[TUYỂN TẬP] Đề Thi Môn Công Pháp Quốc Tế - Luật Sư Online

Mục lục

Toggle
  • 1. Đề thi môn Công pháp quốc tế lớp QT37 – 2014
  • 2. Đề thi môn Công pháp quốc tế lớp Chất lượng cao 35
  • 3. Đề thi môn Công pháp quốc tế lớp Dân sự 36A
  • 4. Đề thi môn Công pháp quốc tế lớp Dân sự 36A
  • 5. Đề thi môn Công pháp quốc tế lớp CJL 37
  • 6. Đề thi môn Công pháp quốc tế lớp Dân sự 37
  • 7. Đề thi môn Công pháp quốc tế lớp Hình sự 37
  • 8. Đề thi môn Công pháp quốc tế lớp TM38A – DS38A – QT38A – HC37
  • 9. Đề thi môn Công pháp quốc tế lớp AUF 38
  • 10. Đề thi Công pháp quốc tế lớp Chất lượng cao 38D
  • 11. Đề thi Công pháp quốc tế lớp CLC QTL 38
  • 12. Đề thi Công pháp quốc tế lớp HC38A – HS38A – CJL38
  • 13. Đề thi Công pháp quốc tế lớp DS40A
  • 14. Đề thi Công pháp quốc tế lớp Chất lượng cao 39B
  • 15. Đề thi Công pháp quốc tế lớp Thương mại 40B
  • 16. Đề thi Công pháp quốc tế lớp CLC38B – 2016
  • 17. Đề thi môn Công pháp quốc tế lớp CLC40D – 2017
  • 18. Đề thi Công pháp quốc tế lớp HC42A – 2019
  • 19. Đề thi môn Công pháp quốc tế lớp HC42B-HC42B – 2019
  • 20. Đề thi hết môn Công pháp quốc tế (Đề số 9)

Tuyển tập đề thi môn Công pháp quốc tế của chúng tôi được cập nhật mỗi học kỳ. Các bạn chú ý ghé thăm website thường xuyên để cập nhật những đề thi mới nhất nhé!

Đề thi môn Công pháp Quốc tế có đáp án

  • Đề thi Luật Thương mại quốc tế
  • Đề thi môn Tư pháp quốc tế
  • Đề thi môn Luật Thuế Việt Nam
  • Đề thi môn Khoa học điều tra hình sự
  • Đề thi môn Luật Hình sự phần chung

TỪ KHÓA: Công pháp quốc tế, Đề thi Luật

1. Đề thi môn Công pháp quốc tế lớp QT37 – 2014

Cập nhật ngày 23/06/2014.
  • Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
  • Thời gian làm bài: 75 phút
  • Học viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam và quốc tế có liên quan
  • Giảng viên: Đang cập nhật.
  • Người đóng góp: NP Tú Trinh

Lý thuyết 1

Anh/ chị hãy trả lời ngắn gọn các câu hỏi sau đây? (6 điểm)

Xem thêm tài liệu liên quan:

  • [TUYỂN TẬP] Đề thi môn Án lệ và Tập quán pháp
  • [TUYỂN TẬP] Đề thi môn Tư pháp quốc tế
  • [TUYỂN TẬP] Đề thi Lý luận Nhà nước và Pháp luật – Tuyển sinh Cao học Luật
  • [TUYỂN TẬP] Đề thi môn Luật thi hành án dân sự
  • [TUYỂN TẬP] Đề thi môn Luật Thi hành án hình sự
  • [TUYỂN TẬP] Đề thi môn Luật Hàng hải và vận tải quốc tế
  • [TUYỂN TẬP] Đề thi môn Công chứng Luật sư
  • [TUYỂN TẬP] Đề thi Chuyển giao công nghệ quốc tế
  • [TUYỂN TẬP] Đề thi môn Lịch sử nhà nước và pháp luật
  • [TUYỂN TẬP] Đề thi môn Luật Hiến pháp Việt Nam

1/ Việc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế chỉ được coi là phù hợp với Luật Quốc Tế trong các trường hợp nào? Cơ sở pháp lý. (1 điểm)

2/ Điều ước quốc tế có thể phát sinh hiệu lực pháp lý ràng buộc quốc gia bằng các hành vi nào? Tại sao? (1 điểm)

3/ Khi ĐƯQT với pháp luật của quốc gia thành viên ĐƯQT đó có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định nào? Tại sao? (1 điểm)

4/ Lãnh thổ của một quốc gia bao gồm các bộ phận nào? Quốc gia có quyền như thế nào đối với lãnh thổ, tại sao? (1 điểm)

5/ Quốc tịch có đặc điểm gì? Hiện nay, VN có chấp nhận tình trạng công dân VN đồng thời có quốc tịch nước ngoài không? Tại sao? (1 điểm)

6/ Chức năng của cơ quan đại diện ngoại giao có quyền hạn đầy đủ hay hạn chế hơn so với chức năng của cơ quan lãnh sự? Tại sao? (1 điểm)

Lý thuyết 2

Hãy trả lời các câu hỏi sau: (4 điểm)

1/ Trong số các vùng biển quy định trong CƯ về luật biển năm 1982 của LHQ, vùng biển nào quốc gia ven biển có chủ quyền trọn vẹn nhất? Tại sao? (2 điểm)

2/ Trong vùng tiếp giáp lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế, quốc gia ven biển và quốc gia khác có quyền gì (ngắn gọn). (2 điểm)

Xem thêm Đề thi:

  • Đề thi môn Luật Ngân hàng
  • Đề thi môn Luật Cạnh tranh và giải quyết tranh chấp

2. Đề thi môn Công pháp quốc tế lớp Chất lượng cao 35

Cập nhật ngày 12/12/2013.
  • Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
  • Lớp Chất lượng cao 35
  • Thời gian làm bài: 75 phút
  • Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL

Bài tập

L và A là 2 quốc gia thành viên Liên hợp quốc, Công ước viên 1961 về Quan hệ ngoại giao và Công ước 1982 của Liên hợp quốc về Luật Biển.

