U Xơ Tử Cung Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu & Cách điều Trị
Có thể bạn quan tâm
U xơ tử cung là bệnh phụ khoa phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị u xơ tử cung không cần phẫu thuật. Bác sĩ sẽ dựa vào các yếu tố như: vị trí, kích thước và tốc độ phát triển của khối u xơ.... để đề xuất cách chữa u xơ tử cung phù hợp.
Tóm Tắt Nội Dung Bài Viết [Hiện]1. U xơ tử cung là gì?
Bệnh u xơ tử cung (Uterine fibroids) là khối u lành tính phát triển từ cơ tử cung. U xơ tử cung hình thành do sự phát triển quá mức của một tế bào cơ trơn, nó phân chia nhiều lần và phát triển thành một khối vững chắc, tách biệt hẳn với các phần còn lại của thành tử cung. Một người có thể xuất hiện một hoặc nhiều khối u xơ với các kích cỡ khác nhau, dao động từ 1mm đến 80mm.
Các dạng u xơ tử cung:
- U xơ dưới thanh mạc tử cung: U xơ nằm ở dưới thanh mạc, thường có cuống. Khi phát triển, chúng sẽ chèn lên trực tràng và dây thần kinh cột sống, bàng quang…
- U xơ trong vách: Dạng u xơ phổ biến nhất, hình thành trong thành tử cung (là lớp giữa dày nhất của tử cung).
- U xơ dưới niêm mạc: U xơ phát triển ngay dưới niêm mạc tử cung, hướng về phía buồng tử cung, có khả năng ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của chị em, gây sảy thai và vô sinh.
- U xơ tử cung có cuống: Loại u xơ tách biệt hẳn khỏi bề mặt tử cung, dính với tử cung bằng một cuống nhỏ.
Khi kích thước khối u lớn dần, sẽ chèn ép lên các tạng xung quanh như bàng quang, trực tràng… gây ra các triệu chứng u xơ tử cung rõ ràng, rất dễ nhận biết. Người bệnh xuất huyết âm đạo, táo bón, tiểu khó, tiểu rắt, bụng to như mang thai...
2. Nguyên nhân gây u xơ tử cung
Nguyên nhân gây u xơ tử cung không được xác định chính xác, nhưng nó thường xuất hiện ở chị em trong độ tuổi sinh sản (từ 30 đến 50 tuổi), phát triển khi mang thai, ít gặp ở độ tuổi dậy thì và mãn kinh.
Một số yếu tố được cho là nguyên nhân gây u xơ tử cung:
- Yếu tố di truyền: Tế bào u xơ có sự thay đổi gen khác với các tế bào bình thường trong tử cung. Nguy cơ mắc bệnh cao hơn ở những người có tiền sử gia đình mắc bệnh, chị em sinh đôi cùng trứng cũng dễ mắc bệnh hơn so với sinh đôi khác trứng…
- Hormone estrogen và progesterone: Trong giai đoạn mang thai, hai loại hormone này tăng cao, kích thích sự phát triển của u xơ. Trong giai đoạn mãn kinh, hai hormone này suy giảm thì u xơ có hướng teo lại.
- Các yếu tố cân bằng nội môi: Nội môi là môi trường bên trong cơ thể, các yếu tố cân bằng nội môi bao gồm các yếu tố lý, hóa, giúp duy trì sự ổn định của bên trong cơ thể, được cho là có liên quan trực tiếp đến sự phát triển của u xơ.
- Thay đổi cân nặng đột ngột: Chế độ ăn uống mất cân đối, khiến cân nặng chị em thay đổi thất thường, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hormone, gây ra u xơ tử cung.
- Viêm cổ tử cung và tử cung: Nguy cơ u xơ cổ tử cung cao hơn ở những chị em bị tổn thương tử cung và cổ tử cung kéo dài.
- Stress: Quá trình sản xuất hormone trong cơ thể bị ảnh hưởng trực tiếp bởi tâm lý của chị em, người có vấn đề về tâm lý, gặp áp lực kéo dài sẽ dễ bị u xơ cổ tử cung.
- Các nguyên nhân u xơ tử cung khác: Quan hệ tình dục không lành mạnh, quan hệ quá sớm hoặc mắc bệnh tuyến giáp…
3. Dấu hiệu u xơ tử cung dễ nhận biết không?
Các triệu chứng và dấu hiệu u xơ tử cung chỉ lộ rõ ra bên ngoài khi các khối u xơ phát triển kích thước lớn, chèn ép lên các tạng phủ xung quanh.
