Tỷ Trọng Là Gì? Ý Nghĩa Và Cách Tính Tỷ Trọng Xăng Dầu, Nước
Có thể bạn quan tâm
Tỷ trọng là thuật ngữ gặp nhiều trong môn vật lý, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ định nghĩa tỷ trọng là gì? Đơn vị tỷ trọng cũng như công thức tính tỷ trọng chính xác nhất. Bài viết này VietChem sẽ giúp bạn giải đáp tất cả những thắc mắc này.
Mục lục- Định nghĩa tỷ trọng là gì?
- 1. Tỷ trọng là gì?
- 2. Đơn vị tỷ trọng
- 3. Công thức tính tỷ trọng
- Phân loại tỷ trọng
- Tỷ trọng của nước, đất, dầu
- 1. Tỷ trọng của nước
- 2. Tỷ trọng của đất
- 3. Tỷ trọng xăng dầu
- Các cách tính tỷ trọng
- 1. Tỷ trọng kế
- 2. Bình đo tỷ trọng
- 3. Kit đo tỷ trọng
- 4. Máy đo tỷ trọng
- Nơi mua dụng cụ đo tỷ trọng uy tín, giá rẻ?
Định nghĩa tỷ trọng là gì?
Ý nghĩa của tỷ trọng
1. Tỷ trọng là gì?
Tỷ trọng hay còn được gọi là tỷ khối, đây là tỷ số được tính giữa khối lượng riêng của một chất này và khối lượng riêng của một chất khác ở những điều kiện xác định.
- Tỷ trọng được xác định ở 15oC - Theo TCVN
- Tỷ trọng được xác định ở 60oF tức ở 15,6 độ - Theo ASTM
Khối lượng riêng là một đặc tính về mật độ của chất đó và được tính bằng thương số giữa khối lượng (m) của chất ấy và thể tích của vật.
Khối lượng riêng của một số chất phổ biến của một số chất như sau:
STT | Chất rắn | Khối lượng riêng | STT | Chất lỏng | Khối lượng riêng |
1 | Chì | 11300 | 8 | Thủy ngân | 13600 |
2 | Sắt | 7800 | 9 | Nước | 1000 |
3 | Nhôm | 2700 | 10 | Xăng | 700 |
4 | Đá | (Khoảng) 2600 | 11 | Dầu hỏa | (Khoảng) 800 |
5 | Gạo | (Khoảng) 1200 | 12 | Dầu ăn | (Khoảng) 800 |
6 | Gỗ tốt | (Khoảng) 800 | 13 | Rượu | (Khoảng) 790 |
7 | Sứ | 2300 | 14 | Li – e | 600 |
2. Đơn vị tỷ trọng
Đơn vị tỷ trọng được tính là Kg/ m3 hoặc g/ cm3
3. Công thức tính tỷ trọng
RD= ρchât/ ρnước
Trong đó:
- ρchât là khối lượng riêng của chất cần đo
- ρnước là khối lượng riêng của chất chuẩn
- Tỷ khối được biểu diễn bằng hư số
>>> Khối lượng riêng là gì? Công thức tính khối lượng riêng
Phân loại tỷ trọng
Phân loại tỷ trọng
Người ta chia tỷ trọng thành 2 loại đó là:
- Tỷ trọng tương đối: Đây là tỷ số giữa khối lượng của một thể tích cho trước của chất đó và khối lượng của cùng thể tích nước cất tại nhiệt độ 20oC
- Tỷ trọng biểu kiến: Đây là đại lượng được sử dụng trong các chuyên đề về ethanol, ethanol 96% hoặc loãng hơn. Được tính bằng khối lượng cân trong không khí của một đơn vị thể tích chất lỏng, đơn vị tỷ trọng đính kiến là kg/ m3.
