Ù Tai Trái Cảnh Báo Bệnh Gì, Phải Làm Sao?

1. Ù tai trái là như thế nào?

Ù tai trái là tình trạng người bệnh không thể cảm nhận được trọn vẹn hoặc rõ ràng các âm thanh truyền tới tai. Ù tai bên trái có thể gây ra các tiếng ồn hoặc tiếng kêu bất thường trong tai. Các âm thanh mà bạn có thể cảm nhận tại tai trái giống như tiếng sóng vỗ, tiếng muỗi, tiếng trống, tiếng hơi dế kêu,... Điều này ít nhiều gây ra các cảm giác khó chịu cho người bệnh.

Ù tai bên trái khiến người bệnh không cảm nhận rõ các âm thanh khi nghe

Ù tai bên trái khiến người bệnh không cảm nhận rõ các âm thanh khi nghe

Ù tai bên trái có thể xuất hiện ở nhiều độ tuổi khác nhau. Tình trạng ù tai bên trái có thể nghiệm trọng hơn theo tuổi tác và gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống hàng ngày. Song, tình trạng này là hoàn toàn có thể khắc phục khi được phát hiện và điều trị kịp thời

2. Các nguyên nhân gây ra ù tai trái

Ù tai trái có thể gây ra bởi những nguyên nhân phổ biến sau:

  • Do ảnh hưởng của các chấn thương tại tai hoặc sọ não,... dẫn đến các tác động gây tổn thương cho cơ quan thính giác.

  • Người thường xuyên tiếp xúc với môi trường tiếng ồn kéo dài hoặc tiếng ồn quá lớn như nổ đá, nổ mìn, tiếng hoạt động của máy móc,...

  • Có các cấu trúc bất thường tại tai.

  • Tắc nghẽn ráy tai hoặc ráy tai tích tụ gây kích thích hoặc cho màng nhĩ, gây mất thính giác cho tai, dẫn đến ù tai trái, phải bất chợt hoặc kéo dài.

  • Người bệnh bị rối loạn chức năng của ống Eustachian trong cơ thể khiến tình trạng ù tai xảy ra.

  • Ảnh hưởng của một số bệnh lý như ung thư hàm, các khối u não, tiểu đường, tăng huyết áp, u thần kinh âm thanh,... gây chèn ép và mất cân bằng thính giác. Sau đó khiến người bệnh thường xuyên gặp phải tình trạng ù tai.

  • Việc sử dụng một số loại thuốc có thể khiến tình trạng ù tai tái trở nên nặng hơn. Các loại thuốc đó có thể kể đến như aspirin liều cao, thuốc trị ung thư, thuốc điều trị trầm cảm, một số nhóm thuốc kháng sinh.

  • Người bị căng thẳng, trầm cảm kéo dài.

  • Do sự lão hóa theo tuổi tác của các cơ quan thính giác. Điều này khiến người bệnh bị ù tai, nghe nghễnh ngãng, thậm chí có thể bị điếc.

Người thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn lớn là đối tượng dễ bị tình trạng ù tai bên trái

Người thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn lớn là đối tượng dễ bị tình trạng ù tai bên trái

3. Ù tai bên trái là biểu hiện của bệnh lý nào?

Theo các chuyên gia, ù tai trái kéo dài và không có tình trạng thuyên giảm thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý dưới đây:

Yếu thận

Khi bị ù tai trái, đây hoàn toàn có thể là dấu hiệu cho thấy thận của bạn đang bị yếu. Bởi khi thận bị ảnh hưởng, các tình trạng chóng mặt, đau đầu, hoa mắt, ù tai có thể đồng thời xuất hiện. Khi bệnh lý này kéo dài, chức năng nghe của tai càng trở nên kém hơn và ảnh hưởng nghiệm trọng.

Thận hư, suy thận

Khi bị thận hư, suy thận, tình trạng ù tai bên trái là một trong những triệu chứng điển hình mà người bệnh có thể gặp phải. Lý do dẫn đến tình trạng này là do chức năng thận suy giảm, không thể đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Từ đó, khiến thính lực của cả hai tai, đặc biệt là tai trái giảm dần.

U tai bên trái có thể là dấu hiệu của các bệnh lý liên quan đến thận

U tai bên trái có thể là dấu hiệu của các bệnh lý liên quan đến thận

Các biến chứng liên quan như tiểu đường, cao huyết áp,.. cũng khiến chức năng của tai giảm rõ rệt gây ù tai trái.