Tình tiết bổ sung

Tổng thống nước L ra lệnh cho M (quan chức cao cấp của chính phủ nước L) đặt bom làm nổ tung 1 máy bay dân sự của A làm nhiều người chết.

1 – Hành động của L có vi phạm Luật quốc tế không? Cơ sở pháp lý? (1 điểm)

2 – Liên hợp quốc có quyền gì trong trường hợp này? Cơ sở pháp lý? (1 điểm)

Tình tiết bổ sung

Tổng thống nước L ra lệnh giết hại hàng ngàn người dân (trong đó có công dân nước A) vì phản đối hành động đặt bom nói trên. A đưa quân đội của mình sang nước L với lý do “bảo hộ” công dân của A.

1 – A có quyền nêu trên hay không? Cơ sở pháp lý? (1 điểm)

2 – Việc làm của Tổng thống nước L sẽ được giải quyết như thế nào? Cơ sở pháp lý? (1 điểm)

Tình tiết bổ sung

L kiện A ra Tòa án công lý quốc tế ICJ vi A đưa quân đội sang L.

Tòa án công lý quốc tế có thẩm quyền giải quyết không? Theo anh chị cần có những điều kiện pháp lý nào? Hãy nêu và phân tích các điều kiện pháp lý đó. (2 điểm)

Tình tiết bổ sung

X là tàu đánh cá của L, Z là máy bay dân sự trên tàu X. Trong khi đang đi qua lãnh hải của A. X thả lưới đánh cá và cho Z cất cánh.

1 – X và Z vi phạm nội dung gì? Cơ sở pháp lý? (1 điểm)

2 – A được thực hiện những quyền gì đối với X và Z? Cơ sở pháp lý? (1 điểm)

Tình tiết bổ sung

Q là viên chức ngoại giao của L tại A. Trong nhiệm kỳ công tác, Q hoạt động gián điệp bị phát hiện.

A có quyền gì đối với Q? Cơ sở pháp lý? (1 điểm)

Tình tiết bổ sung

Trên đường bỏ chạy, Q lái xe tông chết công dân của A. Q bị bắt giam và bị truy tố về tội vi phạm các quy định về giao thông gây hậu quả nghiêm trọng.

Việc bắt giam và truy tố Q có được phép không? Cơ sở pháp lý? (1 điểm)

3. Đề thi môn Công pháp quốc tế lớp Dân sự 36A

Cập nhật ngày 30/12/2013.
  • Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
  • Lớp Dân sự 36A
  • Thời gian làm bài: 75 phút
  • Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL

Lý thuyết

Anh chị hãy nêu và phân tích nội dung của nguyên tắc giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế, liên hệ việc áp dụng nguyên tắc này đối với tranh chấp biển Đông? (3 điểm)

Nhận định

Anh chị hãy cho biết các nhận định sau đây đúng hay sai và giải thích tại sao? (7 điểm)

1 – Không một trường hợp sử dụng vũ lực nào được coi là phù hợp với luật quốc tế.

2 – Điều ước quốc tế phát sinh hiệu lực khi được các bên ký.

3 – Trong trường hợp điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì phải ưu tiên áp dụng điều ước quốc tế mà quốc gia đó là thành viên.

4 – Vùng nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa là các vùng biển thuộc chủ quyền của các quốc gia ven biển.

5 – Việt Nam chỉ phân định biên giới quốc gia trên bộ với Lào, Campuchia, Trung Quốc và phân định biên giới quốc gia trên biển với Trung Quốc và Campuchia.

6 – Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, Công dân Việt Nam có thể có quốc tịch nước ngoài.

7 – Cơ quan lãnh sự có chức năng rộng và đầy đủ hơn chức năng của cơ quan đại diện ngoại giao./.

4. Đề thi môn Công pháp quốc tế lớp Dân sự 36A

Cập nhật ngày 02/02/2014.
  • Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
  • Lớp Dân sự 36A
  • Thời gian làm bài: 75 phút
  • Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL

Nhận định

Anh chị hãy cho biết các nhận định sau đây đúng hay sai và giải thích tại sao?

1 – Tập quán quốc tế có được áp dụng thay cho điều ước quốc tế để điều chỉnh một vấn đề phát sinh trong quan hệ giữa các quốc gia liên quan nếu các quốc gia này thỏa thuận lựa chọn.

2 – Sự bảo hộ mà quốc gia dành cho công dân mình ở nước ngoài đặt ra nhằm giúp công dân khôi phục các quyền và lợi ích hợp pháp trong trường hợp có sự xâm phạm từ phía quốc gia sở tại.

3 – Vùng tiếp giáp lãnh hải của một quốc gia ven biển là một vùng biển không thuộc chủ quyền quốc gia nằm giữa lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế.

4 – Thành viên của cơ quan đại diện ngoại giao là tất cả những người đang có hoặc giữ một chức vụ ngoại giao..

Bài tập

Bài 1

Chính phủ nước P ban hành luật về lãnh hải trong đó có quy định bắt buộc tàu quân sự nước ngoài đi qua lãnh hải phải xin phép trước.

