Tuyệt Chiêu Chăm Sóc Cây Dây Nhện Thanh Lọc Không Khí Tại Nhà
Có thể bạn quan tâm
Học cách chăm sóc cây dây nhện tại nhà giúp thanh lọc không khí có khả năng hấp thu ô nhiễm rất lớn dùng làm cây cảnh trong nhà hay cây cảnh văn phòng.
Học cách chăm sóc cây dây nhện tại nhà giúp thanh lọc không khí chống ô nhiễm. Cây dây nhện là một loài thân cỏ, lá uốn chằng chịt. Khi cây phát triển, từ cây mẹ mọc lên nhánh con, tỏa rộng như mạng nhện. Là loại cây cảnh có khả năng hấp thu ô nhiễm rất lớn, có thể dùng làm cây cảnh trong nhà hay cây cảnh văn phòng.
Điều kiện sinh trưởng
– Ánh sáng:
Cây dây nhện ưa bóng, kỵ ánh sáng mạnh. Tuy vậy, cây sống rất khỏe nên cũng hoàn toàn có thể chống chọi qua mùa hè khắc nghiệt.
– Nhiệt độ:
Loài cây này phát triển nhanh nhất vào thu và xuân khi nhiệt độ ở ngưỡng từ 20-24oC.
– Nước:
Hệ thống rễ của cây dây nhện có khả năng tích nước cao nhưng không vì thế mà tưới quá tay, dễ nảy sinh nấm mốc. Hàng ngày, bạn dùng binh phun sương tưới nước cho ẩm và sạch lá hai lần sáng – tối.
– Đất:
Hầu hết các loại đất đều có thể trồng dây nhện nhưng tốt nhất là đất cát thoát nước tốt. Bạn nên hạn chế sử dụng đất nhiều sét sẽ gây ra các bệnh úng rễ.
Các bước chăm sóc cây dây nhện
Bước 1: Trồng cây nhện đúng cách.
– Sử dụng đất trồng cây cảnh chất lượng tốt thay vì đất vườn.
– Thay chậu mới lớn hơn vào mỗi mùa xuân hoặc chia cây mẹ thành nhiều cây nhỏ và trồng vào chậu đất mới.
Bước 2: Vị trí đặt phù hợp
– Đặt cây nhện ở bậu cửa sổ hướng về phía đông, tây hoặc bắc vào bất kỳ thời điểm nào trong năm.
– Đặt cây nhện cạnh cửa sổ hướng về phía nam trong những tháng mùa đông hoặc cách cửa sổ hướng về phía đông 30 cm vào cuối mùa xuân và hè.
– Cung cấp đèn huỳnh quang sáng hoặc loại đèn khác cho cây nhện.
– Đặt cây nhện ở vị trí có bóng râm ít hoặc nhiều nếu trồng ngoài trời.
Bước 3: Tưới nước cho cây nhện đúng cách.
– Sử dụng nước ở nhiệt độ thường.
– Sử dụng nước chưng cất hoặc nước tinh khiết nếu có thể.
– Để cho bề mặt đất khô trước khi tưới nước.
– Tưới cho đến khi nước chảy ra khỏi đáy chậu và đổ nước thừa trong khay ngay lập tức.
Bước 4: Bón phân
Bón phân cho cây nhện mỗi tháng một lần vào mùa xuân và hè. Bằng phân bón cây cảnh trộn theo hướng dẫn in bao bì.
Bước 5:
Duy trì môi trường trồng cây ở nhiệt độ từ 4,5º đến 29,5ºC.
Cắt tỉa cây nhện bằng cách dùng kéo cắt đầu lá hoặc toàn bộ phần lá héo.
Chú ý
– Bạn có thể tách cây nhện lớn bằng cách nhổ hoặc cắt búi rễ thành nhiều phần. Mỗi phần có cả lá để trồng vào chậu.
– Cây nhện có thể được trồng ngoài trời vào mùa hè hoặc trong vùng khí hậu không có sương giá giống như “cụm lá nhọn” trong chậu. Cây phủ đất dưới bóng râm một phần, hoặc làm chậu treo.
– Cây nhện gây độc cho mèo mặc dù một số loài động vật khác vẫn bình thường nếu ăn phải. Tuy nhiên, bạn không nên để vật nuôi ăn loại cây này, kể cả chim.
Xem thêm
-
Top 4 loại cây phong thủy nên trồng trong nhà bảo vệ sức khỏe
-
Mẹo trồng ớt trong chậu ngay tại nhà thêm gia vị trong bếp
-
Hướng dẫn cách trồng bưởi cảnh bonsai tạo dáng đẹp chơi Tết
Từ khóa » Cay Nhen Trong Trong Nha
-
Cây Dây Nhện Có Tác Dụng Gì, Có Mấy Loại, đặc điểm Và Cách Trồng
-
Cách Chăm Sóc Cây Lan Chi (Cây Dây Nhện) Và Công Dụng
-
Cây Dây Nhện Có ý Nghĩa Và Hợp Với Mệnh Gì - RauXanh.Net
-
Cây Dây Nhện Trồng Trong Nhà Có Lợi Cho Sức Khỏe Con Người
-
Ý Nghĩa Cây Dây Nhện Trong Phong Thủy Và Tác Dụng
-
Cây Dây Nhện Có độc Không? Có Nên Trồng Cây Dây Nhện Trong Nhà
-
Cây Dây Nhện – Cây Có Khả Năng Thanh Lọc Không Khí - Hoa đẹp
-
CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY DÂY NHỆN Thanh Lọc Không Khí ...
-
Cây Dây Nhện Thủy Sinh để Bàn Làm Việc: ý Nghĩa, Tác Dụng
-
Cách Chăm Sóc Cây Dây Nhện - Quang Cảnh Xanh
-
Cây Dây Nhện Có Tác Dụng Gì Khi Trồng Trong Nhà
-
Cây Dây Nhện – Cây Có Khả Năng Lọc Không Khí
-
Top 2 Cách Trồng Cây Dây Nhện Siêu Dễ Bạn Nên Thử | Nông Nghiệp Phố