U Tuyến Nước Bọt: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và điều Trị - Bệnh Không Lây

U tuyến nước bọt: Dấu hiệu, nguyên nhân và điều trị Ngày đăng 06/01/2022 | 19:49 | Lượt xem: 8109

U tuyến nước bọt là tình trạng tăng trưởng bất thường hiếm gặp ở tuyến nước bọt. Vậy u tuyến nước bọt có lây không, nhận biết và điều trị như thế nào?

TIN LIÊN QUAN

1. U tuyến nước bọt là gì?

Tuyến nước bọt nằm ở phía sau khoang miệng và có nhiệm vụ tiết nước bọt giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn. Tuyến nước bọt chính bao gồm tuyến mang tai (nằm hai bên sườn mặt), tuyến dưới hàm và tuyến dưới lưỡi.

Các tuyến phụ bắt đầu từ vòm miệng và nằm dọc trong khoang miệng, xoang, mũi. Các tuyến này chỉ có thể thấy dưới kính hiển vi.

Theo thống kê các khối u tuyến nước bọt chiếm vào khoảng 0,2 - 0,6% các loại khối u và 2- 4% các khối u vùng đầu cổ. Ở nước ta theo ước tính có khoảng 0,6 - 0,7 ca u tuyến nước bọt mới mắc/100.000 dân.

U tuyến nước bọt chủ yếu gặp ở các tuyến nước bọt chính, trong đó tuyến mang tai là 70%, tuyến dưới hàm là 8%, còn lại 22% gặp ở tuyến dưới lưỡi và các tuyến nước bọt phụ. Có đến 75% u tuyến mang tai là lành tính, 50% u tuyến dưới hàm và 80% u tuyến nước bọt phụ được tìm thấy là ác tính.

2. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ u tuyến nước bọt

Những hiểu biết về bệnh sinh u tuyến nước bọt còn hạn chế, tuy nhiên theo các nghiên cứu cho thấy có một số yếu tố nguy cơ được đề cập tới đó là: phóng xạ, lạm dụng thuốc lá, rượu, các hóa chất công nghiệp, virus…

Có những bằng chứng cho thấy bức xạ ion hóa làm tăng nguy cơ phát triển u tuyến nước bọt. Những nghiên cứu của Nhật Bản chỉ ra rằng, tỷ lệ mắc hàng năm của u tuyến nước bọt ở hai thành phố Hirosima và Nagasaki tăng một cách rõ rệt so với những vùng khác. Ngoài ra, sự lạm dụng chụp Xquang nha khoa hoặc Xquang vùng đầu cổ có thể là yếu tố làm thúc đẩy quá trình khởi phát khối u.

Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu còn nhắc đến vai trò của tia cực tím trong bệnh sinh u tuyến nước bọt. Ngoài ra, u lympho biểu mô của tuyến nước bọt còn liên quan tới Virus Epstein Barr và một số virus khác như Polyoma virus, Cytomegalo virus. Một vài nghiên cứu gần đây cho thấy việc lạm dụng rượu và thuốc lá có liên quan tới u Warthin (u tuyến lympho).

Nghề nghiệp có liên quan đến u tuyến nước bọt: khai thác mỏ amian, sản xuất cao su và các sản phẩm liên quan, nghề hàn, chế biến gỗ. Ô nhiễm môi trường, dinh dưỡng kém cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc u tuyến nước bọt.

Hình ảnh tuyến nước bọt: tuyến mang tai, tuyến dưới hàm và tuyến dưới lưỡi.

3. Dấu hiệu nhận biết u tuyến nước bọt

Triệu chứng u tuyến nước bọt thường nghèo nàn, biểu hiện là một khối u vùng dưới hàm, cổ (tuyến dưới hàm), ở góc hàm hay ở mặt (tuyến mang tai), khối sưng lên ở sàn miệng (tuyến dưới lưỡi). Nhìn chung đặc điểm của u tuyến nước bọt như sau:

U tuyến nước bọt xuất hiện đã lâu.

Tiến triển chậm.

Không đau, tuy nhiên khi xuất hiện đau ở vùng u lại là một triệu chứng gợi ý u ác tính.

Khối u có thể tăng kích thước nhanh do viêm nhiễm, chảy máu trong u.