Công thức tỷ trọng biểu kiến:
TTBK = 997,2 X Tỷ trọng tương đối của chất thử
Tỷ trọng của nước, đất, dầu
Tỷ trọng của nước
1. Tỷ trọng của nước
Trong nhiều kết quả thực hành, khối lượng riêng của nước xấp xỉ bằng 1000 kg/ m3, đây là một con số dễ sử dụng trong chuyển đổi sang hệ đo lường quốc tế. Quy tắc này được áp dụng cho toàn bộ các nước trên thế giới.
Hiện nay, tỷ trọng cả nước cũng như điều kiện của từng loại nước sẽ giúp chúng ta quyết định sử dụng đồng hồ đo lưu lượng nước sạch để thực nghiệm.
2. Tỷ trọng của đất
Tỷ trọng của đất được tính là tỷ số khối lượng của một đơn vị thể tích đất ở trạng thái rắn với các hạt đất xếp sít vào nhau so với khối lượng nước cùng thể tích ở nhiệt độ 40oC.
Áp dụng công thức d = P/ P1 để tính tỷ trọng của đất.
Trong đó:
- d là tỷ trọng của đất
- P là khối lượng các hạt đất
- P1 là khối lượng nước
3. Tỷ trọng xăng dầu
Tỷ trọng xăng dầu là chỉ số đo mức độ nặng hoặc nhẹ của dầu mỏ so với nước. Tỷ trọng này có giá trị nghịch đảo của mật độ dầu mỏ so với tỷ trọng của nước. Nếu dầu loãng hơn nước thì nó có chỉ số này lớn hơn.
Các cách tính tỷ trọng
Hiện nay bạn có thể sử dụng rất nhiều công cụ để tính tỷ trọng trong phòng thí nghiệm. Tùy vào yêu cầu và độ chính xác mà bạn lựa chọn cho mình một số công cụ phù hợp như:
- Tỷ trọng kế
- Bình đo tỷ trọng
- Kit đo tỷ trọng
- Máy đo tỷ trọng
1. Tỷ trọng kế
Tỷ trọng kế
Tỷ trọng kế là một trong những dụng cụ đo lường phổ biến để xác định tỷ trọng là gì. Nó thường được làm bằng thủy tinh, hình trụ, có một đầu có quả bóng chứa thủy ngân hay kim loại nặng để giữ nó nằm thẳng đứng. Người ta thường sử dụng tỷ trọng kế để đo tỷ trọng dung dịch điện phân. Tỷ trọng kế được dùng để đo chất làm mát, chất chống đông.
Tỷ trọng kế được làm bằng thủy tinh và được đo theo 3 bước cơ bản sau đây:
- Bước 1: Tiến hành mở nắp van của bình ác quy cần đo
- Bước 2: Đưa tỷ trọng kế vào trong bình thông qua vị trí nắp van sau đó sử dụng nút hút của tỷ trọng kế để hút dung dịch điện phân vào bên phía trong tỷ trọng kế.
- Bước 3: Quan sát và xem kết quả nồng độ dung dịch điện phân trên vạch chia độ của tỷ trọng kế.
2. Bình đo tỷ trọng
Bình đo tỷ trọng
Bình đo tỷ trọng cũng là một trong những cách tính tỷ trọng chính xác. Loại dụng cụ được làm từ thủy tinh, với độ bền cao và có khả năng chống chịu được hóa chất, dung dịch.
Cách sử dụng cũng khá đơn giản theo các bước sau đây:
- Bước 1: Cân tỷ khối kế trống không, sạch và khô thu được P
- Bước 2: Đổ nước cất vào đầy tỷ khối kế (không được bỏ sót không khí trong tỷ khối kế)
- Bước 3: Cân tỷ khối kế chứa nước P2
- Bước 4: Sau đó, đổ nước ra và tráng lại bằng chất lỏng định đo rồi cho chất lỏng vào đầy tỷ khối kế
- Bước 5: Tiếp theo cân tỷ khối kế có chứa chất lỏng cần nghiên cứu P1
- Bước 6: Tính tỷ khối của chất cần biết theo công thức (P1-P)/ (P2-P)
>>> Dụng cụ thủy tinh phòng thí nghiệm thông dụng hiện nay
3. Kit đo tỷ trọng
Những loại kit đo tỷ trọng được dùng để đo tỷ trọng vật liệu rắn và xốp. Cách tính tỷ trọng này được sử dụng một chiếc cân phân tích, để vật mẫu lên cân trong môi trường không khí và có trọng lượng M1. Tiếp đó, mẫu sẽ được cân trong môi trường dung môi bằng lực đẩy acsimet sẽ cho ra khối lượng M2.
