UEFA Champions League 2006–07 – Wikipedia Tiếng Việt

UEFA Champions League 2006–07
Chi tiết giải đấu
Thời gian12 tháng 9 năm 2006 - 23 tháng 5 năm 2007
Số đội32 (từ UEFA liên đoàn)
Vị trí chung cuộc
Vô địchÝ A.C. Milan (lần thứ 7)
Á quânAnh Liverpool F.C.
Thống kê giải đấu
Số trận đấu125
Số bàn thắng311 (2,49 bàn/trận)
Vua phá lướiBrasil Kaká (10 bàn)

UEFA Champions League 2006–07 là giải đấu bóng đá cao nhất ở cấp câu lạc bộ của châu Âu thứ 52 tính từ lần đầu khởi tranh và là giải thứ 15 theo thể thức và tên gọi mới UEFA Champions League. Trận chung kết tổ chức tại sân vận động Olympic ở thủ đô Athens của Hy Lạp vào ngày 23 tháng 5 năm 2007 giữa hai câu lạc bộ Milan và Liverpool. Milan thắng 2–1, đoạt được Cúp C1 châu Âu lần thứ 7 với hai bàn thắng của Filippo Inzaghi. Bàn thắng của Liverpool do công của Dirk Kuyt.

Sự kiện trước giải đấu

[sửa | sửa mã nguồn]

Scandal ở Serie A

[sửa | sửa mã nguồn]

Các đội bóng của Ý tham dự giải, theo như kết quả mùa giải 2005–06 lần lượt là Juventus, Milan, Inter Milan và Fiorentina. Sau scandal Calciopoli, bốn đại diện tham dự giải đấu được lựa chọn lại vào ngày 25 tháng 7.

Một số đội có dính líu vào scandal này bị đánh tụt hạng (Juventus) hoặc trừ điểm ở mùa giải trước (AC Milan, Fiorentina...) Do vậy Inter Milan và Roma vào thẳng vòng đấu bảng, trong khi đó Milan và Chievo tham dự từ vòng sơ loại thứ ba. Ban đầu, Milan không được quyền tham dự Champions League, tuy nhiên sau đó được Liên đoàn bóng đá Ý cho phép tham dự nhưng từ vòng sơ loại [1] Quyết định này của Liên đoàn bóng đá Ý có thể xem là đúng đắn, vì sau đó Milan trở thành nhà vô địch của giải đấu.

Vòng loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Vòng sơ loại thứ nhất

[sửa | sửa mã nguồn]

Lượt đi được tổ chức vào hai ngày 11 và 12 tháng 7 năm 2006, lượt về diễn ra sau đó một tuần vào hai ngày 18 và 19 tháng 7.

Đội 1 TTS Đội 2 Lượt đi Lượt về
Elbasani Albania 1–3 Litva Ekranas 1–0 0–3
FC TVMK Estonia 3–4 Iceland FH Hafnarfjörður 2–3 1–1
Liepājas Metalurgs Latvia 2–1 Kazakhstan Aktobe 1–0 1–1
MyPa Phần Lan 2–0 Wales The New Saints 1–0 1–0
Cork City Cộng hòa Ireland 2–1 Cộng hòa Síp Apollon Limassol 1–0 1–1
Sioni Bolnisi Gruzia 2–1 Azerbaijan Baku 2–0 0–1
F91 Dudelange Luxembourg 0–1 Bắc Macedonia Rabotnički 0–1 0–0
Shakhtyor Belarus 0–2 Bosna và Hercegovina Široki Brijeg 0–1 0–1
Birkirkara Malta 2–5 Quần đảo Faroe B36 0–3 2–2
Linfield Bắc Ireland 3–5 Slovenia Gorica 1–3 2–2
Pyunik Armenia 0–2 Moldova Sheriff Tiraspol 0–0 0–2

Vòng sơ loại thứ hai

[sửa | sửa mã nguồn]

Lượt đi được tổ chức vào hai ngày 25 và 26 tháng 7 năm 2006, lượt về diễn ra sau đó một tuần vào hai ngày 1 và 2 tháng 8.

