Tuyển Sinh Vào Đại Học Kiểm Sát Hà Nội Như Thế Nào? Học ... - 123Job

Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội - ngôi trường của các sinh viên tương lai sẽ khoác lên mình một màu áo thiên thanh bảo vệ công lý, đê bảo vệ tiếng nói của pháp luật. Thế nhưng có lẽ với nhiều người vẫn đặt ra nhiều câu hỏi, trường đại học Kiểm sát Hà Nội đã thành lập khi nào? Đào tạo chuyên ngành gì? Tất cả những thắc mắc đó cũng sẽ được 123job bật mí ngay bây giờ.

I. Khái quát chung về đại học kiểm sát Hà Nội

1. Giới thiệu chung

Đại học Kiểm sát Hà Nội tọa lạc tại Phố Ỷ La, phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, là một trong các cơ sở giáo dục đại học công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam, trực thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Với ngành đào tạo duy nhất là Luật học, nơi đây luôn là ước mơ của nhiều bạn học sinh khi có ý định theo ngành Luật.

Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội chính thức được nâng cấp Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát

Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội chính thức được nâng cấp Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát

Trường có rất nhiều tên gọi khác nhau trước khi quyết định đổi sang thành trường Đại học Kiểm sát Hà Nội như:

  • 1970 – 1981: Trường Bổ túc và đào tạo cán bộ Kiểm sát
  • 1982 – 2005: Trường Cao đẳng Kiểm sát
  • 2005 – 2013: Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Kiểm sát

Ngày 25/5/20213, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã tổ chức Lễ công bố Quyết định thành lập Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội và Quyết định bổ nhiệm các đồng chí trong Ban Giám hiệu Nhà trường theo quyết định số 614/QĐ-TTg.

Ngay khi chuyển tên thành Đại học Kiểm sát Hà Nội, trường Đại học Kiểm sát Hà Nội đã khẩn trương thực hiện các thủ tục xin mở mã đào tạo chuyên ngành luật, xin phép đào tạo bậc đại học cũng như xin chỉ tiêu thực hiện đào tạo bậc đại học.

2. Sứ mệnh và tầm nhìn

Đại học Kiểm sát Hà Nội mang một sứ mệnh to lớn đó là đào tạo và bổ sung nguồn nhân lực có chất lượng, uy tín cao trong ngành Kiểm sát cho xã hội; đào tạo đội ngũ kiểm tra viên, kiểm sát viên, điều tra viên, công chức viên chức đáp ứng mọi yêu cầu về cải cách về tư pháp, yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời kì hội nhập toàn cầu.

Nhà trường đại học Kiểm sát Hà Nội luôn phấn đấu mới mục tiêu trở thành trung tâm đào tạo đại học và sau đại học về nhân lực cho ngành Kiểm sát và xã hội, là một trong những cơ sở đào tạo ngành Luật theo định hướng ứng dụng số một của Việt Nam.

3. Chất lượng đào tạo

Đại học Kiểm sát Hà Nội không giống những trường đại học Kiểm sát Hà Nội đa ngành khác, đào tạo nhiều lĩnh vực khác nhau mà trường chỉ tập trung đào tạo một ngành duy nhất là Luật học ở bậc đại học nhằm hướng đến mục tiêu sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hóa Luật pháp.Không chỉ vậy trường còn tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn dành cho cán bộ, công chức đã và đang làm việc trong ngành.

Nhà trường luôn chú trọng phương pháp đào tạo lấy người học làm trung tâm, tích cực vận động sự chủ động trong học tập và tư duy độc lập sáng tạo, năng lực giải quyết các vấn đề chuyên môn của sinh viên. Sinh viên đại học Kiểm sát Hà Nội không chỉ được hoàn thiện kiến thức chuyên ngành luật mà còn được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ dưới sự chỉ dẫn tận tâm của đội ngũ giảng viên có nhiều kinh nghiệm và là các chuyên gia đầu ngành từ trong nước đên nước ngoài về lĩnh vực pháp luật và ngành Kiểm sát.

