Tỷ Số Lợi Nhuận Trên Tài Sản – Wikipedia Tiếng Việt
Có thể bạn quan tâm
Nội dung
chuyển sang thanh bên ẩn- Đầu
- Bài viết
- Thảo luận
- Đọc
- Sửa đổi
- Sửa mã nguồn
- Xem lịch sử
- Đọc
- Sửa đổi
- Sửa mã nguồn
- Xem lịch sử
- Các liên kết đến đây
- Thay đổi liên quan
- Trang đặc biệt
- Liên kết thường trực
- Thông tin trang
- Trích dẫn trang này
- Lấy URL ngắn gọn
- Tải mã QR
- Tạo một quyển sách
- Tải dưới dạng PDF
- Bản để in ra
- Khoản mục Wikidata
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. (Tìm hiểu cách thức và thời điểm xóa thông báo này) |
Tỷ số lợi nhuận trên tài sản (hay Chỉ tiêu hoàn vốn tổng tài sản, Hệ số quay vòng của tài sản, Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản), thường viết tắt là ROA từ các chữ cái đầu của cụm từ tiếng Anh return on assets, là một tỷ số tài chính dùng để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp.
Cách tính
[sửa | sửa mã nguồn]Tỷ số này được tính ra bằng cách lấy lợi nhuận ròng (hoặc lợi nhuận sau thuế) của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo (có thể là 1 tháng, 1 quý, nửa năm, hay một năm) chia cho bình quân tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp trong cùng kỳ. Số liệu về lợi nhuận ròng hoặc lợi nhuận trước thuế được lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh. Còn giá trị tài sản được lấy từ bảng cân đối kế toán. Chính vì lấy từ bảng cân đối kế toán, nên cần tính giá trị bình quân tài sản doanh nghiệp.
Công thức hóa, ta sẽ có:
Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản = 100% x | Lợi nhuận ròng (hoặc lợi nhuận sau thuế) |
Bình quân tổng giá trị tài sản |
Vì lợi nhuận ròng chia cho doanh thu bằng tỷ suất lợi nhuận biên, còn doanh thu chia cho giá trị bình quân tổng tài sản bằng hệ số quay vòng của tổng tài sản, nên còn cách tính tỷ số lợi nhuận trên tài sản nữa, đó là:
Tỷ số lợi nhuận trên tài sản = Tỷ suất lợi nhuận biên × Số vòng quay tổng tài sản
Ý nghĩa
[sửa | sửa mã nguồn]Nếu tỷ số này lớn hơn 0, thì có nghĩa doanh nghiệp làm ăn có lãi. Tỷ số càng cao cho thấy doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả. Còn nếu tỷ số nhỏ hơn 0, thì doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Mức lãi hay lỗ được đo bằng phần trăm của giá trị bình quân tổng tài sản của doanh nghiệp. Tỷ số cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của doanh nghiệp.
Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản phụ thuộc vào mùa vụ kinh doanh và ngành nghề kinh doanh. Do đó, người phân tích tài chính doanh nghiệp chỉ sử dụng tỷ số này trong so sánh doanh nghiệp với bình quân toàn ngành hoặc với doanh nghiệp khác cùng ngành và so sánh cùng một thời kỳ.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- Phan Văn Dũng (2008), Kế toán quản trị, Nhà xuất bản Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh, trang 409-410.
- Phạm Văn Dược và Đặng Kim Cương (1995), Kế toán quản trị và phân tích kinh doanh, Nhà xuất bản Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh, trang 261.
- Lê Thị Phương Hiệp (2006), Phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, trang 117.
- Nguyễn Minh Kiều (2009), Tài chính doanh nghiệp căn bản, Nhà xuất bản Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh, trang 100-101.
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]
| |
---|---|
Tỷ số thanh khoản | Tỷ số thanh khoản hiện thời · Tỷ số thanh khoản nhanh |
Tỷ số hiệu quả hoạt động | Số vòng quay hàng tồn kho · Số ngày tồn kho · Số vòng quay khoản phải thu · Kỳ thu tiền bình quân · Số vòng quay tài sản lưu động · Số vòng quay tài sản cố định · Số vòng quay tổng tài sản |
Tỷ số quản lý nợ | Tỷ số nợ trên tài sản · Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu · Tỷ số khả năng trả lãi · Tỷ số khả năng trả nợ |
Tỷ số khả năng sinh lời | Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu · Tỷ số sức sinh lợi căn bản · Tỷ số lợi nhuận trên tài sản · Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu |
Tỷ số tăng trưởng | Tỷ số lợi nhuận giữ lại · Tỷ số tăng trưởng bền vững |
Tỷ số giá thị trường | Tỷ số P/E · Tỷ số M/B |
Bài viết liên quan đến kinh tế học này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
|
- Sơ khai kinh tế học và tài chính
- Tỷ số tài chính
- Trang thiếu chú thích trong bài
- Tất cả bài viết sơ khai
Từ khóa » Hệ Số Sinh Lời Của Tài Sản
-
Tỷ Suất Sinh Lời Trên Tài Sản (ROA) - Các Chỉ Số Phân Tích Tài Chính DN
-
Tỉ Suất Lợi Nhuận Trên Tổng Tài Sản Là Gì? Ý Nghĩa Và Công Thức Tính ...
-
Sức Sinh Lợi Cơ Bản Của Tài Sản Là Gì? Công Thức Tính Sinh Lời Cơ Bản
-
Phân Tích BCTC (Khả Năng Sinh Lợi Của Tài Sản Và Khả Năng Sinh Lợi ...
-
Phân Tích Khả Năng Sinh Lời Trong Doanh Nghiệp - HAA
-
ROA Là Gì? Ý Nghĩa Và Cách Tính ROA - Webketoan
-
Cách Tính Tỷ Suất Sinh Lời Trên Tài Sản Và Tỷ ... - Chi Tiết Thông Tin đào Tạo
-
[Tổng Hợp] Các CHỈ SỐ đánh Giá Doanh Nghiệp QUAN TRỌNG
-
[PDF] BÀI 7 PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỜI - Topica
-
Báo Cáo Tài Chính Doanh Nghiệp Và Các Hệ Số Tài Chính Cơ Bản
-
Các Chỉ Số Tài Chính Quan Trọng Trong Phân Tích Cơ Bản (Phần II)
-
Tỷ Suất Sinh Lời Và Cách Tính Tỷ Suất Sinh Lời - Fnb Vietnam
-
[PDF] Chương 5. Phân Tích Hiệu Quả Kinh Doanh
-
[PPT] Phân Tích Hiệu Quả Kinh Doanh