Đội 1 TTS Đội 2 Lượt đi Lượt về
Gorica Slovenia 0–5 România Steaua Bucureşti 0–2 0–3
Levski Sofia Bulgaria 4–0 Gruzia Sioni Bolnisi 2–0 2–0
FC Zürich Thụy Sĩ 2–3 Áo Red Bull Salzburg 2–1 0–2
Djurgården Thụy Điển 2–3 Slovakia Ružomberok 1–0 1–3
Debrecen Hungary 2–5 Bắc Macedonia Rabotnički 1–1 1–4
Cork City Cộng hòa Ireland 0–4 Serbia Red Star Belgrade1 0–1 0–3
Fenerbahçe Thổ Nhĩ Kỳ 9–0 Quần đảo Faroe B36 4–0 5–0
Mladá Boleslav Cộng hòa Séc 5–3 Na Uy Vålerenga 3–1 2–2
Sheriff Tiraspol Moldova 1–1(a) Nga Spartak Moscow 1–1 0–0
Liepājas Metalurgs Latvia 1–8 Ukraina Dynamo Kyiv 1–4 0–4
FH Hafnarfjörður Iceland 0–3 Ba Lan Legia Warsaw 0–1 0–2
Copenhagen Đan Mạch 4–2 Phần Lan MyPa 2–0 2–2
Ekranas Litva 3–9 Croatia Dinamo Zagreb 1–4 2–5
Hearts Scotland 3–0 Bosna và Hercegovina Široki Brijeg 3–0 0–0

Vòng sơ loại thứ ba

[sửa | sửa mã nguồn]

Lượt đi được tổ chức vào hai ngày 8 và 9 tháng 8 năm 2006, lượt về diễn ra sau đó hai tuần vào hai ngày 22 và 23 tháng 8.

Đội 1 TTS Đội 2 Lượt đi Lượt về
Slovan Liberec Cộng hòa Séc 1–2 Nga Spartak Moscow 0–0 1–2
Shakhtar Donetsk Ukraina 4–2 Ba Lan Legia Warsaw 1–0 3–2
Red Bull Salzburg Áo 1–3 Tây Ban Nha Valencia 1–0 0–3
Levski Sofia Bulgaria 4–2 Ý Chievo 2–0 2–2
Hearts Scotland 1–5 Hy Lạp AEK Athens 1–2 0–3
CSKA Moscow Nga 5–0 Slovakia Ružomberok 3–0 2–0
Milan Ý 3–1 Serbia Red Star Belgrade1 1–0 2–1
Galatasaray Thổ Nhĩ Kỳ 6–3 Cộng hòa Séc Mladá Boleslav 5–2 1–1
Standard Liège Bỉ 3–4 România Steaua Bucureşti 2–2 1–2
Austria Wien Áo 1–4 Bồ Đào Nha Benfica 1–1 0–3
Dinamo Zagreb Croatia 1–5 Anh Arsenal 0–3 1–2
Copenhagen Đan Mạch 3–2 Hà Lan Ajax 1–2 2–0
Hamburg Đức (a)1–1 Tây Ban Nha Osasuna 0–0 1–1
Dynamo Kyiv Ukraina 5–3 Thổ Nhĩ Kỳ Fenerbahçe 3–1 2–2
Liverpool Anh 3–2 Israel Maccabi Haifa 2–1 1–12
Lille Pháp 4–0 Bắc Macedonia Rabotnički 3–0 1–0

Các đội bị loại ở vòng sơ loại thứ ba được chuyển xuống đấu ở vòng một Cúp UEFA.

Vòng đấu bảng

[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: UEFA Champions League 2006–07 - Vòng bảng

Lễ bốc thăm vòng đấu bảng được tiến hành ngày 24 tháng 8 năm 2006 tại Monaco. Vòng bảng tiến hành từ 12 tháng 9 đến 6 tháng 12 năm 2006.

