U Bì Buồng Trứng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, điều Trị • Hello Bacsi
Có thể bạn quan tâm
U bì buồng trứng, hay u nang bì buồng trứng là gì và có nguy hiểm không? Cùng Hello Bacsi tìm hiểu rõ hơn trong bài viết này nhé!
Tìm hiểu chung
U bì buồng trứng là gì?
U bì buồng trứng, hay còn gọi u quái buồng trứng hoặc u nang bì buồng trứng, là một khối u phát triển bên trong buồng trứng từ các tế bào mầm biệt hóa. Các khối u này có cấu trúc chứa mô tuyến bã, da, tóc, xương…
U nang bì có thể lành tính hoặc ác tính. Trong hầu hết trường hợp, khối u thường là lành tính.
Phân loại
Có nhiều loại khối u bì buồng trứng khác nhau. Những khối u này có thể không phải ung thư (lành tính) hoặc ung thư (ác tính).
U bì lành tính
U lành tính là loại u bì buồng trứng phổ biến nhất. Chúng không phải ung thư và thường được gọi là u nang bì.
Chúng phổ biến nhất ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (từ thiếu niên đến 40 tuổi).
U bì ác tính
Những khối u này chứa tế bào ung thư. Có nhiều loại khác nhau bao gồm:
- U quái chưa trưởng thành
- U khó sinh
- Khối u túi noãn hoàng
- Ung thư màng đệm
- Ung thư biểu mô phôi.
Giai đoạn
Giai đoạn ung thư cho bạn biết nó đã phát triển bao xa. Đối với u bì ác tính, các bác sĩ sử dụng cùng một hệ thống phân giai đoạn mà họ sử dụng cho các loại ung thư buồng trứng khác. Có 4 giai đoạn, từ 1 đến 4:
- Giai đoạn 1 có nghĩa là ung thư chỉ ở trong buồng trứng (hoặc cả hai buồng trứng)
- Giai đoạn 2 có nghĩa là ung thư đã lan vào ống dẫn trứng, tử cung hoặc những nơi khác trong khu vực được bao quanh bởi xương hông (xương chậu)
- Giai đoạn 3 có nghĩa là ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết hoặc các mô lót bụng (được gọi là phúc mạc)
- Giai đoạn 4 có nghĩa là ung thư đã di căn đến một cơ quan khác ở xa, ví dụ như phổi hoặc gan.
Triệu chứng
Những dấu hiệu và triệu chứng u bì buồng trứng là gì?
Thực tế, u bì buồng trứng không gây ra bất kì triệu chứng nào nên người bệnh sẽ không thể phát hiện bệnh. Tuy nhiên, bác sĩ có thể phát hiện bệnh khi bạn khám phụ khoa định kỳ.
Đôi khi, các u nang bì buồng trứng lớn có thể gây xoắn buồng trứng, dẫn đến đau bụng hoặc đau vùng chậu. Ngoài ra, bạn cũng có các triệu chứng sau:
- Các cơn đau bụng âm ỉ, liên tục, không hết
- Chu kỳ kinh nguyệt không đều
- Đầy bụng, đau bụng và khó chịu trong tử cung
- Đau tức và chướng bụng ở vùng dưới rốn
- Chảy máu âm đạo bất thường
- Đau từng cơn hoặc liên tục ở vùng xương chậu, có thể lan tỏa ra đùi và thắt lưng
- Khó chịu và đau ở vùng bụng dưới, xương chậu khi quan hệ tình dục
- Rối loạn tiêu hóa, buồn nôn do khối u chèn ép trực tràng.
Nguyên nhân
Nguyên nhân u bì buồng trứng là gì?
Tình trạng này rất hiếm và thường ảnh hưởng đến các cô gái và phụ nữ trẻ ở độ tuổi 30. Vậy, nguyên nhân u quái buồng trứng là gì? Có nhiều nguyên nhân gây u nang bì, chẳng hạn như:
- Nang trứng phát triển không đầy đủ, không thể hấp thụ chất lỏng trong buồng trứng
- Mạch máu nang trứng vỡ dẫn đến xuất huyết u nang
- Thừa hormone HCG
- U nang phát triển nhanh do hormone LH kích thích buồng trứng
- Các vấn đề về nội tiết tố
- Lạc nội mạc tử cung. Tình trạng các tế bào nội mạc tử cung phát triển bên ngoài tử cung. Một số mô có thể gắn vào buồng trứng và phát triển thành u nang bì
- Nhiễm trùng vùng chậu nghiêm trọng. Nếu nhiễm trùng lan đến buồng trứng, nó có thể gây ra khối u
- Từng mắc u nang bì trước đó.
Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán u bì buồng trứng?
Để chẩn đoán u bì buồng trứng, bác sĩ có thể đề nghị bạn làm một số xét nghiệm hình ảnh sau:
- Siêu âm vùng chậu
- Chụp CT
- Chụp MRI vùng chậu
- Chụp X-quang hệ niệu. Xét nghiệm này giúp bác sĩ quan sát thấy các thành phần canxi và răng trong vùng chậu
- Xét nghiệm máu – khối u tế bào mầm thường sản xuất hóa chất hoặc kích thích tố (dấu hiệu khối u) mà bác sĩ có thể đo được trong máu.
