Tỳ Bà Diệp – Vị Thuốc Cổ Truyền Dưới Góc Nhìn Y Học Hiện đại

Tỳ bà diệp được biết đến như một loại dược liệu quý của y học cổ truyền từ xa xưa với nhiều công dụng đặc biệt. Tỳ bà diệp kết hợp cùng với các loại thảo dược khác tạo nên những bài thuốc vô cùng công hiệu đã được ghi chép lại. Vậy, dưới góc nhìn của y học hiện đại, Tỳ bà diệp có công dụng như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Tỳ bà diệp – vị thuốc cổ truyền dưới góc nhìn y học hiện đại

Tỳ bà diệp – vị thuốc cổ truyền dưới góc nhìn y học hiện đại

Tỳ bà diệp – loại thuốc quý trong Y học cổ truyền

Tỳ bà diệp là lá của cây Tỳ bà, còn được gọi là Ba diệp, Nhót tây,… Tên khoa học là Folium Eriobotryae japonicae. Thuộc họ Hoa Hồng (Rosaceae).

Tỳ bà diệp rửa sạch rồi sao gọi là Thanh Trích Tỳ bà diệp.

Tỳ bà diệp tấm nước mật hoặc nước đường sao gọi là Mật trích Tỳ bà diệp.

Tỳ bà diệp cất lấy nước gọi là Tỳ bà lộ.

Đặc điểm thực vật.

Tỳ bà là có chiều cao từ 6 – 8m. Lá mọc so le, hình phiến mác, mặt trên có răng cưa, mặt dưới có nhiều lông, màu xám hay vàng nhạt. Hoa rất nhiều, có lông màu hung đỏ. Quả thịt, hơi hình cầu, hơi có lông, có màu vàng, chín vào tháng 4, 5.

Cây Tỳ bà

Cây Tỳ bà

Bộ phận dùng làm thuốc

Lấy lá bánh tẻ (lá dày, không già, không non). Lá tươi nặng được 40g, màu xanh lục hoặc hơi nâu hồng, không lẫn lá úa rụng, không vụn nát, không sâu. Lá khô dài hình bầu dục tròn. dày, chất cứng, giòn, dễ bẻ gãy, không mùi, vị hơi đắng.

Lá Tỳ bà phơi khô dùng làm thuốc

Lá Tỳ bà phơi khô dùng làm thuốc

Một số cách bào chế

  • Theo Lôi Công Bào Chích Luận: trước hết, đem lá chải bỏ lông tơ, dùng nước rửa sạch, hơi ướt, cắt sợi, phơi khô. Hoặc dùng miếng vải chùi sạch lông rồi lấy nước Cam thảo lau chùi sạch, sau đó bôi mỡ sữa lên khắp lá mà nướng qua.
  • Chích mật: lấy Tỳ bà diệp sợi, thêm mật ong luyện chín và nước sôi lượng thích hợp, trộn đều, đậy kín cho ngấm qua. Bỏ vào trong chảo dùng lửa nhỏ sao đến khi không dính tay là được, lấy ra, để nguội (cứ 100 cân Tỳ bà diệp tơ, dùng mật ong luyện chín 26 cân).
  • Tẩm gừng sao vàng.

Bảo quản

Tỳ bà diệp sau khi thu hái về cần chế biến ngay, nếu không sau 2 – 3 hôm lá sẽ bị úa, thối. Để nơi khô ráo, thoáng, tránh làm vụn nát, không nên để lâu.

Theo y học cổ truyền

Tỳ bà diệp có vị đắng, tính bình; quy kinh Phế, Vị; có tác dụng có tác dụng thanh phế hòa vị, giáng khí hóa đờm.

Chủ trị:

  • Chữa ho, nhiều đờm, nôn khan, miệng khát.
  • Trị tức ngực, ho suyễn do nhiệt (tẩm mật).
  • Đau dạ dày, trị nôn (tẩm gừng), điều hòa Tỳ Vị.

Một số bài thuốc có chứa Tỳ bà diệp

Theo Tỳ Bà Thanh Phế Ẩm gia vị – Ngoại Khoa Đại Thành, Tỳ bà diệp dùng để chữa ho, viêm phế quản mạn tính do phong nhiệt:

  • Tỳ bà diệp 20g, Khoản đông hoa 10g, Cam thảo 5g, nước 600ml. Sắc còn 200ml. Chia 3 lần uống trong ngày.
  • Tỳ bà diệp 12g, Cam thảo 4g, Hoàng bá 4g, Hoàng liên 4g, Nhân sâm 4g, Tang bạch bì 8g.

