U Tuyến Giáp Thùy Trái Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không? - Nutricare

5/5 - (1 vote)

Bài viết được viết bởi Chuyên gia Nguyễn Văn Mạnh: Chuyên gia dinh dưỡng Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Đức Minh.

Tuyến giáp là tuyến nội tiết có thùy trái và thùy phải, được kết nối với nhau bằng eo giáp trạng. Vậy u tuyến giáp thùy trái là bệnh gì? Ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe và cách chữa trị ra sao? Bài viết sau sẽ cho các bạn câu trả lời cụ thể và phương pháp điều trị tốt nhất.

1. U tuyến giáp thùy trái là gì?

U tuyến giáp ở thùy trái là một hay nhiều nhân giáp (khối u) xuất hiện bên thùy trái của tuyến giáp. Thông thường bệnh nhân có thể cảm nhận được những nhân giáp này qua việc trang điểm (với phụ nữ) và cạo râu (với đàn ông). Hoặc nhờ phát hiện bởi những người xung quanh hay khi bác sĩ thăm khám lâm sàng.

U tuyến giáp thùy trái xảy ra 2 khả năng là u lành tính hoặc ác tính. Để biết cụ thể tính chất của khối u, bác sĩ sẽ thực hiện sinh thiết, đánh giá, phân tích và đưa ra kết luận cụ thể. Bướu tuyến giáp tại thùy trái có những loại chính là:

  • Tuyến giáp tirads 1: Là loại u lành tính, không gây tác động xấu tới sức khỏe người bệnh.
  • Tuyến giáp tirads 2: Là loại u lành tính và gần như không có nguy cơ bị ác tính.
  • Tuyến giáp tirads 3: Phần lớn vẫn là u lành tính, u ác tính chiếm tỷ lệ thấp khoảng 1,7%.
  • Tuyến giáp tirads 4: Nguy cơ là u ác tính.
  • Tuyến giáp tirads 5: U ác tính chiếm tỷ lệ cao, lên tới 87,5%.

Như vậy, dựa vào kết quả loại u tuyến giáp sẽ giúp bác sĩ đưa ra cho bệnh nhân hướng điều trị phù hợp với mức độ bệnh.

Tìm hiểu chi tiết:

  • U tuyến giáp tirads 3 là gì? Nguyên nhân và phương pháp điều trị!
  • Khái niệm về U tuyến giáp tirads 4 và những điều bệnh nhân CẦN BIẾT!
U tuyến giáp thùy trái
U tuyến giáp thùy trái là sự xuất hiện của một hoặc nhiều nhân giáp tại bên thùy trái của tuyến giáp

2. U tuyến giáp ở thuỳ trái có nguy hiểm không?

U tuyến giáp thùy trái đa phần là u lành tính, tỷ lệ u ác tính (ung thư tuyến giáp) chỉ khoảng 5%. Do đó, u tuyến giáp ở thùy trái không quá nguy hiểm và người bệnh cũng không cần quá lo lắng. Song vẫn cần đi thăm khám sớm, khi có những dấu hiệu nghi ngờ mắc u tuyến giáp tại thùy trái để được hỗ trợ điều trị kịp thời.

Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng u tuyến giáp thùy trái cũng gây nên những ảnh hưởng nhất định tới người bệnh. Cụ thể:

  • Khó thở, khó nuốt, bị nghẹn: Do các khối u được hình thành bên thùy trái tuyến giáp nên sẽ chèn ép vào khí quản. Từ đó, làm cho người bệnh có biểu hiện khó thở khi làm việc quá sức. Nếu khối u càng to lên thì làm cho bệnh nhân khó thở liên tục, khò khè giống như hen phế quản. Đồng thời, có thể còn gây nên các triệu chứng như khó nuốt, hay bị nghẹn do khối u chèn vào thực quản. Trong một vài trường hợp, người bệnh có thể lên cơn ho cấp tính, dễ dẫn tới tử vong.
  • Ảnh hưởng tới thanh quản và thần kinh: Khi bị u tuyến giáp tại thùy trái sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của 2 dây thần kinh thanh quản có chức năng điều khiển giọng nói. Điều này làm cho người bệnh bị khàn tiếng hoặc nếu nặng là mất tiếng. Ngoài ra, bệnh còn có thể ảnh hưởng tới hoạt động của hệ thần kinh khiến cho tim đập nhanh, huyết áp tăng.

Như vậy, bệnh u tuyến giáp thùy trái thường không gây nhiều nguy hiểm. Nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ ảnh hưởng rất lớn tới đời sống, sinh hoạt của người bệnh. Và nếu trong trường hợp là u ác tính, tức là bị ung thư tuyến giáp thì người bệnh cần được phẫu thuật để cắt bỏ tuyến giáp, tránh di căn tới các bộ phận khác.

