Tylenol Là Thuốc Gì? Giá, Công Dụng Và Cách Dùng Hiệu Quả - YouMed
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Tynenol là thuốc gì?
- Thuốc Tylenol trị bệnh gì?
- Thuốc Tylenol giá bao nhiêu?
- Liều dùng của thuốc Tylenol
- Cách dùng thuốc Tylenol
- Thuốc Tylenol mua ở đâu ?
- Xử trí khi sử dụng quá liều Tylenol
- Xử trí khi quên một liều thuốc Tylenol
- Tác dụng phụ của thuốc
- Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc
- Tương tác thuốc
- Cách bảo quản thuốc
Tylenol là thuốc giảm đau hạ sốt được sử dụng phổ biến hiện nay. Thuốc có nhiều loại và được bào chế phù hợp cho nhiều đối tượng. Bài viết sau đây là chia sẻ của dược sĩ Trương Văn Đạt về Tylenol sẽ giúp bạn hiểu rõ về sản phẩm nhé!
Tynenol là thuốc gì?
Tylenol là thuốc giảm đau, hạ sốt có thành phần chính là Paracetamol (Acetaminophen). Một vài chế phẩm có thể thêm hàm lượng nhất định cafein hoặc chloramphenicol.
Thuốc được bào chế nhiều dạng để phù hợp cho từng đối tượng sử dụng. Hiện nay Tylenol có dạng hỗn dịch, viên nén, viên nén phóng thích kéo dài và viên nén tan nhanh trong miệng. Đặc biệt, Tylenol còn có loại dành riêng cho trẻ em có tên Children’s Tylenol.
Thuốc Tylenol trị bệnh gì?
Tylenol nằm trong nhóm thuốc có tác dụng giảm đau và hạ sốt. Thuốc có công dụng giảm đau – hạ sốt các cơn đau từ nhẹ đến trung bình. Đó là các tình trạng liên quan đến đau đầu, đau cơ, đau bụng kinh, đau răng, đau lưng, đau do viêm khớp, đau dây thần kinh.
Thuốc cũng được chỉ định để hạ sốt trong trường hợp cảm lạnh thông thường, nhiễm virus, vi khuẩn hay bị các phản ứng sau tiêm.1
Thuốc Tylenol giá bao nhiêu?
Giá của thuốc Tylenol khác nhau theo thành phần, hàm lượng hoạt chất cũng như dạng bào chế khác nhau. Giá tham khảo trên thị trường từ 200 – 400 ngàn/hộp. Tuy nhiên mức giá này có thể thay đổi tùy thời điểm.
Liều dùng của thuốc Tylenol
Liều dùng phụ thuộc độ tuổi của bệnh nhân, dạng bào chế và tính theo hàm lượng paracetamol:
Dạng thông thường
- Người lớn: Uống 325 – 650 mg paracetamol mỗi 4 – 6h mỗi lần sốt và đau. Hoặc liều 1g paracetamol mỗi 6h. Tối đa 4 g/ngày.
- Trẻ em dưới 12 tuổi: Uống 10 – 15 mg/kg/lần mỗi 4 – 6h nhưng không được quá 75 mg/kg/ngày. Đồng thời đảm bảo không quá 4 g/ngày.
Dạng tan nhanh trong miệng
- Trẻ em >12 tuổi và trẻ thành niên: Liều thường quy 650 mg paracetamol mỗi 4-6h, không quá 3250 mg/ngày hoặc theo liều của bác sĩ; Liều cao 1g mỗi 6h, tối đa 3 g/ngày trừ khi có chỉ định khác của bác sĩ.
- Trẻ 6 – 11 tuổi: Liều dùng 325 mg mỗi 4 – 6h; tối đa 1625 mg/ngày, không dùng quá 5 ngày trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
Dạng phóng thích kéo dài
Trẻ > 12 tuổi và trẻ thành niên dùng liều 1300 mg mỗi 8h, tối đa 3900 mg/ngày.
Cách dùng thuốc Tylenol
Với viên Tylenol phóng thích kéo dài: nuốt nguyên viên, không chia nhỏ, nhai, nghiền nát, hoặc hòa tan chúng.
Dạng viên nén phân hủy bằng miệng: đặt vào miệng để cho tan hoặc nhai nó trước khi nuốt.
Thuốc dạng hỗn dịch: lắc đều hỗn dịch trước khi uống để trộn đều thuốc. Sử dụng cốc đo do nhà sản xuất cung cấp để đo từng liều hoặc hỗn dịch. Không dùng chung cốc đo này cho các loại thuốc khác.
Thuốc Tylenol mua ở đâu ?
Hoạt chất acetaminophen thuộc danh mục các thuốc không kê đơn nên bạn có thể dễ dàng mua Tylenol tại các nhà thuốc và bệnh viện. Đôi khi bác sĩ có thể kê đơn với một số tình trạng nhất định. Bạn nên đọc hoặc hỏi kỹ bác sĩ hoặc dược sĩ các hướng dẫn trên bao bì hoặc nhãn thuốc.
Xử trí khi sử dụng quá liều Tylenol
Uống nhiều hơn liều khuyến cáo có thể gây tổn thương gan và biểu hiện ra một số triệu chứng như:
- Buồn nôn, nôn.
- Ăn không ngon.
- Đổ mồ hôi.
- Mệt mỏi.
- Chảy máu hoặc bầm tím bất thường.
- Đau ở phần trên bên phải của dạ dày.
- Vàng da hoặc mắt.
- Các triệu chứng giống như cúm.
Trong trường hợp quá liều, ngay cả khi người đó không có bất kỳ triệu chứng nào hãy tìm trợ giúp y tế ngay lập tức.
