáo cósự địa phương hóa như Nhà thờ Chính tòa Kon Tum kết hợp kiểu kiến trúcChâu Âu, vừa mô phỏng kiến trúc nhà rông, nhà dài của các dân tộc Ba Na, XơĐăng.Chùa Sắc Tứ Khải Đoan là một ngôi chùa cổ lớn nhất tại thành phố Buôn MaThuột và toàn tỉnh Đắk Lắk. Chùa Linh Phước là một công trình kiến trúc khảmsành đặc sắc của thành phố Đà Lạt.5.4. Sự đa dạng về tộc ngườiChủ yếu hai ngữ hệ là Nam Đảo và Môn Khmer.Tây Nguyên là nơi sinh sốngcủa 47 dân tộc anh em đông nhất là dân tộc Gia Rai, trong đó có một số dân tộcbản địa như các tộc người Bân, Xơ đăng, Giẻ Triêng, Brâu, Rơ măm, M’nông,Mạ, Cơho thuộc nhóm Môn – Khmer và các tộc người Giarai, Ê đê, Churu,Raglai thuộc nhóm Nam đảo. Người Kinh có mặt ở Tây Nguyên từ thế kỷ 19,cùng nhiều dân tộc miền núi phía Bắc di cư vào như Tày, Nùng, Thái, Dao,H’mông, Bru – Vân Kiều làm cho mối quan hệ và giao lưu văn hóa ở TâyNguyên phong phú và đa dạng.Tổ chức xã hội cao nhất là làng. Đứng đầu giàlàng.5.5 Âm nhạc, nhạc cụNhạc cụ dân tộc vô cùng đơn giản từ nguyên liệu có sẵn như tre nứa dây rừngvỏ bầu, khèn. Ví dụ Đàn T’rưng của người Gia Rai, Banar, Xơ Đăng…Trên nương rẫy giúp họ xua tan được mệt mỏi.Trong các lễ hội giúp không khí vui tươi, hứng khởi và tạo sự đặc sắc của loạinhạc cụ này.Đàn đá gọi là “goong lu” thanh đá dài, to, dày có âm vực trầm, đá ngắn, nhỏ,mỏng thì tiếng thanh.Đàn đá đã được UNESCO xếp vào danh sách các nhạc cụ trong Không gian vănhóa Cồng Chiêng Tây Nguyên.Âm nhạc khó có thể chỉ nói đôi lời về kho tàng ca hát của các tộc người TâyNguyên. Bởi dù là giai điệu rộn ràng hay dịu êm, khỏe khoắn hay trữ tình, tự sựhay hoan ca… mỗi bài là một sự sáng tạo ngẫu hứng đầy đam mê. Nó phongphú về thể loại, sâu sắc về nội dung, dí dỏm, thông minh, đôi khi cả thâm thúytrong ý tứ. Mặc dù đời sông còn nhiều khó khăn nhưng tâm hồn yêu âm nhạc,ca múa hát cùng với đó là điệu múa như MÚA XOANG CỦA NGƯỜI BANAthu hút khách du lịch.Không thể thiếu đó chính là cồng chiêng, nhạc cụ đặc biệt đứng đầu bảng trongcác nhạc cụ truyền thống.5.6 Kiến trúc nhà ởNói đến Tây Nguyên, Nhà Rông, Nhà Dài là biểu tượng văn hóa cộng đồng cácdân tộc Tây Nguyên, là nơi sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng… nơi thể hiện các lễhội tâm linh, nơi các thế hệ nghệ nhân già truyền đạt lại cho các thế hệ trẻ cácgiá trị văn hóa truyền thống; nơi lưu giữ các hiện vật truyền thống: cồng,chiêng, trống, vũ khí, đầu các con vật hiến sinh trong các ngày lễ… Bên cạnhgiá trị vật chất, nhà Rông là nơi ẩn chứa các văn hóa tâm linh rất bền vững củacác dân tộc Tây Nguyên. Vì vậy, nhà Rông Tây Nguyên vừa có giá trị văn hóavật thể vừa có giá trị văn hóa phi vật thể.Nhà Rông là di sản kiến trúc tiêu biểu, gắn với cư trú lâu đời của các dân tộcTây Nguyên, với kiến trúc đa dạng, kiểu dáng hấp dẫn, hình thức trang trí đặcsắc, là “trái tim” của buôn, làng Tây Nguyên, là một thiết chế văn hóa tiêu biểu,độc đáo không pha trộn của các dân tộc Tây Nguyên.Người Tây Nguyên có một nền nghệ thuật tạo hình và kiến trúc mang sắc tháiđộc đáo. Ở Bắc Tây Nguyên là những ngôi Nhà Rông dáng mái cao vút hìnhlưỡi rìu; ở Trung và Nam Tây Nguyên đặc trưng bởi các Nhà Dài sinh sống bởinhiều gia đình và một phần dành cho sinh hoạt cộng đồng.5.7Trang phụcMỗi dân tộc có trang phục riêng ví dụ trang phục của người Ê đê. Phần lớn chấtliệu này đều tự chế bằng nguyên liệu tự nhiên. Phụ nữ là loại áo ngắn, dài tay,khoét cổ (loại cổ thấp hình thuyền) mặc kiểu chui đầu. Thân áo dài đến môngkhi mặc cho ra ngoài váy. Trên nền áo màu chàm các bộ phận được trang trí là:cổ áo lan sang hai bên bả vai xuống giữa cánh tay, cửa tay áo, gấu áo. Đó là cácđường viền kết hợp với các dải hoa văn nhỏ bằng sợi màu đỏ, trắng, vàng. Cáikhác của trang phục áo nữ Ê Đê khác Gia rai về phong cách trang trí là khôngcó đường ở giữa thân áo. chiếc váy mở quấn quanh thân•Nam giớiY phục gồm áo và khố. Áo có hai loại cơ bản (giới thiệu 1 loại). Loại áo dài tay:khoét cổ chui đầu, thân dài trùm mông, xẻ tà. Đây là loại áo khá tiêu biểu chongười Ê Đê qua trang phục nam. Trên nền chàm của thân và ống tay áo ở ngực,hai bên bả vai, cửa tay, các đường viền cổ, nơi xẻ tà gấu áo được trang trí vàviền vải đỏ, trắng. Đặc biệt là khu giữa ngực áo có mảng sọc ngang trong bố cụchình chữ nhật tạo vẻ đẹp, khỏe.5.8 Làng nghề truyền thốngLàng nghề hình thành từ lâu đời mang tính chất tự sản xuất , ví dụ đan lát làmrượu cần ở Lâm Đồng, Kon Tum Làm rượu cần, sản phẩm dùng men lá rừng ủvới gạo nếp, hạt kê, bắp, sắn đựng trong các ghè, ché, hầu hết đồng bào ở cáchuyện, thành phố Kon Tum,

