U Bã Bã đậu: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách điều Trị

5/5 - (1 bình chọn)

U bã đậu lành tính và thương xuất hiện ở những vùng cơ thể tiết nhiều mồ hôi. U có cấu tạo bởi lớp vỏ bọc, bên trong là chất bã mềm, màu vàng nhạt hoặc vàng đục… Kích thước to lên theo thời gian và gây ra cảm giác khó chịu cho con người. U bã đậu có thể được điều trị bằng nhiều cách khác nhau. Và dưới đây chúng tôi xin chia sẻ một vài kiến thức y khoa về u bã đậu để bạn có thể cùng tham khảo.

Contents

  • 1 U bã đậu là như thế nào?
  • 2 Triệu chứng nhận biết u bã đậu
  • 3 Nguyên nhân gây u bã đậu
  • 4 Điều trị u bã đậu như thế nào

U bã đậu là như thế nào?

U bã đậu hay còn gọi là kén bã đậu. Đây thực chất là các u nang bã nhờn và là một dạng u da rất phổ biến, có thể gặp ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể nhưng phổ biến nhất vẫn là những vị trí thường xuyên ra mồ hôi như vùng mặt, vai, lưng, ngực

U bã đậu có kích thước nhỏ. Chỉ khoảng từ 0.6-5cm. Mọc ở dưới da và tốc độ phát triển tương đối chậm. Người bệnh hầu như không gặp phải các triệu chứng cơ năng nào như đau nhức hoặc ngứa. Tuy nhiên, nếu u phát triển to cũng có khả năng gây đau nhức và khi không được đúng cách vẫn có khả năng gây viêm.

U bã đậu không phải là dấu hiệu ung thư như nhiều người vẫn nghĩ. U hầu như không gây ra biến chứng nên có thể không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thẩm các u này gây mất thẩm mỹ hoặc u đã bị vỡ dẫn đến nguy cơ viêm nhiễm có thể đến gặp các bác sĩ để được hỗ trợ xử lý an toàn nhất.

U bã bã đậu: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Triệu chứng nhận biết u bã đậu

Khối bướu nhỏ kích thước 0,6-5 cm, mật độ vừa, di động, không đau. Thường gặp ở vùng đầu mặt cổ, lưng. Trung tâm u nang có một mụn đầu đen nhỏ và một tổ chức giống như bã đậu

Nếu khối bướu bị nhiễm trùng có thể sưng nóng đỏ đau, vỡ ra chất đặc/ dịch màu đục như tàu hủ/ bã đậu có mùi hôi. Khi này sẽ hình thành nên các vết viêm loét, khiến người bệnh có cảm giác đau đớn.

Nguyên nhân gây u bã đậu

U kén bã đậu bản chất là do tuyến bã ở lỗ chân lông không thoát được, dần dần tích tụ mà thành. Do đó, việc ngăn chặn u hình thành của u trên cơ thể là tương đối khó. Muốn hạn chế u phải làm cho da sạch, khô thoáng; nếu trường hợp da bạn nhờn phải lau rửa da, tắm hàng ngày giúp chân lông thông thoáng để chất bã tiết ra hết; nên dùng các xà phòng hoặc sữa tắm có tác dụng làm da khô, thoáng da.

Chú ý đặc biệt ở vùng da dưới cánh tay bởi đây là nơi tiết mồ hôi nhiều nhất, khó kiểm soát nhất và dễ hình thành u bã đậu nhất. Tuy nhiên bạn cũng không cần quá lo lắng bởi số lượng u bã đậu xuất hiện không nhiều mỗi lần, thường chỉ 1-2 cái và việc xử lý tương đối đơn giản.

Điều trị u bã đậu như thế nào

Bướu bã đậu có thể không cần điều trị nếu khối bướu nhỏ, không có triệu chứng, không gây khó chịu, không gây khó khăn trong sinh hoạt hoặc ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Chỉ định điều trị cần thiết với các trường hợp u ở vị trí hở, phát triển lớn về kích thước, viêm, vỡ gây đau hoặc phát triển to gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ. 

Phẫu thuật được thực hiện khi khối bướu không bị viêm. Lý do là khi bị viêm, lớp vỏ bướu khi bị viêm rất dễ vỡ, khó loại bỏ bướu hoàn toàn, dễ tái phát. Khi u đang bị viêm, nên điều trị kháng sinh, giảm đau chống viêm theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đến khi tình trạng viêm khỏi hoàn toàn sẽ tiến hành phẫu thuật để loại bỏ kén bã đậu bên trong khối u.

Các phương pháp phẫu thuật điều trị u bã đậu thường không quá phức tạp và bạn có thể tiến hành ở bệnh viện hay các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu. Tuy nhiên, trước khi phẫu thuật bác sĩ cần xác định chắc chắn về bệnh để tránh điều trị sai bệnh khiến gia tăng các biến chứng. 

Hai phẫu thuật được áp dụng phổ biến nhất gồm:

  • Kỹ thuật rạch thông thường: Dùng dao phẫu thuật đã được tiệt trùng sạch sẽ rạch vết mổ dài bằng kích thước bướu. Sau đó lấy trọn u với một thao tác dứt khoát và thận trọng. Nếu không lấy trọn bướu rất dễ tái phát, viêm nhiễm sau điều trị.
  • Phẫu thuật bằng laser: Đây là kỹ thuật hiện đại giúp bay hơi u nang, ít để lại sẹo. Thủ thuật điều trị kết hợp thẩm mỹ thường có độ hiệu quả cao nhưng lại có giá thành lớn hơn các phương pháp điều trị thông thường khác.

Sau khi phẫu thuật, người bệnh không cần quá kiêng khem, có thể ăn uống bình thường. Nên ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lý, tránh vận động mạnh ảnh hưởng đến vết mổ và vệ sinh vết mổ theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu có phát hiện vết mổ bị sưng, nóng, đỏ, đau, người bệnh mệt mỏi sốt… hãy đến ngay bệnh viện để thăm khám và xử lý các biến chứng viêm nhiễm, nhiễm trùng liên quan.

Đừng quên theo dõi chúng tôi để có thể cập nhật các kiến thức da liễu, thẩm mỹ nội khoa và nhận hỗ trợ khi cần thiết nhé.

PHÒNG KHÁM DA LIỄU THẨM MỸ BÁC SĨ VŨ THÁI HÀ

Địa chỉ: Số 8 ngõ 26 Hoàng Cầu cũ, Ô Chợ Dừa – Đống Đa Hà Nội.

Facebook: https://www.facebook.com/BSVuThaiHa

Facebook: https://www.facebook.com/trungcahocduong.dalieuthaiha

Hotline: 0967571166 hoặc 0968571166

  • 2:55 Chiều 01/07/2021
  • 5702 lượt xem
  • Administrator

Từ khóa » Nguyên Nhân Bị U Bã đậu