3.1. Rong kinh hoặc cường kinh kéo dài
U xơ tử cung dưới niêm mạc tử cung sẽ khiến chị em chảy nhiều máu, gây ra hiện tượng rong kinh (kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày) hoặc cường kinh (ra máu kinh nhiều, vượt quá 200ml). Rong kinh hoặc cường kinh là dấu hiệu u xơ tử cung xuất hiện đầu tiên, chị em có thể cần phải dùng đến thuốc giảm lượng máu kinh để hỗ trợ.
3.2. Triệu chứng thiếu máu
Thiếu máu là hệ lụy của việc chảy nhiều máu khi hành kinh, khiến cơ thể chị em trở nên xanh xao, mệt mỏi, thiếu sức sống, ảnh hưởng đến hiệu quả học tập và làm việc. Nếu thiếu máu nặng thì chị em còn bị choáng và ngất, gặp rất nhiều vấn đề sức khỏe trầm trọng.
3.3. Đau hay cảm giác tức ở vùng chậu
U xơ dưới thanh mạc tử cung sẽ chèn ép lên các dây thần kinh vùng chậu, khiến chị em đau cơ và đau cột sống. Để chẩn đoán và điều trị dạng u xơ này, bác sĩ thường chỉ định chụp cộng hưởng từ MRI và dùng thuốc làm teo nhỏ khối u hoặc tiến hành phẫu thuật cắt bỏ.
3.4. Đau khi giao hợp
Quan hệ tình dục đau đớn là một trong những dấu hiệu u xơ tử cung điển hình, thường gặp ở các u xơ phát triển gần hoặc ngay tại cổ tử cung. Trong khi quan hệ, các hoạt động va chạm mạnh mẽ sẽ tác động vào khối u hoặc đẩy khối u va chạm nhiều hơn vào các tạng phủ xung quanh nên gây ra đau đớn. Ngoài ra, u xơ tử cung cũng có thể khiến chị em bị chảy máu khi quan hệ.
3.5. Tiểu tiện thường xuyên
U xơ mọc bên ngoài thành tử cung, hướng đến thành bụng sẽ gây áp lực lên bàng quang. Khi chúng phát triển đến kích thước lớn (trên 50mm chả hạn) thì thể tích bàng quang hẹp lại đáng kể, chị em đi tiểu thường xuyên hơn.
3.6. Táo bón hoặc đầy hơi
Không chỉ chèn ép lên bàng quang, khối u xơ lớn còn có thể tiếp xúc và chấn vào trực tràng, gây áp lực cho trực tràng. Trong trường hợp này, u xơ sẽ cản trở việc đại tiện, phân tích trữ lâu trong cơ thể dễ dẫn đến táo bón hoặc đầy hơi. Tuy nhiên, đây không phải là dấu hiệu u xơ tử cung đặc trưng do táo bón hoặc đầy hơi nhiều khi là do các bệnh lý khác chứ không hẳn là do u xơ cổ tử cung.
3.7. Khí hư loãng như nước
Khi bị u xơ tử cung, chị em có thể ra nhiều khí hư trong hoặc lẫn dịch nhầy, thỉnh thoảng loãng như nước. Rõ nhất là khi cơ thể mệt mỏi làm cho hàm lượng hormone thay đổi đột ngột nên khí hư loãng.
3.8. Sờ thấy khối u ở hạ vị (vùng dưới rốn)
Nếu người bệnh có thể sờ thấy khối u ở hạ vị thì chứng tỏ kích thước khối u đã rất lớn rồi, chỉ có thể tiến hành can thiệp phẫu thuật. Tuy nhiên, đây cũng có thể là khối u thuộc buồng trứng chứ không hẳn là u xơ cổ tử cung.
4. Chẩn đoán u xơ tử cung
Để chẩn đoán u xơ tử cung, bác sĩ cần phải thăm khám lâm sàng vùng chậu, sờ nắn vùng bụng xem chị em có u cục hoặc có biểu hiện đau đớn, khó chịu nào không.
Nếu có dấu hiệu u xơ tử cung thì bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng sau:
- Siêu âm: Sử dụng sóng siêu âm để tái hiện hình ảnh tử cung, xác định chính xác kích thước và vị trí khối u. Đối với siêu âm ổ bụng, bác sĩ sẽ di chuyển đầu dò siêu âm trên bụng hoặc đặt đầu dò vào trong âm đạo đối với siêu âm qua ngã âm đạo.
