U Cột Sống - Ngoài Màng Cứng **

I. Đại cương

– U trong ống sống trên mô học gồm nhiều loại được chia thành u trong tủy và ngoài tủy, trong nhóm u ngoài tủy chia thành trong ống màng cứng và ngoài ống màng cứng. – Xuất phát từ 3 khoang trên có thể hình thành u nguyên phát hoặc thứ phát. – Các u có thể lan tràn trong ống sống qua lỗ tiếp hợp hoặc thâm nhiễm trực tiếp vào thân đốt sống. – Triệu chứng lâm sàng thay đổi và không đặc hiệu: đau lưng, yếu chi, đau rễ, loạn cảm và thường giống bệnh lý thoái hóa nên làm chậm quá trình chẩn đoán. – U trong ống sống chiếm khoảng 15% các u hệ thần kinh trung ương, tỷ lệ khoản 0.5-2.5% dân số. – Không có ưu thế về giới, tuy nhiên ở nữ hay gặp u màng não và ở nam hay gặp u màng não thất. – Các khối u trong tủy hay gặp ở trẻ em trong khi khối u ngoài tủy hay gặp ở người trưởng thành. – Khoảng 60% u nằm ở khoang ngoài màng cứng, trong khi 40% nằm ở ngách bên màng cứng. – Trong số u trong ống màng cứng, u ngoài tủy chiếm 80%, u trong tủy chiếm 10%. – Khoảng 10% u trong ống sống nằm ở trong và ngoài ống sống.

U cột sống

  Xray.vn là Website học tập về chuyên ngành Chẩn Đoán Hình Ảnh   NỘI DUNG WEB » 422 Bài giảng chẩn đoán hình ảnh » X-quang / Siêu âm / CT Scan / MRI » 25.000 Hình ảnh case lâm sàng   ĐỐI TƯỢNG » Kỹ thuật viên CĐHA » Sinh viên Y đa khoa » Bác sĩ khối lâm sàng » Bác sĩ chuyên khoa CĐHA   Nội dung Bài giảng & Case lâm sàng thường xuyên được cập nhật !   Đăng nhập Tài khoản để xem Nội dung Bài giảng & Case lâm sàng !!!

Đăng nhập tài khoảnTên đăng nhập | EmailMật khẩu Lưu tài khoản Thành viên mới ⇒ Đăng ký ↵

II. Chẩn đoán hình ảnh

1. Khối u xương

* U máu

– U máu xương (Hemangioma) là tổn thương lành tính có đặc điểm các khoang mạch được lót bởi các tế bào biểu mô. Thường gặp ở xương cột sống và xương sọ, ít gặp hơn ở xương dài như xương chày , xương đùi và xương cánh tay. – U máu cột sống là tổn thương lành tính hay gặp nhất ở cột sống, được Virchow mô tả lần đầu tiên vào năm 1867. – Vị trí: cột sống ngực thấp, thắt lưng. Phần lớn gặp ở thân sống. – Tỷ lệ nam: nữ = 2:1, thường được phát hiện trong độ tuổi từ 40 – 50 tuổi. Tổn thương có thể chiếm một phần hay toàn bộ thân sống, và trong một 1/3 trương hợp là nhiều ổ. Hầu hết hemangioma thân sống không có triệu chứng, tuy nhiên đôi khi có các triệu chứng thần kinh do xẹp thân sống hoặc lan vào trong ống sống gây chèn ép, có thể dẫn đến đau và/ hoặc liệt hai chi dưới, đặc biệt nếu tổn thương lan đến thành phần sau hoặc mô mềm xung quanh. – Hình ảnh X-quang: u máu thân sống cho thấy các sọc dọc đều đặn và vỏ xương bình thường trên x-quang cột sống qui ước. Thương tổn thương thân sống không hoàn toàn, cung sau và mô mềm bình thường.

[gallery link="file" ids="22044,166342,175692"]

– Hình ảnh cắt lớp vi tính: Dấu hiệu chấm tròn (Polka-dot sign) – thấy trên hình ảnh cắt ngang của thân sống, giống như kiểu trang tri vải bằng chấm tròn trên áo quần. Khoang tuỷ của thân sống có nhiều chấm tăng đậm độ. Dấu hiệu này được tạo ra do dày bè xương xốp thân sống, thấy trên hình cắt ngang là những đốm nhỏ tăng đậm độ. Dày bè xương do sự tăng cường của mạng lưới xương bên cạnh các kênh mạch máu của tổn thương do tiêu xương.

