Tuyệt Chiêu Chữa Lành Nứt Cổ Gà Nứt đầu Ti Khi Cho Con Bú
Có thể bạn quan tâm
Một trong những vấn đề được các mẹ hỏi rất nhiều là tình trạng nứt cổ gà nứt đầu ti khi cho con bú. Nứt cổ gà hay còn được gọi là nứt đầu ti. Có rất nhiều mẹ gọi điện cho Milena để nhờ tư vấn về nứt cổ gà. Nhưng nhiều mẹ nghĩ vấn đề nứt cổ gà, nứt đầu ti là khá đơn giản và coi nhẹ.
Milena muốn giải thích cho các mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng nứt cổ gà khi cho con bú. Đồng thời cũng muốn lưu ý với các mẹ tác hại nguy hiểm không nên xem thường của nứt cổ gà, nứt đầu ti.
Một số thông tin về nứt cổ gà
Nứt cổ gà có tên tiếng Anh gọi là cracked nipple, dịch đơn giản là nứt núm vú. Đây là tình trạng có thể xảy ra ở phụ nữ cho con bú do một số nguyên nhân. Nhiều mẹ rất chủ quan về nứt cổ gà này và thường cắn răng chịu đựng để con được bú no.
Milena muốn chia sẻ thông tin cũng như kinh nghiệm của mình để các mẹ có cái nhìn tổng quan về nứt cổ gà. Mong các mẹ không coi nhẹ việc nứt cổ gà, nứt đầu ti và từ đó có biện pháp phòng ngừa, chăm sóc và chữa trị vết nứt cổ gà cần thiết.
1. Nứt cổ gà là gì?
Núm vú bị nứt thường xuất hiện ba đến bảy ngày sau khi sinh. Nứt đầu ti thường liên quan đến việc cho con bú. Và ban đầu chỉ là những vết nứt hoặc vết rách nhỏ trên da của núm vú. Vết nứt có thể xuất hiện dưới dạng vết cắt trên đầu núm vú và có thể kéo dài đến gốc của đầu ti.
Núm vú bị nứt có thể dẫn đến đau nhức, khô hoặc có vết loét chảy máu một hoặc cả hai núm vú. Khi vết loét hình thành, mẹ có thể khá đau hoặc đau dữ dội. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào vú qua núm vú bị nứt, làm nhiễm trùng sưng mủ tuyến vú. Nứt cổ gà có thể làm tăng nguy cơ viêm vú, nứt cổ gà có mủ…. Bệnh nấm Candida, dẫn đến núm vú thâm hồng, nứt và đau.
Nứt cổ gà vẫn được xếp vào một rối loạn tuyến vú.
Núm vú không chỉ là cấu trúc để cung cấp sữa cho trẻ sơ sinh mà nó còn chứa các tuyến nhờn có tác dụng bôi trơn bảo vệ nhũ hoa. Cơn đau dữ dội do nứt đầu ti có thể buộc mẹ phải dùng kháng sinh và tạm dừng cho con bú.
Đó là chưa kể đến những trường hợp mẹ bị những căn bệnh có thể lây qua đường máu. Nếu vậy mẹ sẽ không được cho con bú khi có vết thương do nứt cổ gà ở đầu ti.
Trải nghiệm của mình bị nứt cổ gà khi cho bé bú
Sau khi sinh sự kết hợp đau co thắt cổ tử cung sau khi sinh, đau vết mổ và đau do nứt cổ gà đối với mình cũng khủng khiếp không thua gì đau đẻ. Mẹ nào đã bị như mình thì sẽ hiểu rất rõ. Nứt cổ gà có thể đã là nỗi ám ảnh những ngày đầu cho con bú của mình.
Mình không biết các mẹ trong trường hợp này sẽ làm gì. Nhưng quan niệm của y học phương tây, khi bị đau thì mình không nên cố chịu đau và nghĩ “đau rồi sẽ hết”. Mình ở nước ngoài đã gần 20 năm nên chắc bị ảnh hưởng ít nhiều. Chẳng hạn đơn giản việc đau sẽ làm căng thẳng thần kinh. Nó sẽ rất không tốt cho mẹ, có thể ảnh hưởng sức khỏe và tinh thần của mẹ lâu dài.
