ỨNG DỤNG DATA TABLE TRONG EXCEL ĐỂ PHÂN TÍCH ĐỘ ...
Có thể bạn quan tâm
Giới thiệu về tôi
Black Eagle Xem hồ sơ hoàn chỉnh của tôiChủ Nhật, 7 tháng 4, 2019
ỨNG DỤNG DATA TABLE TRONG EXCEL ĐỂ PHÂN TÍCH ĐỘ NHẠY DỰ ÁN
Sau khi giả lập dòng tiền, tính toán của chỉ số NPV, IRR,… của dự án. Các chuyên viên phân tích sẽ lập bảng tính độ nhạy dự án để biết nếu một thông số đầu vào của dự án biến động thì sẽ ảnh hưởng đến chỉ số NPV, IRR,.. như thế nào khi toàn bộ các thông số đầu vào còn lại không thay đổi. Để lập bảng tính độ nhạy dự án với 2 biến đầu vào thay đổi, chúng ta có thể sử dụng chức năng Data Table của Excel. Các bước thực hiện như sau:Bước 1: Xác định biến đầu vào và chỉ số cần tính độ nhạy
Giả sử 2 biến đầu vào là giá bán và công suất, chỉ số cần tính độ nhạy là NPV. Ô dữ liệu đầu vào Giá bán là B1 và Năng suất là B2. Sau khi giả lập dòng tiền và tính được chỉ số NPV tại ô B4.Bước 2: Lập bảng biến động chỉ số (bảng tính độ nhạy).
Chúng ta nhập số liệu Năng suất biến động theo cột dọc (từ A7 đến A11). Trong ví dụ này năng suất thay đổi từ 50% đến 70%. Sau đó nhập số liệu biến động giá bán theo hàng ngang (từ B6 đến G6). Trong ví dụ này giá bán thay đổi từ 1 đến 1.5 triệu Tại vị trí ô góc bên trái trên cùng của bảng tính độ nhạy (A6), chúng ta nhập công thức "= B4" để giá trị ô A6 = giá trị B4Bước 3: Sử dụng chức năng Data Table
Quét chọn toàn bộ bảng biến động chỉ số. Tại tab công cụ DATA, chọn chức năng What-If Analysis, sau đó chọn Data Table… Tại ô Row input cell, chúng ta chọn ô dữ liệu có chỉ số biến động theo hàng ngang, đó là chỉ số giá bán - Chúng ta chọn ô B1 Tại ô Column input cell, chúng ta chọn ô dữ liệu có chỉ số biến động theo cột dọc đó là chỉ số công suất - Chúng ta chọn ô B2 Sau đó chọn OK.Bước 4: Kiểm tra lại kết quả và đọc kết quả độ nhạy
Sau khi click Ok, Excel sẽ tự động tính toán NPV tương ứng với trường hợp Giá bán và Năng suất biến động theo cột và dòng mà chúng ta đặt ra từ trước. Ví dụ ô C8 là giá trị NPV tương ứng với giá bán là 1.1 trđ và năng suất 55% khi các thông số đầu vào khác của dự án không thay đổi. Ta đối chiếu tại dòng công suất như ban đầu và giá bán như ban đầu có khớp với giá trị NPV hiện tại hay không. Tại bảng này là ô D9 có giá trị NPV đúng bằng NPV hiện tại ở ô B4 của dự án thì chúng ta đã có một bảng phân tích độ nhạy chính xác. Nếu D9 có giá trị khác so với B4 thì chúng ta nên kiểm tra lại các công thức thiết lập khi giả định dòng tiền, xem có bước nào chúng ta không dùng công thức mà nhập tay số liệu hay không,… Sau khi kiểm tra kết quả bảng tính là chính xác, ta có thể phân tích độ nhạy của dự án. Tại ví dụ này có thể kết luận: Nếu giá bán giảm còn 1 trđ và năng suất giảm còn 50% thì NPV vẫn lớn hơn 0, dự án vẫn có hiệu quả. Lưu ý: Bạn phải đảm bảo rằng giá trị NPV của bạn tại ô B4 phải có liên kết với các ô chứa giá trị biến thiên cần phân tích là ô B1 và B2. Việc liên kết thông qua nhiều công thức khác nhau để từ 2 biến giá bán, công suất cùng các dữ liệu khác để cho ra dòng tiền và cuối cùng là NPV. Bạn có thể thử trực tiếp thay đổi giá trị trong ô B1 hoặc B2 để xem NPV có thay đổi không. Trường hợp NPV vẫn giữ nguyên thì bạn hãy kiểm tra lại các công thức đã thiết lập từ đầu đến cuối một lần nữa nhé. Chúc các bạn thành công! Xem thêm: Ứng dụng excel để theo dõi deadline công việc bằng chức năng Conditional Formatting Nhãn: Kỹ Năng Tin HọcKhông có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn Trang chủ Đăng ký: Đăng Nhận xét (Atom)15 BÍ QUYẾT GIÚP BẠN ĐƯỢC MỌI NGƯỜI YÊU MẾN
15 BÍ QUYẾT GIÚP BẠN ĐƯỢC MỌI NGƯỜI YÊU MẾN 1. Hãy ghi nhớ và gọi đúng tên của người khác. Hầu như chúng ta đều cảm thấy yêu thích và tự h...
