ứng Dụng Bột Tái Sinh Trong Sản Xuất Giấy Tissue, Giấy Carton Và Giấy ...

Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Nông - Lâm - Ngư
  4. >>
  5. Lâm nghiệp
ỨNG DỤNG BỘT TÁI SINH TRONG SẢN XUẤT GIẤY TISSUE, GIẤY CARTON VÀ GIẤY IN BÁO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (532.98 KB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHÓA LUẬN TỐT NGHIỆPỨNG DỤNG BỘT TÁI SINH TRONG SẢN XUẤT GIẤYTISSUE, GIẤY CARTON VÀ GIẤY IN BÁOHọ và tên sinh viên: CAO THỊ NỤNgành: CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIẤY VÀ BỘT GIẤYNiên khóa: 2006 – 2010Tháng 07/2010ỨNG DỤNG BỘT TÁI SINH TRONG SẢN XUẤT GIẤY TISSUE, GIẤY CARTONVÀ GIẤY IN BÁOTác giảCAO THỊ NỤKhóa luận được đệ trình đề để đáp ứng yêu cầucấp bằng kỹ sư ngànhCông nghệ sản xuất giấy & bột giấyGiáo viên hướng dẫn :ThS. ĐẶNG THỊ THANH NHÀNTháng 07 năm 2010iLỜI CẢM TẠEm xin chân thành cảm ơn :- Bố mẹ, và những người thân đã ủng hộ, chăm lo, giúp đỡ em về mặt vật chấtlẫn tinh thần trong suốt thời gian học tập.- Ban Giám hiệu cùng toàn thể thầy cô giáo trường Đại Học Nông Lâm TPHCM.- Quý thầy cô Khoa Lâm Nghiệp, đặc biệt là quý thầy cô bộ môn Công nghệ sảnxuất Giấy và Bột giấy.- Cô ThS. Đặng Thị Thanh Nhàn, giáo viên hướng dẫn đề tài đã tận tâm giảngdạy, giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.- Các chị trong trung tâm nghiên cứu chế biến lâm sản giấy & bột giấy trườngĐại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh đã tận tình giúp đỡ tôi để hoàn thành tốt luận ántốt nghiệp.- Các cô chú, anh chị trong công ty Cổ phần giấy Tân Mai đã tận tình giúp đỡ vàtạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt luận án tốt nghiệp.- Các anh chị trong Công ty TNHH một thành viên giấy Sài Gòn – Mỹ Xuân đãtạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt luận văn này.- Các bạn bè đã hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập cũng như trongthời gian thực hiện đề tài.TPHCM, tháng 07/2010Sinh viên thực hiệnCao Thị NụiiTÓM TẮTĐề tài “Ứng dụng bột tái sinh trong sản xuất giấy tissue, giấy carton và giấy inbáo” được thực hiện tại công ty Cổ phần giấy Tân Mai, công ty TNHH một thành viêngiấy Sài Gòn Mỹ Xuân và tại trung tâm chế biến lâm sản giấy & bột giấy trường Đạihọc Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh thời gian từ ngày 5 tháng 3 đến ngày 15 tháng 6 nhằmtìm hiểu khả năng sử dụng bột tái sinh một cách rộng rãi trong sản xuất các loại giấy.Đề tài được thực hiện thông qua việc khảo sát dây chuyền sản xuất giấy in báo, giấytissue và giấy carton tại nhà máy. Lấy mẫu bột tái sinh tại nhà máy về trung tâm chếbiến lâm sản giấy và bột giấy trường Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh để xác địnhcác tính chất của bột. Đồng thời tại ngày lấy mẫu tôi thu thập số liệu về các tính chấtcủa giấy tại nhà máy. Đề tài đã thu được kết quả như sau:Đối với giấy IB58: Yêu cầu bột DIP phải có độ trắng 54%ISO - 58%ISO, độ nghiền của bột là 40 oSR - 50 oSR, độ đục thấp nhất là 92 %ISO,chiều dài đứt thấp nhất là 3000 m, tàn mực thì không vượt quá 400 ppm. Vì bộtDIP đắt hơn bột CTMP nên nhà máy đã sử dụng với một tỷ lệ phối trộn 35%DIP và 65% CTMP.Đối với giấy Tissue : Bột DIP để sản xuất giấy Tissue thường (100%nguyên liệu bột DIP) bột DIP cần có độ trắng từ 70-73%ISO, độ sáng từ 7880%ISO, độ nghiền trong khoảng từ 35oSR - 40oSR, chiều dài đứt thấp nhất củabột là 2900 m, độ bụi của bột DIP cần nhỏ hơn 15 hạt/inch2. Để đạt chất lượnggiấy tissue có độ trắng cao từ 78-80%ISO thì sử dụng bột DIP và bột hóa dạngtấm được nhập khẩu từ nước ngoài với tỷ lệ 80% bột DIP và 20% bột hóa. Bộtđạt các chỉ tiêu trên thì chất lượng giấy đạt như tiêu chuẩn đề ra.Đối với giấy carton : nhà máy sản xuất giấy MD và giấy TL. Bột đạt cácgiá trị như sau : Đối với bột xớ ngắn thì độ chịu bục đạt giá trị min là 3.1kgf/cm2, độ nén vòng min là 11 kgf/6inch, độ cobb max 45 g/m2. Bột xớ dài cầnđạt độ chịu bục min là 4.0 kgf/cm2, độ nén vòng min là 14.4 kgf/6inch, độ cobbmax 50 g/m2.iiiMỤC LỤCTrangTrang tựa.......................................................................................................................... iLời cảm tạ ....................................................................................................................... iiTóm tắt........................................................................................................................... iiiMục lục .......................................................................................................................... ivDanh sách các chữ viết tắt ............................................................................................. viDanh sách các hình ....................................................................................................... viiDanh sách các bảng ..................................................................................................... viiiChương 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................................11.1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................11.2. Mục