Mình thì rất khuyên khi mẹ có bầu hoặc khi cho con bú mà bị đau khó chịu, có thể dùng thuốc giảm đau an toàn. Như các thuốc có chứa acetaminophen được biết đến là Tylenol. Hoặc Ibuprofen được biết đến là Advil. Dùng các thuốc này theo đúng liều lượng để giảm đau mà vẫn an toàn sức khỏe mẹ và bé.
2. Nguyên nhân nứt cổ gà, nứt đầu ti
Nứt cổ gà chủ yếu là do bé bú không đúng cách hay khớp ngậm không đúng. Khi bé ngậm không đúng khớp ngậm, phần đầu ti sẽ không được đẩy sâu vào phần mềm trong miệng bé. Thay vào đó đầu ti sẽ nằm gần ngoài chạm phần cứng, gây tổn thương núm vú. Bé không ngậm hết quầng vú mà chỉ mớm hời hợt vào núm vú, mỗi lần bé mút, núm vú bị kéo, giật mạnh, lâu ngày gây “nứt cổ gà”.
Tham khảo bài viết: Cách để có khớp ngậm đúng khi cho con bú
Tuy nhiên có những nguyên nhân khác như do tư thế cho bé bú, căng tức vú, thiếu kinh nghiệm cho con bú. Sử dụng máy hút sữa dỏm kém chất lượng cũng là nguyên nhân quan trọng gây nứt cổ gà.
Một nguyên nhân khác là việc bé quen bú bình.
Bé bú bình sử dụng lưỡi để điều chỉnh dòng sữa. Khi bé quen bú bình chuyển qua bú mẹ, việc này sẽ tạo ra lực ma sát trên núm vú gây nứt cổ gà trên núm. Bơm ngực làm thay đổi hình dạng vú,… cũng là nguyên nhân gây nứt đầu ti. Núm vú bị khô nứt cũng có thể do bệnh nấm Candida từ miệng bé hay từ mẹ.
Tham khảo bài viết: Tập bé bú mẹ trở lại đúng cách
Đối với những mẹ cho con bú lần đầu, núm vú có thể bị đau trong vài ngày đầu. Nhưng nếu núm vú bị nứt hoặc chảy máu, thì cần phải có cách chữa trị kịp thời. Mẹ vẫn phải tiếp tục cho con bú, vì đó là cách hiệu quả giúp núm vú nhanh lành lại.
3. Các biện pháp phòng ngừa nứt cổ gà khi cho con bú
TRƯỚC KHI CHO CON BÚ
Mẹ nên thả lỏng người để thật sự thư giãn. Mẹ có thể ngồi hay nằm để mình ở tư thế thoải mái nhất. Nói nghe đơn giản nhưng có ai có con mọn rồi mới hiểu sự khó khăn của việc này. Khi nghe con khóc vì đói các mẹ thường quýnh lên và vội vàng cho con bú ngay.
Để thực hiện điều này cho tốt đồng nghĩa với việc mẹ phải học các dấu hiệu nhận biết khi con đòi bú sớm. Có như vậy khi con có những dấu hiệu đòi bú sớm, mẹ sẽ thực hiện lần lượt các bước trước khi con bú. Khi đó mẹ mới có thời gian để từ từ cho con bú đúng cách.
Tham khảo bài viết: Dấu hiệu trẻ sơ sinh đòi bú sớm
Mẹ massage xoa bóp ngực làm mềm ngực sẽ làm bé bú dễ hơn.
Mẹ có thể làm mềm ngực bằng cách để miếng vải ấm lên ngực.