Thể thức xếp hạng

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo điều 4.05 trong quy định của UEFA mùa bóng này, nếu hai hay nhiều đội cùng điểm với nhau khi kết thúc vòng đấu bảng, các tiêu chí để xếp hạng theo thứ tự như sau:

  1. Thành tích đối đầu trực tiếp giữa các đội
  2. Hiệu số bàn thắng thua khi đối đầu trực tiếp
  3. Bàn thắng sân khách khi đối đầu trực tiếp
  4. Hiệu số bàn thắng thua trong bảng đấu
  5. Bàn thắng ghi được trong bảng đấu
  6. Hệ số UEFA cho câu lạc bộ, tính trong 5 mùa bóng
Màu ký hiệu sử dụng trong bảng
Đội bóng vượt qua vòng bảng, lọt vào vòng loại trực tiếp, tên in đậm
Đội bóng bị loại vòng bảng, xuống chơi ở Cúp UEFA, tên in đậm nghiêng
Đội bóng bị loại vòng bảng, tên in nghiêng

Bảng A

[sửa | sửa mã nguồn]
Đội Trận Thắng Hoà Thua Bàn thắng Bàn thua Hiệu số Điểm
Anh Chelsea 6 4 1 1 10 4 6 13
Tây Ban Nha Barcelona 6 3 2 1 12 4 8 11
Đức Werder Bremen 6 3 1 2 7 5 2 10
Bulgaria Levski Sofia 6 0 0 6 1 17 -16 0

Bảng B

[sửa | sửa mã nguồn]
Đội Trận Thắng Hoà Thua Bàn thắng Bàn thua Hiệu số Điểm
Đức Bayern 6 3 3 0 10 3 7 12
Ý Inter 6 3 1 2 5 5 0 10
Nga Spartak Moskva 6 1 2 3 7 11 -4 5
Bồ Đào Nha Sporting 6 1 2 3 3 6 -3 5

Bảng C

[sửa | sửa mã nguồn]
Đội Trận Thắng Hoà Thua Bàn thắng Bàn thua Hiệu số Điểm
Anh Liverpool 6 4 1 1 11 5 6 13
Hà Lan PSV Eindhoven 6 3 1 2 6 6 0 10
Pháp Bordeaux 6 2 1 3 6 7 -1 7
Thổ Nhĩ Kỳ Galatasaray 6 1 1 4 7 12 -5 4

Bảng D

[sửa | sửa mã nguồn]
Đội Trận Thắng Hoà Thua Bàn thắng Bàn thua Hiệu số Điểm
Tây Ban Nha Valencia 6 4 1 1 12 6 6 13
Ý Roma 6 3 1 2 8 4 4 10
Ukraina Shakhtar Donetsk 6 1 3 2 6 11 -5 6
Hy Lạp Olympiacos 6 0 3 3 6 11 -5 3

Bảng E

[sửa | sửa mã nguồn]
Đội Trận Thắng Hoà Thua Bàn thắng Bàn thua Hiệu số Điểm
Pháp Lyon 6 4 2 0 12 3 9 14
Tây Ban Nha Real Madrid 6 3 2 1 14 8 6 11
România Steaua Bucureşti 6 1 2 3 7 11 -4 5
Ukraina Dynamo Kyiv 6 0 2 4 5 16 -11 2

Bảng F

[sửa | sửa mã nguồn]
Đội Trận Thắng Hoà Thua Bàn thắng Bàn thua Hiệu số Điểm
Anh Manchester United 6 4 0 2 10 5 5 12
Scotland Celtic 6 3 0 3 8 9 -1 9
Bồ Đào Nha Benfica 6 2 1 3 7 8 -1 7
Đan Mạch Copenhagen 6 2 1 3 5 8 -3 7

