U Phổi Lành Tính: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân, điều Trị Và Cách Phòng
Có thể bạn quan tâm
Nghe đến “u phổi”, nhiều người liên tưởng ngay tới ung thư phổi – căn bệnh gây tử vong thứ hai trên thế giới chỉ sau bệnh tim mạch. Nhưng so với u ác tính, các khối u phổi lành tính nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời, có thể nâng cao chất lượng sống.
Khối u là gì?
Khối u là sự tích tụ bất thường của mô khi các tế bào phân chia quá nhanh hoặc không chết đi như bình thường. Khối u phổi xuất hiện ở mô phổi hoặc trong đường hô hấp dẫn đến phổi. Các khối u phổi có thể là ác tính (ung thư) hoặc lành tính (không phải ung thư). (1)
U phổi lành tính là gì?
U phổi lành tính (tiếng Anh là Benign Lung Tumors) là thuật ngữ ám chỉ khối u ở phổi, phát triển ”lành tính”, không lây lan sang các bộ phận khác trên cơ thể, tăng trưởng chậm và thường không gây nguy hiểm chết người. Khối u lành tính ở phổi này cũng xuất phát từ sự biến đổi cấu trúc ở phổi, nhưng theo hướng ít nguy hiểm.
U phổi lành tính có phải là nốt phổi?
Nốt phổi là một “điểm trên phổi”, dễ dàng nhìn thấy trên phim chụp X-quang hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT). Nốt phổi có thể đứng một mình đơn độc hoặc nhiều nốt sát nhau. (2)
Nốt phổi của bạn có nhiều khả năng là lành tính nếu:
- Bạn chưa đến 40 tuổi;
- Bạn không hút thuốc lá;
- Có chất vôi trong nốt phổi;
- Nốt phổi có kích thước nhỏ.
Trong khi đó, khối u phổi là những nốt phổi có đường kính từ 3cm trở lên. Nó được xem là “u phổi lành” khi các tế bào trong khối u là tế bào bình thường. Đồng thời, khối u phát triển chậm, không chèn ép các mô lân cận hoặc lan rộng đến các khu vực khác của cơ thể (di căn).
Phân biệt khối u phổi lành tính và ác tính
Giáo sư Ngô Quý Châu cho biết, các bác sĩ phân biệt khối u lành tính và ác tính dựa trên các đặc điểm sau:
- Tốc độ phát triển: Các khối u ác tính có tốc độ phát triển rất nhanh, với thời gian nhân đôi trung bình là 4 tháng. Trong khi đó, khối u lành ở phổi thường phát triển chậm, có trường hợp còn nhỏ lại.
- Khả năng tái phát: Cả khối u lành tính và ác tính đều có khả năng tái phát sau khi được cắt bỏ. Thế nhưng, khối u lành luôn tái phát tại vị trí cũ, còn u ác có thể phát triển ở các vị trí xung quanh.
- Sự xâm lấn: Khác với khối u ác tính, khối u lành tính không chèn ép lên các bộ phận xung quanh.
- Nguy cơ đe dọa sức khỏe: Trong khi căn bệnh ung thư phổi là mối đe dọa lớn đến tính mạng người bệnh, thì hầu hết các khối u lành ở phổi có thể được kiểm soát. Chúng chỉ gây nguy hiểm nếu hiện diện gần các mạch máu lớn trong ngực (chẳng hạn như động mạch chủ).
- Tuổi khởi phát: Người lớn tuổi sẽ có tỷ lệ xuất hiện u ác tính cao hơn (mặc dù ung thư ở phổi có chiều hướng gia tăng ở phụ nữ trẻ chưa bao giờ hút thuốc). Ngược lại, u lành có thể gặp bất kỳ lứa tuổi nào.
Các loại u lành ở phổi thường gặp
Các loại khối u và nốt lành tính ở phổi bao gồm:
1. Hamartomas
- Hamartomas là loại nốt phổi lành tính phổ biến nhất. Chúng chiếm khoảng 55% trong số các khối u phổi lành tính và 8% trong số các khối u phổi. Khoảng 80% Hamartomas được tìm thấy ở phần ngoài mô liên kết của phổi. Phần còn lại xuất hiện bên trong các ống phế quản (đường dẫn khí đến phổi).