- Xét nghiệm công thức máu: Nếu chị em bị chảy máu âm đạo thì bác sĩ sẽ xét nghiệm công thức máu để kiểm tra tất cả các nguyên nhân bệnh lý gây chảy máu như rối loạn đông máu, bệnh tuyến giáp, mất máu mạn tính…
Nếu siêu âm không thể giúp chẩn đoán chính xác vị trí và kích thước khối u xơ tử cung thì bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác như:
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): Phương pháp tái hiện hình ảnh 3D sắc nét và rõ ràng, chi tiết hơn nhiều so với siêu âm hay X quang và chụp cắt lớp CT.
- Siêu âm bơm nước buồng tử cung: Bác sĩ sẽ bơm một lượng nước muối sinh lý vào tử cung qua đường âm đạo trước khi siêu âm, giúp việc ghi hình buồng tử cung và nội mạc tử cung dễ dàng hơn, rất hữu ích với chị em bị rong kinh nặng.
- Chụp tử cung vòi trứng: Một chất cản quang được bơm vào tử cung thông qua đường âm đạo, sau đó tiến hành chụp X quang để buồng tử cung và vòi trứng tái hiện chi tiết hơn. Phương pháp này không chỉ giúp phát hiện u xơ tử cung mà còn kiểm tra tắc vòi trứng.
- Soi buồng tử cung: Sử dụng một ống soi nhỏ có gắn đèn và thiết bị camera ở đằng trước, đi qua cổ tử cung, vào đến tử cung, sau đó tiêm nước muối sinh lý vào để lòng tử cung rộng mở, giúp việc quan sát thành tử cung và lỗ mở của vòi trứng dễ dàng hơn.
5. Cách điều trị u xơ tử cung
Cách điều trị u xơ tử cung phụ thuộc vào vị trí, kích thước khối u và nguyện vọng của người phụ nữ còn muốn sinh con hay không. Về cơ bản u xơ tử cung là 1 bệnh phụ khoa lành tính, trong nhiều trường hợp không cần chữa trị.
5.1. Mục tiêu điều trị u xơ tử cung
- Giảm nhẹ triệu chứng: Thông thường, bác sĩ sẽ theo dõi các u xơ nhỏ trong một giai đoạn thời gian kết hợp với việc điều trị nội khoa khắc phục triệu chứng như: Chảy máu nhiều và thiếu máu, táo bón, đau đớn…
- Cắt bỏ hoặc làm giảm kích thước khối u xơ: Nếu u xơ phát triển lớn ra thì mới cần can thiệp phẫu thuật. Việc lựa chọn phương pháp điều trị nào cũng cần căn cứ vào nguyện vọng và khả năng tài chính của người bệnh.
5.2. Cách chữa u xơ tử cung bằng thuốc
Thuốc không thể làm giảm kích thước khối u nhưng có thể khiến nó ngừng phát triển bằng cách điều chỉnh nồng độ hormone trong cơ thể. Bác sĩ sẽ chỉ định hormone giải phóng gonadotropin (GnRH) như leuprolide (Lupron) để nồng độ estrogen và progesterone trong cơ thể giảm xuống và khối u không phát triển thêm.
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định một số thuốc nhằm kiểm soát dấu hiệu u xơ tử cung như:
- Thuốc giảm đau không kê đơn để kiểm soát tình trạng đau đớn.
- Thuốc tránh thai để kiểm soát tình trạng chảy máu kinh nhiều.
- Đặt dụng cụ tránh thai để giải phóng hormone progestin.
5.3. Điều trị u xơ tử cung bằng phẫu thuật
Phẫu thuật được chỉ định đối với các khối u xơ tử cung lớn hoặc nhiều khối u tăng trưởng đồng thời. Phẫu thuật có 2 phương pháp:
- Mổ mở: Bác sĩ sẽ rạch một đường trên bụng, tiếp cận với tử cung và loại bỏ u xơ.
- Mổ nội soi u xơ tử cung: Bác sĩ rạch một vết mổ nhỏ trên bụng, đưa dụng cụ phẫu thuật qua vết mổ và loại bỏ u xơ.
Thông thường, phẫu thuật cắt bỏ u xơ không phải là cách điều trị triệt để do các khối u xơ có xu hướng phát triển trở lại sau cắt bỏ. Phẫu thuật cắt bỏ tử cung là cách điều trị u xơ tử cung triệt để nhưng người bệnh không còn khả năng mang thai và sinh con.