tiêu đề tài ..........................................................................................................21.3. Giới hạn đề tài ..........................................................................................................2Chương 2. TỔNG QUAN................................................................................................32.1. Lịch sử phát triển và tầm quan trọng của giấy .........................................................32.2. Thực trạng ngành giấy nước ta.................................................................................42.3. Tổng quan về giấy thu hồi ........................................................................................92.3.1. Định nghĩa .............................................................................................................92.3.2. Phân loại ..............................................................................................................102.3.3. Lợi ích của việc sử dụng giấy thu hồi .................................................................122.3.4. Bất lợi của việc sử dụng giấy thu hồi ..................................................................132.4. Khái quát một số loại giấy sản xuất từ bột tái sinh ................................................13Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................163.1. Nội dung nghiên cứu ..............................................................................................163.2. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 163.2.3. Các phương pháp đo tính chất giấy .....................................................................19Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.....................................................................254.1. Phương pháp xử lý các loại giấy loại khác nhau ....................................................254.1.1. Sơ đồ xử lý ..........................................................................................................254.1.2. Thuyết minh sơ đồ ...............................................................................................26iv4.1.3. Kết quả xác định tính chất của các loại bột tái sinh ............................................324.2. Phương pháp sản xuất các loại giấy khác nhau từ bột tái sinh...............................394.2.1. Sơ đồ chung .........................................................................................................394.2.2. Thuyết minh sơ đồ ...............................................................................................404.2.3. Các điểm khác biệt trong sản xuất các loại giấy từ bột tái sinh ..........................424.3. So sánh tính chất của các loại giấy sản xuất từ bột tái sinh ...................................474.3.1. So sánh tính chất của các loại giấy sản xuất từ bột DIP......................................474.3.2. So sánh tính chất của các loại giấy sản xuất từ bột OCC ....................................504.4. Yêu cầu về chất lượng bột tái sinh cho sản xuất các loại giấy...............................524.4.1.Yêu cầu chất lượng bột DIP .................................................................................524.4.2. Yêu cầu chất lượng bột OCC để sản xuất giấy carton.........................................55Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................575.1. Kết luận...................................................................................................................575.2. Kiến nghị ................................................................................................................58TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................59PHỤ LỤCPHỤ LỤC 1PHỤ LỤC 2PHỤ LỤC 3PHỤ LỤC 4vDANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮTThSThạc sĩCPCổ phầnTNHHTrách nhiệm hữu hạnTpThành phốUHKPBột kraft gỗ cứng không tẩyDIPBột khử mựcBCTMPBột hóa nhiệt cơ tẩy trắngBTMPBột nhiệt cơ tẩy trắngBHKPBột kraft gỗ cứng tẩy trắngDDọcNNgangCDĐChiều dài đứtMDChiều máy chạyCDChiều ngang của máyQCKiểm tra chất lượng sản phẩmMDGiấy carton làn sóngTLGiấy carton lớp mặtKTĐKhô tuyệt đốiNLSXNguyên liệu sản xuấtPRCXử lý hóa chất trước khi nghiềnAPMPBột tẩy trắng bằng kiềm và H2O2NXBNhà xuất bảnHCMHồ Chí MinhPCXSPhân cấp xơ sợiOCCGiấy carton cũIBIn báoviDANH SÁCH CÁC HÌNHTrangBiểu đồ 2.1 : Tình hình xuất nhập khẩu giấy của nước ta từ năm 2006 đến năm 2015..7Biểu đồ 2.2 : Mục tiêu ngành giấy nước ta trong những năm tới....................................8Biểu đồ 4.1 : Độ nghiền (oSR) của bột DIP...................................................................33Biểu đồ 4.2 : Độ sáng (%ISO) của bột DIP...................................................................34Biểu đồ 4.3 : Tàn mực của bột DIP ...............................................................................34Biểu đồ 4.4 : Chiều dài đứt của bột