Tuyệt Chiêu Dụ Con Lười ăn Rau Của Mẹ Việt ở Hà Lan được Chị ... - Eva
Có thể bạn quan tâm
Để dụ các bé ăn rau, mẹ nên giải thích đơn giản và thực tế chút. Mình luôn hỏi sau này con lớn thích giống ai? Thần tượng ai? Và động viên con phải ăn nhiều rau cho giống thần tượng, không thì sẽ bé mãi.
- Lips Phạm - Eva.vn
”Không chỉ tạo ra những giao kèo, những lời thách đố để cổ vũ, chị Lips còn “đánh” vào tâm lý, sở thích của con.
“Mình thường đổ ly đầy, ly vơi để cho con chọn. Chàng trai 7 tuổi nhà mình thường chọn ly ít nhất và luôn uống trước thắng cả nhà. 1,2,3 cứ thế rồi giờ quen với các loại, mình không cần bận tâm nấu rau gì cho con chịu ăn nữa.
Cùng với đó, mình dành những lời nói có cánh cho cả nhà như “Ôi! Dạo này con trai lớn của mẹ không có mụn nữa nhỉ, đúng là uống nước ép rau, củ, quả có khác” hay “Con trai nhỏ, con cao lên nhiều thế, khỏe hơn xưa, chắc là uống nước ép mà”. Còn anh chồng, mình cũng khen “Trông anh dạo này tóc đỡ bạc và anh trẻ ra đấy!”, chị Lips chia sẻ “kế sách” của mình.
Hải Sang (19 tuổi) và Việt Hà (7 tuổi) - con trai của chị Lips Phạm giờ đây đã hứng thú hơn với việc dùng nước ép rau củ.
Đặc biệt là con trai thứ hai của chị Lips Phạm luôn cố gắng thi đua uống nước rau với anh trai.
Công thức làm nước ép rau, trái cây
Từ lúc các con hào hứng với nước ép từ rau, trái cây, chị Lips luôn phải nghĩ ra những công thức kết hợp để thay đổi khẩu vị mỗi ngày. Chị luôn thay đổi màu cũng như mùi vị nước ép mỗi mùa, đặc biệt là “tùy cơ ứng biến” mỗi khi làm nước ép cho gia đình uống.
Nước ép được chắt lọc từ chính rau, củ, quả trong vườn nhà mà chị Lips Phạm tự tay trồng.
“Rau sạch không thuốc trừ sâu ở Châu Âu và các nước đều đắt nên mình chịu khó trồng, vừa tiết kiệm, vừa an toàn lại vừa tiện lợi. Các loại rau quả ở Châu Âu thường có dưa leo, cà chua, cần tây, cà rốt, củ dền đỏ, bầu, bí, táo, lê, dâu,…
Biết con đi chơi thể thao 2 tiếng, trước khi đi mình cho con uống ly nước "củ dền + táo + cà rốt" để bổ mắt, đỡ chóng mặt. Đến khi con về hay trời nóng, mình cho con uống nước "dưa leo + chanh" cho mát và giải nhiệt.
Mình thường ép "củ dền đỏ + cà rốt + chanh; dưa leo + táo; cần tây + táo; cà chua; bầu bí + chanh".
Mọi người có thể gia giảm từng loại nguyên liệu theo sở thích để cho ra các ly nước ép hỗn hợp độc đáo, ngon miệng, giải khát, thanh lọc cơ thể và tăng cường sức khỏe”, chị Lips Phạmchia sẻ.
Chị thường 'mix' các loại rau, quả với nhau tạo nên màu sắc hấp dẫn cũng như mùi vị thơm ngon hợp với các con.
Chị Lips Phạm cho biết, trước khi ép rau quả, chị thường rửa sạch ngâm nước muối. Đối với những loại củ cứng, chị nạo vỏ, còn với chanh, chị chỉ bỏ hạt và để cả vỏ vào ép cho thơm ngon hơn.
“Nước ép sử dụng tốt nhất và ngon nhất trong vòng 30 phút sau khi ép. Mọi người nên giữ nước ép tối đa 24 tiếng trong ngăn mát tủ lạnh hoặc các dụng cụ làm lạnh để đảm bảo lượng dưỡng chất trong nước ép cũng như chất lượng của nước ép được cất giữ.