- ỨNG DỤNG DATA TABLE TRONG EXCEL ĐỂ PHÂN TÍCH ĐỘ NHẠY DỰ ÁN Sau khi giả lập dòng tiền, tính toán của chỉ số NPV, IRR,… của dự án. Các chuyên viên phân tích sẽ lập bảng tính độ nhạy dự án để biết nếu...
- SỬ DỤNG EXCEL THEO DÕI DEADLINE CÔNG VIỆC BẰNG CHỨC NĂNG CONDITIONAL FORMATTING Hàng ngày, chúng ta phải thực hiện rất nhiều công việc và mục tiêu đề ra. Đôi lúc số lượng công việc nhiều đến nỗi chúng ta không thể nhớ ...
- HƯỚNG DẪN ĐẶT MẬT KHẨU CHO FILE EXCEL Chào các bạn, bài viết hôm nay mình sẽ hướng dẫn cho các bạn các cài đặt mật khẩu cho file Excel, áp dụng cho Excel 2010 - Excel 2013 nhé. ...
Tìm kiếm Blog này
- Home
Giới thiệu về tôi
Black Eagle Xem hồ sơ hoàn chỉnh của tôiNhãn
- Kỹ Năng Tin Học
Báo cáo vi phạm
Lưu trữ Blog
- tháng 4 2022 (1)
- tháng 6 2021 (1)
- tháng 1 2021 (1)
- tháng 11 2020 (1)
- tháng 3 2020 (3)
- tháng 4 2019 (5)
Từ khóa » Cách Tính độ Nhạy Npv Trong Excel
-
Sử Dụng Data Table - Phân Tích Tự Động Độ Nhạy Của Dữ Liệu ...
-
Data Table Trong Excel | Phân Tích độ Nhạy Của Dữ Liệu - YouTube
-
168. Cách Phân Tích độ Nhạy | Khóa Học Phần Mềm Văn Phòng Excel
-
Thực Hiện Phân Tích độ Nhạy Với Bảng Dữ Liệu Trong Excel
-
Lập Và Thẩm định Dự án đầu Tư, Tổng Mức đầu Tư Và Hiệu Quả Dự án ...
-
Phân Tích độ Nhạy - Giáo Trình MS Excel
-
Cách Phân Tích độ Nhạy | Giải Pháp Excel
-
Công Thức Tính độ Nhạy Của Npv Và Irr - Trần Gia Hưng
-
Top 15 Công Thức Tính Độ Nhạy Của Npv Và Irr - Interconex
-
E17: Phân Tích độ Nhạy Của Dữ Liệu Với Data Table - Blog By Basquang
-
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG DATA-TABLE - SlideShare
-
Làm Việc Với Dòng Tiền Mặt: Tính NPV Và IRR Trong Excel
-
[PDF] Phân Tích Rủi Ro Trong Thẩm định Dự án
-
Hướng Dẫn Phân Tích độ Nhạy Của Dự án Mới Nhất 2020 - Winerp