U Mềm Lây Dấu Hiệu Nhận Biết Và Biện Pháp Phòng Ngừa
U mềm lây là gì?
Là bệnh truyền nhiễm do một loại virrus trong nhóm Poxvirus. Khi mắc bệnh, vùng da sẽ xuất hiện dạng cục u trên bề mặt có màu đỏ hoặc màu trắng sáp. U mềm lây không gây đau đớn cho người mắc, tuy nhiên chúng có thể gây mưng mủ, u mềm lây có thể tự mất đi sau khoảng vài tháng.
Điều nguy hiểm nhất của u mềm lây là bệnh có thể lây cho những người xung quanh khi tiếp xúc trực tiếp với vùng bị tổn thương của người mắc.
Dễ lây nhiễm
U mềm lây là một bệnh nhiễm trùng do virus trên da DNA ( MCV) gây nên nhưng thường gặp nhiều nhất là loại MCV-1 và MCV-2 hay gặp trên người lớn. Virus gây u mềm lan rộng từ người này sang người khác qua tiếp xúc trực tiếp với vùng da đang bị nhiễm với nhau.
Việc lây truyền của virus qua các giọt nhỏ trong không khí. Virus có thể lan rộng qua tiếp xúc hoặc bề mặt có virut đang ở trên đó như khắn tắm, đồ chơi, dụng cụ thể thao, quần áo,…
Đôi lúc virus có thể lan rộng sang các cơ quan khác của cơ thể thông qua tiếp xúc hoặc vết trầy xướt hay tiếp xúc tình dục.
Kỹ thuật mới điều trị u tuyến mồ hôi lành tính vùng mặt
Cẩn trọng khi dùng thuốc điều trị u máu
Vì vậy, bệnh dễ lây trong gia đình, khu tập thể, ký túc xá, lớp học có sử dụng đồ sinh hoạt chung như: trẻ em tắm cùng bể tắm, dùng khăn chung, dụng cụ thể dục và ngồi cùng ghế, khăn, đồ chơi, quần áo,...
Triệu chứng u mềm lây
Thời gian ủ bệnh từ vài tuần đến vài tháng, hầu hết bệnh nhân không có triệu chứng, một vài trường hợp than phiền ngứa, nhạy cảm và đau. Một vài trường hợp chàm xung quanh tổn thương. Khi có biểu hiện, khởi đầu thương tổn là sẩn tròn gồ cao trên da, chắc, bề mặt nhẵn, trung tâm sẩn lõm.
Các sẩn thường tập trung thành nhóm, nốt sẩn thường nhỏ từ 2 - 6mm, có thể xuất hiện khu trú hoặc lan rộng trên da và bề mặt niêm mạc ở những vùng da bị lây như vùng mặt, mí mắt, nách và đùi. Điều đặc biệt, u mềm lây không xuất hiện ở lòng bàn tay và lòng bàn chân.
Những u mềm lây này không gây ngứa, đau, hoặc sưng tấy. Các khối u có dịch màu trắng sáp chứa virus gây bệnh. Nếu u này bị vỡ ra trong quá trình tiếp xúc, làm dịch trắng sáp chảy ra sẽ khiến virus lan sang các vùng da lân cận và phát tán ra môi trường bên ngoài. Vì vậy, bệnh có thể lây sang những người xung quanh gây nguy cơ mắc bệnh.
Một số thương tổn liên kết với nhau thành một mảng. Phân bố tổn thương da: Ở trẻ chủ yếu mụn mọc ở thân và chân, ở người lớn thường gặp ở vùng bụng dưới, phía trong đùi, xương mu, sinh dục. Còn có thể thấy ở miệng, lưỡi.
Nếu u mềm xuất hiện ở khu vực mí mắt, vi khuẩn sẽ lây vào mắt làm người mắc có triệu chứng đau mắt đỏ.
Để không nhầm u mềm lây với các bệnh ngoài da khác
U mềm lây có các dấu hiệu bên ngoài giống như các bệnh ngoài da khác như: Mọc mụn nốt tròn, dễ lan sang các vùng xung quanh theo mảng.