- Hamartomas được tạo thành từ các mô như sụn, mô liên kết, chất béo và cơ nhưng với số lượng bất thường. Chúng thường có đường kính dưới 4cm và xuất hiện trong phim chụp X-quang ngực dưới dạng một khối tròn giống như đồng xu hay hình dạng lông cừu hoặc bỏng ngô. Tin vui là Hamartomas thường khu trú trong một khu vực giới hạn chứ không có khả năng chèn ép các mô lân cận.
- Hamartomas thường gặp ở nam giới độ tuổi từ 50 – 70.
2. U tuyến phế quản
- U tuyến phế quản là một loại nốt phổi lành tính phổ biến khác. Chúng phát triển trong tuyến nhầy hoặc ống dẫn khí lớn của phổi (phế quản).
3. Papillomas (u nhú)
So với Hamartomas và u tuyến phế quản, u nhú là loại u lành ít phổ biến hơn. Chúng phát triển trong các ống phế quản, nhô ra khỏi bề mặt nơi chúng bám vào. Papillomas được chia thành 3 loại:
- U nhú dạng vảy: Dạng u nhú này có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn. Đây là kết quả của tình trạng nhiễm virus u nhú ở người. Trong một số trường hợp hiếm hoi, những khối u này có thể chuyển đổi ác tính và trở thành ung thư.
- U nhú tuyến: ít phổ biến hơn u nhú vảy và chủ yếu gặp ở người lớn. Chúng hầu như luôn xuất hiện dưới dạng một nốt, nằm ở trung tâm phổi. Chưa xác định được nguyên nhân gây ra u nhú dạng tuyến.
- U nhú dạng vảy và tuyến hỗn hợp: Những u nhú này chứa hỗn hợp các mô u nhú cả dạng vảy và tuyến.
4. Các khối u lành khác ở phổi
- Các khối u lành tính hiếm gặp khác bao gồm u chondromas, fibromas, neurofibromas và lipomas. Những khối u này được tạo thành từ mô liên kết hoặc mô mỡ.
Dấu hiệu u phổi lành tính thường gặp
Các khối u phổi tính lành thường không gây ra triệu chứng rõ rệt. Điều này lý giải tại sao chúng chỉ được phát hiện một cách tình cờ khi chụp X-quang phổi hoặc chụp CT. Trong một số trường hợp, bệnh nhân u phổi có thể có các biểu hiện như:
- Thở khò khè;
- Ho kéo dài, ho ra máu;
- Khó thở;
- Khàn tiếng;
- Sốt, nhất là khi kèm theo viêm phổi;
- Sụt cân, mệt mỏi.
Khi đó, người bệnh cần đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán chính xác bệnh và có hướng can thiệp đúng cách.
Nguyên nhân hình thành khối u lành tính ở phổi
Cho đến nay, các bác sĩ vẫn CHƯA XÁC ĐỊNH được nguyên nhân chính xác dẫn tới việc hình thành các nốt phổi và u lành tính. Nhìn chung, chúng thường là kết quả của những vấn đề như:
- U hạt (các chùm nhỏ tế bào bị viêm) phát triển do nhiễm vi khuẩn (như vi khuẩn lao) hoặc do nhiễm nấm (như bệnh nấm histoplasmosis hoặc bệnh cầu trùng);
- Áp xe phổi (nhiễm trùng chứa đầy mủ, thường do vi khuẩn gây ra);
- Viêm do các bệnh lý như viêm khớp dạng thấp, sarcoidosis hoặc u hạt Wegener;
- Nhiễm virus u nhú ở người;
- Hút thuốc lá;
- Dị tật bẩm sinh như u nang phổi, sẹo hoặc dị dạng phổi khác.
Cách chẩn đoán các khối u và nốt phổi lành tính
Theo GS.TS.BS Ngô Quý Châu, để chẩn đoán một nốt phổi hay khối lành tính, ngoài việc xem xét bệnh sử và khám sức khỏe tổng quát cho bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định chụp X-quang nhiều lần (3). Nếu nốt phổi giữ nguyên kích thước trong ít nhất 2 năm, nó được coi là lành tính. Tuy vậy, bác sĩ vẫn sẽ tiếp tục kiểm tra nốt phổi của bạn mỗi năm, trong tối đa 5 năm để đảm bảo rằng nó thực sự là u lành.