Bảng G

[sửa | sửa mã nguồn]
Đội Trận Thắng Hoà Thua Bàn thắng Bàn thua Hiệu số Điểm
Anh Arsenal 6 3 2 1 7 3 4 11
Bồ Đào Nha Porto 6 3 2 1 9 4 5 11
Nga CSKA Moscow 6 2 2 2 4 5 -1 8
Đức Hamburg 6 1 0 5 7 15 -8 3

Chú thích:

  • Arsenal nhất bảng do có 1 trận thắng và 1 trận hòa trước Porto

Bảng H

[sửa | sửa mã nguồn]
Đội Trận Thắng Hoà Thua Bàn thắng Bàn thua Hiệu số Điểm
Ý Milan 6 3 1 2 8 4 4 10
Pháp Lille 6 2 3 1 8 5 3 9
Hy Lạp AEK Athens 6 2 2 2 6 9 -3 8
Bỉ Anderlecht 6 0 4 2 7 11 -4 4

Vòng loại trực tiếp

[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: UEFA Champions League 2006-07 - Vòng loại trực tiếp

Các cặp đấu ở vòng loại trực tiếp đều tiến hành hai lượt, ngoại trừ trận chung kết. Trong trường hợp tỉ số hoà sau hai lượt, việc phân định thắng thua được tiến hành bằng cách tính bàn thắng sân khách, nếu cùng bàn thắng sân khách thì ở lượt về sẽ thi đấu hiệp phụ và sút luân lưu nếu hoà ở hiệp phụ.

  Vòng 1/8 Tứ kết Bán kết Chung kết
                                         
 Ý Roma 0 2 2  
 Pháp Lyon 0 0 0  
   Ý Roma 2 1 3  
   Anh Manchester United 1 7 8  
 Pháp Lille 0 0 0
 Anh Manchester United 1 1 2  
   Anh Manchester United 3 0 3  
   Ý Milan 2 3 5  
 Scotland Celtic 0 0 0  
 Ý Milan (hp) 0 1 1  
   Ý Milan 2 2 4
   Đức Bayern 2 0 2  
 Tây Ban Nha Real Madrid 3 1 4
 Đức Bayern (a) 2 2 4  
   Ý Milan 2
   Anh Liverpool 1
 Bồ Đào Nha Porto 1 1 2  
 Anh Chelsea 1 2 3  
   Anh Chelsea 1 2 3
   Tây Ban Nha Valencia 1 1 2  
 Ý Internazionale 2 0 2
 Tây Ban Nha Valencia (a) 2 0 2  
   Anh Chelsea 1 0 1(1)
   Anh Liverpool (p) 0 1 1(4)  
 Hà Lan PSV Eindhoven 1 1 2  
 Anh Arsenal 0 1 1  
   Hà Lan PSV Eindhoven 0 0 0
   Anh Liverpool 3 1 4  
 Tây Ban Nha Barcelona 1 1 2
 Anh Liverpool (a) 2 0 2  

Vòng loại trực tiếp thứ nhất

[sửa | sửa mã nguồn]

Lễ bốc thăm vòng loại trực tiếp thứ nhất (vòng 1/8) được tiến hành tại Nyon, Thụy Sĩ vào ngày 15 tháng 12 năm 2006.[2] Đội bóng nhì mỗi bảng (Đội 1) đấu lượt đi trên sân nhà và lượt về trên sân khách.

Lượt đi vào hai ngày 20 và 21 tháng 2 năm 2007, lượt về diễn ra sau đó hai tuần vào 6 và 7 tháng 3.

