U Máu ở Trẻ Em | BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1
Có thể bạn quan tâm
1. U máu là gì? Là u lành tính thường gặp nhất ở trẻ em. U thường xuất hiện sau sinh 2 tuần. U phát triển nhanh trong năm đầu, sau đó ổn định và thoái triển một phần hoặc hoàn toàn từ lúc 5-10 tuổi.
U máu có thể xuất hiện mọi nơi trên cơ thể: đầu, mặt, cổ, tay chân, quanh mắt, hầu họng, khí phế quản, âm hộ, gan... khoảng 60% U máu tập trung ở đầu, mặt, cổ.
2. Tại sao trẻ bị u máu?
Hiện chưa rõ nguyên nhân, u máu không mang tính di truyền, không bị ảnh hưởng bởi môi trường sống, vệ sinh, ăn uống.
3. U máu ảnh hưởng như thế nào đến trẻ?- U máu lành tính, trẻ phát triển bình thường nhưng do đa số u ở vùng đầu mặt cổ nên có ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và tâm lý bé khi lớn lên.
- Những u máu phát triển nhanh được điều trị muộn, khi đến giai đoạn thoái triển để lại sẹo da hoặc mô mỡ xơ thừa làm mất tính thẩm mỹ.
- Một số u dễ bị loét, nhiễm trùng và chảy máu
- Các u máu nghiêm trọng có thể gây đe dọa tử vong như u máu ở đường thở gây khó thở, u có thể phát triển rất nhanh kết hợp với rối loạn đông máu làm dễ chảy máu. U máu ở mi mắt gây che lấp tầm nhìn ảnh hưởng thị lực, u ở lưỡi gây khó ăn uống...
4. Trường hợp nào u máu cần điều trị ngay?
- U máu vùng thẩm mỹ lớn nhanh: quanh mắt, mặt, mũi, môi...(giai đoạn 0-9 tháng tuổi)
- U máu đường thở làm bé khò khè kéo dài
- U máu loét, nhiễm trùng, chảy máu
5. Trẻ bị u máu cần được điều trị như thế nào?
- Trẻ có u máu cần điều trị sớm trước 3 tháng tuổi
- Điều trị u máu tùy loại u, vị trí u, và giai đoạn phát triển u máu
- Các phương pháp điều trị bao gồm: thuốc thoa tại chỗ, thuốc uống, tiêm xơ, Laser hoặc phẫu thuật
Trường hợp u máu vùng mắt được điều trị hiệu quả tại BV Nhi Đồng 1
Laser là một trong những phương pháp hiện đại điều trị u máu trẻ em, đã áp dụng tại bệnh viện Nhi Đồng 1 hơn 10 năm nay, cho kết quả thẫm mỹ cao.
Trường hợp u máu mặt trái, được điều trị tại BV Nhi Đồng 1: uống thuốc kết hợp 3 lần Laser
- U máu không nghiêm trọng không cần điều trị, chờ u tự thoái triển
- Can thiệp tắc mạch phối hợp với phẫu thuật khi u to chèn ép cơ quan, nguy hiểm tính mạng hoặc dễ chảy máu, gây rối loạn đông máu
- Phẫu thuật đối với bướu giai đoạn thoái triển để lại di chứng dãn da, sẹo xấu
Bé gái 4 tuổi, u máu hỗn hợp và dị dạng động tĩnh mạch môi trên, sau 2 lần phẫu thuật + Laser tại BV Nhi Đồng 1.
6. Theo dõi u máu như thế nào?
- Trẻ được phát hiện u máu nên khám với Bs chuyên khoa Phỏng- Tạo hình tại BV Nhi Đồng 1 để được tư vấn kỹ về phương pháp điều trị và hướng dẫn theo dõi.
- Khoa Phỏng- Tạo Hình BV Nhi Đồng 1 với nhiều năm kinh nghiệm điều trị u máu với các phương pháp được cập nhật mới nhất như nội khoa, ngoại khoa, Laser, can thiệp tắc mạch. Lịch khám chuyên khoa về U máu: sáng thứ 2, 4, 5 hàng tuần tại phòng khám A3 hoặc B9.
1
Từ khóa » Chữa U Máu ở Trẻ Sơ Sinh
-
Điều Trị U Mạch Máu ở Trẻ Em | Vinmec
-
U Máu ở Trẻ Em Có Nguy Hiểm? | Vinmec
-
U Máu Trẻ Sơ Sinh - Rối Loạn Da Liễu - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Dấu Hiệu, Cách điều Trị Bệnh U Máu ở Trẻ Sơ Sinh Và Trẻ Nhỏ | Tin Tức
-
Khi Con Bị U Máu Sơ Sinh, Nên Làm Gì?
-
U Máu Trẻ Em | BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1
-
Điều Trị Bệnh U Máu ở Trẻ Em ⋆ Hồng Ngọc Hospital
-
U Máu ở Trẻ Sơ Sinh: Liệu Có Cần điều Trị? - YouMed
-
Bệnh U Máu ở Trẻ Sơ Sinh Có Nguy Hiểm Không? - Hello Bacsi
-
U Máu ở Trẻ Em
-
U MÁU Ở TRẺ EM - Bệnh Viện Da Liễu Hà Nội
-
U Máu ở Trẻ, Loại Bệnh Lành Tính Không Cần điều Trị - YouTube
-
️ U Máu ở Trẻ Sơ Sinh - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Nguyên Nhân, Triệu Chứng, điều Trị Bệnh U Máu ở Trẻ Sơ Sinh