Tỷ Lệ Vàng – Wikipedia Tiếng Việt

Trong toán học và nghệ thuật, hai đại lượng được gọi là có tỷ số vàng hay tỷ lệ vàng nếu tỷ số giữa tổng của các đại lượng đó với đại lượng lớn hơn bằng tỷ số giữa đại lượng lớn hơn với đại lượng nhỏ hơn. Tỷ lệ vàng thường được ký hiệu bằng ký tự φ {\displaystyle \varphi } (phi) trong bảng chữ cái Hy Lạp nhằm tưởng nhớ đến Phidias, nhà điêu khắc đã xây dựng nên đền Parthenon.

Tỷ lệ vàng được biểu diễn như sau:

a + b a = a b = φ {\displaystyle {\frac {a+b}{a}}={\frac {a}{b}}=\varphi }

Phương trình này có nghiệm đại số xác định là một số vô tỷ:

φ = 1 + 5 2 ≈ 1.61803 39887 … {\displaystyle \varphi ={\frac {1+{\sqrt {5}}}{2}}\approx 1.61803\,39887\ldots \,}

Hãy đơn giản hóa, ta có tỉ lệ vàng bằng 1:0,618

Đến Thời kỳ Phục Hưng, các nghệ sĩ và kiến trúc sư bắt đầu tính toán và xây dựng sao cho các tác phẩm của họ xấp xỉ tỷ số vàng, đặc biệt là trong hình chữ nhật vàng - tỷ số giữa cạnh dài và cạnh ngắn chính là tỷ số vàng. Các nhà toán học đã nghiên cứu tỷ số vàng vì tính độc đáo cũng như các đặc tính lý thú của nó.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Thời kì cổ đại

[sửa | sửa mã nguồn]

Người ta chưa biết tỉ lệ vàng có từ bao giờ. Trước đây, người ta vẫn cho rằng một người La Mã là Vitruvius sống cách đây gần 2100 năm đã tìm ra tỉ lệ vàng. Gần đây các nhà khảo cổ học tìm thấy các di bút viết về tỉ lệ vàng trong các kim tự tháp ở Ai Cập. Điều đó chứng tỏ tỉ lệ vàng xuất hiện rất sớm (cách đây khoảng hàng nghìn năm).

Euclide, nhà toán học của mọi thời đại đã từng nói đến tỉ lệ vàng trong tác phẩm bất hủ của ông mang tên "Những nguyên tắc cơ bản". Theo Euclide, điểm I trên đoạn AB được gọi là điểm chia đoạn AB theo tỉ lệ vàng (còn gọi là điểm vàng) nếu thỏa mãn:

A I I B = A B A I . {\displaystyle {\frac {AI}{IB}}={\frac {AB}{AI}}.}

Đặt: A I I B = A B A I   = x . {\displaystyle {\frac {AI}{IB}}={\frac {AB}{AI}}\ =x.} . Số x đó được gọi là tỉ lệ vàng và điểm I đó là điểm vàng của đoạn AB.

Thời kì trung đại

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ đó về sau như ta đã biết đã có khá nhiều phát hiện về sự tồn tại của Tỷ Lệ Vàng trong các hình kỷ hà tự nhiên như hình ngôi sao 5 cánh,hình đa giác 10 cạnh... trong chuỗi số nguyên Fibonacci.

Luca Pacioli (1445-1517) xác định tỷ lệ vàng là "tỷ lệ thần thánh" trong tác phẩm Proportione Divina.

Thời kì hiện đại

[sửa | sửa mã nguồn]

Mark Barr (thế kỷ 20) sử dụng chữ cái Hy Lạp phi (φ) là ký hiệu của tỉ lệ vàng.

Tính toán

[sửa | sửa mã nguồn]
Nhị phân 1.1001111000110111011...
Thập phân 1.6180339887498948482...
Thập lục phân 1.9E3779B97F4A7C15F39...
Đại số 1 + 5 2 {\displaystyle {\frac {1+{\sqrt {5}}}{2}}}
Chuỗi vô hạn 13 8 + ∑ n = 0 ∞ ( − 1 ) ( n + 1 ) ( 2 n + 1 ) ! ( n + 2 ) ! n ! 4 ( 2 n + 3 ) {\displaystyle {\frac {13}{8}}+\sum _{n=0}^{\infty }{\frac {(-1)^{(n+1)}(2n+1)!}{(n+2)!n!4^{(2n+3)}}}}