Đội 1 TTS Đội 2 Lượt đi Lượt về
Porto Bồ Đào Nha 2–3 Anh Chelsea 1–1 1–2
Celtic Scotland 0–1 Ý Milan 0–0 0–1(aet)
PSV Eindhoven Hà Lan 2–1 Anh Arsenal 1–0 1–1
Lille Pháp 0–2 Anh Manchester United 0–1 0–1
Roma Ý 2–0 Pháp Lyon 0–0 2–0
Barcelona Tây Ban Nha 2–2(a) Anh Liverpool 1–2 1–0
Real Madrid Tây Ban Nha 4–4(a) Đức Bayern 3–2 1–2
Internazionale Ý 2–2(a) Tây Ban Nha Valencia 2–2 0–0

Tứ kết

[sửa | sửa mã nguồn]

Lễ bốc thăm cho các vòng đấu cuối, gồm tứ kết, bán kết và chung kết, được tiến hành vào ngày 9 tháng 3 năm 2007 tại Athens, Hy Lạp.

Lượt đi tứ kết diễn ra ngày 3 và 4 tháng 4 và lượt về diễn ra một tuần sau đó vào ngày 10 và 11 tháng 4 năm 2007.

Đội 1 TTS Đội 2 Lượt đi Lượt về
Milan Ý 4–2 Đức Bayern 2–2 2–0
PSV Eindhoven Hà Lan 0–4 Anh Liverpool 0–3 0–1
Roma Ý 3–8 Anh Manchester United 2–1 1–7
Chelsea Anh 3–2 Tây Ban Nha Valencia 1–1 2–1

Bán kết

[sửa | sửa mã nguồn]

Lượt đi bán kết diễn ra ngày 24 và 25 tháng 4 và lượt về diễn ra một tuần sau đó vào ngày 1 và 2 tháng 5 năm 2007.

Đội 1 TTS Đội 2 Lượt đi Lượt về
Chelsea Anh 1–1(1–4p) Anh Liverpool 1–0 0–1
Manchester United Anh 3–5 Ý Milan 3–2 0–3

Chung kết

[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: Chung kết UEFA Champions League 2007

Trận chung kết được tổ chức vào ngày 23 tháng 5 năm 2007 tại sân vận động Olympic ở Athens, Hy Lạp. Không giống như các trận đấu loại trực tiếp ở vòng ngoài, trận chung kết chỉ diễn ra một trận duy nhất, có thể đá hiệp phụ nếu hoà trong 2 hiệp chính và sút luân lưu nếu vẫn hoà trong hai hiệp phụ để phân định thắng thua

Filippo Inzaghi mở tỉ số cho Milan ngay trước khi hết hiệp một. Anh tiếp tục ghi bàn thứ hai ở phút 82, trước khi Dirk Kuyt gỡ lại bàn danh dự cho Liverpool ở phút cuối cùng.

Milan trở thành đại diện của châu Âu tham dự Giải vô địch bóng đá thế giới các câu lạc bộ 2007.

23 tháng 5 năm 200720:45 CEST
Milan Ý2 – 1Anh Liverpool
Inzaghi  45'  82' (Chi tiết) Kuyt  89'
Sân vận động Olympic, AthensKhán giả: 74.000Trọng tài: Herbert Fandel (Đức)[3]
UEFA Champions LeagueVô địch 2006–07
Ý
A.C. MilanLần thứ bảy

Các danh hiệu cá nhân

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Thủ môn xuất sắc nhất — Petr Čech
  • Hậu vệ xuất sắc nhất — Paolo Maldini
  • Tiền vệ xuất sắc nhất — Clarence Seedorf
  • Tiền đạo xuất sắc nhất — Kaká
  • Cầu thủ xuất sắc nhất — Kaká

Cầu thủ ghi nhiều bàn thắng

[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới đây là danh sách các cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất tại giải (kể từ vòng đấu bảng):

# Cầu thủ Câu lạc bộ Số bàn thắng
1 Brasil Kaká Ý Milan 10
2 Anh Peter Crouch Anh Liverpool F.C. 6
Bờ Biển Ngà Didier Drogba Anh Chelsea F.C. 6
Tây Ban Nha Fernando Morientes Tây Ban Nha Valencia CF 6
Hà Lan Ruud van Nistelrooy Tây Ban Nha Real Madrid 6
6 Tây Ban Nha Raúl González Tây Ban Nha Real Madrid 5
7 România Nicolae Dică România FC Steaua Bucureşti 4
Ý Filippo Inzaghi Ý Milan 4
Perú Claudio Pizarro Đức Bayern Munich 4
Anh Wayne Rooney Anh Manchester United 4
Pháp Louis Saha Anh Manchester United 4
Ý Francesco Totti Ý A.S. Roma 4
Tây Ban Nha David Villa Tây Ban Nha Valencia CF 4

