Ukraine- Tiềm Năng Hợp Tác đầu Tư Cho Doanh Nghiệp Việt Nam.

Quốc gia
Ukraine- Tiềm năng hợp tác đầu tư cho doanh nghiệp Việt Nam.
Thứ Năm, 27/03/2014 03:19
Ukraine- Tiềm năng hợp tác đầu tư cho doanh nghiệp Việt Nam.

Những năm vừa qua, làn sóng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam đã tăng trưởng mạnh mẽ. Bên cạnh các thị trường đầu tư truyền thống như Lào, Campuchia, Nga các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã vươn ra các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Singapore, Australia, Châu Âu... Phải chăng, theo quy luật tất yếu, các thị trường đầu tư quen thuộc rồi cũng sẽ tới lúc bão hòa, và Ukraine có thể là một thị trường tiềm năng đầy hứa hẹn đang chờ đón các nhà đầu tư Việt Nam.

Ukraine là quốc gia nằm ở Đông Âu, nơi giao nhau của các tuyến đường giao thông giữa Châu Âu và Châu Á, giữa các nước Scandinavia với khu vực Địa Trung Hải. Sau khi tuyên bố độc lập ngày 24/08/1991, Ukraine đã tiến hành cải cách và xây dựng nền kinh tế thị trường. Nền kinh tế Ukraine có ưu thế đặc biệt với vị trí địa lý thuận lợi, đất đen phì nhiêu, nhiều tài nguyên thiên nhiên và người lao động có trình độ khoa học kỹ thuật cao. Hơn 2/3 diện tích là vùng đất đen màu mỡ chứa 6% đất mùn trên bề mặt, chiếm 1/4 trữ lượng đất đen thế giới. Ukraine đứng thứ nhất thế giới về tài nguyên khoáng sản (45% sản lượng tài nguyên thế giới). Ukraine nằm vị trí thứ 6 thế giới về sản lượng sắt thép và công nghiệp mỏ, khai khoáng.40% sản lượng quặng măng gan của thế giới nằm ở Ukraine. 56% lãnh thổ Ukraine là đất nông nghiệp và 1/3 đất đen của thế giới nằm ở Ukraine. Đó là điều kiện quan trọng làm cho nền kinh tế Ukraine phát triển ở mức cao hơn so với những nước Cộng hòa khác thuộc Liên bang Xô viết cũ.  Trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, Đại hội Đảng IX vào tháng 4 năm 2001 đã chính thức xác định chủ trương khuyến khích, hỗ trợ cho các doanh nghiệp và cá nhân Việt Nam đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, với vai trò của Nhà nước là tạo ra khuôn khổ pháp lý nhằm khuyến khích, thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài để phát huy lợi thế so sánh của đất nước. Những năm vừa qua, làn sóng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam đã tăng trưởng mạnh mẽ. Bên cạnh các thị trường đầu tư truyền thống như Lào, Campuchia, Nga các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã vươn ra các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Singapore, Australia, Châu Âu... Phải chăng, theo quy luật tất yếu, các thị trường đầu tư quen thuộc rồi cũng sẽ tới lúc bão hòa, và Ukraine có thể là một thị trường tiềm năng đầy hứa hẹn đang chờ đón các nhà đầu tư Việt Nam. Về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Cộng hòa Ukraine:  Ukraine là một quốc gia thuộc khu vực Đông Âu. Ukraine giáp với Liên bang Nga về phía đông, giáp với Belarus (Bạch Nga) về phía bắc, giáp với Ba Lan, Slovakia và Hungary về phía tây, giáp với Romania và Moldova về phía tây nam và giáp với Biển Đen và Biển Azov về phía nam. Ukraine có dân số 44,854,065 người và có thủ đô là Thành phố Kiev. Với diện tích 