'Ủ' Sơn Mài 10 Năm- Một Giấc Mơ Rực Rỡ - PLO
Có thể bạn quan tâm
Đã thế, sơn mài còn đỏng đảnh vô cùng, người đủ kiên nhẫn mà không đủ sức khỏe cũng khó theo. Hiền Nguyễn đã "Ủ" 10 năm để trình bày một giấc mơ hoang đường nhưng có thật.
Triển lãm tranh cá nhân của họa sĩ Hiền Nguyễn mang tên "Ủ" giới thiệu đến công chúng 10 năm ấp ủ, sáng tác bền bỉ dòng tranh sơn mài ra mắt ngày 4-1 vừa qua. Ngay buổi ra mắt nhiều bức tranh đã được tháo xuống bởi có nhiều người mua. Mức giá không được tiết lộ nhưng chắc chắn không hề rẻ.
Sơn mài sao tươi tắn thế Hiền?
Hiền Nguyễn- tác giả những bức tranh ấy, là một cô gái dịu dàng, đầy cảm xúc. Với một nữ họa sĩ, theo đuổi dòng tranh sơn mài là quá vất vả, bởi các công đoạn tạo màu quá phức tạp và mất nhiều thời gian. "Khi mình thích rồi thì chỉ cần được lăn vào làm việc mình thích, là đã thấy sung sướng rồi. Hiền không thấy mệt", cô nói nhẹ tênh.
Xem nhiều triển lãm sơn mài, tôi ấn tượng bởi những bức tranh đầy tính triết lý, sang trọng và trầm màu. Có họa sĩ nói với tôi, sơn mài Việt Nam đòi họa sĩ phải có tính kiên nhẫn rất lớn. Một tác phẩm đòi hỏi rất nhiều công phu: làm vóc, vẽ, gắn trứng, rây vàng bạc, vẽ chồng nhiều lớp, ủ khô (nhiều lần), mài chi tiết, rồi lại vẽ tiếp, rồi lại nhấn, toát, đánh bóng... Sơn mài Việt công phu như thế nên những họa sĩ trẻ, thích phong cách hiện đại, thích dùng màu rực rỡ sẽ dùng các loại sơn khác dễ pha hơn và lên màu rực rỡ hơn.
Họa sĩ Hiền Nguyễn
Nhưng khi ngắm các bức Thu sang, Giao mùa, tôi ngỡ ngàng vì vẻ đẹp rực rỡ. Những lớp màu chồng lấn lên nhau, tan vào hoặc tách ra, ẩn hiện, tạo hiệu quả chiều sâu rất thu hút. Tôi hỏi: "Sơn mài sao rực rõ thế, Hiền?". Hiền hỏi lại tôi: "Tại sao sơn mài lại không thể rực rỡ?. Tại sao chúng ta cứ định khung mình trong một định kiến nào đó. Kỹ thuật truyền thống vẫn có thể tạo ra những tác phẩm hiện đại, những lớp màu khi phối theo cách khác nhau có thể tạo ra mọi màu với bảng màu rực rỡ. Hiền nhìn cuộc sống thế nào thì tranh vẽ của Hiền thế ấy. Hiền không sáng tác theo kiểu xưa cũ".
Hai bức tranh ghép Thu sang
và Giao mùa
Hiền Nguyễn là một người phụ nữ rất đằm thắm và rất yêu cuộc sống. Mọi khó khăn cô trải qua cứ nhẹ tênh. Những bức tranh yêu đời đó đã theo chủ nhân mới về nhà mới.
Hiền Nguyễn là một nghệ sĩ thị giác, cô theo đuổi phong cách trừu tượng. Tranh của cô không có bất cứ quy tắc, công thức ước lệ nào, không có cốt truyện. Cô phiêu với sơn mài, khiêu vũ với các màu phi quy tắc, đôi khi mang lại những hiệu ứng bất ngờ với chính người vẽ.