Không chỉ là một trong những trường đại học có điểm tư vấn tuyển sinh đại học về ngành Luật tương đối cao trong cả nước mà Đại học Kiểm sát Hà Nội còn có chỉ tiêu tư vấn tuyển sinh đại học khá khiêm tốn (200-400 sinh viên/năm). Điều này đã nâng tỉ lệ chọi của trường lên cao tạo cho các sĩ tử những áp lực không nhỏ với ước mơ trở thành kiểm sát viên, đặc biệt là đối với các bạn nữ.

5. Hoạt động sinh viên

Ai bảo sinh viên đại học Kiểm sát Hà Nội học Luật thì khô khan, nhạt nhẽo, cứng nhắc, mọt sách,…thì hãy thử đến Đại học Kiểm sát Hà Nội một lần để giao lưu với sinh viên “tài sắc vẹn toàn”, năng động, nhiệt huyết của trường. Các sự kiện, CLB, trải nghiệm thực tế và hoạt động ngoại khóa được đông đảo sinh viên tham gia một cách thường xuyên. Có thể kể đến như: Các CLB tài năng, Rung chuông vàng pháp luật, HPU’s Got Talent, Sinh viên thanh lịch, ngày hội hiến máu, các hoạt động tình nguyện…

Nếu bạn đã đặt niềm tin và chọn lựa nơi đây để gửi gắm 4 năm thanh xuân thì chắc chắn rằng đây sẽ là những tháng ngày thanh xuân đầy ắp kỷ niệm đáng nhớ, đắm chìm trong các hoạt động của nhà trường.

6. Đội ngũ cán bộ giảng viên

Đối với đội ngũ giảng viên nhà trường luôn chú trọng bồi dưỡng bằng các chính sách ưu tiên và tạo điều kiện để giảng viên học tập, trau dồi, nâng cao trình độ chuyên môn và kiến thức thực tiễn, đề cao tính chủ động và sáng tạo mọi lúc mọi nơi của các khoa chuyên môn. Sau hơn một năm tổ chức đào tạo, các môn học hầu hết đã được các khoa chuyên môn phân công giảng viên đảm nhận tạo sự chủ động trong quá trình giảng dạy.

7. Cơ sở vật chất

Một khi bạn có lỡ đi lạc vào trường thì cũng đừng hiểu nhầm rằng đây là khu chung cư hiện đại nào đó. Đây cũng là điều đặc biệt mà sinh viên Kiểm sát rất tự hào khi nhắc đến trường mình về cơ sở vật chất sang-xịn-mịn. Với mục tiêu tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên học tập, công tác xây dựng và cải tạo cơ sở vật chất của trường được đẩy mạnh nhanh chóng, các trang thiết bị gần như là hiện đại nhất được đưa vào sử dụng trong hệ thống phòng học của giảng đường 4 tầng như máy chiếu, máy tính, máy điều hòa,…

Các tòa nhà to lớn như nhà Hành chính 9 tầng, hệ thống giảng đường, nhà Ký túc xá 11 tầng đều được xây dựng khang trang, sạch, đẹp đáp ứng mọi nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cho khoảng 2000 sinh viên và học viên. Mặc dù có một chút thiệt thòi đó là nằm cách xa thành phố nhưng sinh viên Kiểm sát được tận hưởng không gian yên tĩnh, trong lành, cách biệt với ồn ào chốn đô thị. Câu hỏi “ăn gì, ở đâu” cũng không còn là câu đau đầu muôn thuở bởi khuôn viên trường và môi trường xung quanh đã đủ cung cấp nhu cầu cho sinh viên. Các hoạt động thể thao, đi dạo và chụp hình sống ảo trong khuôn viên hay học nhóm, tụ tập bạn bè có thể được nhìn thấy ngay tại khuôn viên của trường.

7. Thành tựu

Với bề dày 45 năm hình thành và phát triển, nhà trường đã đạt được nhiều thành tựu xuất sắc và đáng tự hào như:

– Năm 1984, trường đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba.