603,700 km2 và bờ biển rộng 2782 km2, Ukraine là nước lớn thứ 44 trên thế giới (sau Cộng hoà Trung Phi, trước Madagascar). Phong cảnh Ukraine gồm chủ yếu là các đồng bằng phì nhiêu (hay thảo nguyên) và các cao nguyên, bị cắt ngang bởi các con sông như Dnieper (Dnipro), Seversky Donets, Dniester và Southern Buh khi chúng chảy về phía nam vào Biển Đen và Biển Azov nhỏ hơn. Ở phía tây nam, đồng bằng Danube tạo thành biên giới với Romania. Vùng núi duy nhất của nước này là Núi Carpathian ở phía tây, trong đó đỉnh cao nhất là Hora Hoverla ở độ cao 2061 m, và những ngọn núi trên bán đảo Krym, ở cực nam dọc theo bờ biển. Ukraine chủ yếu có khí hậu ôn hoà và lục địa, dù một kiểu khí hậu mang nhiều đặc điểm khí hậu Địa Trung Hải hơn có tại bờ biển nam Crimea. Lượng mưa phân bố không đều; cao nhất ở phía tây và phía bắc và thấp nhất ở phía đông và đông nam. Tây Ukraine, có lượng mưa khoảng 1200mm hàng năm, trong khi Krym có lượng mưa khoảng 400mm. Những mùa đông từ mát dọc Biển Đen tới lạnh ở sâu hơn trong lục địa. Nhiệt độ trung bình năm trong khoảng từ 5.5–7 °C (42–45 °F) ở phía bắc, tới 11–13 °C (52–55.4 °F) ở phía nam. Ukraine có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Hơn 2/3 diện tích là vùng đất đen màu mỡ chứa 6% đất mùn trên bề mặt, chiếm 1/4 trữ lượng đất đen thế giới. Ukraine đứng thứ nhất thế giới về tài nguyên khoáng sản (45% sản lượng tài nguyên thế giới). Ukraine nằm vị trí thứ 6 thế giới về sản lượng sắt thép và công nghiệp mỏ, khai khoáng, 40% sản lượng quặng măng gan của thế giới nằm ở Ukraine. 56% lãnh thổ Ukraine là đất nông nghiệp và 1/3 đất đen của thế giới nằm ở Ukraine. Công nghiệp khai thác than nằm chủ yếu ở vùng Donbas. Tổng diện tích các mỏ than đá là 60 nghìn km2 với trữ lượng khoảng 109 tỷ tấn. Dầu mỏ và khí đốt tập trung ở vùng Pridnheprov - Donhesk. Nguồn dầu mỏ đáp ứng được 10-15% nhu cầu và nguồn khí đốt đảm bảo được 25% nhu cầu trong nước. Quặng sắt có ở các tỉnh: Krivoirov khoảng 18,7 tỷ tấn, Krementruc khoảng 4,5 tỷ tấn, Belozer khoảng 2,5 tỷ tấn, Kerchen khoảng 1,8 tỷ tấn. Các mỏ măng gan lớn nhất thế giới nằm ở vùng Nikopolsky. Ngoài ra, còn có các mỏ niken, crôm, titan, thủy ngân, hỗn hợp kim loại tương đối lớn. Ukraine cũng chiếm vị trí hàng đầu ở Châu Âu và trên thế giới về số lượng các mỏ quặng phi khoáng, trong đó đáng kể nhất là ozokerit, lưu huỳnh và graphit. Động vật sống trên lãnh thổ Ukraine hết sức đa dạng với trên 45 nghìn loài. Thực vật có trên 30.000 loài, trong đó hơn 400 loài được ghi trong sách đỏ. Một phần ba (1/3) diện tích Ukraine được phủ xanh. Rừng chiếm 14% lãnh thổ. Gần một phần hai (1/2) trữ lượng gỗ là loài cây lá kim. Rừng ở đây rất giàu các loài cây ăn quả, nhiều loại nấm, quả cây hoang dại cũng như nhiều loài cây làm thuốc (khoảng 250 loài). Ukraine có 11 khu vườn quốc gia thiên nhiên, 4 khu bảo tồn sinh thái và 16 khu bảo tồn thiên nhiên.  