Tuyển Sinh Lớp 10: Toán, Văn Nhân Hệ Số 2 Có Lỗi Thời? - Dân Việt

  • Đăng nhập
  • Đăng ký
  • ×

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận

Facebook Google

Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt

Đăng nhập

Email

Họ và tên

Mật khẩu

Mã xác nhận

Captcha refesh

Khi nhấn đăng ký đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt

Đăng ký

Xin chào, !

Bạn đã đăng nhập với email:

Đăng xuất

Giáo Dục
  • Học đường
  • Tuyển sinh
  • Du học
  • Gương sáng
  • Sống trẻ
Tuyển sinh lớp 10: Toán, Văn nhân hệ số 2 có lỗi thời?

Tuyển sinh lớp 10: Toán, Văn nhân hệ số 2 có lỗi thời?

Thứ hai, ngày 28/03/2022 19:12 PM (GMT+7) Chúng ta đang thực hiện đổi mới giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực toàn diện của học sinh. Bình luận 0 Dân Việt trên
  • Tổng chủ biên nói gì khi giáo viên và học sinh lo lắng vì có tới 100 tổ hợp môn lựa chọn?

Vì thế, nhiều ý kiến cho rằng, cách tính điểm Toán, Ngữ văn nhân hệ số 2 ở kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trường THPT công lập của một số địa phương đã lỗi thời. Không có lý gì điểm thi vào lớp 10 vẫn làm theo cách cũ từ hơn 10 năm nay.

Cô Nguyễn Ly Nga - giáo viên Trường THPT Phúc Thọ (Hà Nội): Tất cả môn học đều bình đẳng

Tuyển sinh lớp 10: Toán, Văn nhân hệ số 2 có lỗi thời? - Ảnh 1.

Cô Nguyễn Ly Nga

Trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trường THPT công lập, nhiều địa phương áp dụng công thức nhân hệ số 2 đối với môn Toán và Văn, môn còn lại tính theo hệ số 1. Tôi cho rằng, cách tính này không còn phù hợp với bối cảnh đổi mới giáo dục, nhất là hiện nay toàn ngành đang triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, trong đó chú trọng đến phát triển phẩm chất, năng lực toàn diện cho học sinh. Vì thế, cách tính điểm như trên vô hình trung sẽ không công bằng, bất hợp lý và ít nhiều sẽ gây tâm lý học lệch cho học sinh.

Qua theo dõi cho thấy, nhiều địa phương đã công bố 3 môn thi gồm: Toán, Văn, Tiếng Anh để tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT công lập năm 2022. Tôi hoan nghênh các địa phương đã quyết định chọn Tiếng Anh là môn thi thứ 3 của kỳ thi tuyển sinh này. Việc lựa chọn Tiếng Anh là hợp lý, bởi môn học này ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống và là một trong những “chìa khóa” để các em trở thành công dân toàn cầu.

Hiện nay, cách đánh giá, xếp loại học sinh đã đổi mới - không nhân hệ số 2 với môn Toán và Ngữ văn. Đồng thời, khi đánh giá xếp loại học lực, điểm môn Tiếng Anh cũng được coi là một tiêu chí tương đương môn Toán, Văn. Ví dụ: Để đạt học lực giỏi, ngoài 2 tiêu chí: Trung bình các môn trên 8,0 và không có môn nào dưới 6,5 thì cần thêm tiêu chí: Toán hoặc Văn hoặc Tiếng Anh phải từ 8,0 trở lên.

Điều đó cho thấy, các môn đều bình đẳng nhau. Vì vậy không có lý gì mà kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, các địa phương lại áp dụng nhân hệ số 2 đối với môn Toán, Văn; còn môn thứ 3 (có thể là Ngoại ngữ, hoặc bất kỳ môn học nào khác) lại là hệ số 1. Đã đến lúc các địa phương cần thay đổi cách tính điểm của kỳ thi này bằng cách: Tất cả môn thi/bài thi đều tính theo hệ số 1, nhằm bảo đảm công bằng, bình đẳng giữa các bộ môn, tránh việc học lệch của học sinh.

TS Hoàng Ngọc Vinh – nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GD&ĐT): Dễ làm gia tăng tình trạng học thêm, dạy thêm

Tuyển sinh lớp 10: Toán, Văn nhân hệ số 2 có lỗi thời? - Ảnh 2.

