Ùn Tắc Giao Thông ở Hà Nội: Ngày Càng Trầm Trọng
Có thể bạn quan tâm
Việc đội nón bảo hiểm đối với người ngồi trên xe máy về mặt bản chất rõ ràng là rất hay, rất cần thiết khi tham gia giao thông. Thế nhưng vì sao có rất, rất nhiều người vẫn không thích đội nón?
Liên tục trong nhiều ngày đầu tháng 9/2007 đến nay, giao thông Hà Nội trở nên ùn tắc nghiêm trọng trên hầu hết các tuyến phố, nút giao thông quan trọng làm cho nhiều khu vực của thành phố trở nên hỗn loạn và tê liệt trong nhiều giờ liền.
Đỉnh điểm của tình trạng ùn tắc diễn ra vào sáng ngày 10/9, mặc dù chỉ có trận mưa nhỏ và chưa gây nên úng ngập, nhưng rất nhiều tuyến phố của các quận nội thành đều rơi vào tình trạng hỗn loạn. Tại các tuyến phố như: Giảng Võ, Cát Linh, Kim Mã, Nguyễn Thái Học, Nguyễn Lương Bằng, Kim Liên, Giải Phóng,... ùn tắc giao thông kéo dài trong nhiều giờ. Hàng nghìn người đã phải chen lấn, nhích từng bước để kịp tới công sở, trường học nhưng vô vọng. Nhiều cán bộ, công chức, học sinh, sinh viên bị muộn giờ phải xin nghỉ làm hoặc nghỉ học.
Trên tuyến đường Nguyễn Văn Cừ nơi cửa ngõ vào trung tâm thành phố, tình trạng ùn tắc xảy ra từ 6 giờ 30 sáng, hàng nghìn xe ô tô đã phải nối đuôi nhau nhích từng mét. Nhiều người đã phải lách vào các ngõ hẻm hoặc vòng lên đường đê để đến được chân cầu Chương Dương nhưng cũng bất lực vì xung quanh khu vực này đường nào cũng tắc. Trên đường Láng cũng diễn ra cảnh tương tự. Dòng người và phương tiện bị dồn ứ kéo dài cả kilômét. Đoạn đường Kim Liên - Ô Chợ Dừa với 8 làn xe nhưng vẫn không tránh khỏi bị ùn tắc hàng giờ, đặc biệt là đoạn “nút cổ chai” giáp với phố Nguyễn Lương Bằng.
Do trời mưa, cộng thêm việc nhiều nút giao thông không có đèn tín hiệu, hoặc đèn tín hiệu không hoạt động càng khiến cảnh ùn tắc thêm trầm trọng. Mặc dù, nhiều thời điểm lực lượng CSGT và Thanh tra giao thông đã được huy động để phân luồng, nhưng do tình trạng ùn tắc ở quá nhiều điểm nên cũng bất lực.
Những ngày sau đó, mặc dù tình trạng ùn tắc nghiêm trọng không xảy ra đồng loạt trên nhiều tuyến đường như trong ngày 10/9, nhưng những trường hợp ùn tắc cục bộ vẫn xảy ra thường xuyên. Vào những giờ cao điểm như 7h-8h hoặc 17h-18h hàng ngày, hàng loạt các tuyến phố “có thâm niên ùn tắc” của Hà Nội người tham gia giao thông lại phải chịu cảnh “đứng chùn chân” nhích từng mét trên đường. Trên đường Giải Phóng, đoạn từ cầu vượt ngã tư Vọng đến nút giao thông Đại Cồ Việt - Kim Liên, vào những giờ trên, không ngày nào không xảy ra ách tắc. Đây là một tuyến đường huyết mạch vào trung tâm Hà Nội và đã được đầu tư hàng chục tỷ đồng để xây cầu vượt nhưng cảnh ùn tắc diễn ra trong thời gian gần đây còn có phần trầm trọng hơn trước.
Nguyên nhân xảy ra ùn tắc trong thời gian vừa qua theo đại diện Phòng CSGT Hà Nội là do thời điểm này bắt đầu bước vào năm học mới nên số lượng học sinh nhập học và đến trường rất lớn. Tuy vậy theo ý kiến của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực ATGT và người tham gia giao thông, tình trạng ùn tắc xảy ra là điều khó tránh khỏi bởi hầu hết các tuyến đường đã quá tải nghiêm trọng và hoạt động phân luồng giao thông của các cơ quan chức năng trong thời gian qua chưa thật sự hợp lý.
