Tỷ Phú Xuân Trường, Duyên Phận Với Bái Đính - Tràng An

- Danh tiếng ông Nguyễn Văn Trường gắn với quần thể hang động Tràng An và chùa Bái Đính. Nhưng ông là một đại gia kín tiếng, giản dị, ăn chay trường từ nhiều năm nay.

Nội thất tổng thống trong nhà khách Bái Đính Tỷ phú Xuân Trường xây nhà khách Bái Đính toàn gỗ quý Xem bài khác trên Vef.vn

Thông tin về ông chủ Công ty Xuân Trường xây dựng chùa Bái Đính hầu như chỉ lác đác, ông không mấy khi chịu xuất hiện trước giới truyền thông. Cho đến nay, giới truyền thông chỉ nắm được ông là chủ nhân của khách sạn Hoa Lư (Ninh Bình. Khách sạn Hoa Lư trước kia do Sở Du lịch khai thác. Nay, cả ba công trình trên đều đã được tỉnh giao cho doanh nghiệp Xuân Trường.

Theo Wiki, ông Nguyễn Văn Trường sinh năm 1963 tại thôn Chi Phong, xã Trường Yên - Hoa Lư - Ninh Bình. Ông là một doanh nhân nổi tiếng nằm trong nhóm doanh nhân đạt danh hiệu "Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu" và Cúp Vàng hội nhập kinh tế quốc tế.

{keywords}
Ông Trường bên cạnh chiếc chuông

Ông hiện là ủy viên Ban Chấp hành VCCI khóa V - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, tổng giám đốc Doanh nghiệp Xuân Trường, chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Du lịch Hoa Lư, Giám đốc Khách sạn Hoa Lư.

Doanh nhân Nguyễn Văn Trường được biết đến nhiều nhất từ khi mạnh tay đầu tư cả nghìn tỷ đồng vào Khu Du lịch Tràng An - chùa Bái Đính ở cố đô Hoa Lư (Ninh Bình).

{keywords}
Ông Trường - mặc áo trắng.

Ông cũng được biết đến là người chi 100.000 USD, đích thân sang Ấn Độ đón Ngọc xá lợi về Việt Nam. Ở Nội Bài, ông đã sắp xếp thuê 3 chiếc xe Limousine, Hummer, Lincoln để chở xá lợi và cao tăng về Ninh Bình. Bất cứ việc nào có lợi cho di sản và du lịch ở Ninh Bình, ông Trường đều sẵn sàng làm. Hội thảo về cố đô Hoa Lư, lễ hội, hội nghị xúc tiến, ông âm thầm đứng sau tài trợ.

Ông là người ít nói, và không bao giờ để báo chí chụp ảnh. Theo chia sẻ, niềm vui lớn nhất của đại gia này là hàng ngàn người dân Gia Viễn quê anh có việc làm, thu nhập ổn định khi quần thể hang động Tràng An và khu du lịch tâm linh chùa Bái Đính đi vào hoạt động. Chèo đò, chạy xe ôm, bán hàng, chụp ảnh. Những thứ việc đó ở Bái Đính và Tràng An thu nhập gấp 10 lần trồng lúa.

Ngôi chùa mới và những kỷ lục

Chùa Bái Đính được khởi công vào đầu năm 2006. Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, tỉnh Ninh Bình giao cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch làm chủ đầu tư các hạng mục về giải phóng mặt bằng, đường giao thông, cơ sở hạ tầng, cây xanh còn doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường là chủ đầu tư các hạng mục làm chùa, tạc tượng, đúc chuông.

Ngày 10/4/2008, UBND tỉnh Ninh Bình cấp Giấy chứng nhận đầu tư số 091110000011, cho DNXD Xuân Trường và trong Điều 5 của Giấy chứng nhận này nêu: Thời hạn hoạt động dự án là 70 năm.

{keywords}
Chùa giữ nhiều kỷ lục

Chùa Bái Đính mới có diện tích rộng 80 ha, nằm phía bên kia núi so với chùa cổ và ở phía tây cố đô Hoa Lư. Đây là một công trình lớn gồm nhiều hạng mục, được xây dựng trong nhiều giai đoạn khác nhau.