U tuyến giáp thùy trái thường không quá nguy hiểm
U tuyến giáp tại thùy trái thường không quá nguy hiểm nhưng cần được thăm khám và điều trị sớm

3. Triệu chứng của u thuỳ trái tuyến giáp

Phần lớn những người bệnh mắc u thùy trái tuyến giáp thường không có những dấu hiệu rõ ràng và khó phân biệt với các bệnh lý khác. Nhưng nếu chú ý kỹ thì có thể phát hiện bệnh thông qua một số triệu chứng điển hình sau:

  • Có cảm giác khó nuốt, hay bị nghẹn, rối loạn tiêu hóa, giảm cân bất thường, nóng trong người…
  • Sờ thấy bên trái tuyến giáp có u, không cố định và không bị đau.
  • Cảm thấy tim luôn đập nhanh, hay hồi hộp, run tay.
  • Có cảm giác khó thở, khàn tiếng, hay bị hụt hơi và cảm thấy như nghẹt thở khi gắng sức…
  • Một số trường hợp có thể gây mất tiếng do dây thần kinh thanh quản bị liệt, hoặc các triệu chứng do rối loạn dây thần kinh.

Có thể bạn quan tâm:

Ung thư tuyến giáp thể biệt hoá là gì? Có chữa được không?

Khó nuốt là một trong những triệu chứng điển hình của u tuyến giáp thùy trái
Khó nuốt là một trong những triệu chứng điển hình của u tuyến giáp tại thùy trái

4. Chẩn đoán và điều trị u thuỳ trái tuyến giáp

Bởi các triệu chứng của u tuyến giáp thùy trái không rõ ràng nên cần đi thăm khám để biết chính xác bệnh. Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh thông qua những phương pháp sau:

  • Thăm khám lâm sàng: Là phương pháp khám ban đầu để theo dõi tình trạng, dấu hiệu bệnh thông qua việc quan sát, sờ… vào vùng cổ. Nhằm hỗ trợ để bác sĩ chẩn đoán bệnh và chỉ định thêm những phương pháp thăm khám khác.
  • Xét nghiệm: Trước khi thực hiện xét nghiệm tế bào tuyến giáp, các bác sĩ có thể thực hiện siêu âm tuyến giáp để xác định kích cỡ, vị trí và số lượng khối u tuyến giáp. Sau đó, lấy một lượng nhỏ nhân tuyến giáp và sử dụng kính hiển vi để theo dõi những bất thường của tế bào. Qua đó, xác định tính “lành” và “ác” của u tuyến giáp tại thùy trái.

Sau khi đã thực hiện thăm khám và xác định chính xác tình trạng bệnh u tuyến giáp ở thùy trái.  Các bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp điều trị phù hợp. Cụ thể:

  • Nhân giáp lành tính: Khi được chẩn đoán là nhân giáp lành tính, kích thước nhân nhỏ thì bệnh nhân được điều trị bằng thuốc hoặc có thể chưa cần điều trị. Song người bệnh cần thực hiện thăm khám định kỳ (từ 3-6 tháng/ 1 lần) để theo dõi tiến triển của bệnh. Trong trường hợp, u tuyến giáp thùy trái tăng kích thước hoặc số lượng nhân giáp làm người bệnh bị khó nuốt, khó thở… thì cần phải phẫu thuật để cắt bỏ u tuyến giáp.
  • Nhân giáp ác tính: Với trường hợp bị nhân giáp ác tính (ung thư tuyến giáp) thì phương pháp duy nhất được chỉ định là cắt bỏ tuyến giáp. Sau phẫu thuật thì người bệnh cần điều trị bổ sung bằng các phương pháp hỗ trợ như: i-ốt phóng xạ, hormon thay thế.
Phẫu thuật cắt bỏ là điều cần thiết khi phát hiện nhân ác tính
Khi xác định là nhân giáp ác tính sẽ thực hiện phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp

Xem thêm sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt cho người bệnh tuyến giáp:

5. Đối tượng có nguy cơ cao mắc u thuỳ trái tuyến giáp

Nguyên nhân dẫn đến u tuyến giáp thùy trái chưa được xác định rõ ràng. Nhưng những đối tượng sau thường có nhiều nguy cơ mắc bệnh hơn người bình thường. Cụ thể:

  • Giới tính: Thường phụ nữ sẽ có khả năng mắc u thùy trái tuyến giáp cao hơn đàn ông. Bởi phụ nữ sản sinh ra các hormon kích thích quá trình hình thành u tại tuyến giáp nói chung và tuyến giáp thùy trái nói riêng.
  • Di truyền: Nếu trong gia đình có người thân mắc u thùy trái tuyến giáp thì khả năng bạn bị bệnh cao hơn người bình thường. Và cần theo dõi sức khỏe cẩn thận, nếu có hiện tượng nghi ngờ thì nên đi thăm khám sớm.
  • Môi trường: Những người làm việc trong môi trường tiếp xúc với các chất phóng xạ, thường xuyên sử dụng chất kích thích, chế độ ăn thiếu i-ốt thì nguy cơ bị bệnh u thùy trái tuyến giáp cao hơn.
  • Các bệnh lý: Khi bị mắc các bệnh về tuyến giáp như: viêm tuyến giáp, cường giáp… thì có khả năng dẫn tới u tuyến giáp ở thùy trái cao hơn người bình thường.
  • Rối loạn tổng hợp hormon tuyến giáp: Sự rối loạn của các hormon tuyến giáp cũng là một trong những nguyên nhân gây ra u tuyến giáp ở bên thùy trái. Đó có thể là do bẩm sinh hoặc chức năng của tuyến giáp gặp bất thường.
Nữ giới có nguy cơ mắc u tuyến giáp thùy trái cao hơn nam giới
Nữ giới có nguy cơ mắc u tuyến giáp ở thùy trái cao hơn nam giới

Như vậy, u tuyến giáp thùy trái có thể xảy ra với bất kỳ ai. Các bạn cần có một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để phòng chống và điều trị bệnh thật tốt. Đặc biệt là với những người đã mắc bệnh tuyến giáp, cần áp dụng chế độ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Do đó, dễ dẫn tới thiếu chất, sức khỏe không đảm bảo.

Để có một thể lực tốt nhất hỗ trợ điều trị bệnh u tuyến giáp tại vị trí thùy trái thì ngoài những thực phẩm giàu dinh dưỡng được khuyên dùng. Người bệnh nên sử dụng thêm các loại sữa chuyên biệt dành cho người u tuyến giáp. Điển hình như sữa Leanpro Thyro của thương hiệu quốc gia Nutricare uy tín.

Leanpro Thyro được sử dụng dành cho: bệnh nhân mắc các bệnh về tuyến giáp, bệnh nhân sau phẫu thuật, điều trị tuyến giáp. Nhằm giúp bổ sung i-ốt, cân bằng hormon tuyến giáp và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho người bệnh để hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất.

Thành phần chính của sữa là:

  • Canxi, Vitamin D3 hàm lượng cao cùng Magie, Phốt pho: Giúp cân bằng canxi máu, giảm thiểu loãng xương ở người suy giáp.
  • I-ốt, Selen: Nhằm kích thích hoạt động của hormon tuyến giáp.
  • Nano Curcumin và Omega 3 giàu EPA, DHA: Giúp phòng chống viêm nhiễm sau khi phẫu thuật u tuyến giáp.
  • Chất xơ hòa tan: Với hàm lượng chất xơ hòa tan đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho bệnh nhân suy giáp theo khuyến nghị của Viện dinh dưỡng Quốc gia. Từ đó, giúp cải thiện tiêu hoá, tăng cường thể chất và kiểm soát cân nặng tốt.

Hy vọng bài viết trên đã giúp các bạn có những kiến thức tổng quan về u tuyến giáp thùy trái và các phương pháp điều trị phù hợp. Để hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh tốt nhất hãy bổ sung thêm sản phẩm Leanpro Thyro – nguồn dinh dưỡng tuyệt vời dành riêng cho bệnh nhân u tuyến giáp, với công thức giàu I-ốt, Selen giúp cải thiện hormone tuyến giáp, đặc biệt với hệ SLIM CARE độc quyền giúp kiểm soát cân nặng, giảm căng thẳng mệt mỏi, nâng cao thể trạng toàn diện.

Leanpro Thyro – Dinh dưỡng tăng cường sức khoẻ tuyến giáp.

Hiện nay, Nutricare đang triển khai chương trình DINH DƯỠNG CHUYÊN BIỆT – TẶNG NGÀN QUÀ TUYỆT, cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn và miễn phí vận chuyển khi đặt hàng ngay trong hôm nay. Còn chần chừ gì nữa mà không chọn mua sản phẩm dành cho bệnh tuyến giáp dưới đây!

Lướt sang trái-phải để chọn sản phẩm phù hợp.

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

Từ khóa » Thuỳ Trái Tuyến Giáp Có Nhân