Chuyện bên lề

[sửa | sửa mã nguồn]
Bài viết này có liệt kê các thông tin bên lề. Xin chuyển các thông tin có liên quan vào các phần hoặc bài viết khác phù hợp. (tháng 2 năm 2008)
  • Levski Sofia là câu lạc bộ Bulgaria đầu tiên lọt vào vòng bảng của UEFA Champions League, tuy nhiên họ là một trong số ít đội không kiếm được điểm nào ở vòng bảng. Các câu lạc bộ khác là Košice (1997–98), Fenerbahçe (2001–02), Spartak Moskva (2002–03), Anderlecht (2004–05) và Rapid Wien (2005–06).
    • Đội bóng duy nhất không có được điểm ở vòng đấu bảng thứ hai là Bayer Leverkusen (2002–03).
  • Copenhagen cũng lần đầu xuất hiện ở vòng đấu bảng. Họ đã loại Ajax ở vòng sơ loại thứ ba, có được 7 điểm ở vòng đấu bảng, thắng được các đội bóng tiếng tăm hơn như Manchester United và Celtic.
  • AEK Athens giành chiến thắng đầu tiên tại vòng bảng Champions League khi họ đánh bại Lille 1-0 ở lượt đấu thứ tư vòng bảng tại sân nhà Olympic. Họ thắng tiếp Milan ở lượt đấu sau, chỉ thiếu 1 điểm để lọt qua vòng bảng.
  • Cả bốn câu lạc bộ của Anh đều dẫn đầu bảng đấu của mình.
  • Barcelona lập một kỉ lục 15 trận không thua liên tiếp ở Champions League, bắt đầu từ trận đầu tiên ở vòng đấu bảng mùa bóng 2005–06 khi hoà Werder Bremen 1–1 cho đến khi thua Chelsea ở trận thứ ba vòng đấu bảng mùa bóng 2006-07.
  • Celtic lần đầu tiên vượt qua vòng đấu bảng từ khi giải đấu chuyển sang thể thức mới. Sau khi không có câu lạc bộ nào vượt qua vòng đấu bảng ở 13 mùa giải Champions League đầu tiên, Scotland có một đại diện vượt qua vòng bảng ở 3 giải liên tiếp: Rangers ở mùa giải trước, Celtic ở mùa giải này và mùa giải sau.
  • Có 3 câu lạc bộ của Anh lọt đến bán kết là: Chelsea, Manchester United và Liverpool, chiếm tỉ lệ 3/4, cùng với một đại diện của Ý là Milan. Nhưng cuối cùng cả 3 đại diện của Anh đều bị loại và Milan mới là đội vô địch giải đấu.
  • Milan giảm giá vé trong trạn cuối cùng vòng bảng gặp Lille xuống chỉ còn có 1 € cho những cổ động viên đã mua vé cả mùa ở Serie A, để tránh sự thiếu vắng khán giả tại sân San Siro 80 000 chỗ.[4] Milan đã vượt qua vòng bảng và có chín cầu thủ ở đội hình chính chấn thương, không tham dự trận đấu. Dù đã giảm giá vé đến mức tối đa nhưng chỉ có 27 067 cổ động viên đến sân tại trận đấu đó.[5]

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Chung kết UEFA Champions League 2007
  • UEFA Cup 2006-07
  • UEFA Intertoto Cup 2006
  • FIFA Club World Cup 2007