Những phương pháp nào giúp điều trị u bì buồng trứng?
Tùy thuộc vào u bì buồng trứng là lành tính hay ác tính, cũng như giai đoạn và sự phát triển của khối u mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị thích hợp. Phương pháp điều trị chính vẫn là phẫu thuật. Bạn có thể cần hóa trị nếu khối u của bạn là ung thư.
Mổ nội soi
Nếu u nang bì được phát hiện sớm, kích thước u còn nhỏ và lành tính, bác sĩ sẽ cho mổ nội soi để loại bỏ khối u khỏi cơ thể.
Phẫu thuật hở
Nếu khối u lớn, bác sĩ không thể làm phẫu thuật nội soi mà chỉ có thể tiến hành mổ truyền thống. Họ sẽ tạo một vết mổ trên bụng và lấy khối u ra. Tuy nhiên, nếu khối u là ác tính (ung thư), bác sĩ sẽ đề nghị cắt bỏ buồng trứng và tử cung để đảm bảo an toàn cho người bệnh.
Phẫu thuật thường chữa khỏi các khối u lành tính và bạn không cần điều trị gì thêm. Tuy nhiên, nếu là khối u ác tính, sau khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ theo dõi sát sao bạn để kiểm tra các dấu hiệu ung thư tái phát. Một số phụ nữ cần hóa trị hoặc xạ trị toàn bộ vùng bụng (dạ dày) sau phẫu thuật nếu ung thư đã lan rộng hoặc tái phát.
Biến chứng
U bì buồng trứng có nguy hiểm không?
U nang bì buồng trứng có nguy hiểm không? Nếu không điều trị kịp thời hoặc đúng cách, u nang bì buồng trứng có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến khả năng sinh con của phụ nữ.
Các biến chứng của u bì gồm:
- Xoắn cuống nang: Nếu các khối u có cuống dài, đường kính 8-10cm, chúng sẽ rất nặng và dễ dịch chuyển. Điều này sẽ gây xoắn cuốn nang.
- Xoắn buồng trứng: Các u nang bì mở rộng có thể làm buồng trứng dịch chuyển, dẫn đến xoắn buồng trứng. Các dấu hiệu của tình trạng này bao gồm cơn đau nghiêm trọng ở vùng chậu khởi phát đột ngột, buồn nôn và nôn. Xoắn buồng trứng có thể làm giảm hoặc ngưng lưu lượng vận chuyển đến buồng trứng.
- Vỡ nang: Khi các nang vỡ có thể gây đau dữ dội và chảy máu bên trong. U nang bì càng lớn, nguy cơ vỡ càng cao. Ngoài ra, các hoạt động mạnh đến xương chậu, như quan hệ tình dục, cũng khiến nang dễ vỡ hơn.
- Chèn ép lên các cơ quan khác: Các khối u có thể chèn ép lên các cơ quan sinh sản, dẫn đến các biến chứng như vô sinh, sẩy thai, sinh non…
- Phát triển thành ung thư. Các khối u lành tính có thể tiến triển thành khối u ác tính theo thời gian nếu không điều trị.
Phòng ngừa
Những biện pháp nào giúp phòng ngừa u bì buồng trứng?
Thực tế không có phương pháp nào giúp phòng bệnh hoàn toàn. Tuy nhiên, do bệnh diễn biến âm thầm và không gây ra triệu chứng, nên phụ nữ cần khám phụ khoa định kì để có thể phát hiện sớm bệnh. Điều này sẽ giúp ngăn chặn các u lành tính thành ung thư.
Ngoài ra, nếu bạn có các dấu hiệu bất thường như thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, đau vùng chậu, ăn không ngon, sút cân không rõ lý do…, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ.
[embed-health-tool-bmi]
Từ khóa » Chẩn đoán U Bì Buồng Trứng
-
Đặc điểm, Tính Chất Của U Nang Bì Buồng Trứng - Vinmec
-
Khối U Buồng Trứng Lành Tính - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
U Bì Buồng Trứng Có Nguy Hiểm Không - Chuyên Gia Trả Lời Chi Tiết
-
Tìm Hiểu Những Phương Pháp Chẩn đoán U Bì Buồng Trứng | Medlatec
-
6 điều Về U Bì Buồng Trứng Chị Em Nhất định Phải Biết
-
U Nang Buồng Trứng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị
-
U Bì Buồng Trứng - IVF Hồng Ngọc
-
Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị Bệnh U Nang Buồng Trứng
-
Ung Thư (U Nang) Buồng Trứng – Cách Điều Trị
-
U Nang Bì Buồng Trứng: Triệu Chứng & Cách điều Trị Khỏi Nhanh
-
Tìm Hiểu Về U Bì Buồng Trứng Hình Thành Một Noãn Bào Sơ Cấp | BvNTP
-
U Tế Bào Mầm Buồng Trứng, Bệnh Hay Gặp ở Phụ Nữ Trẻ
-
Hỏi đáp Về Bệnh U Bì Buồng Trứng Và Hướng điều Trị - Báo Thanh Niên
-
U Nang Buồng Trứng đe Dọa Tính Mạng Bệnh Nhân