Ứng Dụng Công Nghệ Vi Sinh Trong Sản Xuất Phân Bón

https://www.elib.vn/hoc-tap/
  1. Trang chủ
  2. Học tập
  3. Bài học
  4. Bài học lớp 10
Công nghệ 10 Bài 13: Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón (7) 283 lượt xem Share

Nội dung Bài 13: Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón sẽ giúp các em biết được đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng một số loại phân bón thường dùng trong nông, lâm nghiệp. Dưới đây là nội dung của bài học, mời các em cùng theo dõi để tìm hiểu chi tiết.

Mục lục nội dung

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Nguyên lý sản xuất

1.2. Một số loại phân vi sinh vật

2. Bài tập minh họa

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

3.2. Bài tập trắc nghiệm

3.3. Trắc nghiệm Online

4. Kết luận

Công nghệ 10 Bài 13: Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Nguyên lý sản xuất phân vi sinh

- Công nghệ vi sinh là ngành công nghệ khai thác sử dụng hoạt động sống của vi sinh vật để sản xuất ra các sản phẩm có giá trị phục vụ nhu cầu con người. Trong nông nghiệp đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực trong đó có sản xuất phân vi sinh

- Nguyên lý sản xuất phân vi sinh: Nhân giống chủng vi sinh vật đặc hiệu sau đó trộn với chất nền (than bùn). Từ đây có thể sản xuất được các loại phân vi sinh vật

Hình 1: Nguyên lý sản xuất phân vi sinh

1.2. Một số loại phân vi sinh vật thường dùng

- Các loại phân vi sinh vật dùng trong sản xuất nông - lâm nghiệp: Phân vi sinh vật cố định đạm, phân vi sinh vật chuyển hóa lân, phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ

a. Phân vi sinh vật cố định đạm

- Khái niệm: Phân vi sinh vật cố định đạm là loại phân có chứa các nhóm vi sinh vật cố định nitơ tự do sống cộng sinh với cây họ Đậu, hoặc sống hội sinh với cây lúa và một số cây khác + Sản phẩm:

  • Phân Nitragin
  • Phân Azogin

+ Thành phần: Than bùn, vi sinh vật nốt sần cây họ đậu, các chất khoáng và nguyên tố vi lượng + Sử dụng:

  • Tẩm hạt hoặc rễ trước khi gieo trồng
  • Bón trực tiếp vào đất
  • Sau khi tẩm hạt giống cần được gieo trồng và vùi vào đất ngay

b. Phân vi sinh vật chuyển hóa lân

- Khái niệm: Là loại phân bón có chứa vi sinh vật chuyển hóa lân hữu cơ thành lân vô cơ, hoặc vi sinh vật chuyển hóa lân khó tan thành lân dễ tan. + Sản phẩm:

  • Phân Photphobacterin.
  • Phân Lân hữu cơ vi sinh.

+ Thành phần: Than bùn, bột photphorit hoặc apatit, các nguyên tố khoáng và vi lượng. + Kĩ thuật sử dụng: Tẩm hạt giống trước khi gieo (Photphobacterin) hoặc bón trực tiếp vào đất.

c. Phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ

- Khái niệm: Là loại phân bón có chứa các loài vi sinh vật phân giải chất hữu cơ.

+ Thành phần:

  • Chất nền (than bùn và xác thực vật).
  • Khoáng và vi lượng.
  • Vi sinh vật phân giải chất hữu cơ.

+ Sản phẩm: Estrasol, Mana … + Sử dụng:

  • Bón trực tiếp vào đất.
  • Làm chất độn khi ủ phân.