– Năm 1990, trường được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì và năm 2010, trường vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất.

Xem thêm: Giải đáp tất cả thắc mắc về trường Học viện Cảnh sát nhân dân

II. Hình thức tuyển sinh vào đại học kiểm sát như thế nào

1. Chuẩn bị hồ sơ

Ứng viên cần chuẩn bị những giấy tờ trong hồ sơ như sau:

  • Đơn xin xét tuyển theo mẫu: Mẫu giấy này sẽ có sẵn trong bản hồ sơ đăng ký dự tuyển bạn mua ở trường.
  • Một bản sơ yếu lý lịch tự thuật của ứng viên, mẫu giấy này được viết theo mẫu và có đóng dấu xác nhận của địa phương nơi bạn sinh sống.
  • Bản sao chứng minh thư nhân dân hoặc bản sao căn cước công dân cùng với bản sao sổ hộ khẩu.
  • Đối với các thí sinh đang học lớp 12 chưa tốt nghiệp thì có thể chuẩn bị một bản photo về kết quả học tập sau đó xin chữ ký của thầy hiệu trưởng và đem đi công chứng. Còn các thí sinh đã tốt nghiệp ở những năm trước khi thi lại thì cần phải nộp bản sao học bạ kèm bằng tốt nghiệp THPT hoặc là giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời.
  • Một bản giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp cho bạn, thời hạn không quá 6 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự tuyển tại trường.
  • Thí sinh cần có 4 ảnh chân dung cỡ 4x6 để dự phòng

2. Lưu ý khi nộp hồ sơ

Đối với thí sinh tham gia kỳ thi xét tuyển tại trường Đại học Kiểm sát Hà Nội thì đều phải nộp một khoản phụ phí đó là phí tuyển trị giá là 50.000 đồng.

Các thí sinh tham gia kì thi sơ tuyển vào Đại học Kiểm sát Hà Nội có thể thay đổi nguyện vọng để đỗ vào những ngành học mình mong muốn với số điểm phù hợp hơn với mình.

Xem thêm: Học viện Tòa án có dễ xin việc không? Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp

III. Những đối tượng nào đủ điều kiện tư vấn tuyển sinh đại học vào trường đại học kiểm sát Hà Nội?

Ngày nay, trước sự phát triển của xã hội thì nền giáo dục đã có nhiều sự thay đổi, nếu như trước đây các bạn học sinh lớp 12 đã phải trải qua một cuộc thi tốt nghiệp THPT riêng, thi trước và đỗ tốt nghiệp thì mới bước tiếp sang cuộc thi thứ 2 đó là đại học. Tuy nhiên đến nay 2 cuộc thi này đã gộp vào thành 1 và nhà trường sẽ xét điểm của các thí sinh và đưa ra điểm chuẩn cho phù hợp. Vậy tại Đại học Kiểm sát Hà Nội, hình thức xét tuyển này được áp dụng, xét tuyển cụ thể như sau:

  • Các bạn học sinh tốt nghiệp THPT, trong đó có điểm trung bình của 2 năm lớp 10, 11 phải đại học lực trung bình trở lên, riêng đối với lớp 12 thì học lực loại khá trở lên.
  • Các thí sinh đăng ký xét tuyển vào Đại học Kiểm sát Hà Nội không quá 25 tuổi.
  • Các thí sinh đăng ký xét tuyển vào Đại học Kiểm sát Hà Nội không vi phạm pháp luật, có lai lịch và nguồn gốc rõ ràng.
  • Về sức khỏe, đây là điều hết sức quan trọng: Đối với Nam chiều cao phải từ 1.60m trở lên và nặng 50kg, đối với nữ giới cân nặng từ 45 và cao từ 1.55m trở lên. Cả hai đối tượng đều không bị dị dạng và mắc các bệnh mãn tính nguy hiểm. Ngoài ra, trường còn đưa ra một diện ưu tiên đối với thí sinh đó là những ai đã tham gia cuộc thi học sinh giỏi quốc gia đối với các môn học như Toán, Anh, Văn, Địa, Sử, Hóa, Lý.