Về hành chính:  Hệ thống phân chia hành chính Ukraine phản ánh vị thế quốc gia như một nhà nước đơn nhất (như đã được ghi trong hiến pháp nhà nước) với các chế độ pháp lý và hành chính thống nhất cho mỗi đơn vị. Ukraine được chia thành 24 oblast (tỉnh) và một nước cộng hoà tự trị (avtonomna respublika), Krym. Ngoài ra, các thành phố Kiev, thủ đô, và Sevastopol, đều có vị thế pháp lý đặc biệt. 24 oblast và Krym được chia thành 490 raion (quận), hay các đơn vị hành chính cấp hai. Diện tích trung bình của một tỉnh Ukraine là 1,200km2; dân số trung bình của một quận là 52,000 người.  Các vùng đô thị (thành phố) hoặc có thể phụ thuộc vào các cơ quan hành chính nhà nước (như trong trường hợp của Kiev và Sevastopol), oblast hay raion, phụ thuộc vào dân số và tầm quan trọng kinh tế xã hội của nó. Các đơn vị hành chính thấp hơn gồm các khu định cư kiểu đô thị, tương tự như các cộng đồng nông nghiệp, nhưng đô thị hoá hơn, gồm các doanh nghiệp công nghiệp, các cơ sở giáo dục và các kết nối giao thông, và các làng. Tổng cộng, Ukraine có 457 thành phố, 176 trong số đó được xếp hạng oblast, 279 nhỏ hơn là các thành phố cấp raion, và hai thành phố có vị thế pháp lý đặc biệt. Tiếp theo đó là 886 khu định cư kiểu đô thị và 28,552 làng.  Về chính trị: Ukraine là một nước cộng hoà bán tổng thống với các nhánh lập pháp, hành pháp, và tư pháp riêng biệt. Tổng thống được bầu bởi các cử tri phổ thông với nhiệm kỳ năm năm là lãnh đạo chính thức của nhà nước. Nhánh lập pháp Ukraine gồm nghị viện lưỡng viện 450 ghế, Verkhovna Rada.[72] Nghị viện chịu trách nhiệm chính về việc thành lập nhánh hành pháp và Nội các, do Thủ tướng lãnh đạo. Luật, đạo luật của nghị viện và nội các, nghị định tổng thống, và đạo luật của nghị viện Crimea có thể bị Toà án Hiến pháp huỷ bỏ, nếu chúng vi phạm vào Hiến pháp Ukraine. Các đạo luật có tính quy phạm khác và là đối tượng xem xét lại của nhánh tư pháp. Toà án Tối cao là cơ quan chính trong hệ thống toà án của tư pháp chung. Việc tự quản lý của địa phương được chính thức đảm bảo. Các hội đồng địa phương và các thị trưởng thành phố được dân chúng bầu ra và thực hiện quyền kiểm soát với ngân sách địa phương. Các lãnh đạo vùng và các cơ quan hành chính quận được tổng thống chỉ định. Ukraine có rất nhiều đảng chính trị, nhiều đảng trong số đó có ít thành viên và không được công chúng biết tới. Các đảng nhỏ thường tham gia vào các liên minh đa đảng (khối bầu cử) cho mục tiêu tham gia vào bầu cử nghị viện. Về kinh tế:  Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê Ukraine: Tăng trưởng GDP 2011 của Ukraine là 7,2%; công nghiệp tăng 5,8%, vận chuyển hàng hoá của các doanh nghiệp vận tải tăng 17,4%, doanh thu bán lẻ tăng 4,2%, chỉ số giá sản xuất công nghiệp tăng 16%, chỉ số giá tiêu dùng tăng 7,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Tăng trưởng GDP thực tế năm 2000 là 5.9%; 2010 là 4.2% và 2011 là 4.5%. Tỷ lệ lạm phát: năm 2009 là 15.9%; 2010 là 9.4% và 2011 khoảng 9.2%.  Ukraine có các ngành kinh tế mũi nhọn bao gồm: Luyện kim, Công nghiệp khai khoảng mỏ, Chế tạo máy móc, Điện tử, Nông nghiệp, Chế biến thực phẩm, Công nghệ hoá học và công nghiệp hoá dầu, Công nghiệp hàng không. Ukraine đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO vào năm 2008, đang đàm phán FTA với EU, đã tham gia FTA với các nước Cộng đồng các quốc gia độc lập SNG năm 2012. Về điều kiện xã hội:  Theo Điều tra dân số Ukraine năm 2001, người Ukraine chiếm 77.8% dân số. Các nhóm sắc tộc lớn khác gồm người Nga (17.3%), người Belarus (0.6%), người Moldova (0.5%), người Tatar Crimea (0.5%), người Bulgari (0.4%), người Hungary (0.3%), người Romania (0.3%), người Ba Lan (0.3%), người Do Thái (0.2%), người Armenia (0.2%), người Hy Lạp (0.2%) và người Tatars (0.2%).