Một số điểm cần chú ý khi sử dụng phân vi sinh vật:

- Phân vi sinh sản xuất trong nước thường được sử dụng bằng cách trộn với hạt giống đã được vẩy nước để làm ẩm hạt trước khi gieo 10-20 phút. - Nồng độ sử dụng: 100 kg hạt giống trộn với 1 kg phân vi sinh vật. - Các chế phẩm sử dụng trong nước thường không cất giữ được lâu. Sau từ 1-6 tháng, hoạt tính của các vi sinh vật trong chế phẩm giảm mạnh. Vì vậy, khi sử dụng cần xem kỹ ngày sản xuất và thời gian sử dụng được ghi trên bao bì. - Chế phẩm vi sinh vật là một vật liệu sống, nếu cất giữ trong điều kiện nhiệt độ cao hơn 300C hoặc ở nơi có ánh sáng chiếu vào trực tiếp thì một số vi sinh vật bị chết. Do đó hiệu quả của chế phẩm bị giảm sút. Cần cất giữ phân vi sinh vật ở nơi mát và không bị ánh nắng chiếu vào. - Phân vi sinh vật thường chỉ phát huy tác dụng trong những điều kiện đất đai và khí hậu thích hợp. Thường chúng phát huy tốt ở các chân đất cao, đối với các lọai cây trồng cạn.

2. Bài tập minh họa

Bài 1: So sánh sự khác nhau giữa phân Nitragin và phân Azogin.

Hướng dẫn giải:

Bài 2: Có thể dùng phân Nitragin bón cho các cây trồng khác không phải cây họ Đậu được không? Tại sao?

Hướng dẫn giải:

- Không thể dùng phân Nitragin bón cho các cây trồng khác không phải cây họ Đậu. Giải thích: Vì vi sinh vật nốt sần cây họ Đậu có khả năng biến đổi nitơ tự do thành NH3 khi có sắc tố màu hồng ở nốt sần cây họ Đậu mà ở các cây khác không có. Do đó bón Nitragin cho các cây trồng khác không mang lại hiệu quả.

Bài 3: Có nên sử dụng phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ để tẩm hạt, rễ trước khi gieo trồng không? Vì sao?

Hướng dẫn giải:

  • Không nên sử dụng phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ để tẩm hạt, rễ trước khi gieo trồng.
  • Giải thích: Vì vi sinh vật phân giải chất hữu cơ sẽ làm thối hạt, thối rễ.

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Thế nào là ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón?

Câu 2: Nêu đặc điểm và cách sử dụng của phân vi sinh cố định đạm.

Câu 3: Nêu đặc điểm và cách sử dụng của phân vi sinh chuyển hóa lân.

Câu 4: Nêu ý nghĩa thực tế của việc bón phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ.

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Loại phân nào có tác dụng chuyển hóa lân hữu cơ thành lân vô cơ:

A. Phân lân hữu cơ vi sinh.

B. Nitragin.

C. Photphobacterin.

D. Azogin.

Câu 2: VSV phân giải lân hữu cơ → lân vô cơ dùng để sản xuất phân:

A. Azogin.

B. Nitragin.

C. Photphobacterin.

D. Lân hữu cơ vi sinh.

Câu 3: VSV phân giải lân khó hòa tan → lân dễ hòa tan dùng để sản xuất phân:

A. Azogin.

B. Nitragin.

C. Photphobacterin.

D. lân hữu cơ vi sinh.

Câu 4: Loại phân bón nào dưới đây chứa VSV cố định đạm sống cộng sinh với cây họ đậu:

A. Phân lân hữu cơ vi sinh.

B. Nitragin.

C. Photphobacterin.

D. Azogin.

Câu 5: VSV cố định đạm hội sinh với cây lúa dùng để sản xuất phân:

A. Azogin.

B. Nitragin.

C. Photphobacterin.

D. Lân hữu cơ vi sinh.

3.3. Trắc nghiệm Online

Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón Công nghệ 10 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.

