UNESCO Là Gì? Giới Thiệu Về Tổ Chức Giáo Dục, Khoa Học Và Văn Hóa ...

Mục lục bài viết

  • 1 1. UNESCO là gì?
  • 2 2. UNESCO tiếng Anh là gì?
  • 3 3. Chức năng của UNESCO:
  • 4 4. Cơ cấu tổ chức của tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa UNESCO:
    • 4.1 4.1. Đại hội đồng:
    • 4.2 4.2. Hội đồng chấp hành:
    • 4.3 4.3. Ban Thư ký:
  • 5 5. Nguồn tài chính của UNESCO:
    • 5.1 5.1. Nguồn ngân sách thường xuyên:
    • 5.2 5.2. Nguồn ngoài ngân sách UNESCO:
    • 5.3 5.3. Quỹ đặc biệt:

1. UNESCO là gì?

UNESCO là tên viết tắt của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc, là một trong những tổ chức chuyên môn lớn của Liên Hiệp Quốc, hoạt động với mục đích thắt chặt sự hợp tác giữa các quốc gia.

UNESCO có hoạt động chính là thắt chặt sự hợp tác giữa các quốc gia về giáo dục, khoa học và văn hóa để đảm bảo sự tôn trọng công lý, pháp luật, nhân quyền và tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo.

Trụ sở chính của UNESCO tại Paris, Pháp, mục đích chính là đóng góp cho hòa bình và an ninh bằng cách thúc đẩy hợp tác quốc tế thông qua cải cách giáo dục.

Hiện nay, UNESCO có 195 quốc gia thành viên và 9 quan sát viên, hầu hết các văn phòng làm việc với 3 hoặc nhiều hơn trong cùng khu vực.

Mục tiêu của UNESCO là góp phần xây dựng hòa bình, xóa đói giảm nghèo, phát triển bền vững và đối thoại liên văn hóa thông qua giáo dục, khoa học, văn hóa, truyền thông và thông tin.

Các quốc gia thành viên của Liên hiệp quốc có quyền gia nhập UNESCO, còn các quốc gia khác cũng có thể nếu được hai phần ba thành viên Hội đồng chấp hành giới thiệu và được Đại hội đồng có mặt tán thành.

2. UNESCO tiếng Anh là gì?

UNESCO có tên tiếng Anh đầy đủ là United Nations Educational Scientific and Cultural Organization.

UNESCO is the United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization (French: L’Organisation des Nations unies pour l’éducation, la science et la culture). It is an agency of the United Nations (UN)

UNESCO says its purpose, as defined just after the end of World War II, is “to build the defenses of peace in the minds of men and women”. It does this by helping nations work together, through education for all, science, and culture. This is supposed to help other nations follow the rule of law and human rights. It also helps promote some freedoms in the UN Charter.

UNESCO has 195 Member countries.

UNESCO tries to achieve what it wants to do through six programs: education, natural sciences, social and human sciences, culture, communication and information. Some projects sponsored by UNESCO are literacy, technical, and teacher-training programmes. UNESCO also decides what will become World Heritage Sites. A World Heritage Site is an important, special, interesting or beautiful place. If a place is a World Heritage Site, the place can not be destroyed, as it can give useful information for the future. The Uluru, for example, gives a lot of information on the culture of Aborigines. UNESCO is also a member of the United Nations Development Group and works for Millennium Development Goals.

3. Chức năng của UNESCO:

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc (UNESCO) được thành lập ngày 16/11/1945 với mục đích “Góp phần duy trì hoà bình và an ninh quốc tế bằng cách thắt chặt sự hợp tác giữa các quốc gia về giáo dục, khoa học và văn hoá để đảm bảo sự tôn trọng của tất cả các nước về công lý, pháp luật, quyền con người và tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo mà Hiến chương Liên Hợp Quốc đã công nhận đối với tất cả các dân tộc”.

UNESCO có các chức năng sau:

– Là cơ sở thí nghiệm các ý tưởng mà nhiệm vụ trí tuệ là dự đoán và xác định những vấn đề quan trọng nhất đang phát sinh trong các lĩnh vực thuộc thẩm quyền của mình, tiếp đó nhận dạng những chiến lược và chính sách thích hợp nhằm giải quyết chúng.