Mở rộng ra, hai đại lượng abtỷ số vàng φ nếu:

a + b a = a b = φ . {\displaystyle {\frac {a+b}{a}}={\frac {a}{b}}=\varphi \,.}

Bằng việc đơn giản hóa phân số đầu:

a + b a = a a + b a = 1 + b a {\displaystyle {\frac {a+b}{a}}={\frac {a}{a}}+{\frac {b}{a}}=1+{\frac {b}{a}}}

Phương trình trên có thể biến đổi bằng cách thay b a = 1 φ {\displaystyle {\frac {b}{a}}={\frac {1}{\varphi }}} :

1 + 1 φ = φ . {\displaystyle 1+{\frac {1}{\varphi }}=\varphi .}

Nhân cả 2 vế với φ ta được

φ + 1 = φ 2 {\displaystyle \varphi +1=\varphi ^{2}}

Sắp xếp lại thành phương trình bậc hai sau

φ 2 − φ − 1 = 0. {\displaystyle {\varphi }^{2}-\varphi -1=0.}

Giá trị của φ sau khi tính nghiệm phương trình bậc hai trên là

φ = 1 + 5 2 ≈ 1.61803 39887 … {\displaystyle \varphi ={\frac {1+{\sqrt {5}}}{2}}\approx 1.61803\,39887\dots \,}

Nghiệm còn lại của phương trình bậc hai trên là − 1 φ {\displaystyle -{\frac {1}{\varphi }}} , giá trị này tuy không phổ biến bằng nhưng nó có một số tính chất chung với φ.

Tỉ lệ vàng trong toán học

[sửa | sửa mã nguồn]

Tỷ lệ vàng là số vô tỉ

[sửa | sửa mã nguồn]

Chứng minh: giả sử φ là số hữu tỉ, tức φ = 1 + 5 2 {\displaystyle \varphi ={\frac {1+{\sqrt {5}}}{2}}} là số hữu tỉ, ta có thể biến đẳng thức thành 2 φ − 1 = 5 {\displaystyle 2\varphi -1={\sqrt {5}}} , bởi φ là số hữu tỉ nên 2 φ − 1 {\displaystyle 2\varphi -1} cũng là số hữu tỉ nhưng 5 {\displaystyle {\sqrt {5}}} là số vô tỉ, mâu thuẫn với giả thuyết, do đó φ phải là số vô tỉ.

Đa thức tối thiểu

[sửa | sửa mã nguồn]
Tỷ lệ vàng φ {\displaystyle \varphi } và nghịch đảo âm − φ − 1 {\displaystyle -\varphi ^{-1}} là nghiệm của phương trình bậc hai x 2 − x − 1 {\displaystyle x^{2}-x-1} . Giá trị âm của tỷ lệ vàng − φ {\displaystyle -\varphi } và nghịch đảo φ − 1 {\displaystyle \varphi ^{-1}} là nghiệm của phương trình bậc hai x 2 + x − 1 {\displaystyle x^{2}+x-1} .

Tỷ lệ vàng đồng thời là số đại số, hơn nữa còn là số đại số nguyên. Đa thức tối tiểu của nó là:

x 2 − x − 1. {\displaystyle x^{2}-x-1.}

Tỷ lệ vàng có quan hệ gần với đa thức

x 2 + x − 1 , {\displaystyle x^{2}+x-1,}

có nghiệm − φ {\displaystyle -\varphi } φ − 1 . {\displaystyle \varphi ^{-1}.}

Tính chất khác

[sửa | sửa mã nguồn]

Số φ có 2 tính chất đặc biệt sau:

φ × φ = φ + 1. {\displaystyle \varphi \times \varphi =\varphi +1.} 1 φ = φ − 1. {\displaystyle {\frac {1}{\varphi }}=\varphi -1.}

Liên phân số và căn liên tục

[sửa | sửa mã nguồn]

Số φ có thể biểu diễn dưới dạng liên phân số và căn liên tục như sau:

φ = 1 + 1 + 1 + 1 + 1 + . . . = 1 + 1 1 + 1 1 + 1 1 + 1 1 + 1 1 + ⋱ {\displaystyle \varphi ={\sqrt {1+{\sqrt {1+{\sqrt {1+{\sqrt {1+{\sqrt {1+...}}}}}}}}}}=1+{\cfrac {1}{1+{\cfrac {1}{1+{\cfrac {1}{1+{\cfrac {1}{1+{\cfrac {1}{1+\ddots }}}}}}}}}}}

