Tỷ Lệ Trẻ Em Thừa Cân, Béo Phì ở Trẻ Em Tăng Nhanh - Tin Tức Sự Kiện

Tỷ lệ trẻ em thừa cân, béo phì ở trẻ em tăng nhanh Ngày đăng 26/09/2021 | 22:48 | Lượt xem: 1814

Thông tin trên được đưa ra tại buổi phát động chương trình truyền thông nâng cao nhận thức về dinh dưỡng, phòng chống thừa cân, béo phì ở trẻ em Việt Nam với chủ đề “Vì một thế hệ trẻ em cao lớn chuẩn BMI - Đồng hành dinh dưỡng cùng con trong mùa dịch”. Chương trình do Bộ Y tế tổ chức ngày 25/9.

TIN LIÊN QUAN

Phụ huynh cần theo dõi các chỉ số của con, đặc biệt là chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể) để giúp con phát triển cân đối.

Theo kết quả Tổng điều tra Dinh dưỡng toàn quốc 2019 - 2020 của Viện Dinh dưỡng Quốc gia được đưa ra tại lễ phát động, tỷ lệ trẻ em béo phì, thừa cân tăng nhanh đáng báo động trong hơn 10 năm qua, tăng gấp 2,2 lần từ 8,5% (năm 2010) lên 19% (năm 2020). Chỉ tính riêng năm 2020, tỷ lệ thừa cân, béo phì khu vực thành thị đã chạm ngưỡng 26,8%, nông thôn là 18,3%, miền núi là 6,9%. Điều này đồng nghĩa với việc cứ 10 học sinh thành thị lại có 4 em bị thừa cân, béo phì.

Cũng theo điều tra của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, có đến 53% các bậc phụ huynh không biết con mình bị thừa cân, hoặc đánh giá thấp hơn mức bình thường. Trong khi đó, nhiều nghiên cứu mới đây đã xác định, béo phì là một yếu tố nguy cơ tiến triển các triệu chứng COVID-19 nghiêm trọng có thể phải nhập viện, phải chăm sóc đặc biệt và hỗ trợ máy thở trong giai đoạn đầu của bệnh. Bối cảnh giãn cách xã hội kéo dài khiến trẻ ăn uống tự do, đầy đủ hơn, cũng như có ít cơ hội tham gia các hoạt động thể thao ngoài trời, dẫn đến nguy cơ thừa cân, béo phì.

Thừa cân, béo phì ở trẻ gây ra những hệ lụy lâu dài tiềm ẩn nhiều nguy cơ với sức khỏe của trẻ sau khi trưởng thành. Bởi vậy, cần nâng cao nhận thức chống béo phì cho cả cộng đồng, gia đình, nhà trường để cùng chung tay giúp đỡ trẻ hình thành thói quen ăn uống khoa học, lành mạnh và nếp sống tích cực, cải thiện chất lượng thể chất của những thế hệ tương lai.

Nhã Khanh

ad Sở Y Tế

Các tin khác
  • Ban hành các Nghị quyết trong lĩnh vực y tế để thực hiện Luật Thủ đô
  • Điểm thông tin y tế trên báo chí ngày 23/12/2024
  • Các quận, huyện tổ chức khoanh vùng, xử lý triệt để khu vực có bệnh nhân, ổ dịch sởi
  • Chăm sóc sức khỏe người lao động cần sự vào cuộc đa ngành
  • Điểm thông tin y tế trên báo chí ngày 22/12/2024
  • Điểm thông tin y tế trên báo chí ngày 21/12/2024

  • Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
  • Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
  • Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
  • Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
  • 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
  • 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
  • Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
  • Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
  • Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
  • Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc

Dịch vụ công trực tuyến

Phần mềm Quản lý văn bản

Phần mềm QLHS Một cửa

Phần mềm Một cửa (Mới)

Tiếp nhận ý kiến công dân

Danh mục TTHC công

Tra cứu hồ sơ Một cửa

Thư điện tử TP Hà Nội

Thông tin người phát ngôn

Chọn liên kết Đang online: 209 Lượt truy cập trong tuần: 28973 Lượt truy cập trong tháng: 221643 Lượt truy cập trong năm: 3094757 Tổng số lượt truy cập: 47162145 Về đầu trang

Từ khóa » Sỡ Béo