– Là tổ chức soạn thảo quy chuẩn nơi xây dựng những hiệp định chung về đạo đức, chuẩn mực và tri thức mang tính sống còn trong các lĩnh vực thuộc thẩm quyền. Vấn đề này đã đưa UNESCO vào những tiến trình trao đổi tri thức liên ngành phức tạp và vào quá trình đàm phán với các chuyên gia và các quốc gia thành viên.

– Là trung tâm chỉ dẫn, giao dịch nơi đóng vai trò quan trọng trong việc tập hợp, chuyển giao, truyền bá và chia sẻ các thông tin, tri thức và những kinh nghiệm thực tiễn tốt nhất.

– Là tổ chức tạo dựng năng lực cho các quốc gia thành viên, UNESCO giúp các nước thành viên xây dựng năng lực về thể chế và nhân lực trong các lĩnh vực giáo dục, khoa học, văn hoá, truyền thông và thông tin.

– Là nhân tố xúc tác cho hợp tác quốc tế. Chức năng này được thực hiện thông qua tất cả bốn chức năng nêu trên.

Năm chức năng cơ bản này là những phương cách chủ yếu để UNESCO thực hiện nhiệm vụ của mình. Thông qua các chiến lược và hoạt động cụ thể của mình, UNESCO đang đóng góp tích cực vào việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs), đặc biệt là những mục tiêu nhằm:

+ Giảm một nửa tỉ lệ người dân sống trong tình trạng nghèo cùng cực ở các nước đang phát triển vào năm 2015;

+ Đạt phổ cập giáo dục tiểu học ở tất cả các nước vào năm 2015;

+ Xoá bỏ sự bất bình đẳng về giới trong giáo dục tiểu học và trung học vào năm 2005;

+ Giúp các nước thực hiện chiến lược quốc gia về phát triển bền vững trước năm 2005 nhằm đảo ngược xu hướng hiện nay về tổn thất các nguồn tài nguyên môi trường vào năm 2015.

4. Cơ cấu tổ chức của tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa UNESCO:

4.1. Đại hội đồng:

Đại hội đồng là cơ quan quyền lực cao nhất, gồm đại biểu của các nước thành viên, họp hai năm một lần. Đại hội đồng quyết định đường lối, chính sách, kết nạp thành viên mới, bầu Hội đồng chấp hành và Tổng giám đốc, thông qua chương trình và biểu quyết ngân sách. Ngôn ngữ làm việc tại Đại hội đồng gồm Ả- rập, Trung Quốc, Anh, Pháp, Nga và Tây Ban Nha.

4.2. Hội đồng chấp hành:

Hội đồng chấp hành là cơ quan thay mặt Đại hội đồng trong thời gian giữa hai kỳ họp của Đại hội đồng, giám sát việc thực hiện chương trình và quản lý ngân sách; duy trì quan hệ tham khảo ý kiến với Liên Hợp Quốc, Toà án quốc tế và các tổ chức quốc tế khác thuộc Liên Hợp Quốc; lập chương trình nghị sự và chuẩn bị cho Đại hội đồng; nghiên cứu dự thảo chương trình và ngân sách do Tổng giám đốc đệ trình và đưa dự thảo này ra Đại hội đồng với những ý kiến cần thiết; đề nghị kết nạp thành viên mới và giới thiệu người ứng cử vào chức vụ Tổng giám đốc…

Hội đồng chấp hành gồm 58 ủy viên với nhiệm kỳ 4 năm. Để bảo đảm tính liên tục của Hội đồng chấp hành, Đại hội đồng bầu lại một nửa số ủy viên Hội đồng chấp hành trong mỗi kỳ họp thường lệ của Đại hội đồng. Việc bầu ủy viên Hội đồng chấp hành có tính đến sự đa dạng văn hoá cũng như khu vực địa lý mà ứng viên đó đại diện. Các ủy viên Hội đồng chấp hành có vai trò quan trọng trong việc vạch chiến lược và xây dựng chương trình hành động của UNESCO. Hội đồng chấp hành họp một năm hai lần.

4.3. Ban Thư ký:

Ban thư ký là cơ quan thực hiện, bảo đảm hoạt động thường xuyên của UNESCO, thi hành nghị quyết của Đại hội đồng và Hội đồng chấp hành, nhất là thực hiện các chương trình đã được Đại hội đồng thông qua.