Ông Nguyễn Văn Tòng, Đội trưởng đội CSGT số 1, phụ trách địa bàn quận Hoàn Kiếm cho biết, sở dĩ thời gian qua các tuyến đường trên địa bàn quận Hoàn Kiếm rất ít khi xảy ra ùn tắc so với các tuyến đường ở khu vực khác là do sự phân luồng và bố trí CSGT kiểm soát giao thông rất tốt. Mặc dù, quân số của đội hiện nay rút xuống chỉ còn khoảng 60 người (trước đây là hơn 100 người), nhưng tất cả các nút giao thông có nguy cơ ùn tắc cao đều được Đội bố trí ít nhất từ 1-2 CSGT thường xuyên túc trực để giải toả kịp thời, ngăn chặn ùn tắc kéo dài xảy ra./.
- Tắc đường lớn, tắc luôn cả ngõ nhỏ
Từ khoảng 10 ngày nay, toàn bộ các tuyến đường thuộc khu vực phường Khương Trung, Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội vào các buổi sáng thứ hai đều là những điểm nóng về ùn tắc giao thông. Không chỉ bị ùn tắc ở các tuyến đường nhánh như: Hoàng Văn Thái, Nguyễn Ngọc Nại, Vương Thừa Vũ, Khương Trung... mà toàn bộ các ngõ liên thông đều kẹt cứng người và xe. Nhiều người dân sống ở khu vực này bị tắc ngay từ đầu ngõ.
Ông Nguyễn Văn Hoá, Chủ tịch UBND phường Khương Trung cho biết: Ngoài việc phân luồng giao thông tại khu vực này vẫn tồn tại nhiều bất cập, còn do ý thức chấp hành Luật Giao thông của người dân rất kém. Chỉ cần thấy ùn xe lại là nhiều người cố lấn làn để vượt hoặc quay xe tìm đường khác để đi gây nên cảnh giao thông hỗn loạn trên các tuyến đường. Để khắc phục tình trạng này, hiện nay, UBND phường Khương Trung đã huy động lực lượng Công an phường phối với với các lực lượng tự quản Cựu Chiến binh, Đoàn Thanh niên vào các buổi sáng triển khai đứng chốt sớm tại các điểm thường xảy ra ùn tắc để phân luồng, hướng dẫn giao thông./.
- Ông Hoàng Văn Mạnh, Phó chánh Thanh tra Sở GTCC Hà Nội 39 nút giao thông có nguy cơ ùn tắc cao
Hiện nay trên địa bàn Hà Nội có 39 nút giao thông có nguy cơ ùn tắc cao. Sở dĩ thời gian gần đây nhiều tuyến phố của Hà Nội thường xuyên xảy ra ùn tắc trên diện rộng có nhiều nguyên nhân. Trước hết là cơ sở hạ tầng giao thông của Hà Nội còn quá nhiều bất cập, chưa đáp ứng với sự gia tăng quá nhanh của các phương tiện và việc tổ chức giao thông cũng chưa thật hợp lý.
Đơn cử như việc bố trí các điểm dừng đỗ xe buýt gần các ngã ba, ngã tư đã che khuất tầm nhìn của người tham gia giao thông, hành khách đi xe buýt đông đứng tràn cả xuống lòng đường ảnh hưởng đến lưu thông của các phương tiện khác. Sau đó là việc quản lý hè đường phố theo Quyết định 227 của UBND TP giao cho chính quyền quận huyện cũng có nhiều bất cập. Việc UBND thành phố Hà Nội giao cho chính quyền quận, phường quản lý kinh doanh vỉa hè đang diễn ra với chiều hướng không đúng với mục đích ban đầu. Các tuyến phố văn minh đô thị trước đây đã bị biến tướng. Nhiều hộ kinh doanh buôn bán lấn chiếm hết vỉa hè thậm chí cả một phần lòng đường. Cùng với đó là ý thức chấp hành Luật Giao thông của người dân còn kém, đường hẹp, xe đông nhưng người tham gia giao thông vẫn cố tình chen lấn, không ai chịu nhường ai dẫn đến ùn tắc.