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Punishments cut for Italian clubs”. BBC Sport. ngày 26 tháng 7 năm 2006. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2007.
  2. ^ “Lịch thi đấu mùa bóng 2006/07”. UEFA.com. 30 tháng 6 năm 2006. Truy cập 21 tháng 12 năm 2007.
  3. ^ “Fandel to keep order in Athens”. UEFA.com. ngày 21 tháng 5 năm 2007. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2007.
  4. ^ Kevin McCarra (ngày 8 tháng 12 năm 2006). “England's plutocrats set the gold standard in Europe”. Guardian Unlimited. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2007. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  5. ^ “Match report”. Gazzetta dello Sport.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn] Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về UEFA Champions League 2006–07.
  • UEFA Champions League at uefa.com
  • “Regulations of the UEFA Champions League 2006/07” (PDF). 2006. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 12 tháng 3 năm 2007. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2008.
  • x
  • t
  • s
Cúp C1 châu Âu và UEFA Champions League
Kỷ nguyên Cúp C1 châu Âu, 1955–1992
Mùa giải
  • 1955–56
  • 1956–57
  • 1957–58
  • 1958–59
  • 1959–60
  • 1960–61
  • 1961–62
  • 1962–63
  • 1963–64
  • 1964–65
  • 1965–66
  • 1966–67
  • 1967–68
  • 1968–69
  • 1969–70
  • 1970–71
  • 1971–72
  • 1972–73
  • 1973–74
  • 1974–75
  • 1975–76
  • 1976–77
  • 1977–78
  • 1978–79
  • 1979–80
  • 1980–81
  • 1981–82
  • 1982–83
  • 1983–84
  • 1984–85
  • 1985–86
  • 1986–87
  • 1987–88
  • 1988–89
  • 1989–90
  • 1990–91
  • 1991–92
Chung kết
  • 1956
  • 1957
  • 1958
  • 1959
  • 1960
  • 1961
  • 1962
  • 1963
  • 1964
  • 1965
  • 1966
  • 1967
  • 1968
  • 1969
  • 1970
  • 1971
  • 1972
  • 1973
  • 1974
  • 1975
  • 1976
  • 1977
  • 1978
  • 1979
  • 1980
  • 1981
  • 1982
  • 1983
  • 1984
  • 1985
  • 1986
  • 1987
  • 1988
  • 1989
  • 1990
  • 1991
  • 1992
Kỷ nguyên UEFA Champions League, 1992–nay
Mùa giải
  • 1992–93
  • 1993–94
  • 1994–95
  • 1995–96
  • 1996–97
  • 1997–98
  • 1998–99
  • 1999–2000
  • 2000–01
  • 2001–02
  • 2002–03
  • 2003–04
  • 2004–05
  • 2005–06
  • 2006–07
  • 2007–08
  • 2008–09
  • 2009–10
  • 2010–11
  • 2011–12
  • 2012–13
  • 2013–14
  • 2014–15
  • 2015–16
  • 2016–17
  • 2017–18
  • 2018–19
  • 2019–20
  • 2020–21
  • 2021–22
  • 2022–23
  • 2023–24
  • 2024–25
Chung kết
  • 1993
  • 1994
  • 1995
  • 1996
  • 1997
  • 1998
  • 1999
  • 2000
  • 2001
  • 2002
  • 2003
  • 2004
  • 2005
  • 2006
  • 2007
  • 2008
  • 2009
  • 2010
  • 2011
  • 2012
  • 2013
  • 2014
  • 2015
  • 2016
  • 2017
  • 2018
  • 2019
  • 2020
  • 2021
  • 2022
  • 2023
  • 2024
  • 2025
  • Lịch sử
    • Các trận chung kết
    • Các huấn luyện viên vô địch
  • Kỷ lục và thống kê
    • Vua phá lưới
    • Hat-trick
    • Ra sân
    • So sánh thành tích
    • Hệ số UEFA
  • Nhạc hiệu
  • Đài truyền hình
  • Trò chơi video
  • Chiếc cúp

Từ khóa » Vô địch C1 2007