[gallery link="file" columns="4" ids="113889,113888,139619,158031,175694,175695,175696,175697"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="4" ids="115424,115425,115426,115427,115428,115429,115430,115431"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" columns="4" ids="172751,172750,172752,172753"]

– Hình ảnh cộng hưởng từ: + Vị trí: tổn thương dạng nốt khu trú hoặc toàn bộ thân đốt sống, có thể mở rộng đến vỏ xương. 10-15% trường hợp có thể mở rộng vào cuống sống, mỏm ngang, gai sau. + Thường có ranh giới rõ. Đơn độc hoặc đa ổ (30%). + Đặc điểm tín hiệu phụ thuộc vào tỷ lệ thành phần mỡ và mạch máu của tổn thương. + T1W: điển hình có tín hiệu cao do thành phần chất béo. Tuy nhiên, mức độ tín hiệu cao phụ thuộc vào lượng mỡ. Mỡ trong mô đệm giữa các bè xương càng nhiều thì tín hiệu càng cao. Trường hợp nghèo chất béo có thể có tín hiệu thấp. + T2W: tăng tín hiệu do hàm lượng nước cao. + Xung xóa mỡ: thường vẫn còn giữ 1 phần tín hiệu cao do thành phần mạch máu của u. + Trên lát cắt sagittal thấy các đường giảm tín hiệu, trên lát cắt axial thấy các nốt trống tín hiệu tương ứng với tổ chức xương xốp dày lên => là đặc điểm quan trọng giúp phân biệt với di căn xương trong trường hợp u máu có thành phần mỡ ít (giảm tín hiệu trên T1W). + Sau tiêm ngấm thuốc mạnh do giàu mạch máu.

[gallery link="file" columns="4" ids="20973,20974,150126,150128,150129,150130,175681,175684"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" ids="20962,20963,20964"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" ids="175797,175798,175799"]

=> Case lâm sàng 3:

[gallery link="file" columns="5" ids="113867,113868,113869,113870,113871"]

=> Case lâm sàng 4:

[gallery link="file" columns="4" ids="113873,113874,113875,113876"]

=> Case lâm sàng 5:

[gallery link="file" ids="113880,113881,113882,113883,113884,113885"]

=> Case lâm sàng 6:

[gallery link="file" ids="113891,113893,113894,113895,113896,113897"]

=> Case lâm sàng 7:

[gallery link="file" columns="4" ids="116223,116227,116224,116226"]

=> Case lâm sàng 8:

[gallery link="file" ids="20959,20960,20961"]

=> Case lâm sàng 9:

[gallery link="file" ids="151355,151357,151358"]

=> Case lâm sàng 10:

[gallery columns="4" link="file" ids="172500,172503,172501,172502"]

– Chẩn đoán phân biệt + Di căn cột sống: tín hiệu thường thấp trên T1W. Tổn thương di căn chảy máu có thể có tín hiệu cao trên T1W. Trên T2W tín hiệu rất thay đổi, có thể thấp, đồng tín hiệu hay cao. Các di căn thể tạo xương (đặc xương) có tín hiệu thấp trên cả T1W và T2W.

[gallery columns="5" link="file" ids="25917,175687,175688,175689,175690"]

+ Mỡ tủy xương khu trú: mất hoàn toàn tín hiệu trên chuỗi xung xóa mỡ.

* U dạng xương

– Là u xương lành tính có vùng trung tâm là ổ tạo xương, gồm xương kết hợp với mô nền là các sợi-mạch. Ổ trung tâm hiếm khi vượt quá 1,5-2cm, các tổn thương lớn hơn được xem là u nguyên bào xương. – Bờ giới hạn rõ với vùng xương tạo xơ xung quanh. – Chiếm 12% các u xương lành tính, 6% u cột sống lành tính. – Gặp trong độ tuổi 20-30, nam:nữ = 2:1 – Thường gặp ở cột sống thắt lưng, hay gặp ở cung sau ít gặp ở thân sống. – Đau là triệu chứng thường gặp 95% trường hợp. Đau nhiều về đêm, đau tăng khi hoạt động. Khoảng 75% bệnh nhân có triệu chứng giảm khi dùng Aspirine. – Hình ảnh cộng hưởng từ: vùng trung tâm có vôi hóa và có viền xơ xung quanh có tín hiệu thấp trên T1W và T2W. Phần trung tâm không vôi hóa có tín hiệu cao trên T2W và tăng quanh mạnh sau tiêm đối quang từ. Có thể có phản ứng tủy xương và mô mềm xung quanh.

