Tỷ Suất Vốn Hóa Là Gì? Cách Xác định Tỷ Suất Vốn Hóa Và Phương ...

Tỷ suất vốn hóa là gì? Đây là thuật ngữ của chuyên ngành kế toán, nhờ vào tỷ suất vốn hóa mà các chuyên viên kế toán tiến hành thẩm định giá, qua đó họ sẽ xác định được tỷ suất vốn hóa để phân tích thực trạng của các số liệu liên quan (hệ số vốn, vốn, hệ số vay,…). Vậy để xác định được tỷ suất vốn hóa chúng ta cần những phương pháp gì? Đừng lo, sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn về tỷ suất vốn hóa là gì?  phương pháp vốn hóa trực tiếp và cách xác định tỷ suất vốn hóa khi thẩm định giá, hãy cùng theo dõi nhé!

Các khái niệm về vốn hóa

Dưới đây là các khái niệm về vốn hóa,phương pháp vốn hóa trực tiếp và tỷ lệ vốn hóa:

Khái niệm vốn hóa

Vốn hóa là thuật ngữ trong chuyên ngành kế toán, được nhân viên/chuyên viên kế báo báo cáo về tài chính của doanh nghiệp trong 1 thời gian cụ thể về hoạt động vay vốn, đầu tư, hoạt động kinh doanh, chi phí tài sản. Vốn hóa bao gồm tổng giá trị cổ phiếu, những khoản thu nhập được giữ lại và nợ dài hạn.

Tỷ suất vốn hóa

Là tỷ suất phản ánh mối quan hệ giữa giá trị tài sản và mối quan hệ giữa thu nhập hoạt động thuần dự kiến có được trong một năm.

Phương pháp vốn hóa trực tiếp

Thẩm định viên dựa vào phương pháp này để thẩm định giá trị của chi phí tài sản, dựa trên các cơ sở quy đổi dòng thu nhập thuần ổn định hàng năm dự kiến có được tài sản về giá trị hiện tại thông qua việc sử dụng tỷ suất vốn hóa phù hợp.

Cách xác định tỷ suất vốn hóa hiệu quả nhất

ty-suat-von-hoa-la-gi

Có đa dạng phương pháp xác định tỷ suất vốn hóa, chúng tôi xin cung cấp đến bạn 3 phương pháp hiệu quả nhất để xác định nhanh tỉ suất vốn hóa của doanh nghiệp:

Phương pháp so sánh

Phương pháp này cho phép chúng ta xác định nhanh tỉ suất vốn hóa với các tài sản cần thẩm định bằng cách thức so sánh, được rút ra từ những tỷ suất vốn hóa của các tài sản trên thị trường. Thẩm định viện xác định ít nhất 3 tài sản so sánh để định giá.

Phương pháp so sánh có 2 cách tính tỷ suất vốn hóa:

  • Cách 1: Dựa trên thu nhập hàng thuần và giá giao dịch của các tài sản được so sánh.

R = Thu nhập hoạt động thuần/Giá bán

Trong đó: (R) tỷ suất vốn hóa.

  • Cách 2: Dựa trên cơ sở thu nhập hiệu quả của các giá giao dịch của các tài sản so sánh và thu nhập hoạt động thuần.

Tỷ suất vốn hóa (R) =  (1 – TLCP HĐ)/số nhân thu nhập hiệu quả

Trong đó: 

  • Tỷ lệ chi phí hoạt động (TLCP HĐ) =  (Chi phí hoạt động)/(tổng thu nhập hiệu quả).
  • Số nhân thu nhập hiệu quả = Giá bán của tài sản so sánh chia cho tổng thu nhập hiệu quả của tài sản so sánh. Tổng thu nhập hiệu quả = (tổng thu nhập tiềm năng) – (thất thu do không sử dụng hết 100% và rủi ro thanh toán).

Sử dụng phương pháp phân tích từ khả năng thanh toán nợ

Căn cứ việc phân tích từ khả năng thanh toán nợ, thẩm định viên xác định được tỷ suất vốn hóa dựa trên tỷ lệ khả năng hoàn trả nợ DCR, hệ số vốn hóa tiền vay Rm và tỷ lệ % vốn vay trên tổng vốn đầu tư (M).

