Tuyệt đối Không Dùng Những Thuốc Sau Khi Sốt Xuất Huyết

Thông tin y dược Tuyệt đối không dùng những thuốc sau khi sốt xuất huyếtNgày đăng: 31/07/2017 - Lượt xem: 3031

Tôi lớn lên ở vùng sông nước, xung quanh nơi tôi ở thường có người mắc sốt xuất huyết (SXH). Tôi nghe nói có một vài loại thuốc không được dùng cho người bệnh SXH. Vậy đó là những thuốc nào, mong quý báo chỉ dẫn. Tôi xin cảm ơn.

SXH gây ra các rối loạn, đặc biệt ở mạch máu - máu. Việc dùng thuốc nhằm để cân bằng lại các rối loạn đó và chống lại các triệu chứng bất lợi. Tuy nhiên phải dùng đúng thuốc, nếu dùng sai thuốc hoặc dùng các thuốc chống chỉ định với bệnh SXH thì sự rối loạn ấy sẽ tiến triển theo hướng xấu khiến bệnh trầm trọng thêm, thậm chí nguy hiểm tính mạng.

tuyet doi khong dung nhung thuoc sau khi sot xuat huyet

Sơ đồ truyền bệnh SXH từ muỗi.

Thông thường bệnh nhân SXH phải nhập viện và điều trị theo phác đồ của thầy thuốc. Tuy nhiên có những trường hợp mới chớm mắc bệnh, chưa được chẩn đoán SXH, thường tự điều trị tại nhà, dễ dùng phải những thuốc bất lợi cho bệnh SXH. Do vậy, mọi người đều cần biết những thuốc thông thường nào không được dùng cho người bệnh SXH, để có ý thức dùng thuốc, nhất là dân cư vùng sông nước đồng bằng sông Cửu Long như bạn.

Các thuốc không được dùng khi mắc SXH là:

Aspirin: có tác dụng hạ sốt, giảm đau. Trong SXH có hiện tượng chảy máu. Aspirin ngăn sự tập kết tiểu cầu, chống đông máu nên làm cho việc chảy máu do SXH gây ra không cầm được (nhất là xuất huyết đường tiêu hóa). Kết quả làm cho bệnh trầm trọng thêm. Do vậy, trong SXH, không được dùng aspirin cho cả người lớn và trẻ em. Riêng với trẻ em càng tuyệt đối cấm dùng vì: aspirin là yếu tố thúc đẩy gây hội chứng Reye (phù não và suy gan nhiễm mỡ với tỷ lệ tử vong khoảng 30-50%, nếu sống sót cũng để lại di chứng tổn thương não vĩnh viễn). Aspirin làm tăng độ acid (vốn thấp ở dạ dày trẻ), gây bỏng rát viêm đường tiêu hóa, nặng hơn gây xuất huyết đường tiêu hóa.

Nhóm thuốc kháng viêm không steroid: đa số các thuốc trong nhóm như: diclofenac, diffunisal, fenoprofen, flurbiprofen, ibuprofen, indomethacin, ketoprofen, mefenamic acid, naproxen, piroxacam... cũng có tác dụng hạ nhiệt và giảm đau, giảm viêm. Tuy không làm ngưng tập kết tiểu cầu mạnh như aspirin nhưng các kháng viêm không steroid đều có tính này (với các mức độ khác nhau) nên cũng làm cho việc chảy máu trong SXH khó cầm. Do vậy không dùng nhóm thuốc này trong điều trị SXH.

Thuốc kháng sinh: SXH do virut gây ra mà kháng sinh lại để diệt vi khuẩn, không có tác dụng trong điều trị SXH. Dùng kháng sinh nhằm làm yếu virut, tạo điều kiện thuận lợi cho kháng thể tiêu diệt virut bằng cách thực bào. Trong SXH, kháng thể tiêu diệt ngược lại làm cho virut phát triển (như nói trên) nên việc dùng kháng sinh không có ý nghĩa. Hơn nữa, trong SXH, máu bị cô đặc, dùng nhiều kháng sinh bao vây sẽ làm cho nồng độ kháng sinh trong máu cao, dễ gây tai biến.

Theo Sức khỏe - Đời sống

Chia sẻ

Hình ảnh hoạt động nổi bật

Video Bệnh viện

Trang thiết bị hiện đại

Hệ thống SPECT hai đầu thu

Siêu âm Doppler xuyên sọ

Máy siêu âm tim

Máy xét nghiệm hóa sinh dxc 700Au

Kỹ thuật chụp mạch máu não bằng hệ thống chụp mạch số hóa xóa nền (DSA)

Máy xét nghiệm huyết học XT 1800i

Máy xét nghiệm miễn dịch tự động

Máy định danh và làm kháng sinh đồ Vitek 2 Compact

Các dịch vụ kỹ thuật cao

Phẫu thuật thay khớp vai nhân tạo Thay máu sơ sinh do bất đồng nhóm máu Tán sỏi niệu quản ngược dòng Laser Phẫu thuật Cột sống

Dịch vụ khám, điều trị theo yêu cầu

Khám bệnh nhân sau phẫu thuật

Khoa yêu cầu, điều trị tất cả các chuyên khoa

Khám Ngoại khoa

Khám chuyên khoa Mắt

Đội ngũ hướng dẫn chuyên nghiệp, tận tình

Khám Nội khoa

Khám Nhi khoa

Khám Nội soi Tai Mũi Họng

Khám, chữa các bệnh Răng Hàm Mặt

Liên hệ / Gửi câu hỏi

Thư viện điện tử

Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí Hồi sức tích cực

Tài liệu Hướng dẫn phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về dị ứng-miễn dịch lâm sàng

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh truyền nhiễm

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Chuyên khoa Phẫu thuật Tiết niệu

Tài liệu hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Da liễu

Hướng dẫn Quy trình kỹ thuật Nhi khoa

Liên kết website

Thống kê truy cập

  • Online: 55

  • Tổng lượt truy cập: 23605553

  • Hôm nay: 5943

Từ khóa » Các Loại Thuốc Sốt Xuất Huyết