Sơn mài và "tình yêu cuộc sống"
Hiền Nguyễn cho biết cô đã có 15 năm sáng tạo với sơn mài. Đặc điểm của sơn mài truyền thống là màu sắc, chi tiết trên tranh ban đầu ẩn hiện dưới nhiều lớp sơn then (màu đen). Theo thời gian, màu sắc bức tranh sẽ trở nên trong hơn, như màu đen đã tan vào không khí.
Khi làm sơn mài, muốn lớp sơn vừa vẽ được khô, họa sĩ phải ủ trong buồng kín gió và phải đặt trong đó một thau nước để tạo độ ẩm cao. Mài chính là "vẽ" chỗ muốn hiện ra, không mài hoặc mài nhẹ chỗ muốn ẩn đi.
Họa sĩ Nguyễn Văn Bằng cho rằng TP.HCM chỉ có hai mùa: mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa độ ẩm lên cao phải mở buồng ủ. Nếu không, mặt tranh bị ám nước, màu sẽ thâm lại. Kỹ thuật ủ không đơn giản, nó đòi người họa sĩ phải có kỹ thuật và kiên nhẫn như một người thợ. Họa sĩ sơn mài vừa có "chất nghệ", vừa có "chất thợ" là vì vậy. Từ nhựa cây sơn và nhiều chất liệu khác nhau, họa sĩ phải làm việc như một "nhà khoa học" mới có thể làm chủ được các kỹ thuật, đặc tính của sơn mài.
Bộ ảnh Tình yêu cuộc sống của Hiền Nguyễn
Hiền Nguyễn sáng tác bộ tranh Tình yêu cuộc sống với sau khi vượt qua khoảng thời gian bế tắc, khó khăn. Cô đã tìm thấy tình yêu lớn với cuộc sống kết nối từ tâm hồn ham sống của mình. Các bức sơn mài phải trải qua thời gian "hoài thai" từ ba đến sáu tháng.
Cô cũng đạt đến sự giác ngộ trong tâm hồn mình sau những ngày tháng "Ủ". Cô cho biết: "Sơn mài khó khăn và vất vả, nhưng hoàn toàn xứng đáng với công sức bỏ ra vì sự lôi cuốn, đẹp đẽ của nó. Cuộc sống của chúng ta cũng như thế".
Cô cũng tự tin mình đã thấu hiểu sơn mài, đã làm chủ được sơn mài, đã thiết lập được luật chơi với sơn mà.
Hiền Nguyễn trong phòng ủ
Hiền Nguyễn đã có nhiều triển lãm trong và ngoài nước. Nhưng đây là lần đầu tiên cô gái này Nam tiến mở triễn lãm ở TP.HCM. Triển lãm "Ủ" chỉ kéo dài đến 10-1 tại bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM.
HỒNG MINHTừ khóa » Họa Sĩ ủ Văn An
-
Họa Sỹ Ủ Văn An Và Các Tác Phẩm Tại Bảo Tàng Mỹ Thuật Tp. Hồ ...
-
Chien Artist - Họa Sĩ Ủ Văn An " Chỉ Làm Những điều Mà ông ...
-
Chien Artist - Họa Sĩ Ủ Văn An Nghệ Thuật Vẽ Tranh Sơn... | Facebook
-
Song Hành Cùng Lịch Sử Dân Tộc - BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG
-
MỘT THỜI TRANH SƠN MÀI Ở SÀI GÒN - Lacquer Art
-
Thương Nhớ Mười Hai Và Bỉ Vỏ Khởi động Tủ Sách Văn Chương ...
-
Ứng Xử Với Di Sản Nghệ Thuật: Trò Chuyện Với Giám Tuyển Vũ Đỗ Và ...
-
Một Họa Sĩ Cẩn Trọng - Tạp Chí Mỹ Thuật
-
Sài Gòn Chuyện đời Của Phố: Loại Sơn 'tân Kỳ' Và 'mỹ Diệu'
-
Tranh Sơn Mài "Hoa Lan ý"- Họa Sĩ Vũ Văn Tịch - Vanvi Gallery
-
Một Số Phong Cách Nghệ Thuật Trong Tranh Sơn Mài Việt Nam đương ...
-
NHỊP THỜI GIAN - Bảo Tàng Mỹ Thuật Việt Nam