Theo Tỳ Bà Diệp ẩm – Loại Chứng Phổ Tế Bản Sự Phương: Tỳ bà diệp 8g, Bán hạ 4g, Mao căn 80g, Nhân sâm 4g, Phục linh 20g, Sinh khương 7 lát đem sắc uống dùng để trị Tỳ Vị hư yếu, nôn ói.

Một số bài thuốc khác như:

  • Bài thuốc trị hen do phế nhiệt: dùng Tang bạch bì 14g, Cát cánh 8g, Tỳ bà diệp sao mật 12g, Bạch tiền 12g, đem sắc uống.
  • Bài thuốc trị miệng đắng, ho, đờm vàng đặc: dùng Quả dành dành 12g, Hoàng bá 8g, vỏ rễ Dâu tằm 12g, Tỳ bà diệp 12g, Hoàng liên 8g, Cam thảo 4g với Sa sâm 12g, đem sắc uống.
  • Bài thuốc trị ho do cảm lạnh: đem sắc Tía tô và Tỳ bà diệp mỗi thứ 20g, uống đến khi khỏi.
  • Bài thuốc chữa viêm phế quản: đem đun Tỳ bà diệp 1kg với 4l nước, bỏ bã và cô đặc. Sau đó thêm Mật ong 500g, nấu thêm cho đến khi cô lại còn 2l. Cuối cùng, trút bỏ vào lọ, mỗi lần dùng 30ml, ngày dùng 3 lần.
  • Bài thuốc trị hen phế quản: Tỳ bà diệp loại bỏ lông, rửa sạch và phơi trong râm, tẩm mật sao vàng. Dùng khoảng 20g hãm với lá Tía tô sao vàng 8g, Cúc tần phơi khô sao vàng 12g. Thêm đường và uống hằng ngày.

Tỳ bà diệp dưới góc nhìn Y Học hiện đại

Có thể thấy, Tỳ bà diệp có rất nhiều công dụng đã được ghi chép lại qua nhiều năm. Hiện nay, bằng công nghệ hiện đại, các nhà khoa học đã phát hiện bên trong lá Tỳ bà diệp chứa nhiều hợp chất có tác dụng sinh học đặc biệt. Những hợp chất tiêu biểu nhất của Tỳ bà diệp có thể kể đến như hàng loạt các loại tinh dầu dễ bay hơi như: nerolidol và farnesol, α và β pinene, camphene, laurene, p-Cymene, linalool, α-Ylangene , α và β farnesene, camphor, nerol, geranyl alcohol, α-Cubebin , elemol, cis-β, γ-hexenol và linalool oxide…

Công dụng chủ yếu cả các loại tinh dầu là kháng khuẩn, kháng viêm, chống co thắt,... có tác dụng chủ yếu là giảm ho, long đờm, loại bỏ đờm trong đường thở. Giãn phế quản và kiểm soát các tế bào viêm, ức chế giải phóng các chất trung gian gây viêm, làm giảm tiết chất nhầy trong đường hô hấp và tống đờm ra ngoài.

Đờm bị tống ra ngoài sẽ làm sạch phổi, giúp thông thoáng đường thở, phục hồi chức năng thông khí của phổi, giúp bệnh nhân dễ thở hơn. Điều này đặc biệt quan trọng trong điều trị hen phế quản, COPD và viêm phế quản mạn tính.

COPD là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đặc trưng bởi triệu chứng như: khó thở khi nghỉ ngơi hoặc khi hoạt động thể chất, ho, khò khè, mệt mỏi và tiết ra chất nhầy dai dẳng. Viêm phế quản mạn tính và hen phế quản là tình trạng viêm đường hô hấp mạn tính đường thở với các triệu chứng tương tự COPD.

Vì vậy, Tỳ bà diệp có tác dụng cải thiện những tình trạng trên nên giúp cho những bệnh nhân hen phế quản, COPD và viêm phế quản mạn tính cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống.