[123] Các vùng công nghiệp ở phía đông và đông nam có dân số đông đúc nhất, và khoảng 67.2% dân số sống tại các vùng đô thị. Với trên 46 triệu dân, Ukraine đứng thứ 5 Châu Âu và thứ 29 thế giới, chiếm 0,65% dân số thế giới, cũng như các nước Châu Âu khác, có mật độ dân số khá cao khoảng 80 người/ km2. Từ khi trở thành quốc gia độc lập, dân số giảm tự nhiên/100 dân khoảng -13 cá nhân.  Ukraine là đất nước đô thị hóa cao với 67,2% dân số sống ở thành thị và 32,8% dân số ở vùng nông thôn. Số lượng các đô thị đang tăng nhanh, hiện có 454 thành phố. Về cơ cấu dân tộc: Người Ukraine chiếm đa số: 73,6%, người Nga: 21,1%, người Do thái: 1,3%, người Bê-la-rút: 0,8% và người Bun-ga-ri: 0,5%. Ngôn ngữ sử dụng chủ yếu tiếng Ukraine, tiếng Nga sử dụng rộng rãi. Ngoài ra còn có một số tiếng địa phương như tiếng Tác-ta ở khu vực Crưm,tiếng Ba Lan, Hunggary, Rumani ở miền Tây. Mối quan hệ Việt Nam và Ukraine:  Việt Nam và Ukraine thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 23/01/1992. Việt Nam đã lập Đại sứ quán ở Ki-ép cuối năm 1992. Ukraine mở Đại sứ quán ở Hà Nội đầu năm 1997. Việt Nam và Ukraine có quan hệ hữu nghị truyền thống và là đối tác toàn diện. Việt Nam và Ukraine phối hợp chặt chẽ và thường xuyên ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn và tổ chức quốc tế, trong đó có Liên hợp quốc. Ukraine ủng hộ Việt Nam trở thành thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 2008 - 2009. Việt Nam đã ủng hộ Ukraine trở thành quan sát viên của Cộng đồng Pháp ngữ, tái ứng cử vào Hội đồng nhân quyền. Hai bên đều công nhận lẫn nhau là nước có nền kinh tế thị trường. Ta đã ủng hộ Bạn gia nhập WTO. Có thể điểm qua một số chuyến thăm cấp cao của Lãnh đạo hai nước như sau:  - Tháng 10/1993 Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm thăm Ukraine. - Tháng 4/1994 Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dơ-len-cô thăm Việt Nam. - Tháng 6/1994 Thủ tướng Võ Văn Kiệt thăm Ukraine. - Tháng 4/1996 Tổng thống Ukraine Cu-trơ-ma thăm Việt Nam. Hai bên đã ký Hiệp ước về các nguyên tắc quan hệ và hợp tác giữa CH XHCN Việt Nam và Ukraine. - Tháng 4/2000 Chủ tịch nước Trần Đức Lương thăm Ukraine. Ký Tuyên bố chung. - 18-22/01/2003 Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An thăm chính thức Ukraine. Sau đó hai Quốc hội đã lập Nhóm nghị sỹ hữu nghị. - Tháng 6/2008, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu thăm không chính thức Ukraine. - Tháng 12/2010, Chủ tịch Quốc hội Ukraine V. Lít-vin thăm Việt Nam. - Tháng 3/2011, Tổng thống Ukraine V. Ia-nu-cô-vích thăm chính thức Việt Nam. - Tháng 10/2011, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và phu nhân thăm chính thức Ukraine. Về kết quả hoạt động thương mại, đầu tư song phương:  Quan hệ thương mại giữa hai nước có bước