Do sự đa dạng về vị trí của các tuyến nước bọt phụ và u tuyến có thể gặp ở nhiều nơi, mỗi khối u ở vị trí khác nhau sẽ gây ra các triệu chứng tại chỗ khác nhau. Chảy máu hoặc ngạt mũi có thể là dấu hiệu đầu tiên của khối u tuyến nước bọt phụ tại vách ngăn mũi. Trong khi các khối u ở đáy lưỡi lại gây cảm giác nuốt vướng và nghẹn. Các khối u ở vùng miệng lại có thể gây khít hàm…

- Đối với u lành tính: Biểu hiện u tròn, ranh giới rõ, mật độ chắc, di động; khi u ở sâu, viêm xơ hóa thì di động hạn chế; không có dấu hiệu thần kinh hoặc xâm lấn da.

- Đối với u ác tính: U cứng, chắc, ranh giới không rõ, di động hạn chế hoặc cố định khi u xâm lấn vào cơ hoặc xương hàm dưới, có thể gây liệt nhẹ môi dưới, xâm lấn da hoặc loét mặt da, có thể di căn hạch cổ hoặc di căn phổi, xương.

Khi xuất hiện khối u khối u vùng dưới hàm, cổ, ở góc hàm hay ở mặt (tuyến mang tai)... cần tới cơ sở y tế để khám.

4. Chẩn đoán xác định u tuyến nước bọt

- Siêu âm là một phương pháp dễ thực hiện, có giá trị cao trong chẩn đoán; góp phần khẳng định chẩn đoán lâm sàng, xác định vị trí u ở trong nhu mô hay ngoài tuyến, u đặc hay u nang, u hay là hạch.

Trong một số trường hợp, siêu âm có thể đem lại một số thông tin giúp phân biệt u lành với u ác. U lành tính thường có một độ đồng nhất, bờ rõ nét. U ác thường có mật độ âm không đồng nhất, bờ không đều và có thể hoại tử trung tâm u.

- Chụp CT, CT sialography, MRI - Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh này mang lại rất nhiều thông tin trong việc đánh giá bệnh lý u tuyến nước bọt, mật độ, kích thước u, ranh giới, độ xâm lấn của u vào tổ chức xung quanh.

Chụp MRI có lợi điểm hơn các phương pháp khác do không sử dụng tia X và các phương pháp đối quang (là những yếu tố nguy cơ thúc đẩy sự phát triển của u tuyến nước bọt). Hơn nữa, MRI còn cho hình ảnh không gian ba chiều rõ nét giữa u tuyến và mô bình thường.

- Đối với u tuyến nước bọt, việc chỉ định chọc hút tế bào bằng kim nhỏ thường được sử dụng. Phương pháp này góp phần chẩn đoán phân biệt viêm tuyến, khối u, các hạch lympho lân cận. Sự hiểu biết về tế bào học thông qua chọc hút kim nhỏ có ảnh hưởng lớn tới kế hoạch điều trị.

- Chụp cản quang tuyến nước bọt ít có giá trị trong chẩn đoán u. Chụp xạ hình tuyến nước bọt cũng chỉ phân biệt được u lympho tuyến nang và u hỗn hợp.

5. Phân loại u tuyến nước bọt

Theo phân loại của WHO, u tuyến nước bọt được chia như sau:

5.1. U biểu mô tuyến:

Đối với u tuyến nước bọt lành tính:

- U tuyến đa hình (u hỗn hợp)

- U tuyến đơn hình:

U lympho tuyến, u lympho tuyến nang (u Warthin)

U tế bào hạt ưa acid

U tế bào đáy

U tế bào bã

- Nang tuyến:

Nang trong tuyến nước bọt bẩm sinh

Nang giả tuyến nước bọt

- U Godwin (tổ chức lympho biểu mô lành tính)

U ác tính không ổn định:

U tế bào tuyến nang

U nhầy biểu bì

U tế bào sáng

U tuyến nước bọt ác tính:

Ung thư biểu mô tế bào trụ

Ung thư biểu mô tuyến

Ung thư biểu mô không biệt hóa

Ung thư biểu mô dạng biểu bì

U đa hình thoái hóa ác tính

Ung thư di căn trong tuyến

Xạ trị là phương pháp chính để điều trị khối u nằm ở vị trí không thể thực hiện phẫu thuật.