Tư thế cho con bú cũng rất quan trọng. Mẹ nên thử những tư thế cho con bú khác nhau: Tư thế nằm ngửa, bế chéo, tư thế bóng bầu dục, tư thế nằm nghiêng… Việc mẹ thử các tư thế khác nhau để tìm ra tư thế cả mẹ và con đều thoải mái nhất là điều không kém phần quan trọng.
Tham khảo video: 05 tư thế cho con bú đúng cách
TRONG KHI CHO CON BÚ
Mẹ ưu tiên cho bé bú bên vú không có triệu chứng đầu ti khô và đau trước. Vì thường lúc bé đang đói bé sẽ bú mạnh và kéo vú làm mẹ đau hơn. Lúc này, bé đói và có thể kéo vú, sẽ khiến mẹ khó chịu hơn.
Nguyên nhân chính của nứt cổ gà là con ngậm không đúng khi bú.
Nên việc chỉnh khớp ngậm rất quan trọng để ngăn ngừa việc nứt cổ gà. Mẹ hãy luôn nhớ rằng, việc cho con bú không được làm mẹ đau, mẹ phải luôn cảm thấy thoải mái, dễ chịu khi cho con bú. Nguyên tắc này cũng áp dụng khi mẹ sử dụng máy hút sữa hoặc bất cứ dụng cụ nào.
Tham khảo bài viết: 03 cách khắc phục dùng máy hút sữa bị đau
Nếu bạn cho con bú và bị đau, hãy nhớ kiểm tra xem con đã có khớp ngậm đúng chưa. Nếu con ngậm sai, mẹ bình tĩnh dùng ngón tay út đút vào khóe miệng để kéo con ra, để con ngừng bú và đưa con ra xa bầu ngực. Cứ kiên nhẫn làm lại cách này đến khi con bú ngậm hết núm và đầu ti vào miệng. Mẹ sẽ có thể hơi đau lúc đầu nhưng nếu làm tốt mẹ không cảm thấy đau nữa.
Nếu mẹ thử liên tục vẫn không cho con bú có khớp ngậm đúng được. Hãy liên lạc với Milena để được hướng dẫn mẹ có tư thế cho bú đúng và khớp ngậm đúng nhé.
Khi mẹ đổi bên vú cũng phải theo phương pháp đưa miệng con ra khỏi ti mẹ như cách chỉnh khớp ngậm đúng. Mẹ không được kéo con ra khỏi vú sẽ làm tổn thương đầu ti mẹ.
Mẹ không nên cho bé vừa ngủ vừa ngậm. Vì khi trẻ vừa bú vừa ngủ thường nhay, cắn vào đầu vú, có thể gây tổn thương dẫn đến viêm nhiễm đầu vú. Khi bé bú rồi ngủ quên, thường lâu lâu chỉ chụt vài cái. Lúc này mẹ dùng ngón út cho vào khóe miệng con kéo nhẹ xuống dưới để con nhả ti. Việc này sẽ giúp giảm nguy cơ bị nứt cổ gà, nứt đầu ti.
SAU KHI CHO CON BÚ
Kiểm tra vú mỗi lần sau khi cho con bú để xem đầu ti bị biến dạng. Nếu đầu ti bị dẹt dài ra hay mẩn đỏ, là có thể do con bú không đúng cách. Hay nếu núm vú có những vết đốm lạ có thể là do vi khuẩn, nấm.
Núm vú không đòi hỏi phải có chế độ chăm sóc đặc biệt. Không dùng xà phòng có chất tẩy rửa và chất xút sẽ dẫn đến da bị khô và làm nứt núm vú.
Luôn giữ thông thoáng ti mẹ, nếu mẹ không có việc đi ra ngoài và ở nhà khi không cần mặc áo ngực thì thỉnh thoảng mẹ cứ để cho ti thông thoáng.
Một số lưu ý mẹ cần quan tâm trong thời gian cho con bú
Mặc áo ngực vừa vặn, phù hợp với kích cỡ ngực. Mẹ không mặc áo ngực có gọng kim loại để dòng sữa được lưu thông dễ dàng và tránh tổn thương vú do cọ xát. Khi không thật sự cần thiết mẹ đừng nên mặc áo ngực để núm vú thông thoái hạn chế sự phát triển của vi khuẩn.