Xem thêm: Giải đáp 1001 câu hỏi về trường Đại học Kinh tế - Luật TP HCM

IV. Những mức học phí hiện có tại trường đại học kiểm sát Hà Nội

1. Mức học phí sinh viên phải đóng cho nhà trường đại học Kiểm sát Hà Nội

Khi bước chân và trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, các thí sinh phải nộp một khoản học phí nhất định, theo số liệu thống kê năm học 20180-2019, mức học phí ấy bao gồm:

  • Học phí của Học kỳ 1 tạm thu là 227.800 đồng/1 tín chỉ, thường chỉ ở học kỳ đầu tiên sinh viên sẽ phải tham gia học 16 tín chỉ, vậy tính ra số tiền bạn phải nộp cho nhà trường là 3.644.800 đồng
  • Ngoài ra còn có một số khoản phụ phí khác nữa như là thẻ sinh viên 50.000 đồng, chi phí cho các tài liệu phục vụ học tập gần 100.000 đồng, bảo hiểm y tế đóng trong vòng 15 tháng số tiền là 656.775, lệ phí khám sức khỏe là 50.000 đồng, lệ phí nhập học cũng 50.000 đồng.
  • Như vậy tổng cộng tất cả các khoản tiền trên lên đến 4.538.000 đồng/học kỳ gồm 16 tín chỉ.
  • Các trường hợp được miễn giảm học phí

Ngoài ra những chính sách hấp dẫn để thu hút ứng viên, nhà trường còn có chính sách ưu đãi tạo điều kiện cho các bạn sinh viên nghèo bằng cách miễn giảm học phí. Vậy những trường hợp nào sẽ được miễn giảm học phí tại Đại học Kiểm sát Hà Nội chúng ta cùng 123job.vn tìm hiểu ngay nhé:

2. Đối với trường hợp được miễn học phí

Trường hợp được miễn học phí không quá nhiều nên bạn hãy cố gắng xem kỹ thông tin để xem mình có thuộc một trong số đó hay không nhé:

  • Đầu tiên là những đối tượng có công với cách mạng và thân nhân của họ.
  • Sinh viên là người dân tộc thiểu số đang sinh sống ở những vùng kinh tế đặc biệt khó khăn và có chứng nhận hộ nghèo của đơn vị Nhà nước có thẩm quyền
  • Những trường hợp này sẽ được miễn hoàn toàn học phí trong suốt quá trình học tại Đại học Kiểm sát Hà Nội.
  • Trường hợp giảm 70% học phí
  • Còn một trường hợp nữa được miễn giảm học phí đến 50% đó là các sinh viên là con các cán bộ, công nhân viên chức có cha mẹ bị tai nạn lao động, mắc bệnh nghề nghiệp đang hưởng trợ cấp xã hội thường xuyên.

Xem thêm: Trường đại học Luật Hà Nội - Ngôi trường của những luật sư tương lai

V. Top 8 bí mật thú vị bạn chưa biết về Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội

1. Là trường đại học mới được thành lập

dh kiem sat

Trong giờ học của sinh viên trường đại học Kiểm Sát Hà Nội

Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội (tên gọi khác: HPU, Hanoi Procuratorate University) là cơ sở giáo dục đại học công lập nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam, trực thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Trước đây, trường đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau là Trường Bổ túc và đào tạo cán bộ kiểm sát (1970-1981). Trường Cao đẳng kiểm sát (1982-2005). Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát (từ năm 2005 - 4/2013). Đến ngày 24/04/2013, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội chính thức được thành lập trên cơ sở vật chất nâng cấp Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát.