DIP........................................................................35Biểu đồ 4.5 : Độ đục của bột DIP..................................................................................35Biểu đồ 4.6 : Độ nghiền của bột xớ ngắn và xớ dài ......................................................37Biểu đồ 4.7 : Độ Cobb của bột xớ ngắn và xớ dài ........................................................37Biểu đồ 4.8 : Độ chịu bục của bột xớ ngắn và xớ dài ...................................................38Biểu đồ 4.9 : Độ nén vòng của bột xớ ngắn và xớ dài ..................................................38Biểu đồ 4.10 : Độ sáng trung bình của các loại giấy ....................................................49Biểu đồ 4.11 : Chiều dài đứt trung bình của các loại giấy ............................................50Biểu đồ 4.12 : Độ chịu bục (kgf/cm2) của giấy carton định lượng 150g/m2 .................51Biểu đồ 4.13 : Độ nén vòng của giấy carton .................................................................52Biểu đồ 4.14 : Yêu cầu về độ nghiền SR của bột DIP để sản xuất các loại giấy ..........54Biểu đồ 4.15 : Yêu cầu về chiều dài đứt của bột DIP sản xuất các loại giấy................54Biểu đồ 4.16 : Yêu cầu về độ sáng của bột DIP để sản xuất các loại giấy....................55viiDANH SÁCH CÁC BẢNGTrangBảng 2.1 : Dự án đã hoàn thành đưa vào sản xuất (đơn vị : tấn/năm) ............................5Bảng 2.2 : Dự án đang đầu tư tiếp tục triển khai (đơn vị : 1000 tấn/ năm).....................5Bảng 2.3 : Tình hình xuất nhập khẩu giấy của nước ta (đơn vị : tấn) .............................6Bảng 2.4 : Mục tiêu ngành giấy của nước ta trong những năm tới .................................7Bảng 2.5 : Tình hình sử dụng giấy tái chế ở Việt Nam (1999-2007)..............................9Bảng 2.6 : Quy định về giấy thu hồi nhập khẩu ..............................................................9Bảng 4.1 : Tính chất bột DIP(IB) Tân Mai sản xuất giấy in báo ..................................32Bảng 4.2 : Tính chất bột DIP(Tissue) Sài Gòn sản xuất giấy tissue. ............................33Bảng 4.3 : Kết quả đo chất lượng bột xớ ngắn .............................................................36Bảng 4.4 : Kết quả đo chất lượng bột xớ dài.................................................................36Bảng 4.5 : Các loại hóa chất sử dụng trong sản xuất giấy in báo IB 58........................43Bảng 4.6 : Các loại hóa chất sử dụng trong sản xuất giấy tissue ..................................43Bảng 4.7 : Các loại hóa chất sử dụng trong dây chuyền sản xuất giấy carton ..............44Bảng 4.8 : Công nghệ sản xuất các loại giấy.................................................................45Bảng 4.9 : Tính chất giấy in báo tương ứng với thí nghiệm đo tính chất bột ..............47Bảng 4.10 : Tính chất giấy tissue 1 (giấy vệ sinh thường định lượng 19 g/m2 .............48Bảng 4.11 : Tính chất giấy vệ sinh cao cấp định lượng 25g/m2 ....................................49Bảng 4.12 : Kết quả đo chất lượng giấy Medium định lượng 150 g/m2 .......................50Bảng 4.13 : Kết quả đo chất lượng giấy Tesliner định lượng 150 g/m2 ........................51Bảng 4.14 : Yêu cầu chất lượng bột DIP sản xuất giấy in báo......................................53Bảng 4.15 : Yêu cầu chất lượng bột DIP sản xuất giấy tissue ......................................53Bảng 4.16 : Yêu cầu chất lượng bột xớ ngắn và bột xớ dài ..........................................56viiiChương 1MỞ ĐẦU1.1. Tính cấp thiết của đề tàiGiấy là sản phẩm đã được sử dụng từ lâu của nền văn minh nhân lọai, thôngqua giấy mà xã hội loài người có thể truyền đạt thông tin, lưu giữ tài liệu… Ngày nay,mặc dù các phương tiện lưu trữ và truyền đạt thông tin phát triển mạnh, nhưng giấyvẫn luôn là một sản phẩm không thể thay thế trong hoạt động giáo dục, in ấn, báo chí,văn học, hội họa… Vì vậy, giấy là một trong những sản phẩm thiết yếu trong hoạtđộng xã hội của bất kì đất nước nào. Khi nền kinh tế quốc gia càng phát triển, nhu cầuxã hội tăng thì nhu cầu về các loại giấy sẽ càng gia tăng. Điều đó đồng nghĩa với việccần có nguồn nguyên liệu tương đối lớn để đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.Theo tài liệu của TAPPI thì chỉ sau 20 năm lượng gỗ tiêu thụ đã tăng gấp đôi, trong đómột phần lớn lượng gỗ được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất giấy. Với lượng tiêuthụ khổng lồ về lượng gỗ như vậy đã đặt ra cho thế giới một vấn đề gay gắt là phải tìmnguồn nguyên liệu mới có khả năng thay thế. Việc tái sử dụng lại giấy thu hồi cho sảnxuất giấy là một thành công rất to lớn, không những nó giải quyết được vấn đề thiếunguyên liệu gỗ mà nó còn là một giải pháp làm sạch môi trường, mội cách bảo vệ rừnghiệu quả.Sử dụng giấy loại tái chế như một nguồn xơ sợi thứ cấp ngày càng tăng trênphạm vi toàn thế giới, đặc biệt là ở các nước có diện tích rừng hạn chế. Ở nước ta, việcsử dụng giấy tái chế làm nguyên liệu sản xuất cũng đang phát triển mạnh. Theo tạp chícông nghiệp giấy tháng 1/2009 cho