Tỉ lệ vàng trong đời sống

[sửa | sửa mã nguồn]

Kiến trúc

[sửa | sửa mã nguồn]
Kiến trúc trong đền Parthenon bị ảnh hưởng bởi tỉ lệ vàng

Trong các công trình kỳ quan về kiến trúc như quần thể kim tự tháp Khufu 146/233 xấp xỉ 62,66% trong đó cạnh đáy bằng 233m, chiều cao bằng 146m, kim tự tháp Mikerinos: 66/108 xấp xỉ 61,11%, trong đó cạnh đáy bằng 108m, chiều cao bằng 66m, dù những kích thước có bị sai lệch qua thời gian, song ta thấy chúng rất gần với tỷ lệ vàng. Tháp Eiffel 184.4/300.5 ≈ 61,36% trong đó chiều cao phần thân chính bằng 184,8m, chiều ngang tháp bằng 300,5m.[cần dẫn nguồn]

Tháp Rùa tại Việt Nam được cho là vẫn chịu ảnh hưởng của tỉ lệ vàng.[cần dẫn nguồn]

Kích thước của cơ thể con người

[sửa | sửa mã nguồn]
Người Vitruvius theo Leonardo da Vinci

Tỉ số vàng xuất hiện ngay trong kích thước của cơ thể con người (chiều cao rốn, chiều cao toàn thân, chiều dài cẳng tay, chiều dài cánh tay ...).

Nếu trong thực tế cơ thể bạn đúng theo các tỉ lệ sau đây thì chắc chắn trông rất cân đối và đẹp:

- Chiều cao / đỉnh đầu đến đầu ngón tay = φ {\displaystyle \varphi }

- Đỉnh đầu tới đầu ngón tay / đỉnh đầu tới rốn (hoặc cùi chỏ) = φ {\displaystyle \varphi }

- Đỉnh đầu tới rốn (hoặc cùi chỏ) / đỉnh đầu tới ngực = φ {\displaystyle \varphi }

- Đỉnh đầu tới rốn (hoặc cùi chỏ) / chiều rộng đôi vai = φ {\displaystyle \varphi }

- Đỉnh đầu tới rốn (hoặc cùi chỏ) / chiều dài cẳng tay = φ {\displaystyle \varphi }

- Đỉnh đầu tới rốn (hoặc cùi chỏ) / chiều dài xương ống quyển = φ {\displaystyle \varphi }

- Đỉnh đầu tới ngực / đỉnh đầu tới gốc sọ = φ {\displaystyle \varphi }

- Đỉnh đầu tới ngực / chiều rộng của bụng = φ {\displaystyle \varphi }

- Chiều dài của cẳng tay / chiều dài bàn tay = φ {\displaystyle \varphi }

- Vai đến các đầu ngón tay / khuỷu tay đến các đầu ngón tay = φ {\displaystyle \varphi }

- Hông đến mặt đất / đầu gối đến mặt đất = φ {\displaystyle \varphi }

- Gọi độ dài từ rốn lên đến đỉnh đầu là x, độ dài từ rốn xuống đến chân là y. Độ dài một dang tay gọi là a. Nếu x/y = a/(x+y) = 1/φ = Ф = 0.618033..., thì đó là thân hình của các siêu người mẫu.

Trong văn hóa tôn giáo

[sửa | sửa mã nguồn]
Ma trận hoàn hảo của Vạn vật

Hà Đồ, Lạc Thư và Bát Quái là ba họa đồ được truyền lại từ thời xa xưa, có nguồn gốc từ các bộ tộc phía Nam sông Dương Tử cổ đại (là nơi phát tích của người Việt cổ). Mỗi họa đồ được truyền tụng, phát triển, và sử dụng với nhiều mục đích khác nhau.

Phục Hy căn cứ vào Hà Đồ để suy diễn ra Tiên thiên Bát quái, còn Chu Văn Vương lại căn cứ vào Lạc Thư để suy diễn ra Hậu thiên Bát quái. Theo đó, những đồ hình này hàm chứa nhận thức của cổ nhân về vũ trụ.