TS Hoàng Ngọc Vinh

Cách tính điểm trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trường THPT công lập của một số địa phương bằng cách: Toán, Văn nhân hệ số 2 rất dễ dẫn đến tình trạng học sinh học lệch. Các địa phương phải chứng minh một cách khoa học, tại sao lại áp cách tính điểm như vậy và tại sao phải nhân hệ số 2 đối với môn Toán, Văn. Việc áp dụng cách tính điểm này có thể dẫn đến nhiều hệ quả như: Một bộ phận thầy, cô giáo thuộc bộ môn Toán, Văn sẽ được coi trọng, còn những bộ môn khác ít được chú trọng hơn. Điều này dẫn đến xuất hiện tư tưởng môn chính, môn phụ, học sinh sẽ không chú trọng học tập bộ môn được tính là hệ số 1.

Vẫn biết, việc tổ chức thi môn nào là do các địa phương quyết định, nhưng cũng nên cân nhắc thật kỹ để tránh đưa ra những quyết sách thiếu căn cứ khoa học. Tại sao lại phải nhân hệ số 2 với môn Toán, Văn? Vì sao không để cùng hệ số 1?... Suy cho cùng, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, dù điểm thấp hay cao cũng sẽ lấy từ trên xuống cho đến khi đủ chỉ tiêu.

TS Đỗ Viết Tuân – Nhà sáng lập Công ty Edufly JSC, Quản lý nhãn sách Sigma books: Không nên áp dụng hệ số 2 với bất kỳ môn thi nào

Tuyển sinh lớp 10: Toán, Văn nhân hệ số 2 có lỗi thời? - Ảnh 3.

TS Đỗ Viết Tuân

Tôi ủng hộ cách tính hệ số 1 với tất cả môn thi của kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10; sau đó, tính tổng điểm rồi xét tuyển từ cao xuống thấp cho đến khi hết chỉ tiêu. Nếu tính điểm hệ số 1 tất cả môn thi sẽ cho thấy tính chân thực của kỳ thi và biết được chất lượng dạy học của các trường THCS như thế nào; từ đó giúp nhà trường nhìn nhận vào thực tiễn để có thêm biện pháp tháo gỡ, đổi mới phương pháp giảng dạy, giúp học sinh học tốt hơn.

Tôi vẫn quan ngại, nếu nhân hệ số 2 với môn Toán, Văn, rất có thể gây cảm giác ngộ nhận cho thí sinh là đạt điểm cao. Còn nếu phải tính hệ số 2 trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 chỉ nên áp dụng đối với các môn chuyên ở trường THPT chuyên, còn những trường không chuyên không nên áp dụng hệ số 2 với bất kỳ môn thi nào.

Đào Nguyễn Minh Châu - lớp 9G5, Trường THCS Lê Lợi (Hà Đông, Hà Nội): Chúng em cần công bằng và bình đẳng với nhau

Tuyển sinh lớp 10: Toán, Văn nhân hệ số 2 có lỗi thời? - Ảnh 4.

Đào Nguyễn Minh Châu

Em mong muốn kỳ thi vào lớp 10 tới đây và những năm tiếp theo sẽ không tính hệ số 2 với bất kỳ môn học nào. Theo em, môn học nào cũng quan trọng nên cần có sự bình đẳng để không thí sinh nào bị thiệt thòi hay được hưởng lợi từ cách tính điểm như trước đây (Toán, Văn nhân hệ số 2, môn còn lại tính theo hệ số 1).

Giả sử, có bạn học tốt môn Tiếng Anh nhưng môn Toán không được tốt, thậm chí điểm thi kém. Nếu nhân hệ số 2 môn Toán và Ngữ văn, bạn đó có thể bị trượt vào lớp 10. Cũng với cách tính này, những bạn học kém tiếng Anh vẫn có thể trúng tuyển vì được nhân hệ số 2 ở hai môn thi còn lại. Nói chung, em thấy cách tính điểm như vậy chưa thực sự hợp lý, chưa tạo được sự công bằng giữa các thí sinh trong cuộc đua “lên cấp”. Do đó, em mong có sự thay đổi trong mùa tuyển sinh năm nay. Theo đó, tất cả môn thi nên tính theo hệ số 1, rồi cộng lại và xét tuyển từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chi tiêu thì dừng lại.