5.4. Điều trị u xơ tử cung không cần phẫu thuật
Tắc mạch không phải là phẫu thuật mà chỉ được coi là thủ thuật chữa u xơ tử cung. Trong đó, bác sĩ sẽ sử dụng một ống thông nhỏ và mềm, luồn qua động mạch đùi để đến động mạch tử cung, bơm chất gây tắc mạch là các hạt PVA (PolyVinyl Alcohol) để cắt đứt nguồn máu nuôi u xơ tử cung. Do thiếu máu nên u xơ sẽ teo dần và chỉ còn là sẹo nhỏ.
Sau tắc mạch, chị em mất hoàn toàn triệu chứng u xơ tử cung trong 1-2 tháng đầu tiên, khối u teo dần sau 3-6 tháng hoặc 1 năm. Khả năng tái phát chỉ là 1%.
Trong thời gian này, chị em chú ý hoạt động nhẹ nhàng, kiêng tắm bồn trong 2 tuần, kiêng quan hệ trong 1 tháng và tái khám sau 3-6-12 tháng.
- Ưu điểm: Phương pháp tắc mạch cho hiệu quả cao trên 95%, không can thiệp vào ổ bụng và không để lại sẹo trên bụng, duy trì được khả năng mang thai và sinh con cho chị em.
- Nhược điểm: Tỉ lệ nhỏ từ 2-3% chị em bị suy buồng trứng, mất kinh hoàn toàn. Một số người bị giảm lượng kinh nguyệt.
5.5. Tự chữa u xơ tử cung tại nhà
Một số biện pháp tự nhiên tại nhà có thể giúp khắc phục các triệu chứng của u xơ tử cung hoặc thậm chí làm u xơ cổ tử cung nhỏ lại.
- Các biện pháp tự nhiên: Châm cứu đông y, thực hành yoga, xoa bóp, thảo dược tự nhiên, chườm nóng khi bị đau bụng…
- Thay đổi chế độ ăn uống phù hợp: Tăng cường các thực phẩm giàu flavonoid có trong rau xanh, trà xanh… hạn chế ăn thịt và thực phẩm giàu năng lượng.
- Giảm thiểu stress và áp lực; giảm cân nếu thừa cân, béo phì.
6. U xơ tử cung có nguy hiểm không?
U xơ tử cung nhỏ không gây ra triệu chứng, một số khối u còn có thể biến mất theo thời gian. Ngược lại, với các khối u phát triển lớn thì sẽ chèn ép lên các tạng phủ xung quanh, làm gián đoạn sinh hoạt cuộc sống và ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng sinh sản của chị em.
- Thiếu máu: Chị em thiếu máu có biểu hiện da xanh xao, cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến chị em suy kiệt sức khỏe, mất dần khả năng lao động, máu không lên não đủ còn có thể gây ra chóng mặt, ngất xỉu hoặc thậm chí là tử vong.
- Ảnh hưởng đến sinh hoạt cuộc sống: Khối u xơ tử cung chèn vào bàng quang gây tiểu khó, tiểu nhiều, tiểu rắt; chèn ép lên niệu quản khiến bể thận ứ nước tiểu, bị sỏi thận hoặc viêm đài bể thận; chèn ép lên trực tràng gây đau khi đại tiện, táo bón; chèn ép tĩnh mạch gây phù chân…
- Nhiễm khuẩn: Khối u bị nhiễm khuẩn sẽ lan sang các cơ quan xung quanh, gây ra viêm niêm mạc tử cung, viêm ống dẫn trứng cấp và mãn tính… với các biểu hiện chung là sốt, đau bụng hạ vị, khi khám thấy hình ảnh khối u đang dần hoại tử, chuyển màu nâu sẫm, mềm.
- Xoắn khối u: Khối u dưới phúc mạc mà bị xoắn thì sẽ gây ra triệu chứng đau hố chậu dữ dội, nôn mửa, bí đại tiện, choáng và ngất… có thể gây tử vong.
- Biến hóa thành ung thư: Dấu hiệu u xơ tử cung biến chứng sang ung thư hóa là sốt, gầy sút cân, ra máu bất thường, cơ thể mệt mỏi, suy kiệt…
Biến chứng u xơ tử cung tới việc mang thai và sinh con:
- Vô sinh, hiếm muộn: Các u xơ ở vị trí đặc biệt là eo hoặc kẽ tử cung sẽ gây khó khăn cho quá trình mang thai, đặc biệt là trong tình trạng bệnh nhân đang có nồng độ hormone estrogen cao. Hơn nữa, các khối u to còn làm rối loạn co bóp của các cơ trơn tử cung, ngăn cản sự di chuyển của tinh trùng gặp trứng, hoặc nếu có gặp thì cũng khó bám được vào niêm mạc tử cung làm tổ.
