Ứng Dụng Của Cây Thủy Trúc Trong Xử Lý Nước - Môi Trường Hợp Nhất

2540 Lượt xem - Update nội dung: 27-08-2020 08:36

Đã kiểm duyệt nội dung

Cũng giống như cỏ vetiver, cây thủy trúc cũng dần được nhiều người chuộng ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực xử lý môi trường đặc biệt là đối với các nguồn nước thải ô nhiễm. Với khả năng sinh trưởng vượt trội hơn, thủy trúc có hệ rễ phát triển mạnh có tác dụng vừa lọc nước vừa tạo môi trường sống tốt cho các loài thủy sinh khác.

Loài thực vật này rất dễ sống, tốc độ sinh trưởng rất nhanh vì chúng dễ thích nghi với môi trường ô nhiễm. Loại cây này có khả năng giảm độ đục, màu, giảm mùi hôi cũng như khả năng hấp thụ kim loại nặng cũng hiệu quả chẳng kém so với các phương pháp xử lý nước thải khác.

Ứng dụng xử lý nước thải trên sông Tô Lịch

Hiện nay trên sông Tô lịch có khoảng 38 cụm bè trồng cây thủy trúc có chiều dài khoảng 6km. Từ lâu, thủy trúc đã được kỳ vọng hỗ trợ làm sạch nước ô nhiễm. Xuất phát từ chức năng riêng biệt từng bộ phận, phần thân thủy trúc đóng vai trò như bộ lọc chuyển chất ô nhiễm thành sinh khối và cung cấp oxy vào nước.

Trong hơn 4 năm ứng dụng thủy trúc như công nghệ xử lý nước thải tự nhiên, nước thải sông Tô Lịch được làm sạch một phần, giảm mùi hôi, lọc nước và tạo cảnh quan thẩm mỹ đẹp hơn. Theo các chuyên gia môi trường, đối với khu vực tách riêng nước hồ cho thấy thủy trúc làm giảm hàm lượng nito, chất hữu cơ và ngăn chặn sự phát triển của tảo. Để chứng minh mức độ làm sạch của loại thực vật này, người ta chứng minh việc kiến làm tổ trên thân cây thủy trúc chứng tỏ mức độ ô nhiễm của sông Tô Lịch đã giảm, ít độc hại nên các loài sinh vật mới sinh sống.

Tuy nhiên đây cũng chỉ là phương án tạm thời vì nhiều người vẫn còn nghi ngờ về khả năng XLNT của thủy trúc. Họ không dám trồng thêm vì sợ làm cản trở dòng chảy, ứ đọng và tù túng. Hoặc nếu trồng thêm nhưng mức độ xả thải nước sinh hoạt, sản xuất từ các khu dân cư vẫn tiếp diễn thường xuyên thì rất khó để sông Tô Lịch có thể “hồi sinh” trở lại.

Ứng dụng của cây Thủy trúc trong xử lý nước

Ứng dụng xử lý nước thải khai khoáng

Tại các dự án khai thác và chế biến khoáng sản khó tránh khỏi làm phát sinh nguồn thải ô nhiễm cùng hàm lượng kim loại nặng lớn. Thay vì xây dựng hệ thống xử lý nước thải với chi phí lớn, các doanh nghiệp lại lựa chọn phương án xử lý thân thiện với môi trường bằng cây thủy trúc. Do đó dự án khai thác và chế biến khoáng sản núi Pháo do Nuiphao Nining (Thái Nguyên) bắt đầu xây dựng bãi lọc thực vật để cải thiện nguồn thải trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.

Nhờ Nuiphao Nining áp dụng biện pháp này mà mô hình xử lý nước thải tạo ra hiệu ứng tốt cho các dự án khai khoáng khác. Mô hình này rất thân thiện với môi trường nhờ khả năng hấp thụ và chuyển hóa nồng độ BOD, COD và kim loại nặng. Theo đó, hàm lượng chất hữu cơ được giảm dần trước khi thải ra ngoài môi trường.

Ứng dụng xử lý nước thải chăn nuôi heo

Việc xử lý nước thải chăn nuôi heo là nhiệm vụ cấp bách để hạn chế ô nhiễm môi trường cũng như sức khỏe của con người. Người ta thường ưu tiên sử dụng phương pháp vi sinh XLNT vì giúp làm sạch nguồn nước chứa hàm lượng chất hữu cơ, BOD, N, P.

Tuy nhiên hàm lượng tồn dư của các hợp chất này còn rất cao nên dễ gây ra hiện tượng phú dưỡng nguồn nước, kích thích sự sinh trưởng, phát triển của tảo, nấm mốc. Vì thế đối với nguồn thải giàu N và P thì công nghệ ứng dụng bằng thực vật được đánh giá có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với hệ thống xử lý nước thải. Chưa kể công nghệ này thường có chi phí tương đối rẻ, dễ áp dụng và tạo ra nguồn nước đạt chuẩn trước khi đưa ra nguồn tiếp nhận.

Ứng dụng công nghệ sinh thái vào xử lý chất thải chăn nuôi hứa hẹn mang lại hiệu quả tích cực. Sở dĩ cây thủy trúc mang lại hiệu quả cao là do mang tính gần gũi với thiên nhiên, đơn giản, ít tạo ra các sản phẩm thứ cấp cũng như tận dụng nguồn tài nguyên sẵn để tạo ra nhiều sản phẩm phụ hữu ích.

Từ khóa » Cây Thủy Trúc Xử Lý Nước Thải