[gallery columns="4" link="file" ids="20982,20983,20984,20986,150137,150138,157513"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery columns="5" link="file" ids="20979,20980,20981,20977,20978"]

* U nguyên bào xương

– U nguyên bào xương còn gọi là u xương tạo xương kích thước lớn (>2cm), là dạng mô học tiến triển của u xương tạo xương. – Tuổi thường gặp trong khoảng 5-50 tuổi, trung bình 20 tuổi. Nữ chiếm ưu thế. – Khoảng 40% u nguyên bào xương gặp ở cột sống. – Thường ở cột sống cổ > thắt lưng > ngực > xương cùng. 2/3 trường hợp liên quan cung sau đốt sống và 1/3 có lan rộng phía thân sống. – Lâm sàng: đau gặp trong 80% trường hợp, đau nhẹ hơn, không đau về đêm, ít giảm đau khi dùng aspirine. – Hình ảnh cộng hưởng từ: Tín hiệu trung bình trên T1W, không đồng đều nếu có vôi hóa, xuất huyết. Viền xung quanh tín hiệu thấp do xơ hóa. Tín hiệu cao hoặc hỗn hợp trên T2W, có vòng xơ rộng phản ứng. Ngấm thuốc mạnh sau tiêm đối quang.

[gallery columns="4" link="file" ids="20989,20987,20988,20990,20991,20992,20993,20994,21029,150132,150133,150135"]

* U tế bào khổng lồ

– U nguyên phát lành tính, có thể chuyển ác tính (10%), gây hủy xương, phình lớn, có tính xâm lấn khu trú, có thể lan ra vỏ xương nhưng hiếm khi phá vỡ màng xương. – Mô học: u chứa các mạch máu giãn dạng hang với mô nền nhiều mạch máu. – Thường gặp chảy máu trong u, ít khi ngấm vôi. – Chiếm 4-5% u xương nguyên phát. – Tuổi thường gặp trong khoảng 20-50 tuổi, trung bình 30 tuổi. Ưu thế nữ với u ở cột sống. – Khoảng 3-7% u tế bào khổng lồ gặp ở cột sống. – Thường ở xương cùng cụt. U có thể lan qua khớp cùng chậu vào xương chậu hoặc qua đĩa đệm lên đốt sống L5. – Ở cột sống thường gặp ở thân sống rồi đến cung sau. – Lâm sàng: đau và tổn thương thần kinh gặp trong 80% trường hợp. – Biểu hiện khối dạng nang, tín hiệu hỗn hợp, tiêu xương.

[gallery columns="4" link="file" ids="21001,21002,21003,21004,56255,150144,150145,158025"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery columns="5" link="file" ids="20996,20997,20998,20999,21000"]

* U xương sụn

– Là chồi xương lành tính với vỏ nắp sụn ở đỉnh và có khoang tủy xương liên tục với xương chính. – Chiếm 8-9% u xương nguyên phát. – U xương sụn nhiều nơi ở cột sống thường gặp tuổi trung bình 21 tuổi, tổn thương đơn độc thường gặp độ tuổi 30. Ưu thế nam so với nữ. – Khoảng 1-4% u xương sụn gặp ở cột sống.  Mỏm gai và mỏm ngang là vị trí thường gặp nhất. U xương sụn nhiều nơi gặp trong 12% trường hợp. – U xương sụn ít gây triệu chứng thần kinh. – Tín hiệu không đồng nhất. Phần sụn có tín hiệu cao trên T2W, phần xương-vôi có tín hiệu thấp. Vỏ nắp sụn thường dày ở trẻ em và người trẻ. Nếu dày > 1cm ở người lớn cần nghi ngờ chuyển dạng ác tính.

[gallery columns="2" link="file" ids="158013,166345"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery columns="5" link="file" ids="21008,21009,21010,21011,21012"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery columns="4" link="file" ids="21016,21013,21014,21015"]

* Nang xương phình mạch

– Là dạng tổn thương không phải u tân sinh, lành tính. Tổn thương hủy xương, nhiều mạch máu, dạng phình lớn, bờ nhiều cung, thường chứa nhiều thành phần thoái triển từ máu. – Hiếm gặp, chiếm khoảng 1-6% các u xương nguyên phát. – Thường gặp độ tuổi 10-30 – 20% ở cột sống, thường gặp ở cột sống cổ và cột sống ngực. – Đau và sưng là triệu chứng phổ biến nhất. Có thể gây triệu chứng chèn ép thần kinh và gãy xương bệnh lý. – Điển hình ở cung sau, có thể lan ra cuống sống và thân sống. Tổn thương có thể liên tục ở các thân đốt sống trong 25% trường hợp. – Biểu hiện khối nhiều thùy, vách, có mức dịch dịch và xuất huyết nhiều giai đoạn bên trong. Tín hiệu dịch bên trong thay đổi, liên quan thành phần dịch, chảy máu. Sau tiêm các vách thường tăng quang.