Trích đoạn

  • Tuyến điểm du lịch 1 Tuyến du lịch nội vùng

Tài liệu liên quan

  • Nghiên cứu nguồn lực, thực trạng, giải pháp  khai thác  tuyến điểm du lịch sinh thái nhân văn  ở Hải Dương.  Xây dựng  tuyến Hà  Nội - Cẩm Giàng – Thanh Miện -  Ninh Giang - Chí Linh – Thành Phố Hải  Dương Nghiên cứu nguồn lực, thực trạng, giải pháp khai thác tuyến điểm du lịch sinh thái nhân văn ở Hải Dương. Xây dựng tuyến Hà Nội - Cẩm Giàng – Thanh Miện - Ninh Giang - Chí Linh – Thành Phố Hải Dương
    • 113
    • 860
    • 0
  • Tìm hiểu thêm về một số chương trình du lịch vùng Tây bắc của công ty du lịch Thanh Niên Quảng Ninh Tìm hiểu thêm về một số chương trình du lịch vùng Tây bắc của công ty du lịch Thanh Niên Quảng Ninh
    • 59
    • 599
    • 0
  • Hiện trạng tuyến điểm du lịch và định hướng phát triển Hiện trạng tuyến điểm du lịch và định hướng phát triển
    • 61
    • 598
    • 0
  • Thực trạng và phương hướng phát triển du lịch vùng Tây Nguyên đến năm 2020 Thực trạng và phương hướng phát triển du lịch vùng Tây Nguyên đến năm 2020
    • 63
    • 1
    • 10
  • NGHIÊN CỨU CÁC NHÀ CUNG CẤP SẢN PHẨM DU LỊCH TRÊN TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH: HÀ NỘI – NINH BÌNH – HÀ NỘI. NGHIÊN CỨU CÁC NHÀ CUNG CẤP SẢN PHẨM DU LỊCH TRÊN TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH: HÀ NỘI – NINH BÌNH – HÀ NỘI.
    • 71
    • 812
    • 1
  • Tìm hiểu sản phẩm lưu niệm tại một số tuyến điểm du lịch ở Hải Phòng Tìm hiểu sản phẩm lưu niệm tại một số tuyến điểm du lịch ở Hải Phòng
    • 62
    • 713
    • 3
  • Luận văn Tuyến điểm du lịch TP.Hồ Chí Minh – Mỹ Tho – Cần Thơ vùng đông bằng sông Cửu Long pptx Luận văn Tuyến điểm du lịch TP.Hồ Chí Minh – Mỹ Tho – Cần Thơ vùng đông bằng sông Cửu Long pptx
    • 61
    • 1
    • 13
  • Xây dựng các tuyến điểm du lịch nhằm phát triển hoạt động du lịch sinh thái cho tỉnh Phú Yên Xây dựng các tuyến điểm du lịch nhằm phát triển hoạt động du lịch sinh thái cho tỉnh Phú Yên
    • 96
    • 683
    • 2
  • Điều tra, đánh giá hoạt động bảo vệ môi trường tại một số điểm du lịch vùng dân tộc và miền núi   kỷ yếu dự án môi trường Điều tra, đánh giá hoạt động bảo vệ môi trường tại một số điểm du lịch vùng dân tộc và miền núi kỷ yếu dự án môi trường
    • 220
    • 557
    • 0
  • Điều tra, đánh giá hoạt động bảo vệ môi trường tại một số điểm du lịch vùng dân tộc và miền núi   phụ lục số liệu dự án Điều tra, đánh giá hoạt động bảo vệ môi trường tại một số điểm du lịch vùng dân tộc và miền núi phụ lục số liệu dự án
    • 148
    • 611
    • 0

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(67.35 KB - 45 trang) - Tuyến điểm du lịch vùng tây nguyên Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Số đồ Tuyến điểm Du Lịch Tây Nguyên