Tuyến Yên Nằm ở đâu? Chức Năng Tuyến Yên Là Gì?
Tuyến yên là một trong những tuyến nội tiết quan trọng nhất của cơ thể. Chính vì vậy khi tuyến yên bị suy giảm thường gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng cho cơ thể. Vậy vị trí và chức năng tuyến yên cụ thể là gì?
Menu xem nhanh:
- 1. Vị trí tuyến yên ở đâu?
- 2. Chức năng tuyến yên là gì?
- 3. Coi chừng suy tuyến yên
1. Vị trí tuyến yên ở đâu?
Tuyến yên nằm ở nền sọ, phía sau mũi với kích thước bằng khoảng hạt đậu. Tuyến yên rất gần với một phần khác của não bộ, được gọi là vùng dưới đồi (hạ đồi). Nó nằm dính liền dưới não và được che chở bằng một cấu trúc xương.
Mặc dù nhỏ như vậy, tuyến yên cũng được chia thành hai ngăn gọi là hai “thùy”. Thùy trước hơi lớn hơn thùy sau. Thùy sau là nơi tập trung của khoảng 50.000 đầu mối dây thần kinh liên lạc khắp mọi phần trong cơ thể. Hai phần chính này của tuyến yên phóng thích tiết nội tiết tố khác nhau nhắm đến các cơ quan đích khác nhau của cơ thể.
2. Chức năng tuyến yên là gì?
Tuyến yên trước có vai trò sản xuất các hormone có tác dụng điều hòa các hoạt động của cơ thể trên phạm vi rất rộng, từ tăng trưởng đến sinh sản. Sự sản xuất hormone từ thùy trước tuyến yên được kiểm soát bởi vùng dưới đồi. Có ít nhất bảy loại hormone khác nhau được tiết ra bởi thùy trước tuyến yên. Thùy sau tuyến yên chỉ sản xuất hai loại hormone.
Các hormone tuyến yên sau đó có thể kích thích tuyến nội tiết đích để chúng sản xuất hormone riêng của nó giúp làm tăng tốc độ chuyển hóa của cơ thể.
Những hóa chất do các tuyến yên tiết ra đi thẳng vào máu để được dẫn đi khắp cơ thể. Hệ thống nội tiết như một cơ quan điều tiết nhiều hoạt động diễn ra trong cơ thể. Tuyến yên, một bộ phận của hệ thống nội tiết, điều khiển và kiểm soát nhiều chức năng trong cơ thể. Thật ra tuyến yên là thành phần quan trọng nhất của cơ thể trong việc điều tiết sự tăng trưởng, tạo sữa và kiểm soát hoạt động của tất cả các tuyến nội tiết khác.
Tuyến yên cũng điều khiển cả sự tình dục của con người. Nó cũng điều hòa quá trình trao đổi chất, tức là quá trình biến đổi thực hành nhiều dạng năng lượng khác nhau. Đồng thời chính tuyến yên có ảnh hưởng đến hoạt động của vài bắp cơ, của thận và nhiều cơ quan khác.
3. Coi chừng suy tuyến yên
Có thể thấy, chức năng tuyến yên đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể. Do đó bạn cần cảnh giác với bệnh lý suy tuyến yên. Tình trạng suy tuyến yên thường xảy ra từ từ, có thể hàng tháng đến hàng năm. Sau đó bệnh khởi phát triệu chứng một cách đột ngột. Các triệu chứng thường không đặc hiệu. Bao gồm: mệt mỏi, lạnh, yếu cơ, ăn không ngon, sụt cân, đau bụng, huyết áp thấp, nhức đầu, rối loạn thị giác,…
Suy giảm tuyến yên thường gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng cho cơ thể. Chậm tăng trưởng, mất khả năng sinh sản, suy giảm chức năng tuyến giáp… là những hệ quả thường xảy ra ở những người mắc căn bệnh này. Bệnh suy tuyến yên thậm chí còn đe dọa tính mạng người bệnh, nhất là trường hợp suy cấp do có khối u lớn.
Vì vậy khi có triệu chứng cảnh báo tình trạng suy tuyến yên, người bệnh nên đến ngay bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, chẩn đoán và tư vấn điều trị hiệu quả.
Từ khóa » Cường Chức Năng Tuyến Yên
-
Tuyến Yên: Vị Trí, Chức Năng, Các Bệnh Thường Gặp - Vinmec
-
Vai Trò Của Tuyến Yên Trong Hệ Thống Nội Tiết - Vinmec
-
Các Thương Tổn ở Tuyến Yên - Rối Loạn Nội Tiết Và Chuyển Hóa
-
Suy Tuyến Yên Toàn Thể - Rối Loạn Nội Tiết Và Chuyển Hóa
-
Tuyến Yên Nằm ở đâu Và đảm Nhận Chức Năng Gì đối Với Cơ Thể?
-
Suy Tuyến Yên: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị - Medlatec
-
Vai Trò Của Tuyến Yên Trong Hệ Thống Nội Tiết
-
Suy Chức Năng Tuyến Yên
-
U Tuyến Yên - Những điều Cần Biết
-
Các Chỉ Số Xét Nghiệm Máu đánh Giá Chức Năng Tuyến Giáp
-
Tổng Quan Về U Tuyến Yên
-
Suy Tuyến Yên: Căn Bệnh Hiếm Gặp Nhưng Nguy Hiểm • Hello Bacsi
-
Tuyến Yên - Y Học Cộng Đồng
-
Triệu Chứng, điều Trị Bệnh Cường Tuyến Yên Tại Bệnh Viện Bạch Mai