U Dây Thần Kinh Thính Giác (u Dây Thần Kinh Số 8)
Có thể bạn quan tâm
U dây thần kinh thính giác là bệnh gì?
(Ảnh minh họa)
U dây thần kinh thính giác hay còn gọi là u dây thần kinh số 8 hoặc u dây thần kinh tiền đình - ốc tai. Đây là một u lành tính (không gây ung thư), bắt đầu từ dây thần kinh sọ thứ tám của não, còn được gọi là dây thần kinh tiền đình. Các tế bào thần kinh bao quanh dây thần kinh này được gọi là các tế bào Schwann. U dây thần kinh thính giác còn được gọi là u tế bào Schwann tiền đình. U dây thần kinh thính giác có thể ảnh hưởng đến một trong hai tai (một bên) hoặc cả hai tai (hai bên).U dây thần kinh số 8 là một căn bệnh phổ biến. Bệnh hầu hết xảy ra ở những người trong độ tuổi từ 30 - 60 tuổi. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ.
Triệu chứng và dấu hiệu của u dây thần kinh thính giác
Các triệu chứng đầu tiên trong hơn 90% bệnh nhân mất thính giác một bên là khả năng nghe bị giảm, quá trình này thường xảy ra chậm. Các triệu chứng khác có thể có bao gồm: mất thăng bằng và ù tai (nghe thấy một tiếng chuông hoặc âm thanh rít lên trong tai). Ngoài ra, khối u đang phát triển có thể đè vào dây thần kinh, gây tê và nhói ở mặt hoặc liệt cơ mặt (mất biểu cảm trên khuôn mặt). Khối u lớn hơn có thể ép một phần của bộ não, dẫn đến đau đầu, đi đứng vụng về và lú lẫn.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu xuất hiện các triệu chứng nêu trên, bạn nên đi khám hoặc Gọi thoại - Gọi video với bác sĩ chuyên khoa Ngoại thần kinh trên Hệ thống khám từ xa Wellcare để được kiểm tra và thăm khám.
Gọi bác sĩ nếu bạn bị mất thính giác đột ngột hoặc cảm thấy có vấn đề về giữ thăng bằng, khó nuốt, ù tai, tê nhói mặt một bên, đặc biệt nếu kèm chóng mặt, nhức đầu hoặc các triệu chứng khác.
Nguyên nhân gây u dây thần kinh thính giác
Khối u phát triển là do có quá nhiều tế bào Schwann xung quanh dây thần kinh tiền đình. Tuy nhiên, vì sao cơ thể sản sinh nhiều tế bào Schwann vẫn là vấn đề đang được nghiên cứu. U thần kinh hai bên có thể là do các rối loạn di truyền u sợi thần kinh, u một bên hiếm khi xảy ra và không do di truyền. U dây thần kinh thính giác không truyền nhiễm và không thể lây lan từ người này sang người khác. Cho đến nay, vẫn chưa có cách nào để ngăn chặn u dây thần kinh thính giác.
Nguy cơ mắc bệnh u dây thần kinh thính giác
Có rất nhiều yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc bệnh u dây thần kinh số 8. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu là do bố mẹ mang rối loạn gen thần kinh tuýp 2 (NF2) truyền sang con.
Điều trị u dây thần kinh thính giác
Phương pháp điều trị bao gồm phẫu thuật, xạ trị và theo dõi. Điều trị được quyết định dựa trên cơ sở kích thước khối u và tốc độ tăng trưởng, mức độ suy yếu chức năng, lối sống, độ tuổi, và nguy cơ phẫu thuật.Phẫu thuật là cách điều trị đáng tin cậy nhất. Đối với các khối u rất nhỏ, thính lực có thể được cứu vãn và tình trạng bệnh có thể cải thiện tốt hơn. Phẫu thuật khối u lớn hơn thì phức tạp hơn.Một sự lựa chọn tuyệt vời khác, thay vì phẫu thuật truyền thống, là phẫu thuật bằng dao Gamma. Phương pháp này sử dụng các tia bức xạ gamma năng lượng cao nhằm chính xác vào các khối u và không ảnh hưởng đến các vùng khác.Xạ trị có thể làm giảm kích thước hoặc hạn chế sự tăng trưởng của u thần kinh. Liệu pháp này đôi khi được ưu tiên lựa chọn nếu bạn là người cao tuổi, hoặc có sức khỏe kém, hay có khối u ảnh hưởng đến cả hai tai, hoặc bạn có một khối u ảnh hưởng đến tai nghe được duy nhất.Nếu bạn không thể xạ trị hoặc phẫu thuật, bác sĩ có thể chỉ yêu cầu theo dõi khối u và lặp lại MRI não định kì.
Chẩn đoán u dây thần kinh thính giác
Nếu các triệu chứng xuất hiện, các bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra thần kinh, kiểm tra thính giác bằng thính đồ lực. Việc chẩn đoán sớm là vô cùng quan trọng. Các bác sĩ sẽ yêu cầu chụp MRI (cộng hưởng từ) hoặc chụp CT não để chẩn đoán các khối u dây thần kinh thính giác.
Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế diễn tiến của u dây thần kinh thính giác
Bạn cần phải lưu ý biến chứng có thể xảy ra của việc loại bỏ khối u vì những phần của dây thần kinh điều khiển thính giác, thăng bằng, hoặc dây thần kinh mặt cũng có thể bị cắt bỏ theo trong quá trình phẫu thuật. Tuy nhiên, những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến của u dây thần kinh thính giác:
- Tái khám đúng lịch hẹn;
- Thường xuyên gặp bác sĩ để bác sĩ có thể kiểm tra, theo dõi và đưa ra các phương án điều trị giúp hạn chế diễn tiến của bệnh;
- Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ. Không tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
TS. Dược khoa Trương Anh Thư
(nguồn Hello Bác sĩ)
Từ khóa » Dây Thần Kinh Số 8 Làm Gì
-
Những điều Cần Viết Về Viêm Dây Thần Kinh Số 8 | TCI Hospital
-
U Dây Thần Kinh Số 8: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị - Vinmec
-
Bệnh Viêm Thần Kinh Số 8 - Viêm Dây Thần Kinh Tiền đình - Hello Doctor
-
U Dây Thần Kinh Số 8: Nhận Biết, Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
U Dây Thần Kinh Số 8 Là Gì? Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
U Dây Thần Kinh Số 8 Có Nguy Hiểm Không? Cách Chẩn đoán Và điều Trị
-
Phẫu Thuật điều Trị U Dây Thần Kinh Số VIII - Benh Vien 108
-
U Dây VIII - Rối Loạn Về Tai Mũi Họng - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Tổng Hợp Thông Tin Cần Biết Về U Dây Thần Kinh Số 8
-
U Dây Thần Kinh Số VIII: Phát Hiện Sớm Và điều Trị
-
Hội Chẩn Trường Hợp U Dây Thần Kinh Số 8 Tại MEDLATEC
-
Chữa U Dây Thần Kinh Số 8 Như Thế Nào? - YouTube
-
Top 15 Dây Thần Kinh Số 8 Làm Gì
-
️ U Thần Kinh Thính Giác - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Dây Thần Kinh Sọ – Wikipedia Tiếng Việt
-
99 Câu Hỏi Thường Gặp Về Chóng Mặt | BVĐK Tâm Anh
-
Bệnh Rối Loạn Tiền đình: Tổng Hợp Thông Tin Cần Biết