Trong trường hợp nốt phổi/khối u phổi thay đổi về kích thước/hình dáng, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm thêm các xét nghiệm khác nhằm loại trừ khả năng ung thư hoặc xác định nguyên nhân của sự thay đổi này. Những xét nghiệm này thường là:
- Xét nghiệm máu;
- Xét nghiệm lao trên da để kiểm tra bệnh lao;
- Chụp cắt lớp phát xạ Positron (PET);
- CT phát xạ ảnh đơn (SPECT);
- Chụp cộng hưởng từ (trong một số trường hợp hiếm hoi);
- Sinh thiết, loại bỏ mô và kiểm tra dưới kính hiển vi để xác định xem khối u là lành hay ác tính;
- Nội soi phế quản giúp bác sĩ quan sát đường thở của bạn.
Phương pháp điều trị u phổi lành tính
Với các trường hợp khối u được chẩn đoán lành tính, bác sĩ có thể cho bạn uống thuốc để thu nhỏ kích cỡ khối u hoặc kìm hãm sự phát triển của nó. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ đề nghị bạn đi kiểm tra sức khỏe định kỳ (6 tháng/lần) nhằm theo dõi bất kỳ thay đổi nào về kích thước hoặc hình dạng của khối u.
Tuy nhiên, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật/mổ để loại bỏ khối u nếu:
- Bạn là người hút thuốc lá hoặc có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao;
- Bạn bị khó thở hoặc gặp phải các triệu chứng đường hô hấp khó chịu khác;
- Các xét nghiệm cho thấy khối u có khả năng tiến triển thành ung thư;
- Nốt phổi hoặc khối u phổi tiếp tục phát triển mà không có dấu hiệu ngừng lại.
Phương pháp phẫu thuật như thế nào tùy thuộc vào vị trí và loại khối u. Bác sĩ có thể loại bỏ một phần nhỏ của khối u, một hoặc nhiều phần của một thùy, một hoặc nhiều thùy của phổi hoặc toàn bộ lá phổi. Trong mọi trường hợp, bác sĩ sẽ cố gắng loại bỏ càng ít mô càng tốt. (4)
Cách phòng tránh khối u lành tính ở phổi
Để phòng ngừa sự hình thành khối u trong phổi, bạn cần tuân thủ các điều sau:
1. Ngừng hút thuốc
Thuốc lá là nguyên nhân gây nên 90% các bệnh liên quan đến phổi, trong đó có u phổi lành tính. Vì thế, biện pháp đầu tiên bạn cần thực hiện là bỏ thuốc ngay.
2. Tập thói quen đeo khẩu trang
Ô nhiễm không khí là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý hô hấp. Do đó, bạn hãy tập thói quen đeo khẩu trang mỗi khi ra đường hoặc đến nơi công cộng để “giữ sạch” lá phổi.
3. Có chế độ ăn uống lành mạnh
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong việc ngăn ngừa các bệnh mạn tính không lây. Vì thế, bạn hoàn toàn có thể phòng tránh được bệnh này bằng cách tuân thủ một thực đơn ăn uống khoa học, lành mạnh (giàu chất xơ và tinh bột có lợi; hạn chế thịt đỏ, chất béo xấu; tránh xa thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn; ăn ít hơn 5g muối/ngày).
4. Tập thể dục thường xuyên
Tình trạng lười vận động không chỉ gián tiếp gây ra các bệnh lý về phổi mà còn là nguyên nhân dẫn tới sự gia tăng các ca bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư. Bạn nên làm quen dần với việc tập luyện đều đặn, tối thiểu 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần.