Quy định như vậy có phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 hay không? Tại sao? (2 điểm)

Bài 2

Ông X là một viên chức ngoại giao của quốc gia A công tác tại cơ quan đại diện ngoại giao của quốc gia này đặt tại quốc gia B. Bà Y vợ ông là công dân của quốc gia B.

Cho rằng công việc sẽ tiến triển thuận lợi, ông X đã tuyên bố khước từ mọi quyền ưu đãi và miễn trừ mà ông được hưởng theo Công ước Viên 1961. (4 điểm)

Hỏi:

1 – Tuyên bố của ông X có đúng không? Tại sao?

2 – Bà Y có thể được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao theo chồng không?

3 – Giả sử ông X sau đó đã phạm một tội nghiêm trọng về hình sự thì ông có thể bị Tòa án quốc gia B xét xử về tội phạm đó không?

4 – Giả sử ông X thực hiện chức năng của một viên chức lãnh sự của quốc gia A thì ông có thể bị xét xử nếu thực hiện hành vi phạm tội nghiêm trọng như trên không?./.

5. Đề thi môn Công pháp quốc tế lớp CJL 37

Cập nhật ngày 21/06/2015.
  • Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
  • Lớp CJL 37
  • Thời gian làm bài: 75 phút
  • Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
  • Giảng viên: TS. Trần Thăng Long

Nhận định

Anh chị hãy cho biết các nhận định sau đây đúng hay sai và giải thích tại sao?

1 – Mọi trường hợp sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế đều được xem là hợp pháp nếu được sự đồng ý của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

2 – Thềm lục địa không được xem là vùng lòng đất của một quốc gia.

3 – Vùng tiếp giáp lãnh hải của một quốc gia ven biển là một vùng nằm giữa vùng lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia đó.

4 – Thành viên của cơ quan đại diện ngoại giao là tất cả những người được phong hàm và những người có chức vụ ngoại giao.

Bài tập

1 – Ba quốc gia A, B, C cùng tham gia ký kết một ĐƯQT. Quốc gia A và B đã phê chuẩn điều ước quốc tế đó. Hỏi quốc gia C có nghĩa vụ phải phê chuẩn Điều ước quốc tế đó hay không? Tại sao?

2 – Chính phủ nước K đã đưa ra quyết định về việc tàu dân sự của quốc gia khác muốn đi qua vùng lãnh hải của nước K đều phải xin phép trước. Hỏi quy định của quốc gia K có đi ngược lại với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 không? Giải thích?

3 – Ông Trần là người mang quốc tịch Việt Nam và hiện đang sinh sống tại Mỹ. Năm 2011, ông Trần xin gia nhập quốc tịch Mỹ. Vậy VN có được quyền yêu cầu ông Trần từ bỏ quốc tịch VN của mình hay không? Tại sao?

4 – Hai nước M và N là hai quốc gia ven biển. Quốc gia M đã gửi thông báo cho quốc gia N về đường biên giới trên biển do M tự đặt ra. Hỏi việc làm của M có phù hợp hay không? Tại sao?

5 – Ông X là viên chức ngoại giao của nước A có trụ sở ngoại giao tại nước B. Bà Y là vợ ông X và là công dân của nước B. Vậy bà Y có được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ như chồng bà hay không? Tại sao?

6 – Tàu của nước A khi đi qua vùng lãnh hải của nước B đã có hành vi đổ chất thải gây ô nhiễm môi trường biển. Hỏi quốc gia B có quyền tài phán trong vấn đề này hay không? Tại sao?

6. Đề thi môn Công pháp quốc tế lớp Dân sự 37

Cập nhật ngày 25/06/2015.
  • Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
  • Lớp Dân sự 37
  • Thời gian làm bài: 75 phút
  • Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
  • Giảng viên: ThS Lê Đức Phương

Nhận định

Anh chị hãy cho biết các nhận định sau đây đúng hay sai và giải thích tại sao?

1 – Về bản chất, luật quốc tế do các quốc gia tự nguyện xây dựng và thi hành.

2 – Trong mọi trường hợp, việc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế là trái với luật quốc tế.

3 – Điều ước quốc tế chỉ phát sinh hiệu lực pháp lý ràng buộc quốc gia bằng hành vi ký.

4 – Khi điều ước quốc tế với pháp luật quốc gia thành viên điều ước quốc tế đó có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng pháp luật của quốc gia thành viên..

Lý thuyết

1 – Lãnh thổ của một quốc gia bao gồm các bộ phận nào? Quốc gia có chủ quyền như thế nào đối với lãnh thổ của mình?

2 – Quốc tịch có ý nghĩa gì? Hiện nay, Việt Nam có chấp nhận tình trạng công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài hay không? Tại sao?

3 – Các điểm tương đồng và khác biệt cơ bản về chức năng của cơ quan đại diện ngoại giao với cơ quan lãnh sự?

4 – Các vùng biển theo quy định của Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc? Trong vùng tiếp giáp lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế, quốc gia ven biển và quốc gia khác có các quyền gì?

7. Đề thi môn Công pháp quốc tế lớp Hình sự 37

Cập nhật ngày 26/06/2015.
  • Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
  • Lớp Hình sự 37
  • Thời gian làm bài: 75 phút
  • Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
  • Giảng viên: TS Ngô Hữu Phước

Nhận định

Anh chị hãy cho biết các nhận định sau đây đúng hay sai và giải thích tại sao?

1 – Công nhận quốc gia mới và chính phủ mới là nghĩa vụ pháp lý quốc tế của quốc gia.