Theo TS Hoàng Ngọc Vinh, cách tính điểm trên rất dẫn đến việc ứng xử giữa các thầy cô trong trường không được hài hòa. Cùng với đó, có thể làm gia tăng tình trạng học thêm, dạy thêm ở những môn được nhân hệ số 2. Điều đó làm mất đi tính nhân văn của giáo dục, sai với triết lý giáo dục phổ thông và không phù hợp với tinh thần của Luật Giáo dục 2019.
  • Chương trình mới lớp 10: Học sinh cân nhắc kỹ trước khi chọn tổ hợp môn học lựa chọn

    Chương trình mới lớp 10: Học sinh cân nhắc kỹ trước khi chọn tổ hợp môn học lựa chọn 25/03/2022 08:11

  • Thi vào lớp 10 ở Hà Nội năm 2022: 3 môn giống năm 2020, cách tính điểm ra sao?

    Thi vào lớp 10 ở Hà Nội năm 2022: 3 môn giống năm 2020, cách tính điểm ra sao? 24/03/2022 16:04

  • Đổ xô thi thử vào lớp 10: Nên hay không?

    Đổ xô thi thử vào lớp 10: Nên hay không? 22/03/2022 15:03

  • Cô giáo chia sẻ bí quyết ôn luyện và chinh phục đề thi môn tiếng Anh vào lớp 10 năm 2022

    Cô giáo chia sẻ bí quyết ôn luyện và chinh phục đề thi môn tiếng Anh vào lớp 10 năm 2022 22/03/2022 06:00

Minh Phong (giaoducthoidai.vn) Từ khóa:
  • trường THPT Công lập
  • tuyển sinh lớp 10
  • giáo dục phổ thông
  • tâm lý học
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
danviet.vn
Ý kiến của bạn Đăng nhập Đăng ký x

Ảnh đính kèm

Gửi ý kiến

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Xem tiếp bình luận x Tin cùng chuyên mục Xem theo ngày Xem
  • Bỏ việc, đùm cơm đi học cùng con: Chuyện không lạ ở Đất Mũi

    Bỏ việc, đùm cơm đi học cùng con: Chuyện không lạ ở Đất Mũi

  • Phụ huynh Hàn Quốc đổ xô mua quốc tịch mới vì muốn con được học trường quốc tế

    Phụ huynh Hàn Quốc đổ xô mua quốc tịch mới vì muốn con được học trường quốc tế

  • Dự thảo quy chế tuyển sinh mới: Đừng không quản được thì cấm!

    Dự thảo quy chế tuyển sinh mới: Đừng không quản được thì cấm!

  • Toàn cảnh 4 trường học trị giá hơn 700 tỷ đồng đang xây dựng tại phường đông dân nhất Thủ đô

    Toàn cảnh 4 trường học trị giá hơn 700 tỷ đồng đang xây dựng tại phường đông dân nhất Thủ đô

  • Chân dung tân Giáo sư sinh năm 1972 là Hiệu trưởng trẻ nhất trong lịch sử Trường Đại học Bách khoa, Nhà giáo ưu tú

    Chân dung tân Giáo sư sinh năm 1972 là Hiệu trưởng trẻ nhất trong lịch sử Trường Đại học Bách khoa, Nhà giáo ưu tú

  • Cập nhật lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 của các trường đại học: Có nơi nghỉ tới 40 ngày

    Cập nhật lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 của các trường đại học: Có nơi nghỉ tới 40 ngày

Tin nổi bật
  • "Khống chế" xét tuyển sớm 20%: Có giảm quyền lợi cho thí sinh, gây áp lực cho các trường?

    "Khống chế" xét tuyển sớm 20%: Có giảm quyền lợi cho thí sinh, gây áp lực cho các trường?

  • Trẻ Ấn Độ nghỉ học vì ô nhiễm không khí

  • Hơn 400 sinh viên khoa Luật không bỏ chi tiết nào khi nghe công an, luật sư kể chuyện điều tra vụ án

  • Trẻ em Nhật Bản chọn bỏ học và giải pháp tình thế "cấp bách"

Xem thêm

Từ khóa » Hệ Số 2 Là Gì