Thay miếng lót sữa thường xuyên, lâu nhất mỗi 4 giờ/lần.
Miếng lót thấm sữa chỉ dùng 1 lần là tốt nhất trong thời gian bị nhiễm trùng. Miếng lót dùng lại và áo ngực phải được giặt sạch, phơi nắng trực tiếp, thật khô trước khi dùng lại. Ánh nắng mặt trời giúp diệt khuẩn. Có thể dùng dụng cụ nắp che đầu ti, để đầu vú thông thoáng. Trước đây mình dùng miếng lót thấm sữa dùng 1 lần của Medela.
Một cách khác giúp ngực mẹ khô thoáng là dùng cốc hứng sữa silicon. Lực hút chân không sẽ giúp hứng và hút sữa trong ngực mẹ ra một cách tự nhiên. Khi đó ngực mẹ luôn khô thoáng. Và nó sẽ giúp giảm tình trạng ẩm ướt, là một nguyên nhân làm nặng thêm tình trạng nứt cổ gà, nứt đầu ti.
Nhiều mẹ trên các forum còn chia sẻ đắp túi trà lên vú để nhanh lành vết thương nứt cổ gà. Nhưng do trà có chứa tanin làm núm vú bị khô hơn và càng dễ nứt hơn.
4. Cách chữa trị và chăm sóc khi mẹ bị nứt cổ gà
Khi mình bị nứt cổ gà vào những ngày đầu tiên cho bé bú, mình đã theo những cách chăm sóc mà mình sắp chia sẻ. Và mình đã làm lành hẳn hai đầu ti rớm máu của mình trong vòng gần 1 tuần.
Mẹ có thể pha nước muối loãng, ½ thìa cà phê nước muối với 1 cốc nước ấm, để nguội bỏ vào bình xịt. Mẹ có thể xịt lên thẳng vết thương.
Mình thì hay làm cách ngâm đầu ti bị nứt cổ gà bằng cốc hứng sữa silicon. Mình dùng cốc hứng sữa đổ nước muối loãng đã pha sẵn vào. Cách này giúp tăng thời gian ngâm núm vú bị nứt ngập trong nước dung dịch. Thường khoảng 5-10 phút trong thời gian cho bé bú.
Sau khi ngâm hay xịt nước muối lên, mẹ dùng giấy thấy mềm nhẹ thấm cho khô. Mẹ có thể nhúng đầu ti mình vào nước lọc sạch để bỏ đi vị nước muối. Mẹ cũng dùng giấy thấm khô mỗi lần cho đầu ti tiếp xúc với dung dịch lỏng.
Sau khi đã vệ sinh bằng nước muối, mẹ có thể bóp ra chút sữa để thoa lên đầu ti. Việc này giúp làm cho vết thương nhanh khỏi. Sữa mẹ có chứa thành phần vitamin E và các chất kháng thể có tác dụng bảo vệ làn da, giúp các vết thương mau lành. Liên tục làm như vậy trong vài ngày sẽ mang lại hiệu quả rõ rệt.
Để bổ sung độ ẩm lành vết thương nhanh, có nhiều cách khác nhau.
Các mẹ có thể làm thử để xem cách nào hiệu quả nhất với mình:
- Có rất nhiều phương thuốc để trị “nứt cổ gà”. Các loại thuốc dân gian cũng tỏ ra khá hiệu nghiệm như dùng lá tía tô, mồng tơi, rau ngót… Mình chưa dùng nên cũng không dám đưa ra nhận xét gì.
- Bằng Cách Kem Chống Hăm: Kem chống hăm của bé có lẽ là vật dụng thường dùng nhất. Bởi hầu như mẹ nào cũng có sẵn kem chống hăm sẵn vì con mặc bỉm liên tục con dễ bị hăm. Các loại kem hăm chứa Bepanthen, các mẹ nên bôi kem chống hăm giữa các đợt bú. Và mẹ đừng quên lau sạch kem trước khi cho bé bú lại.