đến thời điểm năm 2007, tỷ lệ giấy thu hồi trongtổng nguyên liệu sản xuất giấy đã đạt con số 70%. Năm 2007, cả nước thu gom được450.058 tấn giấy. Có nhiều lợi ích khi sử dụng giấy loại phế thải thay thế cho nguồnxơ sợi nguyên thuỷ như giảm chi phí đầu tư xây dựng nhà máy bột, giảm tiêu hao nănglượng, giảm chi phí đầu tư xử lý ô nhiễm và cuối cùng là giảm chi phí cho sản xuấtgiấy.1Nguồn nguyên liệu giấy thu hồi rất đa dạng và phong phú, vì vậy sản phẩm từloại nguyên liệu này cũng rất đa dạng. Nó được sử dụng để sản xuất các loại giấy nhưcarton, giấy in, giấy in báo, giấy tissue...Phương pháp xử lý các loại giấy thu hồi nhưthế nào, ứng dụng bột tái sinh trong sản xuất các loại giấy khác nhau ra sao?Trước những vấn đề nêu trên tôi đã thực hiện đề tài : “Ứng dụng của bột táisinh trong sản xuất giấy in báo, tissue và giấy carton”. Nhằm tổng quát lại phươngpháp xử lý một số loại nguyên liệu thu hồi và cách sản xuất các loại giấy khác nhau từnguồn xơ sợi tái chế này.1.2. Mục tiêu đề tài- Tìm hiểu phương pháp xử lý các loại giấy thu hồi khác nhau và các tính chấtcủa các loại bột tái sinh từ giấy thu hồi nói trên.- Tìm hiểu sản xuất các loại giấy (giấy in báo, giấy tissue, giấy carton) từ cácloại bột tái sinh và xác định tính chất của các loại giấy này.- So sánh tính chất của các loại giấy khác nhau từ bột tái sinh.- Yêu cầu về chất lượng bột tái sinh cho các loại giấy.1.3. Giới hạn đề tàiBột tái sinh còn sử dụng để sản xuất giấy in có độ trắng cao nhưng thời gian cóhạn nên chưa tìm hiểu được chất lượng của bột và giấy của các loại giấy này. Đề tàikhông đi sâu vào tìm hiểu công nghệ để sản xuất các loại giấy .2Chương 2TỔNG QUAN2.1. Lịch sử phát triển và tầm quan trọng của giấyGiấy là một tấm mỏng bằng vật liệu sơ xợi được hình thành khi tráng huyềnphù sơ xợi trong nước lên bề mặt một tấm lưới mịn để thoát nước và sau đó làm khôsao cho vẫn giữ nguyên dạng tấm mỏng phẳng.Giấy có một vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống của con người. Từ thờixa xưa giấy đã được biết đến như một phương tiện để ghi chép, lưu trữ, truyền báthông tin và tác phẩm. Nhờ có giấy mà ngày nay chúng ta mới có thể được tận mắtchiêm ngưỡng những tác phẩm đồ sộ từ ngày xưa như các tác phẩm bất hủ, các loạibản đồ… Sau này đã thâm nhập vào rất nhiều các lĩnh vực trong cuộc sống chẳng hạnnhư dùng để bao gói, in ấn, làm vật liệu xây dựng, vật liệu cách điện. Với sự tìm tòi,khám phá của con người thì ứng dụng của giấy hầu như không có giới hạn. Có thể nóisự phát triển của ngành công nghiệp giấy gắn liền với nền văn minh nhân loại. Nhìnvào mức tiêu thụ giấy của một quốc gia nào đó ta có thể đánh giá được sự phát triểncủa quốc gia đó. Như vậy có thể thấy nền kinh tế càng phát triển thì ứng dụng của giấycàng sâu rộng và nhu cầu tiêu thụ giấy càng lớn. Ngày nay ngành công nghiệp điện tửthông tin đang phát triển mạnh mạnh mẽ, các ấn phẩm điện tử rất nhiều nhưng nhưngnhu cầu về các sản phẩm giấy phục vụ cho in ấn vẫn tăng bởi vì về một khía cạnh nàođó các ấn phẩm điện tử không thể thay thế các ấn phẩm từ giấy. Không chỉ có nhữngứng dụng rộng rãi, mà ngành công nghiệp giấy còn giải quyết được rất nhiều lao độngcho xã hội, góp phần vào nền kinh tế quốc dân.Chính vì vai trò to lớn như vậy nên giấy đã được ra đời từ rất sớm. Từ thời cổđại, người Ai Cập đã làm ra những tờ giấy đầu tiên bằng xé thân cây Papyrus rồi épmỏng thành tờ giấy. Tuy nhiên nghề làm giấy chỉ thực sự bắt đầu từ Trung Quốc khingười Trung Quốc đã biết dùng huyền phù của sợi tre, nứa hoặc cây dâu tằm để làmgiấy… Sau đó tại đây nghề làm giấy đã được phát triển đến mức cao. Vài thế kỷ sau3đó qua con đường giao lưu, buôn bán nghề làm giấy nghề làm giấy đã lan truyền đếnTrung Đông và Châu Âu, tại đó nguồn nguyên liệu để làm giấy như vải bông, sợi lanhva giẻ rách rất dồi dào. Đầu thế kỷ XI đã có một số nhà máy giấy ở Tây Ban Nha, ý,Đức, Pháp. Tại Mỹ, nhà máy giấy đầu tiên được đặt tại Philađenphia. Đầu thế kỷ XVnghề làm giấy đã thực sự phát triển đến qui mô công nghiệp. Từ đó đến nay ngànhgiấy liên tục phát triển với những cải tiến và phát minh liên tục làm cho bộ mặt củacông nghiệp giấy ngày càng khởi sắc. Đặc biệt ở thế kỷ XX đã phát minh ra những kỹthuật nấu hiện đại như nấu liên tục, nấu siêu mẻ, tẩy liên tục, ép keo, tráng phấn…vớimức tự động hoá cao, dần thay điều khiển thủ công bằng hệ thống điều khiển máy tínhđiện tử. (Cao Thị Nhung. Xuất bản tháng 6 năm 2003)Hiện nay ngành giấy phải cạnh tranh với một số ngành khác như công nghiệpchất dẻo, điện tử thông tin. Mặc dù vậy, do ứng dụng của giấy ngày càng sâu rộng chonên chủng loại giấy ngày càng phong phú, đa dạng và do đó nhu cầu về giấy vẫn tăngmạnh. Như vậy trong tương lai ngành công nghiệp giấy sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ.2.2. Thực trạng ngành giấy nước taTheo phòng phân tích Công ty chứng khoán Habubank, ngành giấy là một trongnhững ngành được hình thành từ rất sớm tại Việt Nam, khoảng năm 284. Từ giai đoạnnày đến đầu thế kỷ 20, giấy được làm bằng phương pháp thủ công để phục vụ cho