Về nguyên tắc, Ban thư ký được tuyển chọn trên cơ sở địa lý rộng rãi và gồm những người có năng lực và hiệu suất công tác cao. Các nước thành viên có quyền đề cử người để được tuyển lựa làm viên chức trong Ban thư ký theo số lượng nhất định quy định theo tỉ lệ đóng góp niên liễm của mỗi nước. Ban thư ký do Tổng giám đốc lãnh đạo, tổ chức và tuyển dụng. Cho đến tháng 1/2007, Ban thư ký gồm 2.100 nhân viên từ 170 nước. Theo chính sách phi tập trung hoá hiện nay, hơn 700 nhân viên làm việc tại 58 văn phòng UNESCO khu vực trên thế giới, trong đó có Văn phòng UNESCO tại Hà Nội được thành lập tháng 9 năm 1999.

Tổng giám đốc là viên chức cao nhất của UNESCO do Đại hội đồng bầu ra với nhiệm kỳ 6 năm (có thể được tái cử). Tổng giám đốc có nhiệm vụ đảm bảo hoạt động thường xuyên của UNESCO, dự thảo chương trình và ngân sách, thực hiện chương trình, quản lý ngân sách, chịu trách nhiệm về mọi sáng kiến và quyết định trong phạm vi quyền hạn của mình.

Từ khi thành lập đến nay, UNESCO đã lần lượt có 9 Tổng Giám đốc: Julian Huxley, người Anh (1946-1948); Jaime Torres Bodet, người Mê-hi-cô (1948-1952); John W.Taylor, người Mỹ (1952-1953); Luther Van, người Mỹ (1953-1958); Vittorino Veronese, người Ý (1958-1961); René Maheu, người Pháp (1961-1974); Amadou-Mahtar M’Bow, người Xê-nê-gan (1974-1987); Federico Mayor, người Tây Ban Nha (1987-1999) và hiện nay là ông Koichiro Matsuura, người Nhật, được bầu Tổng giám đốc nhiệm kỳ 1 từ 1999-2005 và nhiệm kỳ 2 từ 2005 đến nay.

5. Nguồn tài chính của UNESCO:

5.1. Nguồn ngân sách thường xuyên:

Chủ yếu do tiền đóng góp niên liễm của các nước thành viên và một số khoản thu khác. Ngân sách thường xuyên của UNESCO khá hạn hẹp, khoảng 610 triệu đô la (tài khoá 2006-2007).

Ngân sách thường xuyên này dùng để chi cho các hoạt động chung, cho hành chính phí của UNESCO cũng như các hoạt động nghiệp vụ của Ban thư ký tại trụ sở chính và các văn phòng khu vực. Các khoản chi để giúp các nước thành viên trong khuôn khổ “chương trình thường xuyên” và “chương trình tham gia” cũng nằm trong ngân sách này.

5.2. Nguồn ngoài ngân sách UNESCO:

Do sự tài trợ hoặc phối hợp hoạt động của các tổ chức quốc tế và cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc, chủ yếu là các tổ chức UNDP, UNICEF, Ngân hàng Thế giới… và tiền đóng góp tự nguyện của các nước. Nguồn ngoài ngân sách được dùng vào việc thực hiện các dự án phát triển của các nước thành viên dưới các hình thức viện trợ kỹ thuật, thiết bị, đào tạo bồi dưỡng cán bộ.

UNESCO không toàn quyền quyết định việc sử dụng các nguồn ngoài ngân sách mà thường đóng vai trò người xây dựng hoặc thực hiện dự án, vận động, giới thiệu, trung gian môi giới để tranh thủ sự thoả thuận của các tổ chức quốc tế hoặc các nước chi tiền.

Nguồn ngoài ngân sách còn bao gồm quỹ ký gửi của các nước tại UNESCO. Tuy nhiên, UNESCO cũng không thể toàn quyền quyết định việc sử dụng các quỹ đó.

5.3. Quỹ đặc biệt:

Do vận động sự đóng góp tự nguyện của quốc tế. Đây là nguồn ngân sách được đặc biệt sử dụng trong việc viện trợ khẩn cấp do thiên tai, chiến tranh gây ra đối với các công trình văn hoá, trường học …

Từ khóa » Tổ Chức Unesco