Riêng mình thì mình Dùng kem trị nứt đầu ti Lansinoh Lanolin, Medela Lanolin.
Mình dùng sau khi đã vệ sinh bằng nước muối. Hai loại mình đều đã thử là Lansinoh hay Medela đều mang lại hiệu quả tương tự. Và đây cũng là cách mà mình khuyến khích các mẹ sử dụng. Cách này đơn giản nhưng rất hiệu quả. Và đặc biệt là an toàn cho cả mẹ và bé. Sau khi mẹ cho con bú, mẹ có thể bôi kem Lanolin. Đến cữ bú sau, mẹ có thể cho con bú mà không cần phải rửa lại núm ti.
Bạn có thể mua trên Shopee:
- Kem trị nứt đầu ti, nứt cổ gà Medela Lanolin chính hãng
- Kem trị nứt cổ gà, nứt đầu ti Lansinoh Lanolin chính hãng với giá ưu đãi
Nếu không thích mỡ cừu này, các mẹ có thể dùng kem bôi đầu ti có thành phần tự nhiên và organic làm từ các loại dầu oliu, các loại dầu khác cũng có hiệu quả không kém.
Các sản phẩm này không chỉ giúp những tổn thương ở đầu núm vú mau chóng lành mà còn rất an toàn nếu bé có thể bú vào. Mẹ cũng không cần phải rửa vú trước khi cho bé bú.
5. Một số mẹo nhỏ khi mẹ bị nứt cổ gà
Bị nứt cổ gà, nứt đầu ti thường khi bắt đầu con ngậm bú sẽ đau hơn bình thường. Nên mẹ có thể chườm đá ở phần ngực sắp cho con bú để làm tê phần ngực. Cách này giúp giảm đau đáng kể. Mình thì thường tận dụng đá khô có trong hộp máy hút sữa Medela Instyle Advanced. Loại mình dùng để bảo quản sữa khi phải hút sữa trong khi di chuyển. Mẹ cũng có thể mua túi giữ nhiệt đá khô Medela riêng. Vừa dùng để bảo quản sữa cho con, vừa để hỗ trợ việc điều trị nứt cổ gà, nứt đầu ti.
Sau khi cho con bú mẹ cũng có thể dùng miếng Gel của Lanisoh hoặc của miếng gel của Medela. Hoặc mẹ cũng có thể dùng tấm chườm điều trị đặc biệt khi bị vấn đề đau đớn núm vú. Mình thường thích để lạnh và đắp hay dán lên ti mẹ. Việc này sẽ làm giảm đau và có tác dụng lành vết thương nhanh hơn. Các loại này thực sự là cứu tinh của mình khi nứt cổ gà và những ngày đầu mình cho con bú.
Một khi núm vú đã bị vết thương hở miệng, bạn nên hạn chế cho bé bú trực tiếp.
Khi bị nứt cổ gà nặng, bạn nên hạn chế cho bé bú trực tiếp. Thay vào đó mẹ hãy dùng trợ ti trong thời gian ngắn để tránh vết thương ngày càng đứt rộng. Các mẹ nhớ chỉ dùng trong thời gian ngắn đừng lạm dụng trợ ti này vì sẽ ảnh hưởng đến phản xạ bú trực tiếp của bé. Khi dùng trợ ti, mẹ cũng xen kẽ cho con bú trực tiếp.
Núm trợ ti của Medela được nhiều mẹ tin dùng và ủng hộ
Bạn có thể mua Trợ ti Medela chính hãng trên Shopee
Để tiếp tục duy trì nguồn sữa trong khi điều trị, mẹ có thể vắt sữa hay hút sữa thường xuyên. Đồng thời cũng tránh cho mẹ bị căng tức sữa, tắc tia sữa. Nó sẽ làm mẹ đâu hơn rất nhiều. Mẹ hãy hút vào đúng các cữ bú của bé và tiếp tục cho bé bú bình sữa mẹ. Chỉ đến khi thực sự khỏi (vết thương đã kín miệng và lên da non) bạn mới nên cho bé bú lại.