Thêm vào đó, từ đầu năm học mới, (5-9-2007) đến nay, có rất nhiều người ngoại thành hoặc ở các tỉnh xa đưa con về Hà Nội nhập trường, do không nắm được đường, lại không hiểu quy tắc phân luồng giao thông nên đi lại ở trong tình trạng “lớ ngớ” cũng góp phần vào việc ùn tắc giao thông. Đường hẹp, chỉ cần một chiếc ô tô đi sai đường, quay đầu cũng dẫn đến ùn tắc giao thông. Trong khi đó lực lượng làm nhiệm vụ hướng dẫn điều hành giao thông lại quá mỏng kể cả lực lượng CSGT cũng như Thanh tra giao thông.
Để giải quyết vấn nạn này, theo tôi cần phải đẩy mạnh việc tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành Luật Giao thông trong nhân dân, đặc biệt là những người ngoại tỉnh lần đầu vào thành phố cần phải nắm được sự phân luồng giao thông của các tuyến phố mình sẽ đi qua. Các lực lượng chức năng cần tăng cường kiểm tra, xử phạt nghiêm những người đi không đúng phần đường quy định, dẫn đến ùn tắc giao thông. Ngoài ra, cần phải tổ chức lại các bến đỗ xe buýt cho hợp lý, đảm bảo không cản trở phương tiện khác. Với lực lượng Thanh tra giao thông cũng cần phải được tăng cường thêm cả về quân số cũng như điều kiện làm việc và chế độ đãi ngộ thỏa đáng./.
- Anh Phạm Ngọc Hải - Đội CSGT số 3, công an TP Hà Nội Tắc đường vẫn vì những lý do cũ
Khu vực nút giao thông Lê Trọng Tấn - Trường Chinh - Tôn Thất Tùng là một trong những trọng điểm ách tắc giao thông của Hà Nội. Hàng ngày, từ 7- 8h30 sáng và 16h-18h30 là thời gian căng thẳng nhất. Mặc dù lực lượng phân luồng, điều hành giao thông ở khu vực này vào giờ cao điểm hàng ngày lên đến 6-7 người: 2 CSGT, 1 công an khu vực và 3 dân phòng và khi có ách tắc lớn thì được bổ sung thêm: 2 CSGT, 2 công an khu vực, toàn bộ lực lượng dân phòng phường và thanh niên tình nguyện, nhưng việc giải tỏa cũng gặp không ít khó khăn.
Ách tắc ở khu vực này có chiều hướng ngày càng trầm trọng hơn và đều do các nguyên nhân cũ như: Mật độ người và phương tiện tham gia giao thông ngày càng lớn, trong đó lưu lượng ôtô tăng nhanh; ý thức người tham gia giao thông kém; Đường sá chật hẹp, chậm được đầu tư cải tạo tương xứng./.
(theo giaothongvantai.com)
Từ khóa » Tắc đường ở Hà Nội
-
'Đặc Sản' Tắc đường ở Hà Nội Thường Xuyên Hơn Trong Thời Gian Gần ...
-
Tắc đường Hà Nội - Vietnamnet
-
Hà Nội ùn Tắc Nghiêm Trọng Trong Cơn Mưa Lớn Kéo Dài
-
Ảnh Tắc đường Khủng Khiếp Nhất Trong Nhiều Năm Qua ở Hà Nội Và ...
-
Hà Nội ùn ứ Trở Lại - VnExpress
-
Cận Cảnh 26 'điểm đen' ùn Tắc Nhất Hà Nội - Tiền Phong
-
Top 6 Tuyến Phố Hay ùn Tắc Nhất Hà Nội Cần Tránh Vào Giờ Cao điểm
-
Giải Pháp đột Phá Cho Bài Toán Giảm ùn Tắc Giao Thông ở Hà Nội
-
Tac Duong O Ha Noi - Tin Tức Tức Online 24h Về Tắc đường ở Hà Nội
-
Nhiều Tuyến đường Hà Nội ùn Tắc Nghiêm Trọng Trong Mưa Rả Rích
-
Hà Nội: Nhiều Tuyến đường Vành đai ùn Tắc Trong Ngày 29/4
-
Tắc đường Hà Nội
-
Hà Nội Tắc đường Trầm Trọng: Vì Mưa Hay Do 'ai Cũng điền Vào Chỗ ...