2 – Mọi vấn đề phát sinh trên lãnh thổ của quốc gia đều là công việc nội bộ của quốc gia.

3 – Giải thích điều ước quốc tế là nhằm loại trừ hoặc thay đổi hiệu lực của một hoặc một số điều khoản của điều ước quốc tế đó.

Lý thuyết

1 – Anh chị hãy phân tích hệ quả pháp lý của tuyên bố bảo lưu điều ước quốc tế.

2 – Anh chị hãy so sánh điều ước quốc tế với tập quán quốc tế. Qua đó hãy nêu cách giải quyết xung đột khi điều ước quốc tế và tập quán quốc tế cùng điều chỉnh một quan hệ quốc tế cụ thể.

Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm./.

8. Đề thi môn Công pháp quốc tế lớp TM38A – DS38A – QT38A – HC37

Cập nhật ngày 05/12/2015.
  • Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
  • Lớp TM38A – DS38A – QT38A – HC37
  • Thời gian làm bài: 75 phút
  • Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
  • Giảng viên: TS Ngô Hữu Phước

Nhận định

Anh chị hãy cho biết các nhận định sau đây đúng hay sai và giải thích tại sao?

1 – Luật quốc tế chỉ khác luật quốc gia ở đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh. (1 điểm)

2 – Nguồn của Luật quốc tế bao gồm các điều ước quốc tế và tập quán quốc tế. (1 điểm)

3 – Điều ước quốc tế chỉ được thực hiện trên lãnh thổ của quốc gia thành viên sau khi được chuyển hóa vào pháp luật quốc gia. (1 điểm)

4 – Điều ước quốc tế có giá trị pháp lý cao hơn tập quán quốc tế. (1 điểm)

5 – Bảo hộ công dân chính là hoạt động giúp đỡ công dân gặp khó khăn ở nước ngoài. (1 điểm)

6 –Lãnh thổ quốc gia bao gồm vùng đất, vùng nước, vùng trời và các hải phận thuộc chủ quyền quốc gia. (1 điểm)

7 – Tất cả các đảo và quần đảo gần bờ quốc gia nào thì thuộc chủ quyền của quốc gia đó theo thuyết “lãnh thổ cận kề”. (1 điểm)

8 – Các quốc gia là các bên tranh chấp được sử dụng mọi biện pháp để giải quyết tranh chấp. (1 điểm)

Lý thuyết

Tại sao nói: “… hành vi đặt giàn khoan Hải Dương 981 của Tàu Trung Quốc vào ngày 02.05.2014 là vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam” (2 điểm)

9. Đề thi môn Công pháp quốc tế lớp AUF 38

Cập nhật ngày 06/12/2015.
  • Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
  • Lớp AUF38
  • Thời gian làm bài: 75 phút
  • Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
  • Giảng viên: TS Ngô Hữu Phước

Nhận định

Anh chị hãy cho biết các nhận định sau đây đúng hay sai và giải thích tại sao? (5 điểm)

1 – Theo pháp luật Việt Nam, văn bản ký Quốc hội của nước CHXHCN Việt Nam và Nghị viện Cộng hòa Pháp là điều ước quốc tế.

2 – Công nhận quốc tế được đặt ra khi có xuất hiện của Chính phủ mới.

3 – Ranh giới phía ngoài của lãnh hải chính là biên giới quốc gia trên biển.

4 – Tiếp giáp lãnh hải thực chất là một bộ phận của vùng đặc quyền kinh tế.

5 – Thềm lục địa địa chất chính là thềm lục địa pháp lý.

Lý thuyết

1 – Anh chị hãy nêu khái niệm và phương pháp xác định đường cơ sở.

Đồng thời, hãy cho biết tầm quan trọng của việc xác định đường cơ sở đối với quốc gia ven biển? (3 điểm)

2 – Có nhận định cho rằng: “Luật quốc tế là hệ thống pháp luật độc lập.

Hệ thống pháp luật này bao gồm hai bộ phận hợp thành là Công pháp quốc tế và Tư pháp quốc tế”. Hãy cho biết quan điểm của anh chị đối với nhận định trên? (2 điểm)

10. Đề thi Công pháp quốc tế lớp Chất lượng cao 38D

Cập nhật ngày 09/06/2016.
  • Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
  • Lớp Chất lượng cao 38D
  • Thời gian làm bài: 75 phút
  • Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL

Nhận định

Anh chị hãy cho biết các nhận định sau đây đúng hay sai và giải thích tại sao? (5 điểm)

(Sinh viên chọn 5/7 câu để trả lời)

1 – Việc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế được coi là hợp pháp phải được sự chấp thuận của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

2 – Các quy phạm pháp luật quốc tế chỉ có thể được áp dụng sau khi nó đã được chuyển hóa thành các quy định của pháp luật quốc gia.

3 – Một quốc gia đã ký điều ước quốc tế có quyền không phê chuẩn điều ước đó.

4 – Luật biển quốc tế là một tên gọi khác của Luật hàng hải quốc tế.

5 – Quốc gia có quyền tài phán đối với các hành vi vi phạm pháp luật do mọi tàu thuyền dân sự nước ngoài gây ra trong nội thủy và lãnh hải của mình.

6 – Các quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao có thể mở rộng hoặc thu hẹp hơn so với quy định của Công ước viên 1961 nếu như nước cử đại diện và nước nhận đại diện thỏa thuận với nhau.

7 – Tòa án Công lý quốc tế không thể tiến hành phân xử một vụ tranh chấp nếu không có đủ các bên tranh chấp đồng ý về thẩm quyền của Tòa.