- Gia tăng nguy cơ sảy thai: U xơ tử cung khiến cho các cơ tử cung kém đàn hồi, rối loạn co bóp nên nguy cơ sảy thai cao.
- Cản trở sự phát triển của thai nhi: Khi mang thai, hormone estrogen gia tăng, u xơ trong lòng tử cung có xu hướng phát triển to ra, hạn chế sự phát triển của thai nhi.
- Ngôi thai phát triển bất thường: U xơ khiến khoang tử cung có hình dạng bất thường, thai nhi khó khăn khi xoay về ngôi thuận để sinh thường.
- Rau bong nong: Nếu như rau thai bị chặn bởi một khối u xơ thì có nguy cơ bị vỡ, thai nhi không được cung cấp oxy sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
- Chuyển dạ: U xơ tử cung làm rối loạn sự co bóp của cơ trơn tử cung, u tiền đạo còn có thể cản trở đường ra của thai nhi.
- Sổ rau: Sau khi sinh con, chị em bị u xơ trong niêm mạc tử cung có nguy cơ bị sót rau, chảy máu tử cung hoặc tử cung không có khả năng co chặt lại như bình thường, nguy cơ cao bị viêm niêm mạc tử cung.
7. U xơ tử cung kích thước to bao nhiêu thì nên cắt?
Với các khối u xơ tử cung có kích thước nhỏ, dưới 50mm, không gây ra triệu chứng khó chịu thì không cần phải cắt. Riêng đối với chị em mang thai bị u xơ nhỏ, có sự thay đổi nội tiết tố đột ngột thì cần theo dõi chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, sau khi sinh thì khối u sẽ teo lại nên việc chữa u xơ tử cung cũng dễ dàng hơn.
Bác sĩ sẽ chỉ định mổ trong hai trường hợp sau:
- Khối u có kích thước lớn trên 50mm.
- Khối u có kích thước dưới 50mm nhưng có triệu chứng khó chịu hoặc đe dọa gây biến chứng nguy hiểm.
Căn cứ vào tình trạng khối u và nguyện vọng của chị em mà bác sĩ sẽ tiến hành bóc tách khối u, bảo tồn tử cung hoặc cắt bỏ tử cung bán phần/toàn phần.
- Bóc tách khối u thì u xơ tử cung có nguy cơ tái phát nhưng chị em vẫn có thể mang thai trở lại, phù hợp với người chưa có con.
- Cắt bỏ tử cung một phần hoặc toàn phần là cách điều trị u xơ tử cung triệt để nhưng chị em không thể mang thai trở lại, phẫu thuật cắt bỏ phù hợp với chị em lớn tuổi, không còn nguyện vọng sinh đẻ.
Trên đây là những chia sẻ của bác sĩ tại phòng khám đa khoa Thái Hà về dấu hiệu u xơ tử cung và những cách điều trị u xơ tử cung. Nếu còn bất kỳ nghi vấn nào, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hệ thống hỗ trợ.
--> http://phathaithaiha.webflow.io
Từ khóa » Ct U Xơ Tử Cung
-
U Xơ Tử Cung - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
U XƠ TỬ CUNG - SlideShare
-
Chẩn đoán U Xơ Tử Cung - Vinmec
-
Bệnh Học U Xơ Tử Cung ⋆ Hồng Ngọc Hospital
-
Hướng Dẫn Lâm Sàng Xử Trí U Xơ Cơ Tử Cung - Health Việt Nam
-
Hướng Dẫn Lâm Sàng Xử Trí U Xơ Cơ Tử Cung (P4) | BvNTP
-
Cắt Khối U Xơ Tử Cung Nặng Hơn 4kg - Báo Tuổi Trẻ
-
U XƠ TỬ CUNG - BỆNH PHỤ KHOA THƯỜNG GẶP
-
U Xơ Tử Cung
-
U Xơ Tử Cung | Vascular & Interventional Centre
-
Các Biến Chứng ít Người Biết Của U Xơ Tử Cung
-
U Xơ Tử Cung (Nhân Xơ Tử Cung) - Y Học Cộng đồng
-
U Xơ Tử Cung – Hiểu đúng để Chủ động Phòng Ngừa Và điều Trị Sớm ...