[gallery columns="5" link="file" ids="21019,21020,21021,21022,21023,21024,21025,21026,21027,150140,150141,153746,158027,166349"]

* U nguyên sống

– Xuất phát từ phần còn sót lại của dây nguyên sống trong xương. – Đại thể: là khối choán chỗ giống chất keo, bờ phân múi, có vỏ bọc, xâm lấn tại chỗ. U có thể di căn vào hạch, phổi, xương, não và các tạng trong ổ bụng. – Chiếm 1-2% các u xương các tính nguyên phát. – Thường gặp tuổi 50-60, hiếm khi < 30 tuổi. Ưu thế ở nam. – Xương cùng cụt (50%), xương nền sọ (35%), thân sống (15%). – 30-70% có ngấm vôi. – Tín hiệu thấp trên T1W, cao trên T2W, ngấm thuốc sau tiêm đối quang. 70% có vách bên trong và bao quanh bởi vỏ bao có tín hiệu thấp. Các thể chảy máu, tạo nang.

[gallery link="file" columns="4" ids="80207,150147,150148,158029"]

=> Case lâm sàng:

[gallery link="file" ids="21050,21051,21052,21054,21053,21055"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery columns="5" link="file" ids="21046,21043,21042,21044,21045"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" ids="21049,21048,21047"]

* Lymphoma

– Thường gặp tuổi 40-60, ưu thế nam giới. – Tín hiệu thấp trên T1W, tăng tín hiệu nhẹ hoặc có thể thấp trên T2W. Ngấm thuốc đối quang sau tiêm, có thể phá hủy xương hay chèn ép tủy.

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" ids="21057,21058,21059"]

* Đa u tủy xương

– Tổn thương đa ổ – Thường gặp tuổi 50-60 – Tín hiệu thấp hơn tủy xương trên T1W, cao trên T2W.

[gallery link="file" ids="21061,21063,21064,21060,21065,21062"]

* Di căn cột sống

– Cột sống là vị trí di căn xương thường gặp nhất. Ở người lớn thường gặp từ ung thư vú, phổi, tiền liệt tuyến, u hạch, u hắc tố, ung thư thận. Ở trẻ em thường do Sarcoma Ewing, sarcoma xương, sarcoma cơ vân. – Hầu hết các tổn thương di căn cột sống là tổn thương hủy xương, mặc dù di căn từ vú, tuyến tiền liệt có thể gây đặc xương. – Các bất thường khác bao gồm: gãy lún thân đốt sống, khối choán chỗ mô mềm cạnh cột sống, đĩa đệm ít bị ảnh hưởng. – Hình ảnh cộng hưởng từ: tín hiệu thường thấp trên T1W. Tổn thương di căn chảy máu có thể có tín hiệu cao trên T1W. Trên T2W tín hiệu rất thay đổi, có thể thấp, ngang hay cao. Các di căn thể tạo xương có tín hiệu thấp trên T1W và T2W.

[gallery columns="4" link="file" ids="21066,21067,21068,21069,21070,21071,21072,21073,21074,150167,150168"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" ids="162165,162166,162167"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" columns="4" ids="43208,43211,43210,43209"]

– Tổn thương xâm lấn xung quanh.

[gallery link="file" columns="4" ids="80570,80571,80572,80573"]

2. Apxe ngoài màng cứng

– Apxe ngoài màng cứng (Spinal Epidural abscess) do vi khuẩn đi vào khoang ngoài màng cứng trực tiếp, theo đường máu hoặc không rõ. – Yế tố thuận lợi: tiểu đường, lạm dụng thuốc, nghiện rượu, thoái hóa cột sống, chấn thương, nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm da, can thiệp điều trị. – Tụ cầu vàng là nguyên nhân phổ biến nhất, chiếm 2/3 trường hợp. – Vị trí: cột sống ngực (50%), thắt lưng (35%), cột sống cổ (15%). Khoảng 80% trường hợp apxe ngoài màng cứng gặp ở phía sau. – Lâm sàng: đau rễ thần kinh, yếu vận động, rối loạn cảm giác, rối loạn chức năng ruột, bàng quang hoặc liệt.