Lý thuyết

(Sinh viên lựa chọn 1/3 câu để trả lời)

1 – Phân tích vai trò của các phương tiện bổ trợ nguồn trong việc xây dựng pháp luật quốc tế.

2 – Phân tích nguyên tắc đất thống trị biển thể hiện trong quy chế pháp lý của các vùng biển theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982.

3 – Phân tích các phương thức xác lập quyền của Tòa án Công lý quốc tế và những ưu điểm, hạn chế của những phương thức này.

Bài tập

(Sinh viên lựa chọn 1/2 câu để trả lời)

1 – Về sự kiện Crimea trở thành 1 phần lãnh thổ của LB Nga (03/2014), có quan điểm cho rằng đây là một vấn đề phù hợp với pháp luật quốc tế vì việc Crimea sáp nhập vào LB Nga được thực hiện trên cơ sở quyền dân tộc tự quyết. Trong khi đó, quan điểm khác lại cho rằng, đây là hành động cưỡng chiếm trái với luật pháp quốc tế của LB Nga. Bằng kiến thức đã học và hiểu biết của mình, hãy trình bày quan điểm riêng của mình về sự kiện nói trên.

2 – Có quan điểm cho rằng luật quốc tế không điều chỉnh những vấn đề thuộc thẩm quyền nội bộ của mỗi quốc gia. Do đó, mọi biện pháp được sử dụng nhằm cản trở việc thực hiện công việc nội bộ của quốc gia đều bị coi là vi phạm Luật quốc tế. Trong khi đó, có một số quan điểm khác lại cho rằng khái niệm công việc nội bộ không phải là tuyệt đối và vì vậy có những ngoại lệ. Bằng kiến thức đã học và hiểu biết của mình, hãy trình bày quan điểm riêng của mình về sự kiện nói trên./.

11. Đề thi Công pháp quốc tế lớp CLC QTL 38

Cập nhật ngày 11/06/2016.
  • Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
  • Lớp Chất lượng cao Quản trị luật 38
  • Thời gian làm bài: 75 phút
  • Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL

Lý thuyết

1 – Anh chị hãy phân tích và nêu cơ sở pháp lý các trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc “Không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác”. (3 điểm)

2 – Trong các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế, nguyên tắc nào không được ghi nhận tại Điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc? Tại sao? (2 điểm)

Bài tập

Câu 1

N, U, S và T là các quốc gia, thành viên của Liên hợp quốc.

Tình tiết: Người dân thuộc tỉnh C của U bỏ phiếu quyết định tách tỉnh C ra khỏi U để sát nhập vào N. Nguyên thủ quốc gia của  N ra quyết định sáp nhập tỉnh C thành bộ phận lãnh thổ của mình.

1 – Quyết định tách tỉnh C ra khỏi U có phù hợp với nguyên tắc “Các dân tộc bình đẳng và tự quyết” không? Cơ sở pháp lý?

2 – Việc làm của N có phù hợp với nguyên tắc thụ đắc lãnh thổ hợp pháp không? Nêu cơ sở pháp lý?

Câu 2

Tình tiết: Tổ chức X có cơ sở tại S đã thực hiện nhiều vụ tấn công vũ trang các cơ sở dân sự và giết hại nhiều dân thường trên thế giới. N đơn phương dùng máy bay quân sự tấn công tiêu diệt X trên lãnh thổ của S.

1 – Tổ chức X nói trên được gọi là gì? Cơ sở pháp lý?

2 – N có được quyền thực hiện việc này không? Cơ sở pháp lý?

Câu 3

Tình tiết: Máy bay quân sự của N bay vào vùng trời của T và bị bắn cháy.

1 – Phân tích các bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia và cho biết bộ phận lãnh thổ nào là quan trọng nhất.

2 – T có được quyền bắn máy bay quân sự của N không? Cơ sở pháp lý?

12. Đề thi Công pháp quốc tế lớp HC38A – HS38A – CJL38

Cập nhật ngày 27/06/2016.
  • Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
  • Lớp: HC38A – HS38A – CJL38
  • Thời gian làm bài: 75 phút
  • Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL

Lý thuyết

1 – Anh chị hãy phân tích vai trò của pháp luật quốc tế. (3 điểm)

2 – Anh chị hãy so sánh chế độ pháp lý của vùng lãnh hải với vùng đặc quyền kinh tế. (4 điểm)

Tự luận

1 – Trong trường hợp điều ước quốc tế với pháp luật quốc gia thành viên của điều ước quốc tế đó quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng pháp luật quốc gia.

2 – Bảo hộ công dân ở nước ngoài là trách nhiệm của nhà nước.

3 – Quyền ưu đãi và miễn trừ dành cho viên chức ngoại giao hạn chế hơn so với quyền ưu đãi miễn trừ dành cho viên chức lãnh sự./.

13. Đề thi Công pháp quốc tế lớp DS40A

Cập nhật ngày 15/12/2016.
  • Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
  • Lớp: Dân sự 40A
  • Thời gian làm bài: 75 phút
  • Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL

Nhận định

Các câu nhận định sau đúng hay sai và giải thích vì sao?

1 – Trong mọi trường hợp, can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia là vi phạm pháp luật quốc tế.

2 – Nội luật hóa là chuyển hóa quy phạm pháp luật quốc tế vào pháp luật quốc gia.

3 – Các tổ chức liên chính phủ có quyền năng chủ thể luật quốc tế giống nhau.

4 – Thời điểm bắt đầu hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao trùng với thời điểm bắt đầu chức vụ ngoại giao.