việcghi chép, làm tranh dân gian, vàng mã…Năm 1912, nhà máy sản xuất bột giấy đầu tiên bằng phương pháp công nghiệpđi vào hoạt động với công suất 4.000 tấn giấy/năm tại Việt Trì. Trong thập niên 1960,nhiều nhà máy giấy được đầu tư xây dựng nhưng hầu hết đều có công suất nhỏ (dưới20.000 tấn/năm) như Nhà máy giấy Việt Trì; Nhà máy bột giấy Vạn Điểm; Nhà máygiấy Đồng Nai; Nhà máy giấy Tân Mai v.v. Năm 1975, tổng công suất thiết kế củangành giấy Việt Nam là 72.000 tấn/năm Nhà máy giấy Bãi Bằng do Chính phủ ThụyĐiển tài trợ đã đi vào sản xuất với công suất thiết kế là 53.000 tấn bột giấy/năm và55.000 tấn giấy/năm, dây chuyền sản xuất khép kín, sử dụng công nghệ cơ-lý và tựđộng hóa. Nhà máy cũng xây dựng được vùng nguyên liệu, cơ sở hạ tầng, cơ sở phụtrợ như điện, hóa chất và trường đào tạo nghề phục vụ cho hoạt động sản xuất.4Trong những năm gần đây ngành giấy nước ta được nhà nước quan tâm nhiềuhơn nên đang trên đà phát triển. Trong năm 2009 đã có nhiều dự án đã hoàn thành đivào sản xuất như trong Bảng 2.1.Bảng 2.1 : Dự án đã hoàn thành đưa vào sản xuất (đơn vị : tấn/năm)Tên công tyCông suất bộtCông suất giấy Loại sản phẩmKraft Vina220.000Giấy lớp mặtPulppy Corelex30.000Tissue30.000UHKP, Giấy lớpGiấy Quảng Bình45.000giữaBột con Cuông45.000UHKPTissue Sông Đuống20.000DIPGiấy Việt Mỹ30.000Giấy lớp giữaGiấy Phương Đông20.000Giấy lớp giữaGiấy Phong Khê50.000Giấy lớp giữa(Nguồn : Công nghiệp giấy tháng 11 năm 2009)Bên cạnh các dự án đã hoàn thành thì có nhiều dự án đang tiếp tục triển khai thểhiện ở Bảng 2.2Bảng 2.2 : Dự án đang đầu tư tiếp tục triển khai (đơn vị : 1000 tấn/ năm)Tên công tyCông suấtCông suấtbộtgiấyLoại sản phẩm1.Tổng Cty giấy ViệtNam- Dự án Bãi Bằng giaiđoạn II250- Công ty CP giấy100BHKP100báo, giấy viếtThanh Hóa- Dự án nâng cấp máyBCTMP, DIP, giấy in30Giấy in và viết50Giấy in và viết, giấy inxeo- Dự án Công ty CPbáogiấy Bãi Bằng2. Công ty CP giấy5Tân Mai150Giấy in báo150200BTMP, giấy tráng phấn4070BCTMP, giấy in báo,- Nhà máy giấy LongThành- Nhà máy giấy KonTum- Nhà máy giấygiấy in & viết, giấy baoQuảng Ngãibì3. Cty TNHH Lee &330BHKP, giấy làm bao bì100BCTMPMan Hậu Giang4.Cty CP Giấy và Bộtgiấy Incomex5. Cty CP giấy Mỹ45Giấy làm bao bì230Giấy làm bao bì, giấyHương6. Cty CP giấy SàiGòntissue, giấy tráng phấn7. Nhà máy sản xuất100PRC APMPbột giấy Phương Nam(Nguồn : Công nghiệp giấy tháng 11 năm 2009)Tuy nhiên, ngành giấy nước ta hiện nay vẫn chỉ đáp ứng được gần 60% nhu cầusử dụng giấy trong nước và dự tính đến năm 2010 sẽ đáp ứng được 70% phần còn lạivẫn phải nhập khẩu. Tình hình xuất nhập khẩu giấy của nước ta thể hiện như trongBảng 2.3.Bảng 2.3 : Tình hình xuất nhập khẩu giấy của nước ta (đơn vị : tấn)Năm200620072008200920102015Nhập khẩu766.958 861.730962.579705.986725.3431.371.000Xuất khẩu170.980 191.500219.700269.850258.100326.000(Nguồn : Hiệp hội giấy Việt Nam)6Tấn giấy16000001400000120000010000008000006000004000002000000nhập khẩuxuất khẩu200620072008200920102015NămBiểu đồ 2.1 : Tình hình xuất nhập khẩu giấy của nước ta từ năm 2006 đến năm 2015Hiện nay, nước ta có rất ít nhà máy giấy có thể chủ động được nguồn nguyênliệu sản xuất bột giấy và giấy như: Tổng công ty giấy Bãi Bằng, tập đoàn giấy TânMai. Ngoài ra còn có Công ty giấy Sài Gòn, Công ty cổ phần giấy Xuân Đức có dâychuyền sản xuất bột từ giấy phế liệu nên có thể chủ động nguồn bột cho sản xuất giấycarton, giấy in và giấy vệ sinh… Tuy nhiên năng lực sản xuất bột giấy của các doanhnghiệp này cũng chưa đủ để cung ứng cho sản xuất giấy và vẫn còn phải nhập khẩuthêm bột giấy. Trong đầu năm 2010 giá bột giấy liên tục tăng, nhiều nhà máy giấykhác không chủ động được nguồn bột giấy rơi vào tình trạng thiếu nguyên liệu dẫn đếnphải ngưng hoạt động. Do đó ngành giấy cần triển khai nhanh dự án nhà máy giấy vàbột giấy để cung cấp cho toàn ngành.Bảng 2.4 : Mục tiêu ngành giấy của nước ta trong những năm tới (đơn vị : Tấn)Năm201020152020Sản phẩm giấy1.380.0002.250.0003.600.000Sản phẩm bột giấy600.0001.000.0001.800.000Mặt hàng(Nguồn : Hiệp hội giấy Việt Nam)7400000035000003000000Sản phẩmgiấySản phẩmbột giấyTấn25000002000000150000010000005000000201020152020NămBiểu đồ 2.2 : Mục tiêu ngành giấy nước ta trong những năm tớiBên cạnh đó, hiện nay ngành giấy nước ta đang phải đối mặt với một nghịch lýlà trong khi ngành giấy lâm vào tình trạng thiếu hụt nguyên liệu nhưng nguyên liệu gỗnước ta lại xuất khẩu sang nước ngoài với số lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm.Nguyên nhân dẫn đến nghịch lý này là do gỗ xuất khẩu sẽ thu được giá cao hơn so vớibán cho ngành giấy. Đây chính là một khó khăn lớn cho ngành giấy hiện nay. Giánguyên liệu có thể thấp hơn gỗ là điều cần thiết để có thể giải quyết phần nào nhữngvấn đề khó khăn mà ngành giấy đang gặp phải. Do đó cần tìm thêm nhiều nguồnnguyên liệu mới và cần ứng dụng có hiệu quả việc sử dụng nguồn nguyên liệu tái chếtừ giấy thu hồi để khắc phục phần nào những khó khăn mà nước ta đang gặp phải.Nguồn giấy loại được cung cấp từ 2 nguồn là thu gom hay nhập khẩu. Giấy loạinhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu được nhập từ Mỹ, Nhật, Nhật Bản và New Zealand.Theo Bộ Công Thương, gần 70% sản lượng giấy được sản xuất từ nguyên liệu tái chế.Tuy nhiên, nguồn cung cấp nguyên liệu rẻ tiền này phần lớn nhập khẩu. Nguồn thugom trong nước chủ yếu qua đồng nát là những người thu gom riêng lẻ lùng sục từngngõ ngách, các công ty vệ sinh, những người bới rác, các trạm thu mua trung gian, dođó tỉ lệ thu hồi giấy đã qua sử dụng ở Việt Nam rất thấp chỉ khoảng 25% so với 38% ởTrung Quốc hay 65% so với ở Thái Lan.8Bảng 2.5 : Tình hình sử dụng giấy tái chế ở Việt Nam (1999-2007)Năm20002001 2002 2003 2004 2005 2006 2007Tỉ lệ giấy thu hồi53485062656264702424252525252525trong tổng NLSX giấy(%)Tỉ lệ thu hồi giấy đãqua sử dụng (%)(Nguồn:Hiệp hội giấy Việt Nam)2.3. Tổng quan về giấy thu hồi2.3.1 Định nghĩaGiấy thu hồi là giấy và carton các loại thải ra từ quá trình gia công chế biến inấn, sử dụng trong sinh hoạt, hoạt động kinh doanh dịch vụ và được thu hồi, phân loại,đóng gói theo yêu cầu của chỉ tiêu chất lượng. Giấy thu hồi thường chứa một số tạpchất, các chất không được có và các chất không phải là giấy sau đây không được cómặt trong giấy thu hồi:- Các chất không được có là các chất rắn có khả năng gây hư hỏng máy móc,thiết bị trong quá trình sản xuất như dây buộc, đinh ghim bằng kim loại.- Các chất không phải là giấy không có ích cho quá trình sản xuất giấy nhưbăng dán, dây buộc, túi bằng vật liệu polyme.Để đảm bảo yêu cầu về môi trường và thiết bị thì giấy thu hồi nhập khẩu phảiphù hợp với quy định ghi ở Bảng 2.6 dưới đây.Bảng 2.6 : Quy định về giấy thu hồi nhập khẩuTên chỉ tiêuMứcHoá chất độc, Chất phóng xạ.Không Cho phépNấm mốcKhông cho phépSâu bọKhông cho phépMùi hôi thối khó chịu,Không cho phépĐộ ẩm không lớn hơn (%)15Tỷ lệ các chất không được có, khôngphải là giấy, không lớn hơn (%)1Vi trùng gây Bệnh truyền nhiễmKhông cho phép92.3.2.Phân loạiGiấy loại được phân làm 4 nhóm :Nhóm A : Nhóm chất lượng thấpA1 : Giấy carton hỗn hợp tạp chưa phân loại. Tỷ lệ giấy carton xơ sợi ngắn(không hạn chế).A2 : Giấy carton hỗn hợp các loại. Tỷ lệ giấy báo chí không lớn hơn 40 %.A3 : Lề carton. Không phải lề carton từ bột rơm rạ và carton song.A4 : Giấy loại từ các siêu thị. Tỷ lệ carton sóng không lớn hơn 60%.A5 : Hòm hộp bằng carton sóng đã sử dụng.A6 : Hỗn hợp báo, tạp chí và sách không có bìa cứng.Nhóm B : Nhóm chất lượng trung bìnhB1 : Báo chí đọc 1 lần. Tỷ lệ các tờ quảng cáo in mẫu sắc đính kèm không lớnhơn 5%.B2 : Báo ngày không tiêu thụ hết in trên giấy trắng in báo trắng đã loại bỏ cácquảng cáo và tranh ảnh in màu đính kèm.B3 : Lề của carton nhiều lớp có ít nhất một lớp mặt màu trắng có in hoặc khôngin.B4 : Giấy lề mầu hỗn hợp của tạp chí, ấn phẩm không hạn chế màu sắc, tỷ lệgiấy trắng, bột cơ học.B5 : Giấy lề sách, có mực in màu, có hoặc không có bìa cứng, thành phần giấychủ yếu là bột cơ học bìa cứng, thành phần giấy chủ yếu là bột cơ học.B6 : Giấy lề sách không có bìa cứng.B7 : Thư tín có màu in, không có giấy than, bìa cứng.B8 : Sách cũ, giấy trắng, không có bột cơ học, không có bìa cứng.Nhóm C : Nhóm chất lượng caoC1 : Giấy lề in ít màu bao gồm chủ yếu giấy in giấy viết. Tỷ lệ giấy không chứabột cơ học không nhỏ hơn 50%.C2 : Giấy lề in ít màu bao gồm chủ yếu giấy in giấy viết. Tỷ lệ giấy không chưabột cơ học không nhỏ hơn 90%.C3 : Hỗn hợp các loại thẻ bằng giấy không chứa bột cơ học.C4 : Các loại thẻ có lựa chọn theo màu bằng giấy không chứa bột cơ học.10C5 : Các loại thẻ bằng giấy giả da, không chứa bột cơ học. Tỷ lệ in màu khônglớn hơn 5%.C6 : Thư tín hỗn tạp bằng giấy trắng có lựa chọn. Tỷ lệ giấy không chứa bột cơhọc không nhỏ hơn 60%.C7 : Thư tín trắng bằng giấy không chứa bột cơ học, có lựa chọn. không có sổsách, giấy than và keo không tan trong nước.Tỷ lệ giấy cho phép có màu không phảigiấy than không lớn hơn 3%.C8 : Giấy loại văn phòng trắng không chứa bột cơ học. Tỷ lệ giấy sao chép cómàu không phải giấy than không lớn hơn 3%.C9 : Giấy loại văn phòng trắng, không chứa bột cơ học, không có giấy sao chépmàu không phải giấy than.C10 : Lề carton nhiều lớp trắng chứa ít mực in.C11 : Lề carton nhiều lớp trắng không chứa ít mực in.C12 : Lề trắng báo trắng, chưa in, không có giấy tạp chí.C13 : Lề giấy, tạp chí chưa in, không có giấy báo.C14 : Lề giấy chưa in, làm từ bột cơ học, có tráng phần.C15 : Lề giấy trắng chưa in, không chưa bột cơ học, có tráng phấn.C16 : Lề giấy trắng chưa in, làm từ bột cơ học không có giấy báo và tạp chí. Tỷlệ giấy có tráng phấn không lớn hơn 20%.C17 : Lề giấy trắng hỗn hợp chưa in, không có giấy báo và tạp chí. Tỷ lệ giấylàm từ bột cơ học không lớn hơn 60%. Tỷ lệ giấy có tráng phấn không lớn hơn 10%.C18 : Lề giấy trắng chưa in, không có bột cơ học. Tỷ lệ giấy có tráng phấnkhông lớn hơn 5%.C19 : Lề giấy trắng chưa in, không có bột cơ học, không có giấy tráng phấn.Nhóm D : Nhóm giấy loại KraftD1 : Giấy loại Kraft II (bao gồm hòm hộp, tấm, lề các-tông sóng có lớp phẳngKart...).D2 : Giấy loại Kraft I (bao gồm hộp, tấm, lề các-tông sóng chỉ có 1 lớp phẳngKraft làm từ bột hoá học hoặc bột bán hoá học...).D3 : Túi giấy Kraft đã sử dụng (bao gồm túi đựng vật liệu xây dựng, phân bón,bột màu).11D4 : Túi giấy Kraft đã sử dụng và được làm sạch.D5 : Giấy và các-tông Kraft đã sử dụng nguyên mầu hoặc trắng.D6 : Lề giấy và các-tông Kraft chưa sử dụng, nguyên mầu.2.3.3. Lợi ích của việc sử dụng giấy thu hồiTheo phân tích của Paper Task Force, một dự án nghiên cứu trong 3 năm củaEnvironmetn Defence (tổ chức Bảo vệ Môi trường) thì sử dụng giấy tái chế có rấtnhiều lợi ích :- Sản xuất giấy tái chế dùng ít năng lượng hơn nhiều so với sản xuất từ bộtnguyên thuỷ. Tái chế một tấn giấy sẽ tiết kiệm được hơn 4.000 kwh điện và 32 m3nước.