Ngoài ra tỳ bà diệp còn rất nhiều các chất khác như

  • Acid ursolic: có tác dụng như an thần, chống viêm, kháng khuẩn, chống loét và giảm lượng đường trong máu.
  • Acid oleic: rất tốt cho tim mạch, kiểm soát đường huyết, chống oxy hóa trong cơ thể. ...
  • Vitamin nhóm B có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể; tham gia chuyển hóa, cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể,…

BoniDetox giúp cải thiện tình trạng các bệnh mạn tính ở phổi nhờ Tỳ bà diệp

BoniDetox giúp cải thiện tình trạng các bệnh mạn tính ở phổi nhờ Tỳ bà diệp

BoniDetox giúp cải thiện tình trạng các bệnh mạn tính ở phổi nhờ Tỳ bà diệp

Tác dụng của Tỳ bà diệp đều đã được Y học cổ truyền lẫn Y học hiện đại chứng minh. Tuy nhiên, thành phần làm nên công dụng chính của Tỳ bà diệp lại là những loại tinh dầu dễ bay hơi nên rất dễ bị mất nếu như chế biến không đúng cách. Trong y học cổ truyền thì quy trình chế biến Tỳ bà diệp tuy khá đơn giản nhưng để sử dụng hàng ngày thì không phù hợp bởi Tỳ bà diệp không thể bảo quản lâu, dễ mất tác dụng, đồng thời cách chế biến đơn giản sẽ không chiết tách hết được các thành phần trong tỳ bà diệp khiến cho tỳ bà diệp muốn phát huy tác dụng thì phải sử dụng với số lượng lớn gây lãng phí.

Vậy nên, các nhà khoa học ở Mỹ đã nghiên cứu và sử dụng công nghệ Microfluidizer trong bào chế tỳ bà diệp. Đây là công nghệ siêu nano hiện đại nhất thế giới giúp đưa các thành phần trong tỳ bà diệp về dạng có kích thước siêu nhỏ giúp tối ưu hóa khả năng hấp thu qua màng tế bào. Đồng thời công nghệ này khiến cho nguyên liệu bị phá vỡ tế bào dưới áp lực mạnh và được làm mát ngay sau đó giúp các thành phần trong tỳ bà diệp được giữ nguyên, giúp nó phát huy được tác dụng tối đa nhất.

Ngoài tỳ bà diệp, các nhà khoa học còn phối hợp thêm hàng loạt các thảo dược khác cùng công dụng như lá bạch đàn, bồ công anh - chúng sẽ hiệp đồng tác dụng làm tăng khả năng giảm ho tiêu đờm, giãn phế quản, giúp làm thông thoáng đường thở, giảm ho, giúp bệnh nhân hen suyễn, COPD và viêm phế quản mạn tính phục hồi chức năng phổi.

Hiện nay, các thảo dược trên cùng công nghệ bào chế Microfluidizer đã được các nhà khoa học của Mỹ ứng dụng thành công và tạo ra sản phẩm BoniDetox. Ngoài ra, BoniDetox còn phối hợp thêm hàng loạt thảo dược khác như:

Nhóm thảo dược giúp giải độc, phục hồi chức năng phổi bị tổn thương:

+ Xuyên tâm liên, lá oliu: Có tác dụng giúp chống oxy hóa mạnh, bảo vệ tế bào phổi trước những tác nhân gây độc có tính oxy hóa.

+ Cam thảo Italia: Y học hiện đại đã chứng minh cam thảo có tác dụng giúp chống viêm, chống oxy hóa và giải độc mạnh, đặc biệt là giúp làm sạch, loại bỏ các độc tố tích tụ trong phổi.

+ Baicalin (trong hoàng cầm): Giúp phục hồi chức năng phổi bị tổn thương. Tác dụng này của baicalin đã được chứng minh bởi nghiên cứu của Giáo sư, tiến sĩ Seong-Soo Roh, Đại học Y khoa Hàn Quốc, Đại học Daegu Haany, Hàn Quốc và nhiều nghiên cứu khác trên thế giới.

- Nhóm thảo dược giúp bảo vệ, tăng cường sức đề kháng cho phổi:

+ Cúc tây và xuyên bối mẫu: Hai thảo dược này giúp phục hồi khả năng tự bảo vệ của phổi nhờ kích hoạt lại hệ thống lông chuyển và tăng cường chức năng của các đại thực bào phế nang (đây là hai thành phần quan trọng trong hệ thống tự phòng thủ của phổi).

+ Fucoidan từ tảo nâu Nhật Bản: Theo nghiên cứu của tiến sĩ, bác sĩ Katsuyuki Nakajima, đại học Gunma, Nhật Bản, sử dụng Fucoidan mỗi ngày giúp tăng cường sức đề kháng cho phổi. Nhiều nghiên cứu cũng chứng minh Fucoidan giúp tăng cường hoạt động của tế bào tiêu diệt tự nhiên NK – tế bào có khả năng nhận diện và tiêu diệt tế bào đột biến gen (tế bào ung thư), từ đó giúp phòng ngừa nguy cơ ung thư hiệu quả cho người bệnh hen suyễn.