Bài tập

Quốc gia A và B đều là thành viên của Liên hợp quốc, tổ chức thương mại thế giới, công ước về luật biển năm 1982. Đầu năm 2007, quan hệ giữa 2 nước trở nên căng thẳng do liên quan đến việc thăm dò dầu khí tại khu vực thềm lục địa chồng lấn giữa hai nước.

Hỏi:

1 – Tranh chấp trên có thuộc phạm vi điều chỉnh của công pháp quốc tế không? Vì sao?

2 – Các biện pháp nào có thể được áp dụng để giải quyết hòa bình tranh chấp trên.

3 – Nếu cả 2 nước đồng thuận yêu cầu Tòa án Công lý quốc tế giải quyết thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết không

4 – Nếu có, 2 nước này phải thực hiện những thủ tục pháp lý nào để chuyển vụ việc cho Tòa án công lý giải quyết?

14. Đề thi Công pháp quốc tế lớp Chất lượng cao 39B

Cập nhật ngày 17/12/2016.
  • Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
  • Lớp: Chất lượng cao 39B
  • Thời gian làm bài: 75 phút
  • Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
  • GV ra đề: TS Ngô Hữu Phước

Tự luận

1 – Anh chị hãy phân tích cơ sở pháp lý quốc tế về xác lập chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ để chứng minh khẳng định: “Việt Nam có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Hoàng Sa”. (2 điểm)

2 – Anh chị hãy phân tích nội dung của Điều 282 Công ước của Liên hợp quốc về luật biển 1982. (2 điểm)

3 – Anh chị hãy phân  tích vai trò của nguyên tắc “Bình đẳng về chủ quyền của các quốc gia” trong bối cảnh quốc tế hiện nay.(2 điểm)

Bài tập

Tổng thống đắc cử của Mỹ, Donald Trump tuyên bố: “Ngay ngày đầu tiên nhậm chức, tôi sẽ rút khỏi Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương TPP”. Bằng kiến thức về pháp luật quốc tế, anh chị hãy bình luận ý kiến này theo các nội dung sau đây: (4 điểm)

1 – Tổng thống đắc cử của Mỹ, Donald Trump sử dụng thuật ngữ “rút khỏi Hiệp định TPP” có phù hợp không?

2 – Mỹ có quyền “rút khỏi Hiệp định TPP” hay không? Tại sao?

3 – Nếu “rút khỏi Hiệp định” thì Mỹ có phải chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế hay không? Tại sao?

4 – Việt Nam có nên phê chuẩn Hiệp định TPP không? Tại sao? Nếu có thì cơ quan nào có thẩm quyền phê chuẩn? Cơ sở pháp lý?

15. Đề thi Công pháp quốc tế lớp Thương mại 40B

Cập nhật ngày 30/12/2016.
  • Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
  • Lớp: Thương mại 40B
  • Thời gian làm bài: 75 phút
  • Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
  • GV ra đề: TS Ngô Hữu Phước

Tự luận

1 – Thời điểm bắt đầu và kết thúc việc hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao trùng với thời điểm bắt đầu và kết thúc chức vụ ngoại giao.

2 – Việc cho phép những người nước ngoài bị truy nã vì các lý do chính trị, khoa học, tôn giáo được nhập cảnh và cư trú trên lãnh thổ của nước mình là nghĩa vụ bắt buộc của các quốc gia.

3 – Hiệu lực của điều ước quốc tế phát sinh ngay sau khi được các bên ký chính thức.

4 – Đường cơ sở là ranh giới phía trong của các vùng lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Bài tập

Kiều dân nước A sống trên lãnh thổ nước B đã tập trung biểu tình trước Đại sứ quán nước C tại nước B để phản đối những hành vi của C trong vụ tranh chấp lãnh thổ với nước A. Do không kiềm chế trong quá trình biểu tình, một số kiều dân nước A đã có hành vi đập phá gây thiệt hại về tài sản cho Đại sứ quán nước C.

Hỏi:

1 – Quốc gia nào phải chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế (nước A, B hay C), vì sao?

2 – Quốc gia chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế do hành vi của chính quốc gia hay do hành vi gây thiệt hại của kiều dân nước A?

3 – Nếu A và C muốn đưa tranh chấp về vấn đề lãnh thổ ra trước Tòa án Công lý quốc tế để giải quyết thì cần có những điều kiện gì?./.

16. Đề thi Công pháp quốc tế lớp CLC38B – 2016

Cập nhật ngày 25/06/2014.
  • Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
  • Thời gian làm bài: 75 phút
  • Học viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam và quốc tế có liên quan
  • Giảng viên: Thầy Trần Thăng Long.
  • Người đóng góp: Như Phương Nguyễn

Nhận định

Các nhận định sau đây là đúng hay sai? Giải thích tại sao? (5 điểm)

Sinh viên chọn 5/7 câu để trả lời.

1/ Việc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế được coi là hợp pháp phải được sự chấp thuận của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

2/ Điều ước quốc tế là sự thỏa thuận nhưng không phải mọi thỏa thuận giữa các chủ thể luật quốc tế đều là các điều ước quốc tế.

3/ Để một quốc gia có thể tiến hành bảo hộ ngoại giao thì điều kiện quan trọng nhất là phải có sự vi phạm pháp luật rõ ràng từ phía quốc gia nơi người được bảo hộ cư trú.

4/ Quyền đi qua không gây hại là một quyền tự do đi lại tuyệt đối của các tàu thuyền nước ngoài trong vùng lãnh hải của quốc gia ven biển.