phát triển đáng kể. Hai bên đã tiến hành 12 khoá họp Ủy ban Liên Chính phủ về hợp tác kinh tế - thương mại và khoa học - kỹ thuật. Khóa họp lần thứ 11 diễn ra tại Hà Nội tháng 12/2010. Khoá họp lần thứ 12 diễn ra tại Ukraine tháng 10/2011. Mặc dù chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoàng kinh tế toàn cầu, năm 2008 kim ngạch thương mại hai nước tăng đáng kể, đạt 540 triệu USD (so với 151 triệu USD năm 2007). Tuy nhiên, từ năm 2009 kim ngạch lại có chiều hướng giảm sút: năm 2009 đạt 463,7 triệu USD; năm 2010 - 255,7 triệu USD,  năm 2011- 386  triệu đô (tăng  46% so với năm 2010);  6 tháng đầu năm 2012 đạt 147 triệu đô, tăng 40% so với cùng kỳ năm 2011. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam là gạo, chè, cà phê, cao su tự nhiên, thuỷ sản, hàng dệt may, giầy dép, đông dược… Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ U-crain-a là sắt thép, phân bón, máy móc thiết bị, hoá chất. Về đầu tư song phương, tính đến thời điểm hiện tại, Ukraine có 4 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư khoảng 30 triệu USD: Xí nghiệp liên doanh Bông Sen - vận tải Biển (19,6 triệu USD), Công ty liên doanh chế tạo, thiết kế, thi công công trình thuỷ điện nhỏ (1,2 triệu USD), Xí nghiệp liên doanh chế biến các sản phẩm rau quả xuất khẩu (2,2 triệu USD), hợp tác lắp ráp xe KRAZ tại Quảng Ninh. Ukraine quan tâm hợp tác trong lĩnh vực đóng tàu, sửa chữa tàu biển ở Việt Nam, hiện đại hoá cơ sở hạ tầng đường sắt, đào tạo chuyên gia cho Việt Nam về vận tải biển và đường sắt, hợp tác trong lĩnh vực nghề cá. Hiện nay, Việt Nam có 4 dự án đầu tư tại Ukraine với tổng vốn đầu tư 27 triệu USD, phần lớn do doanh nghiệp Việt Nam đang sinh sống, làm ăn ở Ukraine đầu tư vào các lĩnh vực chế biến thực phẩm (mì ăn liền), bao bì carton, nhà hàng. Trong chuyến thăm Việt Nam tháng 3/2011 của Tổng thống Ukraine, Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel và Cơ quan quản lý dự án quốc gia Ukraine đã ký Bản ghi nhớ về thực hiện dự án internet băng thông rộng với tổng giá trị 600 triệu USD tại Ukraine. Đánh giá tiềm năng, cơ hội cho nhà đầu tư Việt Nam:  Mặc dù kết quả hoạt động thương mại, đầu tư song phương đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, nhưng quan hệ kinh tế còn khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có cũng như mong muốn của Chính phủ hai nước. Qua phân tích tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội của Ukraine, có thể thấy, tiềm năng đầu tư tại Ukraine là rất lớn. Ukraine là quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên, nền kinh tế thị trường đang phát triển mạnh mẽ. Hơn nữa, Việt Nam và Ukraine vốn có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ trong nhiều lĩnh vực. Chính phủ hai nước đặc biệt chú trọng thúc đẩy hoạt động đầu tư thương mại song phương qua việc đàm phán ký kết nhiều hiệp định hợp tác, biên bản ghi nhớ quan trọng để tạo khung khổ hành lang pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư kinh doanh. Đây chính là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc khuyến khích cũng như bảo hộ cho các nhà đầu tư Việt Nam khi tiến hành hoạt động