247017-1505611-248030-1693220458 – Hình ảnh cộng hưởng từ: + Hình ảnh khối mô mềm ngoài màng cứng. + Tín hiệu thấp hoặc đồng tín hiệu với tủy sống trên T1W + Tín hiệu cao trên T2W, STIR, DWI. + Thay đổi nhẹ tín hiệu thân đốt sống và đĩa đệm xung quanh. + Sau tiêm: Ngấm thuốc lan tỏa, đồng nhất hoặc không chiếm 70% trường hợp – giai đoạn nung mủ.

+ Ngấm thuốc viền, thành dày hoặc mỏng, bao quanh vùng tín hiệu thấp của mủ. Ngấm thuốc màng cứng.

[gallery link="file" columns="5" ids="115238,115237,115240,25707,80555"]

+ Tủy có thể tăng tín hiệu trên T2W do chèn ép, thiếu máu hay nhiễm trùng trực tiếp.

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="4" ids="40771,40770,40769,40768,40767,40766,40765,40764"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" ids="115207,115208,115209,115210,115211,115212"]

=> Case lâm sàng 3:

[gallery link="file" columns="4" ids="115214,115215,115216,115218"]

=> Case lâm sàng 4:

[gallery link="file" ids="145299,145300,145301,145302,145303,145304"]

=> Case lâm sàng 5:

[gallery link="file" ids="161652,161653,161654"]

=> Case lâm sàng 6:

[gallery link="file" columns="4" ids="80463,80464,80465,80466"]

3. Khối máu tụ

– Nguyên nhân: + Tự phát: đặc biệt trong bệnh cảnh rối loạn đông máu hoặc dùng thuốc chống đông quá mức. + Chấn thương cột sống + Sau thủ thuật: chọc dò màng cứng, gây tê ngoài màng cứng + Dị dạng mạch máu + Khối u cột sống chảy máu – Đặc điểm hình ảnh: + Khối giới hạn khoang ngoài màng cứng. Đặc điểm tín hiệu phụ thuộc giai đoạn khối máu tụ. + T1W: đồng hoặc tăng tín hiệu với tủy sống + T2W: tăng tín hiệu không đồng nhất với những vùng giảm tín hiệu khu trú. Có thể thấy mức dịch – dịch. + T2*: giảm tín hiệu + Gado: không ngấm thuốc sau tiêm.

[gallery columns="2" link="file" ids="154995,80529"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="4" ids="75776,75777,75778,75779"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" columns="4" ids="34365,34366,34367,34368"]

=> Case lâm sàng 3:

[gallery link="file" ids="50999,51000,51001,51003,51004,51005"]

=> Case lâm sàng 4:

[gallery link="file" columns="5" ids="80472,80473,80474,80475,80476"]

=> Case lâm sàng 5:

[gallery link="file" ids="88963,88964,88965,88966,88967,88968"]

=> Case lâm sàng 6:

[gallery link="file" columns="4" ids="88971,88972,88973,88974"]

=> Case lâm sàng 7:

[gallery link="file" columns="4" ids="88987,88988,88989,88990"]

=> Case lâm sàng 8:

4. Di căn ngoài màng cứng

– Tổn thương thuộc khoang ngoài màng cứng. – Dạng nốt hoặc thâm nhiễm. – Tăng tín hiệu trên T2W. – Giảm tín hiệu trên T2W. – Ngấm thuốc sau tiêm.

[gallery link="file" columns="5" ids="80537,80538,80539,80540,80541"]

5. Thông động tĩnh mạch

– Hình ảnh giãn mạch máu quanh tủy sống.

6. U mạch mỡ

– Khối u lành tính hiếm gặp bao gồm các tế bào mỡ trưởng thành và các mạch máu bất thường. – Thường gặp ở phụ nữ trung niên (40-50 tuổi). – Đặc điểm hình ảnh: + T1W: thành phần mỡ tăng tín hiệu, thành phần mạch tín hiệu trung gian. + T2W: tăng tín hiệu, thường không thấy dấu hiệu dòng trống flow voids, mạch máu có thể tăng kích thước. + Chuỗi xung xóa mỡ: thành phần mỡ giảm tín hiệu. + Gado: ngấm thuốc không đồng nhất, thành phần chất béo không ngấm thuốc, thành phần mạch máu ngấm thuốc sau tiêm.