5.2. Khối u của mô liên kết hoặc tổ chức khác:

U lành tính:

U máu: u bạch mạch, u tế bào ngoại mạch

U mỡ

U tế bào Schwann

U ác tính:

U lympho Hodgkin, u lympho không Hodgkin và giả u lympho

U tế bào mạch quanh mạch

Ung thư mô liên kết: sarcôm xơ, sarcôm cơ

Sarcôm cơ ở trẻ em

U tế bào Schwann ác tính

6. Điều trị u tuyến nước bọt

Phương pháp điều trị tốt nhất với các khối u tuyến nước bọt là phẫu thuật, làm xét nghiệm mô bệnh học. Việc cắt bỏ rộng đến đâu là do các type mô học và đặc điểm giải phẫu quyết định.

- U tuyến mang tai: u lành tính cắt thùy nông hay thùy sâu nhưng cần bảo tồn dây thần kinh VII.

- U ác tính tùy theo kích thước, độ xâm lấn mà quyết định chỉ cắt thùy nông hay cắt toàn bộ tuyến cùng dây VII.

- U tuyến dưới hàm dù lành hay ác tính cũng cần phải loại bỏ tuyến. Nếu trên lâm sàng có hạch cần phải nạo vét hạch.

- U tuyến dưới lưỡi: lấy bỏ toàn bộ khối u và tổ chức tuyến, tránh làm tổn thương sàn miệng Trong trường hợp u không thể mổ được hoặc ở một số trường hợp sau mổ tùy theo tuýp mô bệnh học của u sẽ có chỉ định điều trị tia xạ.

Trong nhiều trường hợp xạ trị là phương pháp chính để điều trị khối u nằm ở vị trí không thể thực hiện phẫu thuật hoặc được sử dụng hỗ trợ phương pháp phẫu thuật hay hóa trị.

7. U tuyến nước bọt có phòng ngừa được không?

Việc phòng ngừa bệnh u tuyến nước bọt cũng như các bệnh răng miệng thì việc hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá và các chất kích thích là cần thiết.

Vệ sinh răng miệng đúng cách, súc miệng bằng nước muối ấm sau bữa ăn.

Giữ ẩm miệng bằng nước hoặc kẹo không đường.

Bổ sung dinh dưỡng và uống nhiều nước.

Cần thăm khám định kỳ 6 tháng/ lần để phát hiện kịp thời những bất thường từ đó có thể được điều trị và tư vấn kịp thời.

Và nếu thấy có biểu hiện bất thường như cảm giác đau, khô miệng và mất vị giác có thể làm bạn sụt cân cùng chán ăn…. cũng cần tới ngay cơ sở y tế để được thăm khám.

Bích Thủy (Nguồn: suckhoedoisong.vn)

Nguyễn Bích Thủy

Các tin khác
  • TTYT huyện Mê Linh đẩy mạnh hoạt động phòng chống bệnh đái tháo đường
  • Ba Vì hưởng ứng ngày Thế giới phòng chống bệnh đái tháo đường
  • Đông Anh tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống bệnh Đái tháo đường 14/11
  • Tăng cường các biện pháp phát hiện sớm bệnh nhân ĐTĐ để dự phòng sớm, quản lý, điều trị kịp thời, giảm sự gia tăng mắc bệnh ĐTĐ
  • Ba Vì mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới phòng chống bệnh tim mạch năm 2024
  • 1000 học sinh tham dự các buổi nói chuyện chuyên đề về bệnh tim mạch - tăng huyết áp

  • Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
  • Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
  • Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
  • Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
  • 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
  • 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
  • Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
  • Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
  • Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
  • Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc

Dịch vụ công trực tuyến

Phần mềm Quản lý văn bản

Phần mềm QLHS Một cửa

Phần mềm Một cửa (Mới)

Tiếp nhận ý kiến công dân

Danh mục TTHC công

Tra cứu hồ sơ Một cửa

Thư điện tử TP Hà Nội

Thông tin người phát ngôn

Chọn liên kết Đang online: 610 Lượt truy cập trong tuần: 18944 Lượt truy cập trong tháng: 152005 Lượt truy cập trong năm: 2750677 Tổng số lượt truy cập: 46818065 Về đầu trang

Từ khóa » Cắt U Lưỡi Lành Tính