Trắc Nghiệm

4. Kết luận

- Sau khi học xong Bài 13: Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón, các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm:

  • Nguyên lí sản xuất phân vi sinh.
  • Khái niệm, thành phần, sản phẩm và kĩ thuật sử dụng của một số loại phân vi sinh thường dùng như phân vi sinh vật cố định đạm, phân vi sinh vật chuyển hóa lân, phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ.
  • Tham khảo thêm

  • doc Công nghệ 10 Bài 2: Khảo nghiệm giống cây trồng
  • doc Công nghệ 10 Bài 3: Sản xuất giống cây trồng
  • doc Công nghệ 10 Bài 4: Sản xuất giống cây trồng (tiếp theo)
  • doc Công nghệ 10 bài 5: Thực hành: Xác định sức sống của hạt
  • doc Công nghệ 10 Bài 6: Ứng dụng CN nuôi cấy mô TB trong nhân giống cây trồng nông, LN
  • doc Công nghệ 10 bài 7: Một số tính chất của đất trồng
  • doc Công nghệ 10 Bài 8: Thực hành: Xác định độ chua của đất
  • doc Công nghệ 10 Bài 9: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá
  • doc Công nghệ 10 Bài 10: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn, đất phèn
  • doc Công nghệ 10 Bài 11: Thực hành: quan sát phẫu diện đất
  • doc Công nghệ 10 Bài 12: Đặc điểm, tính chất, KT sử dụng một số loại phân bón thông thường
  • doc Công nghệ 10 Bài 14: Thực hành: Trồng cây trong dung dịch
  • doc Công nghệ 10 Bài 15: Điều kiện phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng
  • doc Công nghệ 10 Bài 16: Thực hành: Nhận biết một số loại sâu, bệnh hại lúa
  • doc Công nghệ 10 Bài 17: Phòng trừ tổng hợp bệnh dịch hại cây trồng
  • doc Công nghệ 10 Bài 18: Thực hành: Pha chế dung dịch Boóc đô phòng trừ sâu hại
  • doc Công nghệ 10 Bài 19: Ảnh hưởng của thuốc hóa học BVTV đến quần thể sinh vật và MT
  • doc Công nghệ 10 Bài 20: Ứng dụng công nghệ vi sinh sản xuất chế phẩm BVTV
  • doc Công nghệ 10 Bài 21: Ôn tập chương 1
(7) 283 lượt xem Share Ngày:28/07/2020 Chia sẻ bởi:Denni TẢI VỀ XEM ONLINE Bài giảng Công Nghệ 10 Công Nghệ 10 Lâm nghiệp đại cương Trồng trọt Trồng trọt Lâm nghiệp đại cương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

  • Sinh học 7 Bài 63: Ôn tập
  • Chương trình địa phương (phần tiếng Việt) Ngữ văn 7
  • Sinh học 7 Bài 60: Động vật quý hiếm
  • Ôn tập phần tiếng Việt (tiếp theo) Ngữ văn 7
  • Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi Ngữ văn 9
  • Sinh học 7 Bài 59: Biện pháp đấu tranh sinh học
  • Công nghệ 7 Ôn tập phần IV: Thủy sản
  • Công nghệ 8 Bài 59: Thực hành: Thiết kế mạch điện
  • Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo) Ngữ văn 7
  • Tổng kết phần văn học (tiếp theo) Ngữ văn 9
Bài học Công Nghệ 10

Phần 1: Nông, Lâm, Ngư nghiệp

  • 1 Bài 1: Bài mở đầu ( Giới thiệu N-L-NN)

Chương 1: Trồng trọt, Lâm nghiệp đại cương

  • 1 Bài 2: Khảo nghiệm giống cây trồng
  • 2 Bài 3: Sản xuất giống cây trồng
  • 3 Bài 4: Sản xuất giống cây trồng (tiếp theo)
  • 4 Bài 5: Thực hành: Xác định sức sống của hạt
  • 5 Bài 6: Ứng dụng CN nuôi cấy mô TB trong nhân giống cây trồng nông, lâm nghiệp
  • 6 Bài 7: Một số tính chất của đất trồng
  • 7 Bài 8: Thực hành: Xác định độ chua của đất
  • 8 Bài 9: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá
  • 9 Bài 10: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn, đất phèn
  • 10 Bài 11: TH: Quan sát phẫu diện đất
  • 11 Bài 12: Đặc điểm, tính chất, KT sử dụng một số loại phân bón thông thường
  • 12 Bài 13: Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón
  • 13 Bài 14: Thực hành: Trồng cây trong dung dịch
  • 14 Bài 15: Điều kiện phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng
  • 15 Bài 16: Thực hành: Nhận biết một số loại sâu, bệnh hại lúa
  • 16 Bài 17: Phòng trừ tổng hợp bệnh dịch hại cây trồng
  • 17 Bài 18: TH: Pha chế dung dịch Boóc đô phòng trừ sâu hại
  • 18 Bài 19: Ảnh hưởng của thuốc hóa học BVTV đến quần thể sinh vật và MT
  • 19 Bài 20: Ứng dụng công nghệ vi sinh sản xuất chế phẩm BVTV
  • 20 Bài 21: Ôn tập chương 1