Các bệnh lý về tai - mũi - họng

Do tai - mũi - họng là các khoang thông và có liên quan mật thiết với nhau, do đó, nếu bất cứ bộ phận nào bị ảnh hưởng, đặc biệt là nhiễm khuẩn thì u tai bên trái và phải hoàn toàn có thể xảy ra.

Bệnh xơ cứng tai

Xơ cứng tai là bệnh lý về rối loạn di truyền có biểu hiện là các tổn thương vùng xơ tai thuộc lớp bên trong của sụn thái dương. Khi bệnh lý xảy ra, người bệnh thường gặp phải biểu hiện điển hình nhất là ù tai, thậm chí là có thể bị điếc dẫn truyền. Do đó, bạn không nên chủ quan nếu đột nhiên cảm thấy ù tai trái không rõ nguyên nhân.

Các bệnh liên quan đến xương quai hàm

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ù tai (phải hoặc trái) hoàn toàn có thể là dấu hiệu cảnh báo của các chứng bệnh rối loạn khớp thái dương hàm.

Khi gặp phải những chứng bệnh này, người bệnh dễ có cảm giác đau tại xương hàm, các cơ quanh hàm, đau cổ hoặc vai, ù tai kéo dài thậm chí là mất thính giác.

Các bệnh lý khác

  • Các chấn thương liên quan đến cổ hoặc đầu.

  • U dây thần kinh.

  • Viêm mũi dị ứng.

  • U não.

  • Tiểu đường

  • Cao huyết áp.

  • ,...

4. Lời khuyên cho người bị ù tai bên trái

Để cải thiện các triệu chứng hay các cảm giác khó chịu khi bị ù tai trái, người bệnh nên áp dụng một số lời khuyên sau đến từ các chuyên gia:

Chế độ ăn uống khoa học

Một khẩu phần ăn uống lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất là một trong những phương pháp cải thiện triệu chứng khó chịu mà ù tai bên trái gây ra. Trong đó, người bệnh nên chú trọng sử dụng các loại thực phẩm sau:

  • Thực phẩm chức nhiều vitamin C và E.

  • Thực phẩm và rau xanh chứa nhiều kali.

  • Thực phẩm có hàm lượng cao Folate.

  • Rau xanh và hoa quả chứa nhiều vitamin cùng các khoáng chất.

Rau xanh và hoa quả tươi cần được ưu tiên trong chế độ ăn của người bệnhRau xanh và hoa quả tươi cần được ưu tiên trong chế độ ăn của người bệnh

Tập luyện thể dục thường xuyên

Việc tập thể dục thường xuyên và đúng cách là giải pháp cải thiện thính lực tự nhiên mà người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng. Các bài tập mà bạn có thể áp dụng như tập yoga, các bài tập về hơi thở, thiền, dưỡng sinh,...

Hạn chế tiếp xúc với tiếng ồn

Tiếp xúc thường xuyên với tiếng ồn hoặc các âm thanh quá lớn có thể khiến thính lực của người bệnh bị ảnh hưởng xấu hơn. Do đó, tốt nhất người bệnh nên hạn chế các tiếng ồn lớn. Nếu phải làm việc trong các môi trường có tiếng ồn kéo dài thì nên sử dụng các biện pháp bảo vệ như bịt tai, sử dụng nút bịt,...

Có thời gian nghỉ ngơi hợp lý

Căng thẳng hay mất ngủ kéo dài có thể khiến tình trạng ù tai trở nên nghiêm trọng hơn. Chính vì vậy, bạn nên có một thời gian nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, ngủ đúng giờ và hạn chế tối đa việc quá căng thẳng.

Ù tai trái có thể không gây nguy hiểm tới sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, tình trạng này lại khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh suy giảm. Chính vì vậy, tốt nhất khi gặp phải tình trạng ù tai kéo dài và không rõ nguyên nhân, bạn nên thực hiện các thăm khám để được chẩn đoán chính xác tình trạng.

Khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ thăm khám về tai - mũi - họng uy tín, chất lượng, bạn có thể lựa chọn khám Chuyên khoa tại Bệnh viện MEDLATEC. Để đặt lịch khám hoặc cần được tư vấn thêm, vui lòng liên hệ hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ nhanh chóng!

Từ khóa » đau Tai Nghe Không Rõ