2. Là ngôi trường duy nhất đào tạo chuyên ngành Kiểm sát

Chương trình đào tạo của Trường Đại học Kiểm sát với các nhiệm vụ chính trị của ngành Kiểm sát, nhằm cung cấp nguồn nhân lực cho ngành. Hiện nay, trường chỉ đào tạo bậc đại học một ngành duy nhất là Luật học. Sinh viên trường Đại học Kiểm sát ngoài việc tiếp thu đầy đủ kiến thức chuyên ngành Luật thì còn được đào tạo về nghiệp vụ Kiểm sát, hướng đến việc trang bị đầy đủ các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho sinh viên để sau khi ra trường có thể làm tốt nhiệm vụ của ngành Kiểm sát nhân dân.

3. Chất lượng tuyển sinh cao

Với mục tiêu cốt lõi là chọn lựa nhân tài cho ngành Kiểm sát, chất lượng đầu vào của trường khá cao, thuộc hàng đầu trong số những trường đại học có điểm tư vấn tuyển sinh đại học cao nhất cả nước. Với chỉ tiêu tư vấn tuyển sinh đại học chỉ từ 200-400 sinh viên mỗi năm, tỷ lệ chọi cho các ứng cử viên rất cao, đặc biệt là các bạn nữ. Điểm tuyển sinh tăng dần đều qua các năm, năm 2016 điểm trúng tuyển cho học sinh nữ miền Bắc khối C là 29, và đến năm 2017 con số này đã lên đến 30.25.

4. Kí túc xá đẹp

Đa số tân sinh viên đại học Kiểm sát Hà Nội trước khi đến với trường đại học, đều lo ngại với cuộc sống ở kí túc xá, vì mất trật tự, vì không đảm bảo vệ sinh, sợ mất nước… nhưng bạn có thể hoàn toàn yên tâm với kí túc xá của HPU. Phòng ký túc xá rộng rãi, luôn luôn sạch sẽ và có đầy đủ các tiện nghi tivi, điều hòa, bình nóng lạnh, wifi,… và một điều quan trọng hơn là chi phí ăn ở lại rất rẻ. Khu ký túc xá rộng rãi 11 tầng nhưng bạn đừng quá lo lắng vì sợ phải leo bộ, vì đã có hai thang máy sẵn sàng phục vụ bạn.

5. Là nơi quy tụ văn hóa các vùng miền

Ngôi trường nằm trong một con đường quanh co, không gần với mặt đường đông đúc nhộn nhịp như các trường đại học khác, thế nhưng rất ít người biết được rằng Trường Đại học Kiểm sát là nơi quy tụ đầy đủ sinh viên trên khắp mọi miền cả nước. Không quá khó để bạn có thể bắt gặp một cô gái Huế dịu dàng, e ấp hay một chàng trai hiền lành, chân chất của miền sông nước Cửu Long. Còn gì mới lạ hơn khi bạn vừa được học đại học lại vừa được giao lưu, khám phá nét đẹp văn hóa trên cả ba miền của đất nước.

6. Khuôn viên trường đẹp

Ngoài giờ học, nếu bạn muốn đi dạo một mình để thư giãn đầu óc sau những tiết học căng thẳng, hay muốn hòa mình vào một môn thể thao nào đó hoặc đơn giản chỉ là chọn một góc thật đẹp để chụp ảnh sống ảo thì bạn không cần lo ngại, khuôn viên Trường Đại học Kiểm sát có thừa những địa điểm để bạn thoải mái làm những điều đó. Hơn thế nữa, canteen đẹp chuẩn như nhà hàng là địa điểm lý tưởng cho những buổi party hay những buổi tụ họp của "những cơn lốc đồ ăn".

7. Sân chơi bổ ích cho các bạn trẻ

Cũng giống như nhiều trường đại học khác trong nước, Trường Đại học Kiểm sát cũng tạo nên rất nhiều sân chơi bổ ích để các bạn trẻ thỏa thích thi tài. Nếu bạn tự tin với bề ngoài của mình, nếu bạn có một niềm đam mê bất tận với luật học, hay bạn muốn thử sức với tài năng của các bạn,... đừng lo lắng vì sân khấu của Đại học Kiểm sát Hà Nội luôn luôn đủ chỗ cho các bạn tranh tài. Trong những năm qua, các sinh viên đại học Kiểm sát Hà Nội đã liên tục mang giải thưởng về cho mình trong các cuộc thi như: HPU's Got Talent, Sinh viên thanh lịch, Rung chuông vàng pháp luật,...

