Tỷ Phú Từ...cơm Cháy! - Công Ty Cổ Phần Sản Xuất Và Thương Mại Đại ...

Đánh giá tại đây post

Thơm ngon hơn mức bình thường, bổ dưỡng hơn mức bình thường và đẹp mắt hơn mức bình thường – đó chính là Cơm cháy – đã giúp anh nông dân chở thành tỷ phú!

Sinh ra tại một vùng quê vốn đã vô cùng nổi tiếng về sản phẩm Cơm Cháy của mảnh đất Cố Đô, nhưng cách đây hơn 10 năm, vào năm 2009 trong kí ức của Bùi Văn Quỳnh khi đó là một sinh viên vừa ra trường, mới 23 tuổi luôn trăn trở làm sao để phát triển thị trường Cơm Cháy của quê hương, đưa nghệ thuật ẩm thực của mảnh đất Cố Đô đến với người dân trên khắp mọi miền của Tổ Quốc. Chính vì vậy, sau khi tốt nghiệp Đại học anh đã bắt đầu hoạt động tìm tòi và nghiên cứu về lĩnh vực này. Từ đó cho đến nay, các hoạt động của anh đều gắn liền và xoay quanh niềm đam mê Cơm Cháy. Năm 2009, Bùi Văn Quỳnh đã thành lập cơ sở sản xuất Cơm Cháy tại thôn Minh Long, xã Xích Thổ, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình và dần mở rộng xưởng kinh doanh từ 90m2 lên tới hơn 3000m2. Đến năm 2015, các thương hiệu Cơm Cháy của Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Đại Long đã xuất hiện phổ biến trên thị trường toàn quốc. Năm 2020 cùng với việc phát triển thương hiệu Cơm Cháy khô XJCKTHO, Cơm cháy chà bông vừng Xjcktho, Cơm Cháy Ninh Bình Vàng, Cơm Cháy Chà Bông và Cơm Cháy COCHI, Công ty Đại Long đã khẳng định được chỗ đứng của mình trong thị trường Cơm Cháy Viêt Nam. Và Bùi Văn Quỳnh đã được mọi người mệnh danh là “Vua Cơm Cháy Ninh Bình”

Ngày còn nhỏ, chính bản thân anh cũng không hề biết Cơm Cháy là sản phẩm như thế nào cả. Vì khi đó, Cơm Cháy chỉ được biết đến trong các nhà hàng xa sỉ ở trung tâm thành phố Ninh Bình chuyên về Cơm Cháy – Thịt Dê. Mà một gia đình thuần nông như gia đình anh không thể có điều kiện để thưởng thức. Cho đến khi học hết cấp 3, lên thành phố vừa đi học vừa đi làm thêm để kiếm sống thì anh mới biết thế nào là Cơm Cháy Ninh Bình. Và cũng chính những lần đạp xe đi học, đi làm thêm trên thành phố đã thôi thúc anh phải làm được điều gì đó để thay đổi cuộc sống, không thể nghèo mãi được. Anh nhận thấy Cơm Cháy Ninh Bình là một món ăn rất dân dã nhưng lại được du khách rất ưa chuộng. Câu hỏi “ Làm thế nào để mọi người biết đến món ăn ẩm thực trứ danh này?” luôn làm anh trăn trở. Và anh đã bắt đầu đam mê với nó mà bản thân anh cũng không hề biết nó lại ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc đời mình như thế.Khách du lịch đến với Ninh Bình rất yêu thích những sản phẩm đặc sản của quê hương như: Thịt Dê, Cơm cháy, Nem Yên Mạc, Chiếu Cói, Rượu Kim Sơn,… Trong đó, món ăn Cơm Cháy lại được du khách vô cùng yêu thích nhưng chỉ có thể thưởng thức trực tiếp tại nhà hàng, rất khó khăn trong việc mang về hay làm quà biếu. Vì vậy, anh đã nảy sinh ý tưởng là mình sẽ làm một sản phẩm mà khách hàng thích, có thể tiện lợi cho việc mang theo trên những chặng đường xa, làm món quà ý nghĩa và thiết thực cho người thân mỗi khi đi du lịch hay đi xa về.Trước đây và cả bây giờ Ninh Bình vốn rất nổi tiếng với thương hiệu Cơm Cháy – Thịt Dê, nhưng thường thì du khách chỉ ăn được trong một số nhà hàng ở Thành phố, chứ không thể mang về nhà được. Cơm Cháy trong các nhà hàng chủ yếu được làm bằng cách lấy cháy cơm, phơi khô rồi chiên, ăn kèm với nước sốt chứ không phải là sản phẩm đóng gói mang theo như ngày nay. Anh Quỳnh đã từng chứng kiến: Có khách hàng thích quá đã chấp nhận mua Cơm Cháy dạng đó mang về mặc dù biết là về đến nhà thì không còn được ngon nữa nhưng vẫn tha thiết.Xuất phát từ thực tế đó thì anh Quỳnh đã về nhà và trình bày suy nghĩ của mình với bố mẹ: Tại sao mình lại không thử làm Cơm Cháy thành sản phẩm đóng gói trong khi nhu cầu của thị trường đang rất cần? Và thời đó, khắp tỉnh Ninh Bình cũng như toàn miền Bắc chưa hề có sản phẩm Cơm Cháy đóng gói thành thương phẩm nào cả. Trong khi, Sài Gòn đã bán Cơm Cháy ở một số vỉa hè như là món ăn vặt được đóng gói thô sơ. Thì tại địa phương, chưa ai biết Cơm Cháy là gì? Nhưng lúc đó hoàn cảnh gia đình rất khó khăn nên bố mẹ anh vô cùng lo lắng, không biết nếu làm thì sẽ làm như thế nào và lấy tiền đâu ra để mà phát triển?