- Bảo tồn rừng tự nhiên : Khai thác gỗ làm nguồn nguyên liệu rồi tăng cườngtrồng rừng để sản xuất giấy dẫn đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực bất lợi xảy ra đối vớichất lượng nước, tính đa dạng sinh học –môi trường sống của động thực vật hoang dã.Tái chế giấy đã qua sử dụng giúp bảo tồn tự nhiên và giảm thiểu ô nhiễm môi trường,giữ gìn được nước sạch.- Giảm thải lượng khí thải CO2 vì cây hấp thụ khí CO2. Trong khi cây ít tuổihơn có thể hấp thụ carbon nhanh hơn, thì cây già hơn tồn trữ rất nhiều carbon, nhờ đólàm giảm sự tập trung của khí nhà kính trong khí quyển. Mặt khác mỗi khi chặt cây đểlàm giấy, carbon mà cây tồn trữ sẽ được giải thoát.- Giảm hiệu ứng nhà kính : Tính trung bình sản xuất giấy từ bột tái sinh giảmđược 74% khí thải vì giấy đã qua sử dụng chôn vùi trong các bãi chôn lấp, phân hủytrong đất tạo thành khí metan và CO2. Metan là loại khí có năng lực bẫy nhiệt gấp 21lần CO2, là một loại khí nhà kính mạnh và góp phần làm thay đổi khí hậu toàn cầu.Cuối cùng bằng cách giảm lượng giấy cần chôn lấp, tái chế giúp ta tránh được khímethan và các chất ô nhiễm khác và làm giảm nhu cầu cần tăng thêm bãi chôn rác.Bên cạnh việc giảm phát thải khí nhà kính, tái chế giấy đã qua sử dụng có thể cắt giảmsự phát sinh của các khí độc khác như ô xít ni tơ (tạo nên sương khói) và các chất hạt(sinh ra các bệnh về đường hô hấp).- Giảm được chất thải rắn : Mỗi khi giấy đã dùng được tách ra khỏi rác và dùnglàm giấy tái chế, thì đó đã là sự giảm thiểu trực tiếp chất thải rắn. Nếu ta dùng mộtmẩu giấy một lần, rồi ta tẩy đi và dùng lại lần nữa trước khi vứt đi, ta đã sinh ra ít chất12thải hơn khi dùng 2 tờ giấy và rồi ném cả hai tờ giấy đi. Giảm chất thải rắn cũng cónghĩa là giảm đất chôn lấp.- Giảm 35% nước thải so với sản xuất giấy từ bột nguyên, cải thiện chất lượngnước. Sản xuất giấy từ bột nguyên thủy sẽ cần nhiều nước, gây lãng phí nguồn tàinguyên nước nhất trong thời kỳ hạn hán, sản ra nhiều nước hơn giấy tái chế, và nướcthải từ bột nguyên thủy vẫn chứa nhiều độc tố.- Lợi ích kinh tế : Giấy loại ngày càng được sử dụng nhiều làm nguyên liệu chongành giấy do ưu điểm tiết kiệm được chi phí sản xuất. Giá thành bột giấy từ giấy loạiluôn thấp hơn các loại bột giấy từ các loại nguyên liệu nguyên thủy vì chi phí vậnchuyển, thu mua và xử lý thấp hơn. Tính trung bình sản xuất 1 tấn giấy từ giấy loại tiếtkiệm được 17 cây gỗ và 1.500 lít dầu so với sản xuất giấy từ nguyên liệu nguyên thủy.Hơn nữa, chi phí đầu tư dây chuyền xử lý giấy loại thấp hơn dây chuyền sản xuất bộtgỗ từ các nguyên liệu nguyên thủy lợi ích kinh tế của việc tái chế giấy ngày càng tăngkhi công nghệ sản xuất giấy tái chế ngày càng được cải tiến và hoàn thiện. Xơ sợi táichế không chỉ dùng để sản xuất giấy làm bao bì, giấy in báo, giấy tissue mà còn dùngđể pha trộn với bột nguyên thủy với một tỉ lệ ngày càng cao trong sản xuất giấy caocấp hơn. Có thể nói xơ sợi tái chế ngày nay có thể có mặt trong hầu hết các loại giấythương mại. Chi phí sản xuất giấy tái chế ngày một giảm và chất lượng xơ sợi tái chếngày càng tăng nhờ ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất dù thị trường ngày càngyêu cầu giấy có độ bền cao hơn (phù hợp với tốc độ in, hòm hộp các tông mỏng hơnnhưng chịu tải cao hơn), chất lượng bề mặt cao hơn…2.3.4. Bất lợi của việc sử dụng giấy thu hồiChiều dài xơ sợi ngắn hơn 2-3,5 mm, liên kết kém hơn so với bột nguyên thủy.Chất lượng giấy làm ra có độ bền cơ lý kém.Có lẫn nhiều tạp chất nên phải có hệ thống lọc nhiều hơn.2.4. Khái quát một số loại giấy sản xuất từ bột tái sinh2.4.1. Giấy Carton.Khái niệm giấy Carton: Carton là từ thông dụng để chỉ các sản phẩm giấy cóđịnh lượng cao hơn 225g/m2, độ dày và độ cứng cao.Tuy nhiên sự phân loại này chỉ mang tính chất tương đối, trong một số trườnghợp phụ thuộc vào mục đích sử dụng, một số loại có định lượng nhỏ hơn 225 g/m2 vẫn13được gọi là giấy Carton (như các loại làm hòm hộp, làm thành phần Carton sóng…) vàmột số loại có định lượng lớn hơn 225 g/m2 vẫn được gọi là giấy (như giấy lọc, giấythấm…).Carton có thể có một hay nhiều lớp, chúng có thể được sản xuất trên máy xeotròn hay xeo dài hay tổ hợp của chúng.Các loại giấy CartonCarton lớp mặt: Với loại Carton có ít nhất hai lớp, lớp mặt có tính chất quyếtđịnh tới tính chất của giấy, thường làm từ 100% bột kiện.Giấy bao gói thực phẩm: Loại này có cấu trúc một lớp hay nhiều lớp, thườnglàm từ 100% bột kiện đã tẩy trắng.Carton làm hòm hộp: Carton nhiều lớp được sử dụng để gấp hòm hộp. Lớp mặtđược tạo nên từ bột kiện, còn các lớp khác được tạo từ xơ sợi thứ cấp.Chip board: Loại Carton nhiều lớp được tạo từ 100% xơ sợi thứ cấpCarton đế (để tráng phấn): Carton được sử dụng để tráng phấn hay tẩm phủCarton sóng:. Carton nhiều lớp được tạo thành từ 100% xơ sợi thứ cấp, làm lớpsóng thùng bao bì.