8. Tham gia nhiều hoạt động cộng đồng

Không chỉ am hiểu về pháp luật, các kiểm sát viên tương lai còn rất sáng tạo, tìm tòi và nhiệt huyết nữa. Ở đâu có các chương trình thiện nguyện, nhân ái, ở đâu cần có sức trẻ thanh niên là ở đó có màu áo của những sinh viên Kiểm sát. Không ngại khó khăn, vất vả, bất kể là ngày mưa tầm tã hay ngày hè nóng bức, những "siêu nhân thiên thanh" vẫn rất nhiệt tình, sôi nổi tham gia các chương trình Hiến máu, các buổi làm tình nguyện,... Các bạn yên tâm đi, thanh xuân của các bạn sẽ thật sự ý nghĩa dưới mái trường Đại học Kiểm sát Hà Nội.

Xem thêm: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội có gì đáng chú ý?

VI. Tuyển sinh 2023: Trường ĐH Kiểm sát Hà Nội không tuyển nữ dưới 1,55m

Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội thông báo điểm chuẩn trúng tuyển (đã bao gồm điểm ưu tiên) đại học ngành Luật, chuyên ngành Kiểm sát theo phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT (Phương thức 5) năm 2023 như sau:

điểm chuẩn

Điểm chuẩn trường Đại học Kiểm sát Hà Nội

Ghi chú:

- Đối với thí sinh bằng điểm xét tuyển ở cuối danh sách, nếu lấy tất cả mà vượt chỉ tiêu thì việc xét trúng tuyển thực hiện theo tiêu chí phụ quy định tại Đề án tuyển sinh đại học năm 2023 của Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội.

- Kết quả trúng tuyển của thí sinh được công bố dựa trên các thông tin từ dữ liệu kết quả thi tốt nghiệp THPT, cơ sở dữ liệu liên ngành, do thí sinh cung cấp và các dữ liệu khác. Trường hợp có sai sót sẽ được giải quyết theo quy định.

------

Năm 2023, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội sẽ tuyển sinh 350 chỉ tiêu đại học hệ chính quy ngành Luật - chuyên ngành Kiểm sát; việc phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh dự kiến như sau:

- Chỉ tiêu xét tuyển thẳng là 04 chỉ tiêu; chỉ tiêu ưu tiên xét tuyển không quá 14 chỉ tiêu.

- Chỉ tiêu theo khu vực: Không quá 50% chỉ tiêu cho khu vực phía Bắc (từ tỉnh Quảng Bình trở ra), không quá 50% chỉ tiêu cho khu vực phía Nam (từ tỉnh Quảng Trị trở vào).

- Chỉ tiêu tuyển sinh đối với nữ: Tối đa 50% chỉ tiêu theo từng phương thức xét tuyển. Không hạn chế tỷ lệ nữ sơ tuyển và đăng ký dự tuyển vào Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội.

- Chỉ tiêu theo tổ hợp môn và phân môn xét tuyển (theo phương thức 1, 2, 5): Tổ hợp khối A00 là 25% chỉ tiêu, A01 là 20% chỉ tiêu, D01 là 25% chỉ tiêu, C00 là 30% chỉ tiêu. Chỉ tiêu này được phân bổ cho từng khu vực, nam, nữ.

Xem thêm: Giải đáp 1001 câu hỏi về trường Đại học Kinh tế - Luật TP HCM

VII. Kết luận

Với những thông tin mà 123job.vn mang lại chúng mình hy vọng các bạn học sinh sẽ có những cái nhìn khái quát hơn về trường Đại học Kiểm sát Hà Nội để có một lựa chọn thật đúng đắn phù hợp với bản thân mình khi tham gia tư vấn tuyển sinh đại học nhé!

Từ khóa » Trường đại Học Kiểm Sát Hà Nội Nằm ở đâu