Tuyển Tập 100 Bức Tranh Tả ý Của Tề Bạch Thạch

Tề Bạch Thạch (1863-1957) tên thật là Thuần Chi 纯芝, hiệu Bạch Thạch 白石, tự Vị Thanh 渭清, sau đổi tên thành Hoàng 璜, tự Bình Sinh 萍生, biệt hiệu khác là Sơn Quán Chủ Giả 山馆主者, Ký Bình Lão Nhân Lão Bình 寄萍老人老萍, Hạnh Tử Ổ Lão Dân 杏子坞老民, Mộc Nhân 木人, Mộc Cư Sĩ 木居士. Quê ở Tương Đàm, Hồ Nam, Trung Quốc. Ông là thư họa gia, thư pháp và triện khắc gia nổi tiếng của Trung Quốc thế kỷ 20.

 

Chân dung Tề Bạch Thạch

Lúc trẻ ông làm nghề thợ mộc, sau này học vẽ, 57 tuổi định cư ở Bắc Kinh. Sở trường của ông là họa điểu, côn trùng, cá, sơn thủy, nhân vật. Tác phẩm của ông bút mực hùng hồn, màu sắc đậm, thanh thoát, tạo hình súc tích, sinh động, quan niệm nghệ thuật chất phác, giản dị. Đặc biết là các tác phẩm về tôm, cua, cá đầy sự ngẫu hứng, sinh động bất ngờ. Về thư pháp, ông sở trường triện thư và lệ thư, học theo bia thiếp thời Tần, Hán. Hành thư của ông mang ý vị cổ sơ. Về triện khắc ông đã tạo cho mình một phong cách riêng biệt, ngoài ra ông cũng có khả năng về thi văn. Tề Bạch Thạch từng đảm nhiệm chức vụ Giáo sư danh dự Học viện mỹ thuật Trung Ương, Chủ tịch Hiệp hội Mỹ thuật gia Trung Quốc.v.v.. Các tác phẩm tiêu biểu gồm có: Oa thanh thập lý xuất sơn tuyền 蛙声十里出山泉, mặc há 墨虾, các sách đáng kể đến như: Bạch Thạch thi thảo 白石诗草, Bạch Thạch lão nhân tự thuật 白石老人自述.

Ông từng nói: Xuất thân là đứa trẻ nghèo, có thể lớn lên thành người và lập nghiệp trong xã hội thực là một điều khó như lên trời. Tôi xuất thân là con nhà nghèo, đến nay đã già tạm coi là có chút hư danh, nhớ là những ngày tháng đã qua bao nhiêu lời muốn nói, cảm xúc muốn bày tỏ, Tôi xin đúc kết ở mấy câu sau:

Ghi chú: Sợ rằng khi dịch sẽ không lột tả được hết ý tứ hoặc làm sai lệch lời của tác giả nên TPDP sẽ để nguyên văn lời của ông kèm thiển dịch phía dưới:

1、善写意者专言其神,工写生者只重其形。要写生而后写意,写意而后复写生,自能神形俱见,非偶然可得也。

Âm Hán Việt: Thiện tả ý giả chuyên ngôn kỳ thần, công tả sinh giả chích trọng kỳ hình. Yếu tả sinh nhi hậu tả ý, tả ý nhi hậu phục tả sinh, tự năng thần hình câu kiến, phi ngẫu nhiên khả đắc dã.

Dịch nghĩa: Người giỏi về tranh tả ý thì chuyên tâm lột tả cái thần, người thao tả thực thì chú trọng cái hình. Vẽ tả thực rồi sau đó tả ý, vẽ tả ý rồi sau đó lại tả thực, làm vậy tự có thể thấy cả thần và hình, không phải tự nhiên có thể đạt được vậy.

2、学我者生,似我者死。勿道人之短,勿说己之长;人骂之一笑,人誉之一笑。

Phiên âm: Học ngã giả sinh, tự ngã giả tử. Vật đạo nhân chi đoản, vật thuyết kỷ chi trường; nhân mạ chi nhất tiếu, nhân dự chi nhất tiếu.

Tạm dịch: Học theo tả cách tả thực của ta, giống hết ta là hỏng. Chớ nói điều kém cỏi của người, chớ kể lể sở trưởng của mình; Người mắng ta thì mình cười nhẹ cho qua, người khen ta cũng cười nhẹ thôi.

3、不叫一日闲过。

Âm Hán Việt: Bất khiếu nhất nhật nhàn quá.

Dịch nghĩa: Không để 1 ngày nhàn hạ.4、人欲骂之,余勿听也;人欲誉之,余勿喜也。

Phiên dịch: Nhân dục mạ chi, dư vật thính dã; nhân dục dự chi, dư vật hỉ dã.

Dịch nghĩa: Người muốn mắng ta thì ta chớ có nghe, người muốn khen ta thif ta chớ có tỏ ra vui thích.

5、太似者媚俗,不似者欺世,妙在似与不似之间。

Phiên âm: Thái tự giả mị tục, bất tự giả khi thế, diệu tại tự dữ bất tự chi gian.

Phiên dịch: Tả quá giống thì hùa theo cái tục, tả không giống thì khác nào lừa gạt người đời, diệu ở chỗ tả một cách hài hòa giữa cái thực và không thực.