Khi vú đã bị tổn thương, việc dùng máy hút sữa cũng có thể làm mẹ đau. Khi đó mẹ có thể dùng cốc hứng sữa silicon thay cho máy hút sữa. Cốc hứng sữa silicon sẽ hút sữa bằng lực hút chân không nên không làm mẹ bị đau như khi dùng máy hút sữa. Lúc trước mình dùng cốc hứng sữa silicon NatureBond. Đây là cốc hứng sữa số 1 tại Anh, Mỹ và Canada nên dùng rất thích. Hiện tại cốc đã được phân phối chính thức tại Việt Nam. Bạn có thể mua trên Shopee hoặc Tiki.
6. Khi nào các mẹ cần đi gặp bác sĩ
Nếu bị nứt cổ gà, nứt đầu ti và đi kèm các triệu chứng sau thì mẹ nên đi gặp bác sĩ. Sốt, viêm/đỏ, sưng, chảy mủ hoặc các dấu hiệu nhiễm trùng khác. Mẹ có thể bị nhiễm trùng do nấm hoặc/ và vi khuẩn. Bác sĩ có thể cho uống thuốc kháng sinh để chữa trị.
Các mẹ mới cho bé bú lần đầu nếu bị đau rát vì nứt cổ gà đừng nản chí bỏ cuộc việc cho con bú. Hãy liên hệ Milena và bác sĩ để có những lời khuyên và cách chữa trị cần thiết nhé. Nếu các mẹ có những thắc mắc có thể comment bên dưới hay email/gọi điện Milena. Nứt cổ gà, nứt đầu ti chắc chắn là chữa được các mẹ nhé. 2 biện pháp mà Milena khuyên dùng là kem trị nứt đầu ti Medela và cốc hứng sữa silicon NatureBond.
https://youtu.be/WolHWzzpSE8
________________
Nguyễn Thanh Mai | Nguyễn Khánh Giang
MILENA – Nuôi con bằng sữa mẹ nhàn tênh!
0901.233.633 | Messenger | support@milena.vn | Youtube
Từ khóa » Hình ảnh đầu Vú Bị Nứt Cổ Gà
-
Hướng Dẫn Phòng Ngừa, điều Trị Nứt Cổ Gà Nhanh Khỏi Và An Toàn
-
Hình Ảnh Nứt Cổ Gà Mẹ Đã Biết Chưa? Có Nguy Hiểm Không
-
Cách Chữa Nứt Cổ Gà Tại Nhà đơn Giản Và Hiệu Quả Cho Mẹ
-
Nứt Cổ Gà Là Như Thế Nào? Cách Chữa Nứt Cổ Gà Khi Cho Con Bú
-
Nguyên Nhân Và Biểu Hiện Nứt Cổ Gà Mẹ đã Biết Chưa?
-
Xua Tan Nỗi Lo "nứt Cổ Gà" Nhờ Những Mẹo Cực Hay
-
NEW Hình Ảnh Nứt Cổ Gà Mẹ Đã Biết Chưa? Có Nguy Hiểm Không
-
Nứt đầu Ti: Nguyên Nhân Và 9+ Cách điều Trị An Toàn Cho Mẹ
-
Nứt Cổ Gà Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? Cách điều Trị Hiệu Quả Nhất
-
Mẹ Bị Nứt Cổ Gà Bôi Gì để Vừa Nhanh Khỏi Vừa An Toàn Cho Bé?
-
“Nứt Cổ Gà” Khi Cho Con Bú - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Nứt Cổ Gà - Bệnh Thường Gặp Khi Cho Con Bú - Báo Tuổi Trẻ
-
Nứt đầu Ti Khi Cho Con Bú: Hé Lộ Nguyên Nhân Bất Ngờ - Hello Bacsi