Ứng Dụng Của Sóng điện Từ: Sóng Radio - Bkaii

Sóng điện từ hiện nay được sử dụng rộng rãi với nhiều cách thức khác nhau. Trong mọi lĩnh vực ta đều có thể thấy được vai trò của sóng điện từ trong đó. Để hiểu rõ hơn về sự có mặt của sóng điện từ trong đời sống BKAII sẽ cùng các bạn tìm hiểu về ứng dụng của sóng radio, một loại sóng điện từ có bước sóng lớn nhất, nhé!

Sóng radio chính là sóng có bước sóng khoảng 1 mm - 100000 km, trong dải tần 300 MHz - 3 Hz. Sóng radio bao gồm sóng dài (LF), sóng trung (MF), sóng ngắn (HF) và sóng cực ngắn (VHF). Sóng radio bản chất là sóng điện từ nên nó mang những đặc tính như giao thoa, cộng hưởng, triệt tiêu, nhiễu,… và có thể lan truyền đi xa trong môi trường nước, chân không và không khí. Về bản chất sóng radio tần số càng thấp thì tốc độ truyền dữ liệu càng thấp nhưng khả năng vượt vật cản và ít bị hấp thụ bởi môi trường nước càng cao. Tiêu biểu như sóng của đài AM có thể truyền từ tỉnh này sang tỉnh khác. Sóng radio có tần số càng cao thì tốc độ truyền dữ liệu càng cao nhưng đồng nghĩa với khả năng bị cản và hấp thụ cũng càng cao điển hình chính là mạng không dây.

Sóng radio hiện nay được sử dụng rất rộng rãi trong nhiều ứng dụng của đời sống như:

Truyền thông tin, tín hiệu.

Có thể nói đây cũng chính là ứng dụng quan trọng nhất của sóng radio.

  • Sóng dài (30 KHz – 300 KHz): sóng dài phản xạ tốt các tầng điện li, có thể phản xạ nhiều lần nên bị tầng điện li hấp thụ mạnh vì vậy công suất truyền tải phải lớn. Sóng dài không bị ảnh hưởng bởi hiện tượng giao thoa, điều kiện truyền ổn định nên thường được dùng liên lạc trong các thành phố.
  • Sóng trung (300 KHz – 3000 KHz): sóng này bị ảnh hưởng mạnh bởi hiện tượng giao thoa, thường dùng trong liên lạc ở thành phố lớn.
  • Sóng ngắn (3000 KHz – 30 MHz): sóng ngắn bị mặt đất và các vật cản hấp thụ mạnh do có tần số cao, sóng ngắn có thể liên lạc đi rất xa.
  • Sóng cực ngắn: sóng này không bị phản xạ ở tầng điện li mà sẽ đi xuyên qua nó để vào không gian vũ trụ. Sóng này thường dùng trong phát thanh FM, phát truyền hình, liên lạc vũ trụ.

Wifi

Sóng Wifi chính là sóng radio cường độ thấp, có bước sóng tương tự bước sóng radio sử dụng trong các lò vi sóng nhưng cường độ thấp hơn khoảng 100000 lần. Sóng radio được tạo ra từ các thiết bị phát sóng Wifi, ánh sáng trắng, lò vi sóng, điện thoại di động có thể khiến bề mặt của vật thể nóng lên nhưng không gây tác động xấu nào.

Sóng radio được ứng dụng trong chế biến sản phẩm nông nghiệp.

Sóng radio có thể được dùng để tiêu diệt sâu bọ trong các hạt sấy khô. Ứng dụng này được các nhà khoa học người Mỹ nghiên cứu và thử nghiệm với các quả óc chó, hồ trăn và một số loại quả khác.

Đặc biệt sóng radio được sử dụng rộng rãi trong y học.

Sóng radio được sử dụng để trị hen. Các nhà khoa học Mỹ đã chế tạo được thiết bị sử dụng sóng radio để giúp bệnh nhân bị hen dễ thở hơn. Sóng radio phát ra từ thiết bị này đi vào phổi, đốt nóng và làm mềm các khối cơ, từ đó làm các đường dẫn khí lưu thông. Sóng radio cũng được dùng để điều trị amidan. Sóng radio cao tầng được sử dụng trong máy Coblator giúp bác sĩ có thể thực hiện nhanh thủ thuật và hạn chế tối đa thương tổn. Không những vậy sóng này còn được dùng trong việc điều trị rối loạn nhịp tim và phá hủy ung thư gan. Bệnh viêm gan, chứng viễn thị, đau lưng đều có thể sử dụng sóng radio để hỗ trợ cho quá trình chữa trị.

Radar

Radar phát hiện vật ở một khoảng cách bằng sự phản hồi các sóng radio. Khoảng thời gian của sự phản hồi được dùng để xác định khoảng cách.

Radar định vị quét một vùng không gian rộng từ 2 tới 4 lần trong 1 phút. Dùng sóng ngắn phản hồi từ đất, đá được sử dụng phổ biến trên tàu hay máy bay thương mại. Radar dò tìm mục tiêu quét một vùng không gian nhỏ với xung tia radio ngắn, thường vài lần một giây. Radar thời tiết sử dụng tia radio với phân cực tròn và có bước sóng phản hồi từ các giọt nước, vài radar sử dụng Doppler để đo tốc độ gió. Ngoài ra còn có rất nhiều các loại radar sử dụng sóng radio với các mục đích chuyên dụng.

Xem thêm:

  • Những vấn đề cơ bản về sóng vô tuyến
  • Khái niệm, tính chất và ứng dụng của vi sóng
  • Cơ chế thu phát sóng viễn thông

Trên đây là một số chia sẻ về những ứng dụng sử dụng sóng radio. Cần thêm thông tin gì các bạn cứ liên hệ BKAII nhé!

"BKAII -Thiết bị truyền thông TỐT nhất với giá CẠNH TRANH nhất!"

Từ khóa » Hãy Nêu ưu điểm Của Sóng Fm