6、寿高未死羞为贼,不辞长安作恶饕。

Phiên âm: Thọ cao vị tử tu vi tặc, bất từ trường an tác ác thao.

Dịch nghĩa: Tuổi già rồi mà không có đức hạnh, vui vẻ an yên làm kẻ chết đói. Bình loạn: Trong bối cảnh thời loạn, người tài bị ghen ghét thì Tề Bạch Thạch tự cho mình là kẻ không có đức hạnh, sống ẩn cư vui vẻ, an yên trong nghèo đói.

7、莫羡牡丹称富贵,却输梨橘有余甘。

Âm Hán Việt: Mạc tiện mẫu đan xưng phú quý, khước thâu lê quất hữu dư cam.

Dịch nghĩa: Chớ hâm mộ Mẫu Đơn được tôn xưng Phú Quý, lại thua vị ngọt ngào của trái lê, quýt.8、任君无厌千回剥,转觉临风遍体轻。

Phiên âm: Nhâm quân vô yếm thiên hồi bác, chuyển giác lâm phong biên thể khinh.

Dịch nghĩa: Chú chim sẻ tự do không chán ngán những lần tróc mình, chuyển mình sà vào gió khiến cả thân mình nhẹ nhõm.

9、我是学习人家,不是摹仿人家,学的是笔墨精神,不管外形像不像。

Âm hán việt: Ngã thị học tập nhân gia, bất thị mô phảng nhân gia, học đích thị bút mặc tinh thần, bất quản ngoại hình tượng bất tượng

Dịch nghĩa: Tôi đi học người khác, không phải đi mô phỏng người khác, cái tôi học là tinh thần của bút mực, không chú trọng hình bên ngoài giống hay không giống.

10、我绝不画我没见过的东西。

Âm hán việt: Ngã tuyệt bất họa ngã một kiến quá đích đông tây.

Dịch nghĩa: Tôi tuyệt đối không vẽ những thứ tôi chưa từng nhìn thấy.

11、欲立艺者,先立人。

Âm Hán Việt: Dục lập nghệ giả, tiên lập nhân.

Dịch nghĩa: Người muốn làm nghệ thuật, trước tiên phải học cách làm người.

12、作画先阅古人真迹过多,然后脱前人习气别造画格。乃前人所不为者,虽没齿无人知,自问无愧也。清逸,不慕名利,方可从事于画。见古今之长,摹而肖之能不夸,师法有所短,舍之而不诽,然后再现天地之造化。如此腕底自有鬼神。

Âm Hán Việt: Tác họa tiên duyệt cổ nhân chân tích quá đa, nhiên hậu thoát tiền nhân tập khí biệt tạo họa cách. Nãi tiền nhân sở bất vi giả, tuy một xỉ vô nhân tri, tự vấn vô quý dã. Thanh dật, bất mộ danh lợi, phương khả tòng sự vu họa. Kiến cổ kim chi trường, mô nhi tiếu chi năng bất khoa, sư pháp hữu sở đoản, xá chi nhi bất phỉ, nhiên hậu tái hiện thiên địa chi tạo hóa. Như thử oản để tự hữu quỷ thần.

Phiên dịch: Vẽ tranh trước tiên phải xem chân tích của cổ nhân thật nhiều, sau đó thoát khỏi những thói quen xấu của cổ nhân để tạo lập phong cách của riêng mình. Rồi thì làm điều tiền nhân chưa làm, tuy cả đời không ai biết, thì tự vấn bản thân cũng không thấy xấu hổ vậy. Thanh dật (trong sạch, thoát tục), không màng danh lợi, khi đó có thể chuyên tâm vào vẽ tranh. Thấy được cái sở trường của cổ nhân, mô mà phỏng theo sở trường, không khoa trương, cái pháp mình học theo đó có khuyết điểm, khi đó cho qua chứ đừng phỉ báng. Sau đó, tái hiện được cái tạo hóa của trời đất. Làm được như vậy dưới cổ tay của người họa sĩ tự có quỷ thần.

13、画中要常有古人之微妙在胸中,不要古人之皮毛在笔端。欲使来者只能摹其皮毛,不能知其微妙也。立足如此,纵无能空前,亦足绝后。学古人,要学到恨古人不见我,不要恨时人不知我耳。

Phiên âm: Họa trung yếu thường hữu cổ nhân chi vi diệu tại hung trung, bất yếu cổ nhân chi bì mao tại bút đoan. Dục sử lai giả chích năng mô kỳ bì mao, bất năng tri kỳ vi diệu dã. Lập túc như thử, túng vô năng không tiền, diệc túc tuyệt hậu. Học cổ nhân, yếu học đáo hận cổ nhân bất kiến ngã, bất yếu hận thì nhân bất tri ngã nhĩ.

Tạm dịch: Khi vẽ phải luôn có cái vi diệu của cổ nhân trong tâm can, đừng lấy cái bề ngoài của cổ nhân đặt nơi đầu bút. Dục tốc khiến người học chỉ biết mô phỏng những thứ sơ sài bên ngoài, không thể biết được cái vi diệu vậy. Học cổ nhân, phải học cho đến khi cổ nhân thấy hận vì không gặp ta (vì ta đã làm đã làm được nhiều hơn thế nữa), cũng đừng hận người đường thời không biết đến ta (cũng vì ta đã làm được nhiều điều mà họ chưa biết).

Từ khóa » Họa Sĩ Tề Bạch Thạch