Xử trí khi quên một liều thuốc Tylenol
Nếu bác sĩ đã yêu cầu bạn dùng acetaminophen thường xuyên, hãy dùng liều đã quên ngay khi bạn nhớ ra. Tuy nhiên, nếu gần đến thời gian dùng liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc thông thường của bạn. Đừng dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã quên.2
Tác dụng phụ của thuốc
Tác dụng phụ thường gặp nhất của Tylenol là gây độc cho gan. Ngoài ra có thể gặp một số tác dụng phụ như:
- Phát ban, mẩn đỏ, ngứa ngáy.
- Bong tróc hoặc phồng rộp.
- Phù mặt, cổ họng, lưỡi, môi, mắt, bàn tay, bàn chân, mắt cá chân hoặc cẳng chân.
- Khan tiếng.
- Thở hoặc nuốt khó.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc
Cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của thuốc trước khi sử dụng. Nếu đối tượng là trẻ em, cần đảm bảo đó là sản phẩm phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Tuyệt đối không tự ý cho trẻ em dùng các chế phẩm Tylenol được sản xuất cho người lớn. Nếu bạn không chắc chắn về liều dùng cho trẻ cần hỏi ý kiến bác sĩ và dược sĩ.
Cả người lớn và trẻ trên 12 tuổi đều không được sử dụng thuốc có hàm lượng paracetamol quá 4 g/ngày; không được sử dụng nhiều sản phẩm có chứa paracetamol cùng một lúc. Trẻ em dưới 12 tuổi không uống nhiều hơn liều tối đa được cho phép.
Ngừng thuốc ngay và gọi cho bác sĩ nếu bệnh nhân gặp phải các triệu chứng tồi tệ hơn. Bao gồm mẩn đỏ, sưng tấy, kéo dài cơn đau trên 10 ngày hoặc sốt kéo dài hơn 3 ngày. Còn với trẻ em cần ngưng thuốc nếu cơn đau kéo dài hơn 5 ngày hoặc sốt kéo dài hơn 3 ngày. Không dùng Tylenol cho trẻ bị đau họng dữ dội hoặc không khỏi, hoặc xuất hiện kèm theo sốt, nhức đầu, phát ban, buồn nôn hoặc nôn.
Thông báo trước cho bác sĩ, dược sĩ nếu bệnh nhân bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Ngoài ra cần hỏi ý kiến bác sĩ nếu thuộc đối tượng nghiện rượu, bị bệnh gan, đang mang thai hoặc có dự định mang thai hoặc cho con bú.
Bạn cũng cần cho biết các loại thuốc kê đơn và không kê đơn, vitamin, chất bổ sung dinh dưỡng, hoặc các sản phẩm thảo dược mà bạn đang dùng hoặc dự định dùng.
Tương tác thuốc
Một số thuốc có thể gây tương tác nếu dùng chung với Tylenol như:
- Thuốc giảm đau: tăng tác dụng phụ. Tham khảo thêm cách sử dụng thuốc giảm đau hợp lý.
- Thuốc chống đông máu dạng uống: kéo dài thời gian đông máu.
- Thuốc chống co giật: tăng nguy cơ độc gan. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin về thuốc chống co giật Clonazepam.
- Diflunisal: làm tăng nồng độ paracetamol trong máu.
- Isoniazid: tăng nguy cơ độc tính trên gan do quá liều paracetamol.
Ngoài ra ở trẻ dưới 2 tuổi không dùng Tylenol chung với thuốc thông mũi, thuốc kháng histamine, thuốc giảm ho và thuốc long đờm. Với trẻ em từ 2 đến 11 tuổi, thuốc ho và cảm dùng chung nên được sử dụng cẩn thận và chỉ theo hướng dẫn.
Cách bảo quản thuốc
- Bảo quản thuốc ở nơi khô thoáng, nhiệt độ dưới 30°C.
- Giữ thuốc trong hộp đựng, đậy kín và để xa tầm tay trẻ em.
Trên đây là những thông tin về công dụng, cách dùng và những lưu ý về thuốc Tylenol. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn an tâm sử dụng thuốc một cách an toàn, hợp lý và hiệu quả.
Từ khóa » Hạ Sốt Tylenol Của Mỹ
-
Thuốc Tylenol: Liều Dùng Cho Bé Và Lưu ý Khi Sử Dụng | Vinmec
-
Viên Uống Giảm đau Hạ Sốt Tylenol Extra Strength 500mg Của Mỹ
-
Cơn Sốt Thuốc Tylenol Và Một Lời Cảnh Tỉnh
-
Thuốc Tylenol 8hr Của Mỹ Có Giảm đau, Hạ Sốt Hiệu Quả Không?
-
Tylenol Extra Strength 500mg Viên Uống Giảm đau Hạ Sốt Của Mỹ
-
Thuốc Giảm đau, Hạ Sốt Tylenol Extra Strength 325 Viên
-
Mua “Tylenol” để điều Trị Covid-19 Tại Nhà: Cần Cẩn Thận | BvNTP
-
Thuốc Giảm đau Hạ Sốt TYLENOL 500mg Của Mỹ - Hàng Mỹ Xách Tay
-
Viên Uống Giảm đau Hạ Sốt Tylenol Acetaminophen Extra Strength ...
-
Mua Viên Uống Giảm Đau, Hạ Sốt Tylenol Acetaminophen Rapid ...
-
Viên Uống Giảm đau Hạ Sốt Tylenol Extra Strength 500mg Của Mỹ
-
SIRO HẠ SỐT CHO TRẺ EM – CHILDREN'S TYLENOL CỦA MỸ
-
Dùng Tylenol Trị Nhức đầu, Người Bệnh COVID-19 Cần Lưu ý Gì?