đầu tư kinh doanh tại Ukraine. Có thể điểm qua một số hiệp định quan trọng đã được ký kết sau đây: 1. Nghị định thư về việc thiết lập quan hệ Ngoại giao giữa CHXHCN Việt Nam và Ukraine (23/01/1992); 2. Hiệp định giữa Chính phủ Ukraine và Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam về hợp tác trong bưu chính viễn thông (20/7/1992); 3. Hiệp định giữa Chính phủ Ukraine và Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam về vận chuyển thương mại bằng tàu thủy (20/7/1992); 4. Hiệp định giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ  Ukraine về điều kiện đi lại miễn thị thực lẫn nhau của công dân (21/10/1993); 5. Hiệp định giữa Chính phủ Ukraine và Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam về việc thành lập Ủy ban Liên Chính phủ về điều kiện đi lại miễn thị thực lẫn nhau của công dân 2 nước (21/10/1993); 6. Hiệp định giữa Chính phủ Ukraine và Chính phủ nước  CHXHCN Việt Nam về hàng không (21/10/1993); 7. Hiệp định giữa Chính phủ Ukraine và Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam về việc thành lập Ủy ban Liên Chính phủ về hợp tác kinh tế thương mại và khoa học - kỹ thuật Ucraina –Việt Nam (17/11/1993); 8. Hiệp định giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Ukraine về hợp tác kỹ thuật quân sự (11/03/1994); 9. Hiệp định giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Ukraine về hợp tác văn hóa, giáo dục và khoa học (08/6/1994); 10. Hiệp định giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Ukraine về khuyến khích và bảo hộ đầu tư (08/6/1994); 11. Hiệp định giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Ukraine về hợp tác khoa học - công nghệ (08/6/1994); 12. Hiệp định giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Ukraine về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và vào tài sản (08/6/1994); 13. Hiệp định giữa Chính phủ Ukraine và Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam về hợp tác khoa học công nghệ (08/4/1996); 14. Hiệp ước về nguyên tắc quan hệ và hợp tác giữa Ukraine và CHXHCN Việt Nam (08/4/1996); 15. Hiệp định giữa Chính phủ Ukraine và Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam về việc hợp tác lao động giữa hai nước và bảo vệ các quyền lợi xã hội (08/4/1996); 16. Hiệp định giữa Chính phủ Ukraine và Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam về việc tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa trốn thuế trên thu nhập và vốn (08/4/1996); 17. Hiệp định giữa Ukraine và CHXHCN Việt Nam về trợ giúp pháp lý và hỗ trợ pháp lý trong vụ án dân sự và hình sự (06/4/2000); 18. Hiệp định giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Ukraine về công nhận lẫn nhau các văn bằng giáo dục, học vị khoa học và học hàm (04/11/2004); 19. Hiệp định giữa Hội đồng Bộ trưởng Ucraina và Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam về bảo vệ bí mật thông tin lẫn nhau (21/10/2005); 20. Hiệp định giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Ukraine về việc nhận trở lại công dân hai nước (25/9/2007); 21. Tuyên bố chung về phát triển hợp tác và đối tác toàn diện Việt Nam - Ukraine (26/3/2011); 22. Hiệp định liên