Chương 2: Chăn nuôi thủy sản đại cương

  • 1 Bài 22: Quy luật sinh trưởng phát dục của vật nuôi
  • 2 Bài 23: Chọn giống vật nuôi
  • 3 Bài 24: Thực hành: Quan sát, nhận dạng ngoại hình giống vật nuôi
  • 4 Bài 25: Các phương pháp nhân giống vật nuôi và thủy sản
  • 5 Bài 26: Sản xuất giống trong chăn nuôi và thủy sản
  • 6 Bài 27: Ứng dụng tế bào trong công tác giống
  • 7 Bài 28: Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi
  • 8 Bài 29: Sản xuất thức ăn cho vật nuôi
  • 9 Bài 30: Thực hành: Phối hợp khẩu phần ăn cho vật nuôi
  • 10 Bài 31: Sản xuất thức ăn nuôi thủy sản
  • 11 Bài 32: Thực hành: Sản xuất thức ăn hỗn hợp nuôi cá
  • 12 Bài 33: Ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất thức ăn chăn nuôi
  • 13 Bài 34: Tạo môi trường sống cho vật nuôi và thủy sản
  • 14 Bài 35: Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh ở vật nuôi
  • 15 Bài 36: TH: Quan sát triệu chứng, bệnh tích của gà bị bệnh Niu cát xơn và cá trắm cỏ bị bệnh xuất huyết do virut
  • 16 Bài 37: Một số vắc xin và thuốc thường dùng để phòng và chữa bệnh cho vật nuôi
  • 17 Bài 38: Ứng dụng CNSH trong sản xuất vắc xin và thuốc kháng sinh
  • 18 Bài 39: Ôn tập chương II

Chương 3: Bảo quản, chế biến Nông, Lâm, Thủy sản

  • 1 Bài 40: Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản
  • 2 Bài 41: Bảo quản hạt, củ làm giống
  • 3 Bài 42: Bảo quản lương thực, thực phẩm
  • 4 Bài 43: Bảo quản thịt, trứng, sữa và cá
  • 5 Bài 44: Chế biến lương thực thực phẩm
  • 6 Bài 45: Thực hành: Chế biến xi rô từ quả
  • 7 Bài 46: Chế biến sản phẩm chăn nuôi, thủy sản
  • 8 Bài 47: TH: Làm sữa chua hoặc sữa đậu nành bằng PP đơn giản
  • 9 Bài 48: Chế biến sản phẩm cây công nghiệp và lâm sản

Phần 2: Tạo lập doanh nghiệp

  • 1 Bài 49: Bài mở đầu (Tạo lập doanh nghiệp)

Chương 4: Doanh nghiệp và lựa chọn lĩnh vực kinh doanh

  • 1 Bài 50: Doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
  • 2 Bài 51: Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh
  • 3 Bài 52: Thực hành: Lựa chọn cơ hội kinh doanh

Chương 5: Tổ chức và quản lí doanh nghiệp

  • 1 Bài 53: Xác định kế hoạch kinh doanh
  • 2 Bài 54: Thành lập doanh nghiệp
  • 3 Bài 55: Quản lí doanh nghiệp
  • 4 Bài 56: Thực hành: Xây dựng kế hoạch kinh doanh
Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này Bỏ qua Đăng nhập ATNETWORK ATNETWORK

Từ khóa » Soạn Công Nghệ Lớp 10 Bài 13