Ngoài ra, nước ép nên được cất giữ trong lọ thủy tinh có màu tối để hạn chế tối đa quá trình oxy hóa do tác động của ánh sáng cũng như hạn chế sự mất an toàn của các chai lọ tích trữ bằng nhựa.
Bạn nên giữ lạnh ngay hoa quả và rau củ còn tươi trước khi ép để nước ép được tươi lâu hơn. Trữ đông theo từng khẩu phần nếu mẹ muốn chia nước ép sử dụng thành nhiều lần; sử dụng hết hoặc bỏ đi phần dư thừa chứ không trữ đông trở lại”, chị Lips Phạm chia sẻ một vài mẹo.
Chị Lips cho biết, ngoài nước ép, chị hay uổng nước Atiso và bột nghệ mỗi sáng thức dậy. Bé Việt Hà (7 tuổi), chị cũng thường trộn một thìa nhỏ với ngũ cốc ăn sáng.
Khi ép cà chua hay dưa leo, chị thường để lại bã đắp mặt, duỡng da. Còn bã các loại rau củ khác chị ủ làm phân bón cho hoa và rau trong vườn.
Nước ép rau quả là khẩu phần không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của hai con trai chị Lips Phạm.
Một số loại nước ép và công dụng chị Lips Phạm sưu tầm: Hỗn hợp nước ép táo + dưa chuột + cần tây: Giảm cholesterol, ngăn ngừa ung thư, giảm đau dạ dày và có thể phòng chống đau đầu. Hỗn hợp nước ép từ táo + cà rốt + gừng: Cải tạo và làm sạch hệ thống tiêu hóa. Hỗn hợp nước ép từ táo + mướp đắng + sữa tươi: Cải thiện tình trạng hôi miệng và làm giảm thân nhiệt. Hỗn hợp nước ép cam + gừng + dưa chuột: Tăng độ ẩm cho da và giảm thân nhiệt. Hỗn hợp nước ép từ táo + dưa chuột + Kiwi: Đẹp da. Hỗn hợp nước ép từ đào + chuối: Giúp ổn định hơn lượng đường trong máu cấp. Hỗn hợp nước ép từ táo + cà rốt + đào + xoài: Chống oxy hóa và phòng chống ngộ độc cho cơ thể, giảm huyết áp cao và giảm nồng độ axit. Hỗn hợp nước ép từ dưa hấu + nho +sữa tươi: Giàu vitamin C và B2 để tăng cường hoạt động của các tế bào hồng cầu và hệ thống miễn dịch của cơ thể. Hỗn hợp nước ép đu đủ + dứa + sữa tươi: Giàu vitamin A,C, E và kẽm tốt cho làn da của bạn. Hỗn hợp nước ép chuối + dứa + sữa tươi: Ngăn ngừa táo bón, giàu vitamin và dinh dưỡng. |
>> XEM TIẾP: Top rau quả ăn dặm nhiều thuốc trừ sâu nhất
Từ khóa » Giải Pháp Cho Bé Không Chịu ăn Rau
-
Bé Không ăn Rau, Mẹ Phải Làm Sao? | Vinmec
-
10 Cách Giúp Mẹ Trị Chứng Lười ăn Rau ở Trẻ Nhỏ - Hello Bacsi
-
12 Cách Giúp Mẹ TRỊ Bé Không Chịu ăn Rau Xanh - Nutrihome
-
Chín Cách Giúp Trẻ Hết Lười ăn Rau - VnExpress
-
Mẹ Phải Làm Gì Khi Con Không Thích ăn Rau Xanh? - Bio-acimin
-
Trẻ Không ăn Rau Có Tác Hại Gì? | Vinmec
-
Phải Làm Gì Khi Con Không Chịu ăn Rau?
-
7 Bí Quyết Giúp Trẻ ăn Rau Một Cách Ngon Lành
-
Bí Quyết Cho Mẹ Khắc Phục Tình Trạng Bé Không Chịu ăn Rau
-
Trẻ Không Chịu ăn Rau Phải Làm Sao? Nguyên Nhân Và Biện Pháp ...
-
'Mẹo' Xử Lý Khi Con Không Thích ăn Rau Xanh - Cerekid
-
Trẻ Không Chịu ăn Rau Phải Làm Sao? (7 Mẹo Khắc Phục)
-
6 Cách Khiến Trẻ Chịu ăn Rau Xanh Và Hoa Quả - PLO
-
Ba Mẹ Phải Làm Gì Khi Trẻ Không Chịu ăn Rau?