Chính phủ về hợp tác trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo (26/3/2011); 23. Bản ghi nhớ kế hoạch hợp tác giữa Ủy ban Nhà nước về thủy sản của Ucraina và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn CHXHCN Việt Nam (04/3/2008); 24. Biên bản ghi nhớ của Ủy ban Nhà nước Ukraine về điều hành chính sách và doanh nghiệp với Bộ Kế hoạch Đầu tư Việt Nam (15/7/2009); 25. Hiệp định giữa Cơ quan Nhà nước về Hải quan Ukraine và Tổng cục Hải quan Việt Nam về trao đổi dữ liệu thống kê hải quan trong lĩnh vực thương mại song phương (23/3/2010); 26. Thỏa thuận khung giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Bộ Chính sách nông nghiệp Ukraine về hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp (26/3/2011) Bên cạnh các Hiệp định quan trọng đã được ký kết, hiện Chính phủ hai nước đang tích cực đàm phán để chuẩn bị ký kết Hiệp định hợp tác song phương và đàm phán sớm ký kết các Hiệp định hợp tác trong lĩnh vực kiểm dịch động vật và lĩnh vực kiểm soát chất lượng nông, lâm, thuỷ sản do phía Việt Nam đề xuất. Chính phủ hai nước sẽ tiếp tục đẩy nhanh hơn nữa việc hoàn thiện thể chế và cải cách các thủ tục hành chính để tạo môi trường thông thoáng, minh bạch, thuận lợi cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp của Ukraine; đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam sang đầu tư và kinh doanh ở Ukraine. Như vậy, có thể thấy, các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều thuận lợi khi xâm nhập vào thị trường Ukraine do hai nước có mối quan hệ chính trị tốt đẹp và Ukraine có cơ sở hạ tầng phát triển, giàu tài nguyên thiên nhiên, sản xuất trong nước còn hạn chế nên nhu cầu tiêu dùng và sức mua còn rất lớn. Trong đó, có rất nhiều sản phẩm mà Ukraine có nhu cầu lớn và có thể đầu tư hiệu quả như khai thác tài nguyên khoáng sản, chế biến nông, lâm, thủy sản, chế biến thức ăn gia súc, thức ăn thủy sản, nuôi trồng thủy sản, viễn thông, du lịch... Đây là cơ hội rất khả quan cho các nhà đầu tư Việt Nam. Đặc biệt, doanh nghiệp Việt Nam có thể đầu tư vào nhiều lĩnh vực được Chính phủ Ukraine khuyến khích, bao gồm: -Thiết bị và dịch vụ viễn thông; -Công nghiệp đóng tàu;  -Sản xuất nông lâm nghiệp; -Thăm dò và khái thác tài nguyên khoáng sản; -Dịch vụ du lịch. Như vậy, có thể thấy, quan hệ chính trị tốt đẹp, tình hữu nghị truyền thống giữa hai nước; tiềm năng dồi dào về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Ukraine là những điều kiện thuận lợi mà các doanh nghiệp Việt Nam cần tranh thủ khai thác. Tuy nhiên, để định hướng và thúc đẩy hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam sang Ukraine, Chính phủ Việt Nam cũng cần tạo điều kiện hơn nữa cho cộng đồng doanh nghiệp hai nước cơ hội trao đổi, tiếp xúc nhằm thúc đẩy quá trình giao thương và đầu tư như tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư ra nước ngoài để doanh nghiệp Việt Nam hiểu hơn về đất nước Ukraine, nhất là những thuận lợi cũng như cơ hội mới khi đầu tư sang thị trường này; tăng cường trao đổi thông tin, tổ chức các hội thảo về đầu tư, phối hợp giải quyết các vướng mắc từ khâu triển khai nghiên cứu thị trường đầu tư cho