Lúc này, tỷ trọng được tính bằng thương số giữa độ chênh lệch M1 và M2 chia cho thể tích chất lỏng.
Phương pháp này cho kết quả chính xác và nhanh chóng nhưng chi phí thực hiện hơi đắt đỏ nên quý vị cần phải xem xét kỹ trước khi thực hiện.
4. Máy đo tỷ trọng
Máy đo tỷ trọng
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại máy đo tỷ trọng cho kết quả đo chính xác, Nguyên lý hoạt đổng rất đơn giản như sau:
Một ống thủy tinh rỗng dao động ở một tần số nhất định, tần số này sẽ thay đổi khi được làm đầy bằng mẫu. Lúc này, tần số sẽ được đo và chuyển thành tỷ trọng. Việc hiệu chuẩn tỷ trọng sẽ đợc thực hiện trong không khí và nước cất.
Nơi mua dụng cụ đo tỷ trọng uy tín, giá rẻ?
VietChem chuyên cung cấp các dụng cụ đo tỷ trong với mức giá tốt nhất trên thị trường. Chúng tôi luôn đặt chất lượng sản phẩm là yếu tố trọng tâm. Khi lựa chọn sản phẩm của VietChem, quý khách hàng có thể yên tâm về chất lượng, giá cả và tiến độ giao hàng.
Hy vọng với những thông tin vừa rồi về tỷ trọng là gì? Công thức tính tỷ trọng sẽ hữu ích cho bạn đọc vận dụng vào quá trình nghiên cứu một cách tốt nhất. Truy cập website hoachat.com.vn để tham khảo các loại dụng cụ đo phổ biến hiện nay.
XEM THÊM:
>>> Áp suất thẩm thấu là gì? Ý nghĩa và ứng dụng áp suất thẩm thấu
Tìm kiếm liên quan:
- Tỷ trọng khác tỷ lệ như thế nào
- Tỷ trọng trong kinh tế la gì
- Tỷ trọng la gì địa lý
Từ khóa » Sự Khác Nhau Giữa Tỷ Trọng Và Tỷ Lệ
-
Sự Khác Biệt Giữa Tỷ Lệ Và Tỷ Trọng - Living-in-belgium
-
Tỷ Lệ Khác Tỷ Trọng Như Thế Nào - Hỏi Đáp
-
Top 14 Tỷ Trọng Khác Tỷ Lệ Như Thế Nào 2022
-
Tỷ Trọng Là Gì? Phân Loại, Phương Pháp đo & Nơi Mua Dụng Cụ đo Tỷ ...
-
Sự Khác Biệt Giữa Tỷ Lệ Và Tỷ Lệ
-
Tỷ Lệ Tỷ Số Và Tỉ Lệ Thuộc Khác Nhau Như Thế Nào
-
Tỷ Trọng Là Gì? Phân Loại Và Các Phương Pháp đo Tỷ Trọng - VietChem
-
Tỷ Trọng Là Gì ? Tìm Hiểu Kiến Thức Khái Niệm Về Tỷ Trọng
-
Sự Khác Biệt Giữa Tỷ Lệ Phần Trăm Và Tỷ Lệ Phần Trăm - Sawakinome
-
Phân Biệt Phân Số, Tỷ Số, Tỷ Lệ, Tỷ Lệ Xích, Tỷ Suất - Hànộimới
-
Tỷ Trọng Là Gì? - Công Thức Và Phương Pháp đo Tỷ ... - LabVIETCHEM
-
Sự Khác Biệt Giữa Tỷ Lệ Nợ Và Tỷ Lệ Nợ Trên Vốn Chủ Sở Hữu