Thời điểm cán bánh bằng thủ công

Với lòng đam mê và quyết tâm thực hiện ý tưởng và được sự ủng hộ và giúp đỡ của bố mẹ, anh đã bắt đầu thử nghiệm những sản phẩm đầu tiên. Trưởng thành từ việc kinh doanh các mặt hàng thiên về ẩm thực, cùng với những kiến thức ít ỏi ban đầu về món Cơm Cháy này, anh đã quyết định lặn lội vào tận Sài Gòn, rồi Miền Tây để học hỏi. Sau một thời gian nghiên cứu, nghiền ngẫm, nhờ người quen thân đi tìm hiểu và chỉ dạy thêm, anh đã cho ra đời những thùng cơm cháy đầu tiên. Ngày đó, để có được sản phẩm Cơm Cháy như ý muốn vô cùng khó khăn, vất vả vì rất tốn thời gian và hoàn toàn làm thủ công, không có máy móc hiện đại như ngày nay. Phải mất 1 ngày để đồ xôi, cán bánh; 2 ngày mang ra phơi; 1 ngày nữa để chiên sản phẩm. Nên ít nhất phải mất 4 ngày mới được một mẻ Cơm Cháy. Trải qua gần 3 tháng kiên trì, miệt mài, thử đi thử lại nhiều lần, cuối cùng anh và gia đình mới làm được những thùng hàng tạm ưng ý để mang đi bán.

Quá trình hoàn thiện đóng gói cơm cháy

Tuy nhiên, ban đầu khách hàng chưa biết Cơm Cháy là gì? Nên tất cả họ đều rất e ngại, cho nên rất khó khăn cho việc bán hàng và giới thiệu sản phẩm. Nhưng bằng sự kiên trì và quyết tâm, cuối cùng anh đã thuyết phục được từng quán nước đến các cửa hàng tạp hóa, rồi nhà hàng, siêu thị… từ việc ăn thử sản phẩm đến xin được ký gửi từng gói hàng…Và đúng là ông trời không phụ lòng người, bằng sự kiên trì, quyết tâm trong công việc và luôn rất nghiêm túc, trách nhiệm với từng gói hàng của mình, nên sau một thời gian ngắn sản phẩm đã được khách hàng chấp nhận và được tiêu thụ rộng rãi khắp các cửa hàng, siêu thị và các khu du lịch. Cho đến ngày nay, sản phẩm đã được khách hàng vô cùng yêu thích vì: Chất lượng tốt, mẫu mã phù hợp, không màu thực phẩm, không chất bảo quản và rất tiện lợi cho người tiêu dùng; Đặc biệt là với du khách khi về du lịch tại Ninh Bình.

Cơm cháy được bày bán tại hệ thông siêu thị Big C trong cả nước

Cơm cháy được bày bán tại các cửa hàng, tạp hóa, siêu thị mini trong tỉnh Ninh Bình

Sau khi sản phẩm đã được ổn định và khách hàng đã chấp nhận sản phẩm thì trong những năm đầu tiên, anh Quỳnh đã không phải nghĩ nhiều đến vấn đề thị trường tiêu thụ. Vì khi đó anh đang độc quyền sản xuất. Thậm chí khách hàng yêu thích sản phẩm đã tìm về đến tận nhà để lấy hàng chứ không phải đi giao từng gói hàng như ban đầu nữa.

    Từ căn bếp nhỏ đầu tiên, anh dần dần mở rộng xưởng sản suất từ 90m2 rồi lên tới hơn 3000m2 và phải thuê thêm nhiều nhân công, chế tạo thêm nhiều máy móc, thiết bị hiện đại để phục vụ cho quá trình sản xuất. Để có được mô hình sản xuất công nghiệp hiện đại như ngày nay, ngoài việc tự nghiên cứu, anh cũng phải đi học hỏi ở nhiều mô hình sản xuất bánh kẹo và các nhà máy sản xuất thực phẩm khác nhau để tích lũy thêm kinh nghiệm sản xuất Cơm Cháy theo mô hình khép kín.

Cho đến hôm nay, các nhãn hiệu Cơm Cháy của Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Đại Long đã vươn mình ra khắp thị trường toàn quốc và được người tiêu dùng vô cùng yêu thích. Khởi nghiệp bằng con đường Cơm Cháy, anh Quỳnh không chỉ làm sáng thương hiệu kinh doanh của mình mà còn nâng tầm ý nghĩa kinh doanh với mong muốn đưa Cơm Cháy trở thành thương hiệu ẩm thực nổi tiếng không chỉ trong nước mà còn vươn mình trong khu vực, hướng đến xuất khẩu ra các nước. Không chỉ góp phần xây dựng kinh tế cho riêng bản thân mình, anh Quỳnh còn giúp đỡ được cuộc sống cho nhiều người khác, xây dựng được thương hiệu sản phẩm đặc sản của tỉnh Ninh Bình, góp phần làm giầu đẹp cho quê hương.

 

Post Views: 2.561

Từ khóa » Cách Làm Cơm Cháy Chà Bông Kinh Doanh