Tuyệt Chiêu Giúp Bé Phân Biệt Ngày, đêm Và Tự Ngủ
Có thể bạn quan tâm
- 70 lần bế lên, đặt xuống tập cho con tự ngủ đêm 12 tiếng
- Lỗi của cha mẹ là không cho con được khóc
- Kỹ năng tiếp cận phòng ngủ khi có con nhỏ
Lần đầu làm mẹ, chị Tường Vân (Đà Lạt) rất vất vả vì cứ phải "chạy theo" lịch ăn - ngủ thay đổi liên xoành xoành của bé. Bởi vậy, đến khi sinh bé Nấm, chị tự nhủ phải quyết tâm đưa bé vào nếp ngay từ đầu. Chị đã tìm đọc rất nhiều tài liệu về cách chăm sóc trẻ sơ sinh và cuối cùng đã thành công, giúp bé phân biệt ngày - đêm, ăn ngủ đúng giờ, ngon giấc.
Chị Tường Vân chia sẻ trên trang cá nhân bí quyết của mình như sau: "Để giúp Nấm phân biệt ngày đêm ngay từ đêm đầu tiên, sau khi em bú xong, mẹ để đèn thêm một lúc nữa vì lúc đó có nhiều người đưa mẹ đi sinh em. Ngay khi mọi người về, mẹ lập tức kêu bà ngoại tắt đèn, chỉ để đèn trong nhà WC thôi. Tắt đèn để em ngủ và mẹ ngủ. Đêm đó, em đòi ti, mẹ cũng cho em ti trong bóng đêm chứ không bật đèn. Ngày nào cũng thế và hôm sau, chị Na qua chơi còn mở tivi ầm ầm nhưng em vẫn ngủ.
Khi từ viện về nhà, ngày nào cũng thế cho đến bây giờ, buổi sáng, mẹ để em ngủ đến tầm 8h hoặc sớm hơn, muộn hơn chút là mẹ bế em ra ghế sofa rửa mặt, làm vệ sinh cho em rồi cho em tắm nắng và ti. Sau đó, mẹ bế em vào phòng và mở cửa sổ. Nhà mình gần đường, trước giờ không bao giờ mẹ mở cửa sổ vì xe cộ chạy qua lại rất ồn ào nhưng từ khi có em về, ngày nào mẹ cũng mở cửa sổ từ sáng tới tối, chỉ đóng cửa sổ và kéo rèm vào buổi trưa để chị Na ngủ.
Vì mới sinh nên em ngủ rất nhiều. Tầm 17h30 - 18h là mẹ lau mặt và làm vệ sinh cho em lần nữa, giúp em dậy, tỉnh ngủ để tối em ngủ tiếp. Buổi tối là mẹ và chị Na tắt đèn từ 19h, kéo rèm cửa, chỉ để chút he hé cho đèn đường rọi vào thôi và lên giường trong bóng tối. Đêm em ti, mẹ cũng không bặt đèn, thay tã cho em, mẹ cũng mò mẫn trong bóng đêm. Chị Na đòi xem tivi, mẹ cũng cho chị xem trong phòng luôn, cũng không giảm nhỏ tiếng tivi lại. Mỗi ngày, chị Na xem hai lần, sáng khi chị ngủ dậy và tối trước khi đi ngủ, tổng cộng khoảng 2-3 tiếng tùy hôm và cửa phòng mẹ cũng không bao giờ đóng, nhằm cho mọi tiếng ồn trong nhà khi mọi người làm việc được vang vào phòng em ngủ. Tất cả nhằm giúp em thích nghi với cuộc sống xung quanh - ồn em vẫn ngủ được và đúng là từ khi sinh ra tới lúc một tháng tuổi, ồn em vẫn ngủ được và ngày đêm em cũng phân biệt rất tốt.
Ăn thì do em, tự em quyết định. Em ăn khi em đói và thường là em ti xong sẽ ngủ một mạch khoảng 3 tiếng, có lần 4 tiếng. Ban đêm thì có đêm em ti từ 2-3 lần. Vì em còn bé nên ti rất ít. Sau khi em ti xong là mẹ sẽ dùng máy vắt nốt bên kia nhằm duy trì sữa cho em và tránh bị tắc sữa - niềm đau kinh hoàng của mẹ khi sinh chị Na. Mẹ không đánh thức em đang ngủ dậy ăn vì mẹ hiểu rằng khi cơ thể em đói, em sẽ tự dậy để ăn, nhằm tránh cho em ăn vặt và thói quen ăn khi ngủ. Bản năng của em sẽ giúp em đòi ăn khi đói, em ngủ cứ để em ngủ. Ngủ để lớn mà.
Chuyện ngủ thật có lỗi với em vì ban ngày thì em cứ ti xong là ngủ nhưng đến tối, em ngậm ti mẹ để ngủ nên khi em được hơn 3 tuần, mẹ CIO (cry it out, tạm dịch 'để bé tự khóc' - phương pháp huấn luyện ngủ, để bé khóc trong khoảng thời gian ngắn rồi tự đi vào giấc ngủ hoặc bố mẹ vào dỗ bé ngủ) cho em hai đêm. Đêm đầu tiên, em khóc 2 tiếng. Sau đó, vì em ti trước ngủ 1 tiếng, cộng thêm 2 tiếng khóc thành 3 tiếng là đến giờ ti. Chị Na cũng vì em khóc nên không ngủ được, cuối cùng mẹ đành cho em ti no và em lăn ra ngủ một mạch luôn. Đêm thứ hai, em khóc gần 3 tiếng. Trong 3 tiếng đó, cứ ngủ 5 phút, em lại dậy khóc 30 phút. Sau đó, mẹ lại cho em ti để ngủ.