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" ids="80504,80505,80506"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" ids="80509,80510,80511"]

=> Case lâm sàng 3:

[gallery link="file" columns="4" ids="80514,80515,80516,80517"]

=> Case lâm sàng 4:

[gallery link="file" columns="4" ids="80520,80521,80522,80523"]

7. U mỡ ngoài màng cứng

– U mỡ ngoài màng cứng đề cập đến sự tích tụ quá mức chất béo trong không gian ngoài màng cứng cột sống. – Vùng thắt lưng thường gặp nhất. – Yếu tố thuận lợi: + Thừa glucocorticoid: điều trị steroid kéo dài (ví dụ cho bệnh hen suyễn): 55% – là nguyên nhân phổ biến nhất. Hội chứng Cushing nội sinh : 3% + Béo phì: 25% + Vô căn: 17% + Bệnh Scheuermann + Sau phẫu thuật cột sốn – Đặc điểm hình ảnh: + Khối thuộc khoang ngoài màng cứng, túi màng cứng có thể bị thu hẹp => hình chữ Y. + T1: tăng tín hiệu + T2W: tăng tín hiệu + Chuỗi xung xóa mỡ: giảm tín hiệu => chất béo.

[gallery link="file" columns="5" ids="168773,153562,80492,150284,150285"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" ids="161657,161658,161659,161661,161662,161663"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" columns="5" ids="113194,113195,113196,113197,113198"]

=> Case lâm sàng 3:

[gallery link="file" columns="4" ids="80487,80488,80489,80490"]

=> Case lâm sàng 4:

[gallery link="file" ids="80493,80494,80495"]

=> Case lâm sàng 5:

[gallery link="file" columns="4" ids="80497,80499,80498,80500"]

8. Nang Tarlov

– Tarlov cyst là nang rễ thần kinh chứa dịch não tủy, gặp hầu hết có ở xương cùng. Chúng xuất hiện dọc theo rễ sau dây thần kinh, có thể có valve hoặc không, có thể gặp một hoặc nhiều nang. – Đặc điểm phân biệt với những loại tổn thương dạng nang khác ở cột sống là: có sợi xơ của rễ dây thần kinh tuỷ sống phía trong thành nang. – Nang Tarlov được mô tả lần đầu tiên trong y văn vào năm 1938. – Những nang nhỏ, không triệu chứng chiếm khoảng 5-9 % dân số. Còn nang lớn gây triệu chứng rất hiếm gặp. – Nữ gặp nhiều hơn nam, đa số ở 31-60 tuổi. – 33 % nang xuất hiện ở những chỗ khác của cơ thể, trong đó phổ biến nhất là ở bụng, bàn tay và cổ tay. – Đặc điểm hình ảnh: + Nang có thể lớn dần gây rộng ống sống bào mòn xương. + Tín hiệu ngang dịch não tủy trên các chuỗi xung. + Không ngấm thuốc sau tiêm đối quang từ.

9. Nang bao hoạt dịch

10. Nang dây chằng vàng

11. Nang màng nhện

– Hiếm gặp – Thường gặp ở cột sống ngực – 80% phía sau cột sống – Có thể dưới màng cứng (Type III) hoặc ngoài màng cứng (Type IA). – Dễ bỏ sót nếu không đè ép hay đẩy lệch tủy sống. – Hình ảnh cấu trúc dạng nang, đồng tín hiệu với dịch não tủy trên các chuỗi xung. – Không ngấm thuốc sau tiêm.

[gallery columns="5" link="file" ids="80531,166434,21030,21031,21033,21034,21035,21037,21038,79973,79972,150345,150346"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" ids="25073,25074,25075,25076,25077,25078"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" columns="5" ids="66719,66721,66722,66723,66724"]

=> Case lâm sàng 3:

[gallery link="file" columns="5" ids="80871,80875,80872,80873,80874"]

12. U màng não

– U màng não có thể phát triển dưới màng cứng hoặc khoang ngoài màng cứng. – Khối có ranh giới rõ. – Tăng tín hiệu trên T2W. – Giảm tín hiệu trên T1W. – Gado: ngấm thuốc mạnh đồng nhất sau tiêm. Có thể dày màng cứng.

[gallery columns="2" link="file" ids="80562,80563"]

13. U bao dây TK / U sợi TK

– U phát triển mở rộng lỗ liên hợp, xâm lấn ra phía ngoài màng cứng tạo hình ảnh tổn thương hình quả tạ.

[gallery link="file" ids="80565,80566,80567"]

Từ khóa » Hemangioma Cột Sống