5/ Vùng nước biển phía trên thềm lục địa có chế độ pháp lý của vùng biển quốc tế.

6/ Các quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao có thể mở rộng hoặc thu hẹp hơn so với phạm vi quy định của Công ước Viên 1961 nếu như nước cử đại diện và nước nhận đại diện thỏa thuận với nhau.

7/ Khi có tranh chấp, các quốc gia có nghĩa vụ phải giải quyết tranh chấp đó trước Tòa án quốc tế của Liên hợp quốc.

Bài tập 1

Sinh viên chọn 1/3 câu để trả lời (2 điểm)

1/ Bốn quốc gia A, B, C và D ký kết một điều ước quốc tế về hàng hóa. Điều ước có quy định phải phê chuẩn và phát sinh hiệu lực khi có 3/4 quốc gia đã phê chuẩn. Vào ngày 01 tháng 01 năm 2015, Điều ước nói trên đã phát sinh hiệu lực. Quốc gia D cho rằng vì chưa phê chuẩn nên điều ước này sẽ không ràng buộc hiệu lực đối với D. Quan điểm của D như vậy có đúng không?

2/ Hai quốc gia M và N là hai quốc gia ven biển liền kề nhau. Năm 2012, M thông báo cho N về đường biên giới trên biển giữa hai nước do M tự xác định. Hỏi việc xác định biên giới như vậy của M có phù hợp không và trong trường hợp này đường biên giới giữa hai nước sẽ được xác định như thế nào?

3/ Ông M là lái xe cho cơ quan đại diện ngoại giao của quốc gia X đặt trên lãnh thổ của quốc gia Y. Ông M là công dân của quốc gia Y. Ngày 29/9/2015, trong khi lái xe chở vị đại xứ đặc mệnh toàn quyền của X đi từ sân bay về đại sứ quán, chiếc xe do ông lái đã gây tai nạn làm chết người. Cơ quan đại diện ngoại giao của quốc gia X cho rằng ông M không phải chịu sự tài phán của quốc gia Y. Hỏi quan điểm như vậy có phù hợp không?

Bài tập 2

Sinh viên chọn 1/2 câu để trở lời (3 điểm)

1/ Vào ngày 29/10, Tòa trọng tài Thường trực quốc tế (PCA) tuyên bố Tòa có thẩm quyền phân xử tranh chấp trên Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc. Phán quyết của Tòa dự kiến được đưa ra vào tháng 6 năm 2016. Hãy trình bày những hiểu biết của anh chị về vụ kiện này và những liên hệ với vấn đề tranh chấp trên biển Đông với Việt Nam.

2/ Kể từ ngày 30/9, Liên Bang Nga đã bắt đầu tiến hành các cuộc không kích trên lãnh thổ Syria với mục tiêu chống lại nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Chiến dịch quân sự này của Liên bang Nga đã dẫn đến các cuộc tranh luận về tính pháp lý của nó theo luật quốc tế. Anh chị hãy trình bày quan điểm của mình về chiến dịch quân sự này dựa trên cơ sở những hiểu biết của mình về luật quốc tế.

17. Đề thi môn Công pháp quốc tế lớp CLC40D – 2017

Cập nhật ngày 28/12/2017.
  • Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
  • Thời gian làm bài: 75 phút
  • Học viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam và quốc tế có liên quan
  • Giảng viên: Thầy Trần Phú Vinh.
  • Người đóng góp: Vương Thục Oánh

Lý thuyết

1/ Anh chị hãy phân tích và chứng minh rằng nhận định, “Luật quốc tế luôn tác động, ảnh hưởng đến sự thay đổi và phát triển của luật quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang và kém phát triển”. (3 điểm)

2/ Anh chị hãy phân tích và chứng minh rằng nhận định, “Nguồn của luật quốc tế có các đặc điểm khác với nguồn của pháp luật Việt Nam”. (2 điểm)

3/ Điều 1 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập có chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời”. Anh chị hãy phân tích và so sánh quy định trên với quy định của Luật quốc tế về lãnh thổ?. (2 điểm)

Nhận định

Anh chị hãy cho biết các nhận định sau đây là đúng hay sai? Tại sao?

1/ Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giữa các quốc gia phải được giải quyết tại Tòa án công lý quốc tế (IJC). (1 điểm)

2/ Viên chức ngoại giao sẽ bị cơ quan có thẩm quyền của quốc gia nhận đại diện bắt giữ để điều tra vi phạm pháp luật hình sự xảy ra sau khi người này bị tuyên bố bất tín nhiệm. (1 điểm)

3/ Người nước ngoài được hưởng quy chế như nhau khi cưu trú trên lãnh thổ của quốc gia chủ nhà. (1 điểm)

18. Đề thi Công pháp quốc tế lớp HC42A – 2019

Cập nhật ngày 03/01/2019.
  • Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
  • Thời gian làm bài: 75 phút
  • Học viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam và quốc tế có liên quan
  • Giảng viên: Đang cập nhật.
  • Người đóng góp: Thu Hồng

Lý thuyết

1/ Anh chị hãy nêu và phân tích các ngoại lệ của các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế. (3 điểm)

Nhận định

Anh chị hãy cho biết các khẳng định sau đây là đúng hay sai? Giải thích tại sao?