Kiến trúc chùa nổi bật với những hình khối lớn, hoành tráng mang đậm dấu ấn kiến trúc Việt Nam như sử dụng nguyên vật liệu chính ở địa phương (đá xanh Ninh Bình, gỗ tứ thiết), ngói men Bát Tràng màu nâu sẫm... Điều khác biệt nhất ở kiến trúc chùa Bái Đính thể hiện ở vòm mái màu nâu sẫm cong vút hình đuôi chim phượng, nó không giống với nét thẳng thô của chùa Trung Quốc. Các chi tiết trang chí kiến trúc chùa cũng mang đậm dấu ấn của các làng nghề nổi tiếng như đúc đồng Ý Yên, chế tạc đá Ninh Vân, mộc Phú Lộc, thêu Ninh Hải,...

Chùa Bái Đính khi xây dựng được gọi là đại công trường với 500 nghệ nhân gồm rất nhiều tổ thợ đến từ những các làng nghề nổi tiếng về xây dựng như mộc Từ Sơn, trạm khắc đá Ninh Vân, đúc đồng Ý Yên, thêu ren Văn Lâm, sơn mài Cát Đằng... các nghệ nhân này được sử dụng các vật liệu địa phương như gỗ lim, đá xanh Ninh Bình, ngói men Bát Tràng... để tạo ra nét thuần Việt trong kiến trúc chùa Bái Đính

Chùa Bái Đính được ca ngợi là một ngôi chùa nổi tiếng với những kỷ lục châu Á và khu vực như tượng phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, tượng phật Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á.

Ngoài ra, chùa còn giữa nhiều kỷ lục của Việt Nam như chuông đồng lớn nhất Việt Nam 36 tấn. Khu chùa rộng nhất Việt Nam: tổng 539 ha (riêng chùa cổ 27 ha, chùa mới 80 ha). Khu chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á: hành lang La Hán dài gần 3 km. Khu chùa có nhiều tượng La Hán nhất Việt Nam: 500 vị bằng đá xanh cao khoảng 2m. Khu chùa có giếng ngọc lớn nhất Việt Nam. Khu chùa có số cây bồ đề nhiều nhất Việt Nam: 100 cây bồ đề được chiết từ cây bồ đề Ấn Độ.

Mới đây, đại gia này đã tiết lộ khách sạn 200 tỉ trên diện tích 20.000m2. Đây là khách sạn hạng sang theo phóng cách Á Đông cổ điển, với nguyên vật liệu chính là các loại gỗ quý hiếm như trắc, cẩm lai, gỗ đỏ.

Đáng chú ý trong công trình này là một phòng họp hội nghị cấp cao và phòng ăn uống có sức chứa 1000 khách, với thiết kế tương đồng nhà khách Tràng An, một công trình nổi tiếng khác của Ninh Bình.

{keywords}

Tượng Phật Di Lặc bằng đồng lớn nhất: nặng 80 tấn, cao 10m,

{keywords}

Chuông đồng 30 tấn

{keywords}

Ngôi chùa trồng nhiều cây bồ đề nhất

{keywords}

Tượng Quan Thế Âm thiên thủ thiên nhãn bằng đồng dát vàng lớn nhất, nặng 80 tấn

{keywords}

Bộ tượng Tam thế bằng đồng lớn nhất: mỗi pho nặng 50 tấn

{keywords}

Chùa có Giếng Ngọc lớn nhất, đường kính 35m

{keywords}

Ngôi chùa có hành lang La hán dài nhất: La hán đường với 500 vị La hán được tạc bằng đá xanh nguyên khối

{keywords}

Tượng Phật Thích ca Mâu ni bằng đồng cao và nặng nhất: 150 tấn

{keywords}

Khách sạn 200 tỉ toàn gỗ quý của đại gia Bái Đính

D.A

Những vùng giàu Hà Nội: Biệt thự Hồ Tây, gia thế truyền đời Samsung phát khiếp khi người Việt ăn cắp tiền tỷ Tuổi nghỉ hưu sẽ tăng lên, lương hưu sẽ giảm xuống "Người Hà Nội bảo thủ, đa nghi, đắn đo từng đồng lẻ" Tràng thối, lòng lẫn phân: Dân nhậu vẫn chén tì tì Đo rau đếm thịt, khắt khe kiểm soát tiền ăn Bí ẩn Nguyễn Đăng Quang: Đại gia 10 cổ phiếu

Từ khóa » Người đầu Tư Xây Dựng Chùa Bái đính