Vì vậy, để có thể chẩn đoán 1 cách chính xác nhất ngoài các biểu hiện lâm sàng thì các bác sĩ còn dùng các dụng cụ để soi xét chính xác như sử dụng kính lúp soi, có thể nhìn thấy sẩn lõm ở trung tâm.
Nếu cần thiết, bác sỹ còn chỉ định bệnh nhân làm các xét nghiệm đặc hiệu khác đi kèm như: Xét nghiệm có tế bào, làm giải phẫu bệnh,... khi còn nghi ngờ chẩn đoán hoặc là thương tổn lan rộng, không rõ ràng.
Điều trị đúng để phòng biến chứng
U mềm lây là bệnh tự khỏi sau vài tháng hoặc vài năm. Tuy nhiên, để ngăn ngừa sự tự nhiễm và lây lan do tiếp xúc gần, cần điều trị tích cực khi vừa mắc bệnh để tránh các thương tổn thẩm mỹ.
Có nhiều phương pháp điều trị khác nhau tùy từng tổn thương trên từng bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ có chỉ định thích hợp. Có thể dùng các thuốc gây bào mòn; Loại bỏ thương tổn: Nạo bỏ thương tổn,đốt bằng laser CO2 và có thể dùng phương pháp khác (có thể điều trị tại nhà) như: Áp lạnh bằng Ni tơ lỏng, dùng các loại thuốc bôi.
Lời khuyên của thầy thuốc
Khi bị u mềm lây: Dùng đồ dùng, vệ sinh cá nhân riêng, không dùng chung với người khác để tránh lây nhiễm cho người xung quanh; Vệ sinh sạch sẽ, sử dụng thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ; Khử trùng vật dụng khi bị bệnh; Trong thời gian điều trị không cào hay gãi để ngăn ngừa bội nhiễm; Tránh dùng chung dụng cụ (ví dụ: dao cạo, bồn tắm).
Bệnh nhân tránh tiếp xúc da - da với người khác để ngăn ngừa lây lan; Ngoài ra, bổ sung chế độ dinh dưỡng tốt để nâng cao đề ; Tránh quan hệ tình dục...
U mềm lây là bệnh ngoài da lành tính, tuy nhiên không được chủ quan mà cần thực hiện đúng chỉ định điều trị của bác sĩ để nhanh khỏi. Nếu không được điều trị đúng bệnh có thể bị kích ứng, viêm và nhiễm khuẩn, tình trạng lây lan mụn sang vùng xung quanh nhiều hơn. Các sẩn lâu khỏi dễ lây nhiễm cho mọi người.Phân biệt u lành tính và ác tính
Xem thêm video được quan tâm:
Thông điệp 5T: Pháo đài chống dịch COVID-19 trong tăng cường giãn cách xã hội
Từ khóa » Nốt U Mềm Lây
-
U Mềm Lây: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị | Vinmec
-
U Mềm Lây ở Trẻ Mới Biết đi Và Trẻ Em Tuổi đi Học | Vinmec
-
U Mềm Lây - Rối Loạn Da Liễu - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Những điều Nên Biết Về Bệnh U Mềm Lây
-
U Mềm Lây ( Molluscom Contagiosum) - Bệnh Viện Da Liễu Trung ương
-
Tìm Hiểu U Mềm Lây ở Trẻ Em để Không Nhầm Với Bệnh Khác
-
U Mềm Lây Là Gì? - Khám Chữa Bệnh, Phổ Biến Kiến Thức Y Học
-
U Mềm Lây Và Những điều Cần Biết
-
.vn/chi-tiet-tin?/tri-dut-diem-u...
-
U Mềm Lây Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Bệnh U Mềm Lây ở Trẻ Em Là Gì, Có Nguy Hiểm Không? - MarryBaby
-
U Mềm Lây Là Gì?
-
Phương Pháp Hỗ Trợ điều Trị U Mềm Lây ở Trẻ Em
-
Bệnh U Mềm Lây Nguy Hiểm Không? Hình ảnh Nhận Biết & Điều Trị