đến khi cấp phép thực hiện dự án; xây dựng một số chính sách ưu đãi đầu tư đặc thù cho doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư vào những ngành, lĩnh vực mà Ukraine đặc biệt khuyến khích. Với việc hỗ trợ thiết thực của Chính phủ hai nước và sự năng động của các doanh nghiệp Việt Nam, hoạt động đầu tư thương mại song phương trong thời gian tới đây sẽ tiến tới một tầm cao mới, tương xứng với tiềm năng, thế mạnh và mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước. Số lượt đọc: 4986 Tin khác Thúc đẩy hợp tác đầu tư trong lĩnh vực thủy sản giữa Việt Nam và Nhật Bản 27/03/2014 Đưa công nghiệp ôtô, xe máy vào nhóm công nghệ cao? 27/03/2014 VBF kiến nghị về cải cách DNNN 27/03/2014 Xu thế hợp tác kinh tế quốc tế 27/03/2014 “Việt Nam-Hàn Quốc đẩy nhanh đàm phán ký kết FTA” 27/03/2014 Tiềm năng hợp tác đầu tư tại Australia 27/03/2014 Hơn 27.000 tỷ đồng cam kết đầu tư vào Tây Bắc 27/03/2014 Cục Đầu tư nước ngoài làm việc với Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ Hàn Quốc (SMEAC) 27/03/2014
Thông báo
(Thứ Tư, 09/10/2024 04:19) Cục Đầu tư nước ngoài công khai dự toán ngân sách nhà nước Qúy 3 năm 2024 (Thứ Ba, 08/10/2024 04:12) Công khai quyết toán ngân sách năm 2023 của Cục Đầu tư nước ngoài (Thứ Tư, 28/08/2024 05:24) Thông báo kết quả lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản (Thứ Sáu, 09/08/2024 10:57) Hội thảo: Cơ chế khuyến khích đầu tư lớn (RIGI): Mục tiêu, phạm vi và thực hiện (Thứ Năm, 04/04/2024 10:17) Báo cáo tình hình công khai ngân sách Quý I năm 2024 (Thứ Tư, 31/01/2024 09:04) Lấy ý kiến đối với Dự thảo Nghị định quy định về việc thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ đầu tư (Thứ Hai, 09/10/2023 03:45) Quyết định về việc công bố công khai quyết toán ngân sách năm 2022 của Cục Đầu tư nước ngoài (Thứ Hai, 09/10/2023 03:45) Báo cáo tình hình công khai ngân sách Quý 3 năm 2023 (Thứ Ba, 04/07/2023 05:29) Báo cáo tình hình công khai ngân sách Quý 2 năm 2023 (Thứ Tư, 12/04/2023 03:20) Thực hiện công khai báo cáo tình hình thực hiện dự toán NSNN Quý 1 năm 2023 (Thứ Ba, 21/03/2023 04:55) Công khai quyết toán NSNN năm 2022 của Ban Quản lý dự án Nâng cấp và phát triển Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư (Thứ Hai, 20/03/2023 05:26) Báo cáo tình hình thực hiện dự toán NSNN Quý 4 và cả năm 2022 (Thứ Hai, 20/03/2023 05:17) Công bố công khai quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022 cùa Trung tâm Xúc tiến đầu tư phía Bắc (Thứ Sáu, 24/02/2023 05:43) Việt Nam, Bỉ thúc đẩy hợp tác đổi mới sáng tạo (Thứ Sáu, 24/02/2023 05:43) Thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và các đối tác của Bỉ về đổi mới sáng tạo
Video
Xem chi tiết
Site map Liên hệ Hỏi đáp Đăng nhập Số lượt truy cập: 572961 BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

6B Hoàng Diệu, Quán Thánh, Ba Đình , Hà Nội

Điện thoại: 080-48087; Fax: 0243.7343.769

Email: tonghop.dtnn@mpi.gov.vn

This website was funded by AJC Bản quyền thuộc về Cục đầu tư nước ngoài Khi sử dụng lại thông tin từ website này, xin vui lòng ghi rõ nguồn "Trang thông tin điện tử Đầu tư Nước ngoài"

Từ khóa » đầu Số Ukraine