Thành phần của BoniDetox

Thành phần của BoniDetox

BoniDetox với các thành phần từ thảo dược tự nhiên có tác dụng:

  • Giúp giải độc phổi do ô nhiễm không khí.
  • Giúp long đờm, giảm ho, giảm khó thở ở bệnh nhân viêm phế quản mạn tính, viêm phổi, hen suyễn, COPD.
  • Giảm các nguy cơ gây nên cảm cúm và bị nhiễm lạnh.
  • Bảo vệ và làm sạch phổi, giúp bạn thở một cách dễ dàng hơn.
  • Giúp loại bỏ các loại khí độc làm ảnh hưởng đến phổi như: bụi, khói hay các hóa chất độc hại từ môi trường.
  • Tăng cường miễn dịch, chống oxy hóa, tăng khả năng kháng khuẩn cho phổi.
  • Giúp khôi phục lại những tế bào phổi bị tổn thương
  • Hỗ trợ các bệnh liên quan đến phổi bao gồm cả ung thư phổi.

BoniDetox được sản xuất tại nhà máy J&E INTERNATIONAL CORP - thuộc tập đoàn VIVA NUTRACEUTICALS là nhà máy sản xuất dược phẩm và thực phẩm chức năng hàng đầu thế giới, đạt chứng nhận GMP của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) và Tổ chức y tế thế giới (WHO).

Cảm nhận của khách hàng và chuyên gia về BoniDetox có Tỳ bà diệp

BoniDetox có chứa Tỳ bà diệp cùng nhiều loại thảo dược khác có hiệu quả như thế nào, hãy cùng lắng nghe chia sẻ của khách hàng sau khi sử dụng nhé!

Bác Võ Hoành, 83 tuổi ở thôn Gia Cát, xã Quế Phong, tỉnh Quảng Nam.

Bác Hoành kể: “Hút thuốc lào lâu năm khiến bác bị viêm phế quản nặng, uống đủ các loại thuốc mà bệnh cứ ngày một nặng thêm. Từ lúc ho húng hắng vài cơn, về sau bác ho sặc sụa, đờm xanh, đờm vàng đặc quánh như chè. Ho là một chuyện, khó thở mới làm bác khổ sở vì nói chuyện bình thường thôi cũng khó khăn, mệt lắm cháu ạ.”

“Sau được cô con gái mua cho lọ BoniDetox, cái hàng của Mỹ mà có chứa Tỳ bà diệp, Xuyên tâm liên ý, bác uống 4 viên/ngày. Sau khoảng nửa tháng, những cơn ho vơi dần, tình trạng thở khò khè đã giảm hơn 50% rồi đó. Đến khoảng tháng thứ 3 mà bác không còn ho có đờm nữa, khó thở, mệt mỏi cũng mất luôn rồi. Bác thoải mái lắm, hít thở thông thoáng, dễ chịu.”

Bác Võ Hoành, 83 tuổi.

Bác Võ Hoành, 83 tuổi.

Cùng lắng nghe tư vấn của chuyên gia về sản phẩm BoniDetox nhé!

Dưới đây là phần tư vấn của ThS.BS Chu Thị Cúc Hương và ThS.BS Trương Quốc Chính về sản phẩm BoniDetox có chứa Tỳ bà diệp. Sản phẩm giúp cho những người đang gặp tình trạng như viêm phế quản mạn, COPD hay hen phế quản có cuộc sống tốt hơn.

ThS.BS Chu Thị Cúc Hương và ThS.BS Trương Quốc Chính tư vấn về giải độc phổi và sản phẩm BoniDetox.

Chúng ta có thể thấy, Tỳ bà diệp có rất nhiều tác dụng đã được ghi nhận bởi Y học cổ truyền. Hiện nay, Y học hiện đại bằng công nghệ tinh vi đã tìm ra những thành phần, hoạt chất trong Tỳ bà diệp có tác dụng giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu ở những người có bệnh phổi mạn tính. BoniDetox là sản phẩm toàn diện không chỉ chứa Tỳ bà diệp mà còn chứa nhiều loại thảo dược quý khác giúp hiệp đồng tác dụng giúp giải độc, bảo vệ, làm sạch, hồi phục chức năng phổi. Chúc quý độc giả luôn mạnh khỏe và vui vẻ bên gia đình!

XEM THÊM:

  • Thuốc bổ phổi cho người bị lao phổi - loại nào tốt nhất?
  • BoniDetox có giúp bệnh viêm phế quản mãn tính của tôi chấm dứt triệu chứng?

Từ khóa » Hình ảnh Cây Tỳ Bà Diệp