R = M x Rm x DCR

Trong đó: 

  • DCR băng thu nhập hoạt động thuần chia cho khoản thanh toán nợ hàng năm.
  • Khoản thanh toán nợ hàng năm bằng khoản thanh toán mỗi kỳ nhân với số kỳ phải thanh toán trong năm.
  • Khoản thanh toán phải trả mỗi kỳ gồm gốc và lãi.

Phương pháp vay vốn – vốn sở hữu

Được tính dựa vào bình quân gia quyền tỷ suất vốn hóa vốn sở hữu (Re) và hệ số vốn tiền vay (Rm), quyền số là tỷ trọng vốn huy động từ nhiều nguồn khác nhau trên thị trường để đầu tư vào tài sản của doanh nghiệp.

Tài sản được đầu từ dựa trên nguồn vốn vay và vốn sở hữu, chuyên viên kế toán/thẩm định viên sẽ dựa vào 2 nguồn vốn này để xác định tỷ số vốn hóa.

Tỷ suất vốn hóa (R)  = Rm x M  + (1 – M) x Re

Trong đó: 

  • R: tỷ suất vốn hóa.
  • M: tỷ lệ vốn vay trên tổng vốn đầu tư.
  • Rm: hệ số vốn hóa vay. Đây là tỉ lệ khoản thanh toán nợ hàng năm bao gồm cả gốc và lãi. Rm = {<khoản thanh toán mỗi kỳ>} x <số kỳ thanh toán trong năm>} / <tổng số tiền vay gốc>.
  • (1 – M): tỷ lệ % vốn sở hữu trên tổng số vốn đầu tư.
  • Re: hệ số vốn sở hữu. Re = Lợi nhuận vốn chủ sở hữu/tổng số vốn sở hữu.

Sử dụng phương pháp vốn hóa trực tiếp

ty-suat-von-hoa-la-gi

Để tính vốn hóa trực tiếp, Chúng ta cần xác định: (V): giá trị tài sản thẩm định giá, (I): thu nhập hoạt động thuần, (R): Tỷ suất vốn hóa.

Phương pháp vốn hóa được viết theo công thức sau:

V = I/R

Chúng ta tiến hành thực hiện theo các bước dưới đây để tìm ra kết quả thẩm định giá trị tài sản: Đầu tiên, tính thu nhập hoạt động thuần tài sản, sau đó đó xác định tỷ số vốn hóa và cuối cùng sử dụng công thức vốn hóa trực tiếp để tính vốn hóa trực tiếp.

Để xác định thu nhập hoạt động thuần, chúng ta tính theo công thức: <Tổng thu nhập tiềm năng> – <Thất thu do không sử dụng hết 100% công suất, rủi ro thanh toán> – <chi phí hoạt động>. 

  • Tổng thu nhập tiềm năng: là tổng các khoản thu nhập từ việc khai thác hết công sức của tài sản. Thu nhập này ổn định hàng năm.
  • Thất thu không sử dụng hết 100% công suất và rủi ro thanh toán (ví dụ: khách hàng nợ khó trả) được tính dựa trên <Tỷ lệ thất thu> x <Tổng thu nhập tiềm năng).
  • Chi phí hoạt động: những khoản chi phí hàng năm, nhằm duy trì dòng thu nhập tài sản. Cụ thế các khoản chi phải trả dù có nhận được từ thu nhập tài sản, chi phải phải trả tuy thuộc vào mức độ thu nhập nhận được và những chi phí không cố định khác. Chú ý: không bao gồm khoản trả tiền khấu hao, tiền vay vốn, tiền lãi và thuế thu nhập của doanh nghiệp.

Sau khi xác định được thu nhập hoạt động thuần, bạn tiến hành tính tỷ suất vốn hóa. Có được 2 số liệu trên. Bạn áp dụng công thức được nêu ở trên để tính thẩm định giá giá trị tài sản của vốn hóa.

Lời kết

Cuối cùng chúng ta cũng đã hiểu được tỷ suất vốn hóa là gì?  tìm được cách xác định tỷ suất vốn hóa và áp dụng phương pháp vốn hóa trực tiếp vào thẩm định giá trị tài sản cho doanh nghiệp. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết nhé!

Từ khóa » Cách Xác định Tỷ Lệ Vốn Hóa