Trong Phật giáo, chữ Vạn mang tính biểu tương thể hiện lòng từ bi. Trong Đạo giáo, có Thái cực. Trong Dịch học có Bát quái

Tuy nhiên đến đây vẫn chưa phải là hết. Văn hóa phương Đông từ xưa đến nay có Đạo gia và Phật gia là chủ yếu. Đạo gia có Thái Cực, Phật gia có phù hiệu chữ Vạn (卍), chúng đều là nhận thức về vũ trụ của hai gia phái này. Vậy thì điều này cũng có liên quan tới Hà Đồ và Lạc Thư.

Số lẻ cấu thành Lạc Thư (tổng số con số ở hình 1 là 9) ở đó ẩn tàng phù hiệu chữ Vạn (卍); Còn số chẵn cấu thành Hà Đồ (tổng số con số ở hình 3 là 10) ở đó ẩn tàng Thái Cực. Như vậy chữ Vạn (卍) diễn xuất số lẻ, Thái Cực diễn xuất số chẵn.

Từ lấy phù hiệu chữ Vạn (卍) thay thế số lẻ, lấy Thái Cực thay thế số chẵn ra một Ma trận

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Số vô tỷ
  • Đền Parthenon
  • Dãy Fibonacci
  • Tỷ lệ vàng trong hình học

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn] Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Tỷ lệ vàng.
  • Green, Thomas M. (cập nhật ngày 20 tháng 6 năm 2005). “The Pentagram & The Golden Ratio”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 11 năm 2007. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2007. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp) Geometry instruction with problems to solve.
  • Khan, Amore (sửa đổi ngày 2 tháng 2 năm 2007). “Khan Amore's Commentary on the Divine Proportion”. Bản gốc (cps sẵn dạng HTML; PDF) lưu trữ ngày 7 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2007. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  • Knott, Don. “The Golden section ratio: Phi”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 12 năm 2006. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2007. Information and activities by a mathematics professor.
  • Yarrow, David (cập nhật ngày 21 tháng 10 năm 2005). “PHI: The Divine Ratio”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2007. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  • Arakelian, Hrant. Mathematics and History of the Golden Section, Logos, 2014, 404 p. ISBN 978-5-98704-663-0 (rus.).
Tiêu đề chuẩn Sửa dữ liệu tại Wikidata
  • BNE: XX537288
  • BNF: cb11932633k (data)
  • GND: 4021529-5
  • LCCN: sh85055763
  • NDL: 00568792
  • NKC: ph327607
  • PLWABN: 9810670802205606
  • SUDOC: 02724119X
  • x
  • t
  • s
Phân số và tỷ lệ
Phép chiavà tỷ lệ
  • Số bị chia : Số chia = Thương số
The ratio of width to height of standard-definition television.
Phân số
  • Tử số / Mẫu số = Thương số
  • Ai Cập
  • BSCNN
  • Đại số
  • Đơn vị
  • Liên tục
  • Nhị nguyên
  • Nhị phân
  • Phần trăm
  • Quãng âm nhạc
  • Số nguyên
  • Thập phân
  • Tối giản
    • Rút gọn
  • Tỷ lệ khung hình
  • Vàng
    • Bạc
  • x
  • t
  • s
Số đại số
  • Số đại số nguyên
  • Nút Chebyshev
  • Số dựng được
  • Hằng số Conway
  • Số nguyên Eisenstein
  • Số nguyên Gauss
  • Tỉ lệ vàng (φ)
  • Vành Kummer
  • Số Perron
  • Số Pisot–Vijayaraghavan
  • Số vô tỉ bậc hai
  • Số hữu tỉ (ℚ)
  • Căn đơn vị
  • Số Salem
  • Tỉ lệ bạc (δS)
  • 2
  • 3
  • 5
  • 3√2
  • 12√2
  • x
  • t
  • s
Các số vô tỉ
  • Chaitin (Ω)
  • Liouville
  • Nguyên tố (ρ)
  • Logarit tự nhiên của 2
  • Gauss (G)
  • Căn bậc mười hai của 2
  • Apéry (ζ(3))
  • Siegel (ρ)
  • Căn bậc hai của 2
  • Tỷ lệ siêu vàng (ψ)
  • Erdős–Borwein (E)
  • Tỷ lệ vàng (φ)
  • Căn bậc hai của 3
  • Căn bậc hai của 5
  • Tỷ lệ bạc (δS)
  • Euler (e)
  • Pi (π)
  • Schizophrenic
  • Siêu việt
  • Lượng giác

Từ khóa » Số đo Tỉ Lệ Vàng