5. Mang đồ bảo hộ khi tiếp xúc với hóa chất độc hại
Những người thường xuyên làm việc trong môi trường có hóa chất độc hại cần được trang bị đồ bảo hộ phù hợp để tránh nguy cơ hít phải khói độc, lâu ngày gây nên các bệnh lý về hô hấp. Một số hóa chất được chứng minh có liên quan đến bệnh u phổi là thạch tín, crom, silic, niken…
Các câu hỏi thường gặp về khối u tính lành ở phổi
Dưới đây là các câu hỏi phổ biến mà các bệnh nhân, lẫn những người dân trên cả nước thường đặt/gửi về cho bệnh viện đa khoa Tâm Anh nhờ giải đáp thắc mắc:
1. U phổi lành tính có đau không?
Ở giai đoạn đầu, các khối u lành tính ở phổi không biểu hiện bằng bất kỳ triệu chứng rõ rệt nào, do đó người bệnh hoàn toàn không cảm nhận được cơn đau. Trong một số ít trường hợp khối u phát triển lớn hơn và chèn ép các bộ phận xung quanh, có thể khiến bệnh nhân đau dữ dội vùng ngực lan ra bả vai và vùng sau lưng. Cơn đau trở nên dữ dội hơn khi ho hoặc vận động mạnh.
2. U phổi lành tính có phải mổ không?
CÓ hoặc KHÔNG! Điều này còn tùy vào từng trường hợp cụ thể.
- Thông thường, với các khối u lành tính, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc đặc trị để làm teo hoặc kìm sự phát triển của u. Đồng thời, kết hợp theo dõi theo định kỳ để kiểm soát tiến độ điều trị bệnh.
- Sẽ tiến hành phẫu thuật/mổ nếu bạn hút thuốc thường xuyên, gặp vấn đề hô hấp, khối u tiến triển xấu thành u ác…
3. U phổi tính lành có nguy hiểm không?
Thông thường, các khối u tính lành không gây nguy hiểm cho sức khỏe quá nhiều/tính mạng. Tuy nhiên, mọi thứ cần được chẩn đoán, theo dõi và điều trị hợp lý theo phác đồ của bác sĩ vì đôi lúc bệnh cũng chuyển biến theo chiều hướng phức tạp hơn! Còn về tuổi thọ cũng tùy thuộc vào việc bạn biết cách chăm sóc sức khỏe và tuân thủ các chỉ định điều trị từ bác sĩ.
Để được tư vấn và đặt lịch khám các bệnh lý hô hấp – phổi tại khoa Nội hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách có thể liên hệ qua:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
- 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
- Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM:
- 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.HCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh – Quận 8:
- 316C Phạm Hùng, P.5, Q.8, TP.HCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7:
- 25 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TP.HCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh/
- Website: https://tamanhhospital.vn
U phổi lành tính hoàn toàn có thể được chữa trị dứt điểm nếu bạn phát hiện ở giai đoạn sớm. Vì vậy việc khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần là rất cần thiết. Tham khảo ý kiến của bác sĩ về tình trạng và phương án điều trị ngay lập tức nếu bạn được chẩn đoán có khối u trong phổi.
Từ khóa » Nốt Vôi định Phổi
-
Vôi Hóa Phổi Là Gì? Nguyên Nhân Do đâu Và Cách điều Trị - Hello Bacsi
-
Bệnh Vôi Hóa Phổi Có Nguy Hiểm? | Vinmec
-
Nốt Trong Phổi Là Gì?
-
Nốt Vôi Nhỏ ở Phổi Có Chuyển Thành Ung Thư? - AloBacsi
-
Nốt đơn độc Tại Phổi - Rối Loạn Chức Năng Hô Hấp - MSD Manuals
-
Nốt Vôi Hóa Vùng đỉnh Phổi Phải, Thường Bị Nhói Trong Phổi
-
Chụp X - Quang Phổi Có Vết Mờ Là Biểu Hiện Của Bệnh Gì? | Medlatec
-
Nốt Phổi | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Bệnh Xơ Phổi: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, điều Trị Và Phòng Ngừa
-
Cập Nhật Xử Trí Nốt Mờ Tròn đơn độc Tại Phổi
-
Giải đáp Thắc Mắc: BỆNH VÔI HÓA PHỔI CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
-
Nốt Vôi Hóa ở Phổi
-
Hỏi Bác Sĩ Bệnh Viện Phổi Về Nốt Vôi Hoá Trong Phổi