1/ Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 là cơ sở pháp lý để giải quyết mọi tranh chấp về biển. (1 điểm)

2/ Giải quyết tranh chấp bằng Tòa án quốc tế và Trọng tài quốc tế là giống nhau. (1 điểm)

3/ Bảo lưu điều ước quốc tế được thực hiện trong tất cả các giai đoạn của quá trình ký kết điều ước. (1 điểm)

Bài tập

Kiều dân nước A sống trên lãnh thổ nước B đã tập trung biểu tình trước Đại sứ quán nước C tại nước B vì lý do chính trị. Do không kiềm chế được trong quá trình biểu tình, một số kiều dân nước A có hành vi đập phá, gây thiệt hại về tài sản cho Đại sứ quán nước C. (4 điểm)

Hỏi:

1/ Quốc gia nào phải chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế (nước A, B hay C), vì sao?

2/ Quốc gia chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế do hành vi của chính quốc gia hay do hành vi gây thiệt hại của kiều dân nước A.

3/ Hành vi tạo ra trách nhiệm pháp lý quốc tế thể hiện ở dạng nào (hành động hay không hành động?.

19. Đề thi môn Công pháp quốc tế lớp HC42B-HC42B – 2019

Cập nhật ngày 20/08/2019.
  • Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
  • Thời gian làm bài: 90 phút
  • Học viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật
  • Giảng viên: Đang cập nhật.
  • Người đóng góp: Hoàng Cẩm Tiên

Bài tập

Cho các tình huống sau đây? (8 điểm)

1/ Năm 1990, địa diện Việt Nam ký Hiệp định X. Trong hiệp định X quy định các Quốc gia đã ký hiệp định, để công nhận để công nhận hiệu lực chính thức của Hiệp định, cần phê chuẩn. Anh chị hãy cho biết: Phê chuẩn trong trường hợp này nghĩa là gì? Giả sử Việt Nam không phê chuẩn Hiệp định này thì có bị coi là vi phạm luật quốc tế không? Tại sao?. (2 điểm)

2/ Giả sử, đến năm 2017, Hiệp định X nói trên có hiệu lực đối với Việt Nam. Anh chị hãy cho biết: Việt Nam cần làm gì để tổ chức thực hiện điều ước quốc tế này? Nêu căn cứ pháp luật có liên quan. (2 điểm)

3/ Có một công dân Việt Nam phạm tội tại Việt Nam sau đó trốn ra nước ngoài nhằm tránh bị xét xử. Anh chị hãy cho biết: Dưới góc độ pháp luật quốc tế, các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có được phép đương nhiên vào lãnh thổ của quốc gia nơi đối tượng này đang lẩn trốn nhằm bắt giữ và đưa đối tượng này về Việt Nam để truy tố, xét xử không? Tại sao? Để có thể bắt giữ và đưa đối tượng này về Việt Nam cần có căn cứ pháp luật gì? Tại sao?. (2 điểm)

4/ Tháng 2 năm 1979, Trung Quốc huy động lực lượng quân đội tấn công các tỉnh biên giới của Việt Nam. Anh chị hãy phân tích hành động này của Trung Quốc dưới góc độ pháp luật quốc tế. (2 điểm)

Lý thuyết

Việt Nam đã ký với Trung Quốc, Lào, Campuchia các điều ước quốc tế về biên giới. Anh chị hãy cho biết. Biên giới quốc gia là gì? Có những loại biên giới nào? (2 điểm)

20. Đề thi hết môn Công pháp quốc tế (Đề số 9)

Cập nhật ngày 11/12/2019.
  • Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
  • Thời gian làm bài: 75 phút
  • Học viên được sử dụng tài liệu

Bài tập

Cho tình huống sau đây: Với mục đích hợp tác để giải quyết hiệu quả các vụ án hình sự liên quan đến công dân, tổ chức của hai nước, nên Việt Nam và Lào đã ký kết một hiệp định về vấn đề này. (4 điểm)

Anh chị hãy cho biết:

1.1 – Hiệp định này có phải là một điều ước quốc tế không? Tại sao?

1.2 – Hiệp định này có thể phát sinh hiệu lực ràng buộc chính thức đối với hai bên bằng hành vi nào? Tại sao?

1.3 – Hai bên có thể bảo lưu một số điều khoản trong hiệp định này không? Tại sao?

1.4 – Khi Hiệp định này có hiệu lực, hai bên cần phải áp dụng, thực hiện hiệp định này theo nguyên tắc cơ bản nào của Luật quốc tế?

Nhận định

Anh chị cho biết các nhận định sau đây đúng hay sai và giải thích.

1 – Mọi hành vi sử dụng vũ lực giữa quốc gia này đối với quốc gia khác đều vi phạm luật quốc tế.

2 – Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình là nghĩa vụ của quốc gia.

3 – Tình trạng một người có nhiều quốc tịch sẽ phát sinh sự xung đột về chủ quyền giữa các quốc gia hữu quan đối với cùng một cá nhân.

4 – Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài gồm Đại sứ quán, Tổng lãnh sự quán và Lãnh sự quán.

5 – Viên chức ngoại giao và viên chức lãnh sự nước ngoài được hưởng ngang bằng nhau về quyền ưu đãi, miễn trừ khi công tác tại nước nhận đại diện.

6 – Tranh chấp về chủ quyền biển đảo ở Biển Đông giữa các quốc gia đương nhiên thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ)./.

Nếu bạn có đề thi mới hãy chia sẻ với chúng tôi để cho các bạn khóa sau có tài liệu để tham khảo. Học kỳ sau nhớ ghé thăm iluatsu.com để học bài bạn nhé!

Chia sẻ bài viết:
  • Share on Facebook

Từ khóa » Bài Tập Công Pháp Quốc Tế Về Luật Biển