(Nguồn: Cty Giấy Sài Gòn)2.4.2.Giấy vệ sinhLà tên gọi chung cho các loại giấy mềm, thường có nếp nhún, được sử dụngtrong công nghiệp, gia đình,…Chúng thường có định lượng thấp 5–28 g/m2 và có độhấp phụ nước lớn.Các sản phẩm giấy tissue thông dụng :- Giấy vệ sinh nhà tắm, tollet.- Các loại khăn lau bếp.- Giấy công nghiệp như giấy tụ điện, giấy cacbon, giấy bao gói độ bền cao,…- Khăn ăn tiệc, khăn bàn.- Các loại khăn lau mặt như khăn hộp, khăn bỏ túi mini,..-Các loại tã lót.2.4.3 Giấy in báoGiấy in báo là loại sản phẩm rất thông dụng trong cuộc sống hàng ngày và cógiá thành sản phẩm thấp hơn so với các loại sản phẩm giấy khác. Mặt khác các nhà sản14xuất và nhà tiêu thụ luôn mong muốn định lượng cơ bản của giấy in càng thấp càngtốt, để giảm giá thành nguyên liệu in và tăng lợi nhuận thu được mà vẫn đảm bảo cáctính chất khác của giấy khi in. Điều này phụ thuộc vào cách sử dụng nguyên liệu, phụhóa chất và quy trình công nghệ sản xuất.15Chương 3NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU3.1. Nội dung nghiên cứu- Tìm hiểu phương pháp xử lý các loại giấy loại khác nhau và các tính chất củacác loại bột tái sinh từ giấy loại nói trên.- Tìm hiểu sản xuất các loại giấy (giấy in báo, giấy tissue, giấy carton) từ cácloại bột tái sinh và xác định tính chất của các loại giấy này.- So sánh tính chất của các loại giấy khác nhau từ bột tái sinh.- Yêu cầu về chất lượng bột tái sinh cho các loại giấy.3.2. Phương pháp nghiên cứu3.2.1. Phương pháp lấy mẫuCác mẫu bột tái sinh khác nhau được lấy từ bể chứa của nhà máy đưa về phòngthí nghiệm trường ĐH Nông Lâm kiểm tra một số tính chất. Các mẫu giấy được sảnxuất từ các lọai bột tái sinh thì lấy trên các cuộn rồi thực hiện đo các tính chất tại côngty.3.2.2. Phương pháp kiểm nghiệm mẫu3.2.2.1. Xác định nồng độ của bộtNồng độ bột được xác định theo tiêu chuẩn SCAN-C17Cân 10 ÷ 20 g bột cho vào đĩa cân (trọng lượng đĩa cân, đã biết trước)Vắt cho khô bớt nướcSấy mẫu trong tủ sấy ở nhiệt độ 105 ± 30C đến trọng lượng không đổi (mấtkhoảng 3h), làm nguội mẫu trong bình hút ẩm rồi cânNồng độ bột =(a/b)*100Với :a là khối lương bột trước khi vắt khô (g)b là khối lượng bột sau khi sấy khô (g)3.2.2.2. Đo độ pH của bộtĐo độ pH của bột theo tiêu chuẩn TCVN 6492: 199916

Tài liệu liên quan

  • Đề tài Ứng dụng vi khuẩn Latic trong sản xuất tôm chua Đề tài Ứng dụng vi khuẩn Latic trong sản xuất tôm chua
    • 39
    • 755
    • 0
  • nghiên cứu ứng dụng của malt thóc trong sản xuất đồ uống không cồn nghiên cứu ứng dụng của malt thóc trong sản xuất đồ uống không cồn
    • 91
    • 941
    • 0
  • Tài liệu XÂY DỰNG KHU NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG SẢN XUẤT NÔNG LÂM NGHIỆP KHU VỰC TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC potx Tài liệu XÂY DỰNG KHU NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG SẢN XUẤT NÔNG LÂM NGHIỆP KHU VỰC TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC potx
    • 31
    • 772
    • 4
  • Tài liệu Kết quả nghiên cứu xây dựng và ứng dụng quy trình GAP trong sản xuất vải thiều an toàn tại Lục Ngạn Bắc Giang docx Tài liệu Kết quả nghiên cứu xây dựng và ứng dụng quy trình GAP trong sản xuất vải thiều an toàn tại Lục Ngạn Bắc Giang docx
    • 5
    • 562
    • 1
  • Đề tài: Ứng dụng vi khuẩn Latic trong sản xuất tôm chua pptx Đề tài: Ứng dụng vi khuẩn Latic trong sản xuất tôm chua pptx
    • 39
    • 655
    • 0
  • ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất các loại giống và nấm thương phẩm trên nguyên liệu bã mía tại công ty cổ phần mía đường La ngà potx ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất các loại giống và nấm thương phẩm trên nguyên liệu bã mía tại công ty cổ phần mía đường La ngà potx
    • 30
    • 624
    • 1
  • Đề tài “Ứng dụng vi khuẩn lactic trong sản xuât tôm chua” docx Đề tài “Ứng dụng vi khuẩn lactic trong sản xuât tôm chua” docx
    • 39
    • 880
    • 0
  • Ứng dụng lên men lactic trong sản xuất kim chi Ứng dụng lên men lactic trong sản xuất kim chi
    • 44
    • 849
    • 2
  • Đề tài : ứng dụng nosema bombycis vào trong sản xuất rau màu như cải bắp, đậu xanh, Đề tài : ứng dụng nosema bombycis vào trong sản xuất rau màu như cải bắp, đậu xanh,
    • 120
    • 539
    • 0
  • Ứng dụng vật liệu composite trong sản xuất đóng thùng xe tải Ứng dụng vật liệu composite trong sản xuất đóng thùng xe tải
    • 95
    • 2
    • 4

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(532.98 KB - 84 trang) - ỨNG DỤNG BỘT TÁI SINH TRONG SẢN XUẤT GIẤY TISSUE, GIẤY CARTON VÀ GIẤY IN BÁO Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Bột Giấy Tái Sinh