Biết là CIO không được với em rồi nên mẹ đã tìm cách khác. Ban ngày, ti xong, mẹ dậy và cho em nằm tự ngủ. Cũng đôi khi em vừa ti vừa ngủ. Mẹ căn em ti no là mẹ rút ti ra luôn. Tối, khi ti xong, mẹ đặt em lên giường và nói với em: 'Em Nấm ngoan đã đến giờ đi ngủ. Con ngủ đi nhé' và mẹ tắt đèn đi ra. Em khóc, mẹ cho em khóc một chút, sau đó mẹ vào và lại lặp lại câu nói đó, vỗ vỗ em chứ không bế em lên. Em vẫn đòi ngậm ti mẹ ngủ nhưng mẹ không lạm dụng nó mà chỉ cho em ngậm một chút là mẹ rút ti ra ngay để giúp em bỏ dần thói quen đó. Trong bụng, em có ngậm ti mẹ đâu mà em vẫn ngủ đấy thôi.
Khi Nấm được 8 tuần, mọi chuyện trở nên dễ dàng hơn. Vì từ bé do mẹ kiên trì, cứ ban ngày là cho em ti xong sau đó cho em lên giường, em lăn lóc chán khi em buồn ngủ, em khóc chút rồi ngủ. Và khi em được 9 tuần, em bắt đầu biết mút tay thì mọi chuyện càng dễ hơn. Dậy - ti- chơi - mệt, em tự mút tay để ngủ. Buổi tối, vì muốn em ngủ ngon hơn nên mẹ tắm cho em. Sau đó, mẹ cho em ti và chơi với em một chút rồi đặt em lên giường, tất nhiên là em có khóc nhưng khóc chút rồi em cho tay vào mút khoảng 3-5 phút sau thì ngủ. Nếu có giật mình hay cần chuyển giấc, em lại cho tay vào mút và ngủ tiếp. Ngón tay của em còn công hiệu hơn cả cái ti mẹ (hic). Dù không thích nhưng phải công nhận muốn em tự ngủ thì em phải có vật giúp em ý trấn an bản thân - ngón tay của em.
Trẻ con ngủ bao giờ cũng ọ ẹ và khóc, vặn vẹo mình, uốn éo đủ kiểu. Mẹ đã tìm hiểu thì biết đó là điều bình thường của trẻ sơ sinh, bé nào cũng thế và sau này lớn dần sẽ hết. Do đó, khi em đang ngủ mà khóc, mẹ để kệ em. Nếu khoảng 5 phút sau em nín thì em sẽ ngủ lại, còn không thì mẹ sẽ vào kiểm tra tã cho em và xem em có chuyện gì không, vỗ về em hoặc cho em ti. Cái này nhằm mục đích giúp em tự mình chuyển giấc ngủ để sau này em sẽ tự ngủ, tự chuyển giấc mà không cần sự trợ giúp của mẹ hay ai khác".
Mẹ Na Nấm
Gửi bài viết về kinh nghiệm nuôi dạy con cái của mình về nguyengiang@vnexpress.net để đóng góp cho chuyên mục và tạo diễn đàn chia sẻ với các bậc cha mẹ khác. |
Từ khóa » Khi Nào Trẻ Hết Lẫn Lộn Ngày đêm
-
Vì Sao Có Hiện Tượng "ngủ Ngày Cày đêm" ở Trẻ - Coza Baby Bed
-
Chữa Lẫn Lộn Ngày đêm Cho Bé Sơ Sinh Theo EASY 3
-
Cách Dạy Trẻ Sơ Sinh Phân Biệt Ngày Và đêm | Vinmec
-
GIÚP TRẺ HẾT LẪN LỘN NGÀY – ĐÊM
-
Giúp Bé Yêu Tự Ngủ Qua đêm Sau 7 Ngày - AFamily
-
Mẹo Chữa Lẫn Lộn Ngày đêm Cho Trẻ Sơ Sinh Theo EASY 3
-
LẪN LỘN NGÀY ĐÊM Ở TRẺ... - Nuôi Con Không Phải Là Cuộc Chiến
-
CHỮA LẪN LỘN NGÀY ĐÊM CHO... - POH - Thực Hành Nuôi Dạy Con
-
Mẹ Bỉm Mách Cách Chữa Cho Bé Lẫn Lộn Ngày đêm - Soki Tium
-
Cách Giúp Trẻ Sơ Sinh Ngủ Ngon, Bí Quyết Rèn Bé Ngủ Ngày Thức đêm
-
Trẻ Sơ Sinh Thích Chơi đêm đến đâu Cũng Sẽ Tự Ngủ Ngon Lành Mỗi ...
-
Dạy Trẻ Sơ Sinh Phân Biệt Giữa Ngày & Đêm - Bệnh Viện Từ Dũ
-
Giúp Bé Bỏ ăn đêm